Vấn đề tha hóa và giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học mác

TÓM TẮT

Bàn về vấn đề con người, triết học Mác chỉ ra rằng, nhờ lao động, con người

trở nên “văn minh” hơn với nghĩa là có điều kiện để bộc lộ năng lực đặc thù của

mình. Tuy nhiên, xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm cho lao động bị tha hóa. Để khắc

phục tình trạng ấy, Các Mác nêu lên quan niệm giải phóng người lao động khỏi sự

tha hóa, đưa con người đi lên một xã hội mà ở đó sự tự do và phát triển toàn diện

của mỗi người là điều kiện cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi người.

pdf 9 trang phuongnguyen 4920
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề tha hóa và giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học mác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề tha hóa và giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học mác

Vấn đề tha hóa và giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học mác
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
80 
VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG LAO ĐỘNG KHỎI SỰ 
THA HÓA TRONG TRIẾT HỌC MÁC 
ThS. Ngô Thị Huyền1 
ThS. Chung Thị Vân Anh2 
TÓM TẮT 
Bàn về vấn đề con người, triết học Mác chỉ ra rằng, nhờ lao động, con người 
trở nên “văn minh” hơn với nghĩa là có điều kiện để bộc lộ năng lực đặc thù của 
mình. Tuy nhiên, xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm cho lao động bị tha hóa. Để khắc 
phục tình trạng ấy, Các Mác nêu lên quan niệm giải phóng người lao động khỏi sự 
tha hóa, đưa con người đi lên một xã hội mà ở đó sự tự do và phát triển toàn diện 
của mỗi người là điều kiện cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi người. 
Trong bài viết này, tác giả xin trình bày khái quát: 1. Các điều kiện, tiền đề 
hình thành quan niệm về sự tha hóa và con đường giải phóng lao động khỏi sự tha 
hóa trong triết học Mác; 2. Bản chất quan niệm triết học Mác về sự tha hóa – lao 
động bị tha hóa; 3. Nguyên nhân của lao động bị tha hóa và con đường giải phóng 
lao động khỏi sự tha hóa theo quan niệm của triết học Mác. 
Từ khóa: Lao động, tha hóa, giải phóng khỏi tha hóa 
1. Các điều kiện, tiền đề hình 
thành quan niệm giải phóng lao động 
khỏi sự tha hóa trong triết học Mác 
1.1. Về điều kiện kinh tế, chính 
trị và xã hội hình thành quan niệm 
giải phóng lao động khỏi sự tha hóa 
trong triết học Mác 
 Châu Âu vào những năm 40 của 
thế kỷ XIX, do sự tác động của cuộc 
cách mạng công nghiệp, lực lượng sản 
xuất phát triển rất mạnh mẽ đã làm cho 
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 
được củng cố vững chắc. 
Cuộc cách mạng công nghiệp ở 
nước Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 
XVIII đã đưa đến những chuyển biến 
quan trọng, căn bản trong sự phát triển 
của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. 
Đến những năm 30 – 40 của thế kỷ 
XIX, nước Anh đã trở thành một trung 
tâm công nghiệp của thế giới và đang 
bước vào giai đoạn công nghiệp hóa cao 
với nền sản xuất cơ khí. Chủ nghĩa tư 
bản Pháp cũng giành được nhiều thắng 
lợi đáng kể, đưa nước Pháp lên hàng 
đầu lục địa. Nhưng ở đây, thời gian bắt 
đầu cuộc cách mạng công nghiệp muộn 
hơn và tốc độ chuyển biến chậm hơn so 
với nước Anh. Nền công nghiệp Đức 
cũng phát triển rõ rệt, nhất là công 
nghiệp than và luyện kim ở vùng sông 
Ranh, công nghiệp bông sợ vùng 
Xiledi. Những trung tâm công nghiệp ra 
đời với những xí nghiệp chế tạo lớn. 
Một số nước khác như Hà Lan, Bắc Mỹ, 
Tiệp Khắc, Áo, Hungary, Ý đều có 
những bước tiến rõ rệt trong kinh tế 
công nghiệp. 
