Từ kích thước cộng đồng đến kích thước cá nhân những vấn đề lý thuyết và phương pháp luận
TÓM TẮT: Bài viết tập trung ñiểm luận tiến trình song ñề lý thuyết, giữa quan ñiểm cộng ñồng
luận và cá nhân luận. Hai quan ñiểm này cũng là tiêu ñiểm của các cuộc tranh luận lý thuyết từng kéo
dài nhiều năm trong giới học thuật khoa học xã hội trên thế giới giữa phái cấu trúc luận và phái tác
nhân luận (structure/agency). Thông qua bài viết này, chúng tôi hướng tới một vấn ñề lý thuyết và
phương pháp luận trong nghiên cứu mối quan hệ cá nhân và cộng ñồng. Khi nói tới "cá nhân" và "xã
hội", người ta thường lầm tưởng rằng ñây là hai thực thể riêng rẽ, làm như thể chúng có thể tồn tại biệt
lập nhau mà thực ra ñây là một tổng thể với hai cấp ñộ không thể tách rời. ðiều này cho thấy rằng bên
cạnh tính quy ñịnh của các cấu trúc xã hội, các chiến lược ứng xử khác nhau của các cá nhân cũng
ñóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc duy trì, củng cố hoặc ñiều chỉnh và thay ñổi chính các
cấu trúc ấy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ kích thước cộng đồng đến kích thước cá nhân những vấn đề lý thuyết và phương pháp luận
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 55 TỪ KÍCH THƯỚC CỘNG ðỒNG ðẾN KÍCH THƯỚC CÁ NHÂN NHỮNG VẤN ðỀ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Nguyễn ðức Lộc Trường ðại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ðHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết tập trung ñiểm luận tiến trình song ñề lý thuyết, giữa quan ñiểm cộng ñồng luận và cá nhân luận. Hai quan ñiểm này cũng là tiêu ñiểm của các cuộc tranh luận lý thuyết từng kéo dài nhiều năm trong giới học thuật khoa học xã hội trên thế giới giữa phái cấu trúc luận và phái tác nhân luận (structure/agency). Thông qua bài viết này, chúng tôi hướng tới một vấn ñề lý thuyết và phương pháp luận trong nghiên cứu mối quan hệ cá nhân và cộng ñồng. Khi nói tới "cá nhân" và "xã hội", người ta thường lầm tưởng rằng ñây là hai thực thể riêng rẽ, làm như thể chúng có thể tồn tại biệt lập nhau mà thực ra ñây là một tổng thể với hai cấp ñộ không thể tách rời. ðiều này cho thấy rằng bên cạnh tính quy ñịnh của các cấu trúc xã hội, các chiến lược ứng xử khác nhau của các cá nhân cũng ñóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc duy trì, củng cố hoặc ñiều chỉnh và thay ñổi chính các cấu trúc ấy. Từ khóa: cộng ñồng, cá nhân, cấu hình xã hội, chiến lược ứng xử. Cộng ñồng và cá nhân, có lẽ ñây là hai vấn ñề khá gần gũi, thiết thực trong ñời sống xã hội của chúng ta. Bởi có ai sống mà không có mối liên hệ với các tập thể xã hội như gia ñình, dòng họ, nhà nước.v.v. ðó là hai vấn ñề tương tác qua lại giữa tính cá nhân và tính tập thể xã hội. Tuy nhiên, từ lâu trong giới khoa học xã hội thế giới lại luôn tồn tại cuộc tranh luận lý thuyết giữa phái cấu trúc luận và phái tác nhân luận (structure/agency). Phái chức năng – cấu trúc vốn xem các thành phần cấu thành cộng ñồng có vai trò quan trọng trong việc chi phối hành vi cá nhân (Émile Durkheim, 1895) hay nói cách khác, cộng ñồng chính là bộ khung chứa ñựng những giá trị sống của những cá nhân (Nguyễn ðức Lộc, 2010). Ở ñó, mỗi cá nhân chỉ ñược xem là một ñơn vị nào ñó giống như một hạt cát trong hàng ngàn hạt cát của một tổng thể của ñời sống xã hội. Trong khi ñó, những người theo phái tác nhân luận (agency) ñã phê phán kịch liệt lối diễn giải ñậm chất cơ học như trên, ñồng thời họ cũng hướng tới nhìn nhận vấn ñề cá nhân với vai trò chủ thể sáng tạo trong ñời sống xã hội. Và kể từ ñó nhiều tranh luận trong giới khoa học xã hội thế giới ñã luôn diễn ra cho ñến tận ngày nay. Chẳng hạn như Émile Durkheim (1858 - 1917), xem các “sự kiện xã hội” (Social facts) quy ñịnh hành ñộng xã hội và ñoàn