Cuộc cách mạng công nghiệp đã 
làm cho số công nhân ngày càng đông 
1
 Trường Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh 
2
 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
81 
đảo hơn và tập trung hơn, nhưng nó lại 
không cải thiện đời sống cho họ. Tình 
cảnh sống của người công nhân thật tồi 
tệ và sa sút. Sản phẩm do lao động của 
công nhân tạo ra đã không thuộc về họ 
mà là thuộc về nhà tư bản. Từ đó và do 
dó, họ cảm thấy chán nản, nhục nhã khi 
lao động. Dần dần, mối quan hệ giữa 
con người với con người, nhất là giữa 
nhà tư bản và công nhân càng không 
còn khăng khít, nhưng cũng không thể 
thiếu nhau được. Mâu thuẫn giữa giai 
cấp công nhân, người làm thuê và giai 
cấp tư sản, những ông chủ tư bản ngày 
càng sâu sắc. Công nhân đã đứng lên 
đấu tranh giành quyền sống, quyền làm 
chủ, làm người. 
Qua quá trình đấu tranh, giai cấp 
công nhân dần dần có ý thức tổ chức hơn, 
đấu tranh trên quy mô rộng hơn, không 
chỉ đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế mà 
còn đòi những quyền lợi về chính trị, 
nhiều phong trào đấu tranh của công nhân 
đã mang tính chất khởi nghĩa vũ trang. Ở 
Anh, có phong trào Hiến chương mang 
tính chất chính trị và quần chúng rộng 
lớn, đòi hỏi pháp luật của Nhà nước phải 
bảo đảm các quyền lợi của giai cấp công 
nhân về tiền lương, giờ làm việc Cùng 
phong trào Hiến chương nói trên ở nước 
Anh, ở Pháp có khởi nghĩa Lion năm 
1831, cuộc khởi nghĩa Xiledi năm 1844 ở 
Đức 
Cuộc đấu tranh của công nhân 
trong các nước tư bản phát triển đã đặt 
ra một yêu cầu khách quan là phải có 
một vũ khí lí luận sắc bén, một học 
thuyết khoa học phản ánh chính xác 
hiện thực và quá trình vận động của 
cuộc cách mạng vô sản. Các học thuyết 
xã hội chủ nghĩa trước đó của Xanh 
Ximông, Phuriê, Ôoen đã không phản 
ánh được lợi ích căn bản của cuộc đấu 
tranh giai cấp do giai cấp vô sản tiến 
hành. Triết học Mác nói chung và tư 
tưởng về giải phóng lao động khỏi sự 
tha hóa trong triết học Mác đã đáp ứng 
được yêu cầu đó. 
Như vậy, có thể nói rằng C. Mác 
đã xây dựng học thuyết triết học của 
mình xuất phát từ hiện thực xã hội lúc 
bấy giờ, từ đòi hỏi của phong trào đấu 
tranh của giai cấp công nhân. Nói cách 
khác, chính tình cảnh sống và lao động 
của giai cấp công nhân là tiền đề kinh tế 
- xã hội để C. Mác xây dựng nên học 
thuyết của mình, một học thuyết khoa 
học và cách mạng mà tư tưởng xuyên 
suốt học thuyết ấy là tư tưởng giải 
phóng con người, giải phóng lao động 
khỏi sự tha hóa, vạch ra con đường đưa 
giai cấp vô sản đến với cuộc sống tự do, 
ấm no và hạnh phúc, có điều kiện phát 
triển toàn diện. 
1.2. Về tiền đề khoa học tự 
nhiên hình thành quan niệm giải 
phóng lao động khỏi sự tha hóa hóa 
trong triết học Mác 
Có thể nói rằng tư tưởng giải 
phóng người lao động khỏi sự tha hóa 
trong triết học Mác được xây dựng trên cơ 
sở kế thừa những thành tựu khoa học của 
nhân loại trong đó có những thành tựu về 
khoa học tự nhiên, nhất là khoa học tự 
nhiên cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. 
Trong sự phát triển của khoa học 
tự nhiên vào đầu thế kỷ XIX, phải nói 
đến ba phát minh lớn có ý nghĩa vạch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
82 
thời đại đối với sự hình thành triết học 
duy vật biện chứng là: Quy luật bảo 
toàn và chuyển hóa năng lượng; học 
thuyết tế bào; và thuyết tiến hóa của 
Đácuyn. Với quy luật bảo toàn và 
chuyển hóa năng lượng cho phép chúng 
ta thấy được mối liên hệ thống nhất 
giữa các hình thức vận động khác nhau 
của thế giới vật chất. Học thuyết tế bào 
chứng minh cho sự thống nhất, sự phát 
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến 
phức tạp của thế giới sinh vật. Và phát 
minh thứ ba là thuyết tiến hóa của 
Đácuyn giải thích tính chất biện chứng 
của sự phát triển phong phú, đa dạng 
của các giống loài trong thế giới tự 
nhiên hữu sinh. 
Tư tưởng giải phóng người lao 
động khỏi sự tha hóa trong triết học 
Mác nói riêng và hệ thống triết học của 
C.Mác – Ph.Ăngghen nói chung được 
hai ông xây dựng như một triết học phù 
hợp với sự phát triển của các khoa học 
cụ thể. Đồng thời, triết học của hai ông 
trở thành thế giới quan, phương pháp 
luận cho các khoa học cụ thể ấy. Nên tư 
tưởng giải phóng người lao động khỏi 
sự tha hóa trong triết học Mác là kết quả 
của sự kế thừa những thành tựu của các 
khoa học cụ thể nói trên. Nói cách khác, 
đó là kết quả của sự suy tư mang tầm 
vóc đúc kết và khái quát lịch sử thời đại 
chứ không phải là sự suy tư cá nhân, 
cho dù Mác và Ăngghen là những thiên 
tài của lịch sử. 
1.3. Về tiền đề lý luận hình thành 
quan niệm giải phóng lao động khỏi 
sự tha hóa trong triết học Mác 
Một học thuyết triết học ra đời 
không chỉ là tinh hoa của thời đại mà 
còn là sản phẩm của sự kế thừa những 
thành tựu triết học trước nó. Học thuyết 
của Mác cũng vậy, nó đã kế thừa những 
hạt nhân hợp lý, những quan điểm đúng 
đắn trong triết học của Hêghen và 
Phoiơbắc. Khái niệm “tha hóa” đã được 
Hêghen và Phoiơbắc sử dụng, coi nó là 
phương pháp luận quan trọng trong việc 
xây dựng hệ thống lý luận của mình. 
Đóng góp lớn nhất của Hêghen 
(1770 – 1830) coi sự ra đời của giới tự 
nhiên như là sự “tha hóa” của thế giới 
tinh thần, có trước, bên ngoài thế giới, 
gọi là “ý niệm tuyệt đối”. “Ý niệm tuyệt 
đối” tự thiết định bản thân nó và trong 
sự vận động biện chứng thì đạt tới sự 
phát triển đầy đủ ngay từ trước khi thế 
giới tự nhiên xuất hiện. Nó đã mang 
trong mình mọi sự quy định sau này, 
giống như cái mầm mang sẵn trong nó 
bản chất của cái cây, mùi vị và hình 
dáng của quả. Những biểu hiện đầu tiên 
của “ý niệm tuyệt đối” cũng mang trong 
nó toàn bộ lịch sử ở trạng thái tiềm 
năng. Sự phát triển biện chứng của “ý 
niệm tuyệt đối” khi đã đạt tới trạng thái 
đầy đủ thì “tha hóa” thành giới tự nhiên. 
Vì vậy, “tự nhiên chỉ là tồn tại khác của 
“ý niệm tuyệt đối”. Ở đây, “tha hóa” 
được hiểu là sự chuyển hóa sang dạng 
khác của cùng một bản chất, một giai 
đoạn tất yếu của quá trình phát triển. 