kết các cá nhân ñể tạo ra trật tự xã hội. Khi nghiên cứu xã hội, Durkheim muốn biện minh cho sự cần thiết của “trật tự xã hội”. Nhưng, dường như Durkheim ñã ñặt xã hội nói chung, cơ cấu xã hội nói riêng ñối lập với con người. Trong khi ñó, Weber Science & Technology Development, Vol 15, No.X2- 2012 Trang 56 không quan tâm ñến hệ thống xã hội như một tổng thể (khác với Durkheim và Marx), mà ñề cao trọng tâm nghiên cứu những ñộng cơ của hành ñộng của cá nhân, những ý nghĩa hoặc lý do hành ñộng của họ. ðây có thể xem là một quá trình hình thành các trường phái lý thuyết khá phức tạp trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xem xét một vài góc ñộ lý thuyết cấu trúc - chức năng và hành ñộng xã hội, vốn ñại diện cho những trường phái cộng ñồng luận và cá nhân luận nêu trên.Từ ñó, chúng tôi cũng xin ñề xướng một vài gợi ý về vấn ñề lý thuyết và phương pháp luận trong nghiên cứu mối quan hệ cá nhân và xã hội. 1. CỘNG ðỒNG VÀ CÁ NHÂN – BẾN BỜ CỦA SỰ KHÁC BIỆT Trong ñời sống xã hội, khái niệm cộng ñồng ñược sử dụng một cách tương ñối rộng rãi, ñể chỉ nhiều ñối tượng có những ñặc ñiểm tương ñối khác nhau về quy mô, ñặc tính xã hội. Danh từ cộng ñồng ñược sử dụng cho các ñơn vị xã hội cơ bản là gia ñình, làng-xã, hay một nhóm xã hội nào ñó có những ñặc tính xã hội chung về tâm thức và lý tưởng xã hội, hay về lứa tuổi, giới, hay về nghề nghiệp, về thân phận xã hội. Chính vì vậy, khái niệm cộng ñồng ñược hiểu dưới nhiều chiều kích khác nhau như: cộng ñồng, tập thể, nhóm và ở Việt Nam khái niệm ñược sử dụng khá phổ biến là làng-xã, thôn, ấp cũng ñược xem như loại hình cộng ñồng. Theo Lương Hồng Quang, nghiên cứu về cộng ñồng là “nghiên cứu các ñặc trưng văn hóa biểu thị qua các mặt: tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục tập quán, cách giao tiếp ứng xử, khả năng chinh phục thiên nhiên, khả năng sáng tạo nghệ thuật, tính cách tâm lý của cư dân trong cộng ñồng”. (Lương Hồng Quang, 1997:18). Trong khi ñó, cộng ñồng theo quan niệm Marxist là: “Mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, ñược quyết ñịnh bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về các ñiều kiện tồn tại và hoạt ñộng của những con người hợp thành cộng ñồng ñó, bao gồm các hoạt ñộng sản xuất vật chất và các hoạt ñộng khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương ñồng về ñiều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt ñộng” (Viện Thông tin khoa học xã hội, 1990: 19). Tất cả các hình thức tự tổ chức mà chúng ta ñã biết của con người ñều là các kiểu cộng ñồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không gian-thời gian và nội dung các lợi ích liên kết chung. ðó là các hình thức tổ chức gia ñình, cộng ñồng dân cư, các cộng ñồng ñược xếp theo thứ hạng xã hội, theo nghề nghiệp, tộc người, theo lãnh thổ quốc gia và cuối cùng, loài người nói chung. Còn theo Ferdinand Tönnies, cộng ñồng có các ñặc trưng sau: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang ñộ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì ñấy là tính cộng ñồng. Thứ hai là tính bền vững. Tính cộng ñồng ñược khẳng ñịnh theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng ñồng. Thứ ba là tính cộng ñồng khi ñược xét từ quan ñiểm ñánh giá và vị thế xã hội của TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 57 các thành viên xã hội thì ñó là vị thế xã hội ñược gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn ñấu mà có ñược. Cuối cùng, tính cộng ñồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và mang cả hai ñặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng ñồng” (Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang , 2000: 13). Ở Việt Nam, làng-xã ñược xem là một dạng cộng ñồng gắn liền với ñơn vị cư trú truyền