Hêghen giải thích rằng: “Ý niệm tuyệt 
đối” là một thực thể tinh thần, vì nó có 
tính ham hiểu biết, muốn biết mình nên 
đã “tha hóa” mình thành một tồn tại 
khác, nhưng cũng chính là mình. Con 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
83 
người và xã hội loài người chỉ là sản 
phẩm của “ý niệm tuyệt đối”, do “ý 
niệm tuyệt đối” “tha hóa” thành. Khi 
con người phản ánh đầy đủ giới tự 
nhiên, cũng có nghĩa là “ý niệm tuyệt 
đối” đã tự nhận thức được đầy đủ bản 
thân nó. 
Như vậy, Hêghen đã lấy “tinh 
thần tuyệt đối” thay “ý niệm tuyệt đối” 
làm cơ sở để giải thích các vấn đề của 
tự nhiên và xã hội. Con người là hiện 
thân của “ý niệm tuyệt đối”, hay là kết 
quả của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi. 
Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới 
của con người là tồn tại khác của “tinh 
thần tuyệt đối”, hoạt động đó được coi 
như một thứ công cụ để “ý niệm tuyệt 
đối” nhận thức chính mình và trở về với 
bản thân mình. Hêghen cũng cho rằng, 
nét nổi bật nhất của quá trình phát triển 
của “ý niệm tuyệt đối” là sự tác động 
qua lại giữa con người và tự nhiên, hoạt 
động của con người được coi là phương 
thức để đạt đến “ý niệm tuyệt đối” hay 
“tinh thần tuyệt đối”. 
Khác với Hêghen, Phoiơbắc là đại 
biểu xuất sắc của triết học duy vật trước 
Mác. Triết học của ông có giá trị to lớn, 
trở thành một trong những tiền đề quan 
trọng cho việc hình thành triết học Mác 
sau này. Trong triết học Phoiơbắc, khái 
niệm “tha hóa” giúp ông giải thích 
nguồn gốc, bản chất của tôn giáo cũng 
như chứng minh tính tất yếu của việc 
xóa bỏ tôn giáo. Theo ông, tôn giáo là 
sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và 
là bản tính vốn có của con người, là sự 
thể hiện căn bản bản chất tình cảm của 
con người. Tôn giáo thể hiện sự mềm 
yếu, bất lực của con người với những 
vấn đề xã hội, là sự thể hiện bản chất 
của con người dưới hình thức thần bí. 
Ông cho rằng, tư tưởng và dụng ý của 
con người như thế nào thì chúa của con 
người như thế ấy, giá trị của chúa 
không vượt qua giá trị của con người. 
Ông đã hòa tan bản chất của tôn giáo 
vào bản chất của con người, ý thức của 
chúa là ý thức của con người, thánh 
thần của con người có trong tư tưởng và 
trái tim anh ta, thế giới của thánh thần 
không là cái gì khác mà chính là tồn tại 
của thế giới trần gian. Chúa là biểu 
tượng hoàn thiện bản chất của con 
người nên nó cần tồn tại chừng nào xã 
hội loài người còn tồn tại. 
Như vậy, theo quan niệm của 
Phoiơbắc thì chính con người bày đặt ra 
thần thánh bằng cách trừu tượng hóa 
bản chất con người của mình, rằng thần 
thánh cũng có bản chất của con người 
nên muốn giải phóng con người, cần 
phải xóa bỏ tôn giáo cũ, xây dựng tôn 
giáo mới, tôn giáo tình yêu mà đỉnh cao 
của nó là tình yêu nam nữ. 
2. Bản chất quan niệm triết 
học Mác về lao động bị tha hóa 
 Trong quá trình sản xuất, công 
cụ lao động được cải tiến, những công 
cụ lao động bằng đá dần được thay thế 
bởi công cụ bằng đồng, bằng sắt làm 
cho của cải xã hội ngày càng tăng và 
phong phú. Sự phân công lao động diễn 
ra ngày càng mạnh mẽ, những yếu tố 
đầu tiên của quan hệ sản xuất và kiến 
trúc thượng tầng trong xã hội mới đã 
xuất hiện. Con người bước sang thời kỳ 
lịch sử có lối sống hoàn toàn khác. Con 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
84 
người mất đi tình thống nhất ban đầu 
của mình mà lẽ ra nó phải được thể 
hiện, phát huy theo hướng vốn có của 
nó. Nghĩa là lẽ ra con người phải được 
bình đẳng với nhau thì giờ đây lại xuất 
hiện những giai cấp đối lập nhau, đối 
kháng nhau. Một thiểu số người đi chiếm 
đoạt tư liệu sản xuất của xã hội và thống 
trị xã hội. Còn đại bộ phận nhân dân lao 
động lại bị tước đoạt tư liệu sản xuất, giờ 
đây, họ phải phụ thuộc vào giai cấp có 
của, có quyền. Họ trở thành giai cấp bị 
thống trị. 
Quan hệ xã hội đã thay đổi, mối 
quan hệ giữa người với người không 
còn như trước nữa, và lao động cũng 
không còn giữ nguyên bản chất tốt đẹp 
ban đầu. Lao động không còn là niền 
kiêu hãnh của con người nữa. Lao động 
bị tha hóa. Tình trạng tha hóa đó thể 
hiện rõ nét nhất khi chủ nghĩa tư bản ra 
đời. Nhân tố quyết định toàn bộ mâu 
thuẫn của nó là sở hữu tư nhân tư bản 
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Với tính 
cách là một cá nhân mang tính xã hội, 
con người phải thích ứng với một hệ 
thống quan hệ xã hội mới. Nhưng, đồng 
thời, những quan hệ xã hội ấy cũng đối 
lập với con người, xa lạ với con người 
dù con người đã tạo ra nó. Hoạt động 
của con người không mang lại mục đích 
như họ mong muốn. Tất cả những hiện 
tượng ấy diễn ra theo một quá trình gọi 
là sự tha hóa, mà bản chất của quá trình 
ấy là ở chỗ, con người mất đi khả năng 
kiểm soát, chi phối các điều kiện kinh tế 
- xã hội và chính trị của đời sống nữa. 
Theo C.Mác, lao động bị tha hóa 
là lao động làm người lao động đánh 
mất mình trong hoạt động người, nhưng 
lại tìm thấy mình trong hoạt động vật. 
Lao động là hoạt động cơ bản nhất để 
phân biệt người với các loài động vật 
khác. Nhờ lao động, cùng với ngôn ngữ, 
lao động làm cho tư duy của con người 
ngày càng phát triển, hình thành hệ 
thống các khái niệm, phạm trù, tạo điều 
kiện để con người nhận thức thế giới 
ngày càng sâu rộng hơn. Lao động là 
hoạt động người, song ở lao động bị tha 
hóa, nó đã là một cái gì đó bên ngoài 
người lao động. Giờ đây, hoạt động lao 
động của con người không còn để thỏa 
mãn nhu cầu lao động nữa, nó trở thành 
hoạt động nhằm duy trì sự sinh tồn của 
thể xác. Đó là lao động cưỡng bức. 
Trong lao động, họ thấy mình như là 
con vật. Họ chỉ có thể là “người” khi 
thực hiện những chức năng động vật 
như ăn uống hay sinh con đẻ cái mà 
thôi. Cái vốn có của súc vật đã trở thành 
cái có tính người, còn cái có tính người 
lại trở thành cái có tính súc vật. “Tính 
bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ rệt 
nhất ở chỗ là một khi không còn sự 
cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về 
mặt khác thì người ta trốn tránh lao 
động như trốn tránh bệnh dịch hạch 
vậy” [3, tr.133]. 