thống của người Việt. Chính vì vậy, làng-xã cũng ñược xem là ñối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như sử học, dân tộc học, nhân học Theo Phan Huy Lê, làng Việt là cộng ñồng tụ cư của những người tiểu nông trồng lúa nước kết hợp với một số nghề thủ công và buôn bán nhỏ dựa trên mô hình công xã nông thôn dần dần phong kiến hóa (Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang, 1996:143). Làng-xã của người Việt thoát thai từ công xã nông thôn, dựa trên hình thái tổ chức xã hội này mà hình thành nên làng-xã. ðiều này có nghĩa là sự ra ñời của nó không theo kiểu phủ ñịnh công xã nông thôn. Nền tảng kinh tế của làng-xã là nghề trồng lúa nước với những người sử dụng tư liệu sản xuất thường ở qui mô rất nhỏ. Nghề trồng lúa là cơ sở kinh tế của sự tồn tại làng-xã nhưng sau này, do sức ép dân số mà diện tích ruộng ñất bình quân trên ñầu người giảm, xu hướng kết hợp nghề nông với các nghề tiểu thủ công và buôn bán nhỏ là phổ biến ở bình diện hộ-cộng ñồng. Khi xã hội phát triển theo xu hướng thương mại hóa, tính tự cấp tự túc dần dần không trở thành một ñặc tính cố hữu của làng xã, song do những lý do về mặt kinh tế và lịch sử phát triển, như mức bình quân ruộng ñất theo ñầu người thấp, ñã hạn chế nhiều khả năng phá vỡ tính tự cấp tự túc. Nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là người ñầu tiên cố gắng hệ thống hóa một cách ñầy ñủ về cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt. Theo ông, tổng thể cơ cấu xã hội ở làng-xã cổ truyền ñược tạo thành bởi năm hình thức tập hợp người như sau: (1) Tập hợp người theo ñịa vực; (2) Tập hợp người theo huyết thống - họ tộc; (3) Tập hợp người theo lớp tuổi; (4) Tập hợp người trong bộ máy chính quyền ở cấp xã; (5) Tập hợp người trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia của từng cá nhân - phe, hội, phường. (Trần Từ,1984). Trong khi ñó, Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang trong công trình Phát triển cộng ñồng lý thuyết và thực tiễn, cho rằng cần phải phân tích trên một chiều kích khác về cộng ñồng, ñó là chỉ ra các thành phần tạo lập nên một cộng ñồng. (Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000). Theo hai tác giả này, những cuộc nghiên cứu tại khắp nơi trên thế giới cho thấy có một số yếu tố chính của cộng ñồng là ñịa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp, và cuối cùng là các yếu tố có tính văn hoá. Những yếu tố này tạo ra sự cố kết cộng ñồng từ những ñặc ñiểm chung, mà các thành viên có thể chia sẻ với nhau. Có vẻ như, lâu nay khi nghiên cứu về cộng ñồng, làng-xã, các nhà nghiên cứu thường ñứng trên quan ñiểm cấu trúc-chức năng luận của Radcliffe Brown1, với quan ñiểm: “một tình 1 ðại diện cho trường phái cấu trúc-chức năng luận xuất hiện vào nửa ñầu thế kỷ 20 là Radcliffe Brown (1881- 1955). Ông quan tâm ñến chức năng văn hóa theo hướng Science & Technology Development, Vol 15, No.X2- 2012 Trang 58 trạng trong ñó tất cả mọi thành phần của một hệ thống xã hội cùng làm việc với nhau ở một mức ñộ hài hòa hoặc thống nhất nội bộ (ñể tiếp tục tồn tại như một hệ thống), tức là không tạo ra những xung ñột kéo dài mà không giải quyết hoặc ñiều chỉnh ñược” (Robert Layton, 1997: 37). Mục ñích của Radcliffe Brown là không giải thích sự ña dạng của xã hội loài người mà là khám phá những quy luật của hành vi xã hội. Bằng cách quan sát trong những loại xã hội nhất ñịnh, người ta sẽ tìm thấy có một số quan hệ xã hội ñặc trưng nào ñó. Theo ông, không phải mọi tập tục ñều nhất thiết cần có một chức năng tích cực và một số hệ thống xã hội này có thể cao hơn những hệ thống xã hội khác do mức ñộ tích hợp (integration) của nó. Radcliffe Brown nhận ñịnh rằng, trong khi cơ cấu của một cơ thể ñộng vật hiển thị một cách trực