Lao động bị tha hóa là lao động 
làm đảo lộn các quan hệ của người lao 
động. Nếu trước kia, trong lao động, 
người lao động sử dụng tư liệu sản xuất 
thì giờ đây, họ phải phụ thuộc vào tư 
liệu sản xuất, là “tư liệu sản xuất sử 
dụng con người” [6, tr. 451]. Sản phẩm 
của công nhân làm ra – vật mà lao động 
được cố định – đối lập với anh ta như 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
85 
một tồn tại xa lạ, một lực lượng khách 
quan, không phụ thuộc vào người sản 
xuất ra nó. C.Mác nhận định, đối tượng 
do lao động sản xuất ra, tức sản phẩm 
của lao động đối lập với lao động như 
một tồn tại xa lạ nào đó, như một lực 
lượng không phụ thuộc vào người sản 
xuất, sự thực hiện lao động, việc biến 
nó thành hiện thực, biểu hiện ra như 
việc gạt công nhân ra khỏi hiện thực, sự 
đối tượng hóa biểu hiện ra như sự bỏ 
mất đối tượng và sự bị nô dịch bởi đối 
tượng, sự chiếm hữu đối tượng biểu 
hiện ra như sự tha hóa, như sự tự tha 
hóa. Trong quá trình lao động, người 
lao động phải thực hiện quan hệ với 
người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, đây 
là mối quan hệ giữa người với người. 
Nhưng họ quan hệ với người chủ thông 
qua số sản phẩm người chủ thu được và 
số tiền công người chủ trả cho họ, nên 
mối quan hệ giữa người với người, giờ 
đây, cũng bị tha hóa, trở thành quan hệ 
giữa con người với đồ vật. 
Lao động bị tha hóa còn là lao 
động làm cho người lao động bị phát 
triển què quặt, phiến diện. Chủ tư bản 
đã sử dụng thành tựu của khoa học kỹ 
thuật vào sản xuất vì mục đích lợi 
nhuận. Khoa học kỹ thuật càng phát 
triển, máy móc thay thế người lao động 
càng nhiều; chuyên môn hóa lao động 
càng sâu sắc, số người bị máy móc thay 
thế càng lớn, những người lao động còn 
lại bắt đầu bước vào quá trình lao động 
thuần túy, thực hiện những thao tác mà 
dây chuyền sản xuất đã quy định. Nền 
sản xuất máy móc với mục tiêu lợi 
nhuận đã “ném một bộ phận công nhân 
trở về với lao động dã man và biến một 
bộ phận công nhân thành những cái 
máy” [3, tr. 131]. 
Như vậy, nếu lao động, với tư 
cách là niềm kiêu hãnh của con người, 
thì trong xã hội có giai cấp nói chung và 
xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng, nó đã 
bị tha hóa. Lao động bị tha hóa làm cho 
sản phẩm do người lao động tạo ra trở 
thành cái xa lạ, đối lập, chi phối cuộc 
sống của họ; Sở dĩ, có tình trạng đó vì 
bản thân hoạt động lao động đã không 
còn biểu hiện bản chất sáng tạo của con 
người, không mang lại hạnh phúc cho 
người lao động mà đã trở thành lao 
động cưỡng bức, lao động phủ định bản 
chất con người; lao động bị tha hóa làm 
cho con người tha hóa khỏi con người, 
quan hệ giữa người với người cũng bị 
tha hóa, đời sống có tính loài và đời 
sống cá nhân cũng xa lạ với nhau. Sự 
tha hóa trong lao động, trong kinh tế là 
cơ sở của những hình thức tha hóa trong 
đời sống tinh thần của con người. 
Những biểu hiện nói trên của lao 
động bị tha hóa được C.Mác phân tích 
từ những sự kiện kinh tế cụ thể, từ trong 
đời sống, trong quan hệ xã hội hiện thực 
của con người, từ hoạt động lao động 
sản xuất của con người. Đây chính là 
quan niệm duy vật về lịch sử xã hội, là 
cách đặt vấn đề mới của C.Mác về các 
hiện tượng xã hội và khắc phục các mâu 
thuẫn trong xã hội ấy, trong đó có tình 
trạng lao động bị tha hóa. 
3. Nguyên nhân của lao động 
bị tha hóa và con đường giải phóng 
lao động khỏi sự tha hóa theo quan 
niệm của triết học Mác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
86 
3.1. Về nguyên nhân của lao 
động bị tha hóa theo quan điểm triết 
học Mác 
Nếu các đại biểu triết học trước 
Mác cho rằng, sự xuất hiện của chế độ 
tư hữu là do bản tính tham lam, ích kỷ 
của con người thì C. Mác lại coi chế độ 
tư hữu được sinh ra do lao động bị tha 
hóa và khi chế độ tư hữu được xuất hiện 
đã làm cho lao động bị tha hóa, dưới 
những hình thức và ý nghĩa mới. Sự tha 
hóa đạt tới đỉnh điểm trong chủ nghĩa tư 
bản. 
Sự ra đời của phương thức sản 
xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu 
tư nhân tư liệu sản xuất đã tập trung cơ 
bản tư liệu sản xuất của xã hội vào tay 
một số nhà tư sản, một số tập đoàn tư 
bản làm tuyệt đại đa số người lao động 
trở thành vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã 
buộc những người vô sản bán sức lao 
động cho nhà tư bản. Và từ đó, quá 
trình người bóc lột người theo phương 
thức tư bản chủ nghĩa đã diễn ra, đẩy 
tình trạng lao động bị tha hóa lên đến 
đỉnh cao của nó. 
3.2. Về con đường giải phóng 
lao động khỏi sự tha hóa theo quan 
điểm triết học Mác 
Trên lập trường duy vật triệt để, 
C.Mác cho rằng, không thể thực hiện 
được một sự giải phóng thực sự nào 
khác nếu không thực hiện sự giải phóng 
ấy trong thế giới hiện thực, bằng những 
phương tiện hiện thực. Sự giải phóng là 
một sự kiện lịch sử chứ không phải là 
một sự kiện tư tưởng. Nó nảy sinh từ 
những sự kiện lịch sử. Bởi vậy, để giải 
phóng khỏi sự tha hóa, cần phải xóa bỏ 
trạng thái xã hội hiện đang tồn tại và 
thống trị con người. 
Lấy hiện thực lịch sử làm điểm 
xuất phát để lý giải tình trạng lao động 
bị tha hóa, C. Mác đã hướng hoạt động 
xã hội của con người vào cuộc đấu 
tranh với hiện thực xã hội bất công vô 
nhân tính. Muốn giải phóng lao động 
khỏi sự tha hóa, trả lại cho con người 
bản chất “Người” của mình, phải xóa bỏ 
cơ sở tồn tại của nó, đó là chế độ tư 
hữu, trực tiếp là chế độ sở hữu tư nhân 
tư bản chủ nghĩa. Giải phóng con người 
khỏi sự tha hóa trong lao động là cơ sở 
để giải phóng con người khỏi sự tha hóa 
nói chung. Muốn đạt được điều đó, chỉ 
có nhận thức thôi thì chưa đủ, mà cần 
phải có hành động cộng sản chủ nghĩa 
hiện thực – nghĩa là – phải có cuộc đấu 
tranh cách mạng của giai cấp vô sản và 
quần chúng nhân dân lao động, đặt dưới 
sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản 
chân chính. Đây là cuộc cách mạng 
khác về chất so với các cuộc cách mạng 
trước đó, bởi nó đưa đến việc thủ tiêu 
trước hết chế độ sở hữu tư nhân tư bản 
chủ nghĩa, xóa bỏ sự thống trị của giai 
cấp tư sản, xác lập sự thống trị của giai 
cấp vô sản. 
Quá trình xóa bỏ chế độ tư bản 
chủ nghĩa và do đó xóa bỏ chế độ áp 
bức bóc lột nói chung, thiết lập một xã 
hội công bằng, tốt đẹp là một quá trình 
lâu dài, phức tạp. Nó không chỉ cần có 
sự phát triển cao của lực lượng sản xuất 
mà còn cần cả sự trưởng thành của con 
người. Sau khi xóa bỏ chế độ tư bản chủ 
nghĩa, giai cấp vô sản và nhân dân lao 
động bắt đầu xây dựng một xã hội mới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
87 
mà ở đó, sự tự do và phát triển toàn 
diện của mỗi người là điều kiện cho sự 
tự do và phát triển toàn diện của mọi 
người. Tuy nhiên, việc xây dựng đó sẽ 
gặp những khó khăn, phức tạp, có 
những bước thăng trầm, nhưng tất yếu 
sẽ thành công. 
Như vậy, chính chế độ tư hữu là 
kết quả của lao động bị tha hóa, nhưng 
đến lượt nó lại là nguyên nhân đưa đến 
sự tha hóa trong lao động. Muốn giải 
phóng lao động khỏi sự tha hóa, phải 
xóa bỏ chế độ tư hữu – không phải là tư 
hữu nói chung – mà là chế độ tư hữu 
trên cơ sở đó làm cho lao động bị tha 
hóa. Sự nghiệp đó là của giai cấp vô sản 
và nhân dân lao động nói chung và phải 
thực hiện bằng những hành động cách 
mạng trong hiện thực. 
4. Kết luận 
Xuất phát từ tình cảnh sống và 
lao động của giai cấp công nhân, trên cơ 
sở tiếp thu có phê phán các học thuyết 
triết học trước đó về con người, về sự 
tha hóa nói chung, C.Mác đã nêu lên 
quan niệm duy vật về sự tha hóa. Đó là 
lao động bị tha hóa, đồng thời, ông đã 
chỉ ra con đường giải phóng lao động 
khỏi sự tha hóa. 
Theo C.Mác, lao động bị tha hóa 
là lao động làm người lao động đánh 
mất mình trong hoạt động người, nhưng 
lại tìm thấy mình trong hoạt động vật. 
Lao động bị tha hóa còn là lao động làm 
đảo lộn các quan hệ của người lao động, 
mối quan hệ giữa người với người, giờ 
đây, cũng bị tha hóa, trở thành quan hệ 
giữa con người với đồ vật. Lao động bị 
tha hóa còn biểu hiện ra là lao động làm 
cho người lao động bị phát triển què 
quặt, phiến diện. 
Xuất phát từ hiện thực lịch sử cụ 
thể, C.Mác cho rằng, nguyên nhân của 
tình trạng lao động bị tha hóa là chế độ 
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Muốn 
giải phóng con người khỏi sự tha hóa 
trong lao động và sự tha hóa nói chung, 
phải tiến hành đấu tranh cách mạng. 
Lực lượng thực hiện cuộc cách mạng đó 
là giai cấp vô sản và nhân dân lao động 
nói chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng 
cộng sản chân chính. Cách mạng là quá 
trình lâu dài. Nó không chỉ cần có sự 
phát triển cao của lực lượng sản xuất 
mà còn cần cả sự trưởng thành của con 
người, nhằm xây dựng một xã hội mới 
mà ở đó, sự tự do và phát triển toàn 
diện của mỗi người là điều kiện cho sự 
tự do và phát triển toàn diện của mọi 
người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (Đồng chủ biên), ( 2008), Vấn đề triết học 
trong tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
2. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về con người 
và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
3. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, t. 42, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 
88 
5. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
6. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
7. Đinh Ngọc Thạch (1993), Đại cương Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb. 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
ALIENATION AND LIBERATING LABOUR FROM ALIENATION 
IN MARXIST PHILOSOPHY 
ABSTRACT 
On discussing human beings, Marxist philosophy points out that through 
labour, human beings become more “civilized”, which means human beings have 
opportunities to express their specific capabilities. However, the capitalist society 
has made labour alienated. To remedy that, Karl Marx introduced the concept of 
liberating labour from alienation, leading human beings towards a society where the 
liberty and comprehensive development of each human being is the condition for the 
liberty and comprehensive development of a society. 
This article attempts to clarify the following core concepts: 1. Conditions for 
the formation of the alienation concept and the road of liberating labour from 
alienation in Marxist philosophy; 2. Nature of Marxist concept of alienation - 
alienated labour; 3. Causes of the alienated labour and the road of liberating labour 
from alienation according to Marxist philosophy. 
Keywords: Labour, alienation, liberating labour from alienation 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_tha_hoa_va_giai_phong_lao_dong_khoi_su_tha_hoa_trong.pdf