tiếp, thì cơ cấu xã hội lại không thể nhìn thấy trực tiếp ñược, mà phải suy luận ra từ việc quan sát những ñiều lặp ñi lặp lại trong các hành ñộng của những người tham dự. Ông thừa nhận rằng, trong một hệ thống xã hội, một tập tục hay thể chế có thể ñược thay thế bởi một cái khác mà không bị tan vỡ chính hệ thống xã hội. Các xã hội có thể thay ñổi theo cách mà các cơ thể ñộng vật thường không thay ñổi ñược. Quan ñiểm lý thuyết này chịu ảnh hưởng những lý thuyết của E.Durkheim. ðiều khác biệt chính cấu trúc. Ông dựa trên quan ñiểm của Durkheim khi cho rằng xã hội là một thực thể ñặc biệt không ñồng nhất với cá thể. Bất kỳ một hệ thống nào cũng ñược xác ñịnh bằng các ñơn vị (yếu tố) cấu thành nó và các quan hệ giữa chúng. Do vậy, chức năng của một tập tục là sự ñóng góp của nó vào ñời sống liên tục của “cơ thể xã hội”. yếu là Radcliffe-Brown nghiên cứu những dạng thức ñều ñặn (regularities) trong hành ñộng xã hội, cái mà ông cho là biểu hiện của cấu trúc xã hội ñược tạo thành bởi những mạng lưới và các nhóm. Trong khi ñó, Lévi-Strauss xác ñịnh vị trí cấu trúc ở tư tưởng con người, và xem sự giao tiếp xã hội như là biểu hiện ngoại tại của các cấu trúc nhận thức này. Lý thuyết cấu trúc xem cấu trúc của xã hội là sản phẩm của ý tưởng thay vì của những ñiều kiện vật chất của tồn tại xã hội. Những người tham gia vào một hệ thống, cần phải ý thức về những hậu quả cấu trúc của nó ñến mức ñộ nào. Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng cách tiếp cận dưới góc ñộ cấu trúc –chức năng luận ñã trở nên lạc hậu vì nhìn nhận các hiện tượng xã hội ở trạng thái tĩnh và không cho thấy sự biến ñổi xã hội. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy rằng cấu trúc - chức năng luận ñóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình tái sản xuất xã hội, và suy cho cùng góp phần vào việc tìm hiểu quá trình củng cố sự cố kết xã hội của các cộng ñồng ñịa phương: chúng tạo ñiều kiện duy trì sự liên kết xã hội (Gluckman, 1954). Từ ñây, chúng tôi quan niệm, cấu trúc xã hội không hẳn là một bộ khung cơ học, không vận ñộng mà là bộ khung chứa ñựng những giá trị, quan niệm ñể cá nhân hấp thụ các giá trị sống, qua ñó xây dựng cho mình những chiến lược ứng xử trong các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với những người xung quanh. Nói một cách khác, muốn hiểu ñược ý nghĩa và quá trình vận ñộng của cấu trúc xã hội, chúng ta cần hiểu ñược ý nghĩa hành ñộng của cá nhân với vai trò chủ thể của TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 59 xã hội. Chính vì vậy, sự phân tích cấu trúc (structural analysis) cũng cần ñược bổ sung bởi một sự phân tích chiến lược (strategical analysis) của các cá nhân. ðồng thời, các lối ứng xử của dân chúng cũng cần ñược nhìn nhận và diễn giải dưới góc ñộ hậu cảnh kinh tế, xã hội của các hành vi ứng xử. Khác với tư duy của những người theo trường phái cấu trúc – chức năng luận, những người có khuynh hướng theo cá nhân luận thì cho rằng mọi hành vi chúng ta quan sát ñược chỉ là hình thức bề ngoài của một quá trình tư duy cá nhân, ẩn chứa “tảng băng chìm” ñộng cơ hành ñộng của chủ thể trong các thiết chế xã hội mà họ ñang sống. Thuyết hành ñộng xã hội của Max Weber2 ñã không quan tâm ñến hệ thống xã hội như một tổng thể (khác với Durkheim và Marx), mà ñề cao trọng tâm nghiên cứu những ñộng cơ của hành ñộng của cá nhân, những ý nghĩa hoặc lý do hành ñộng của họ. Xã hội học của Weber nhấn mạnh tới thuật ngữ tiếng ðức Verstehen (sự thông hiểu, sự hiểu biết). ðó là một nền xã hội học “hiểu” và “cảm thông”, nhằm “ñặt mình vào vị thế người khác”, nắm bắt ñược những ñộng cơ của người ñó, những lựa chọn người ñó phải ñối diện và tiến hành quyết ñịnh trong những ñiều kiện có sẵn. Xã hội học Verstehen, nói một cách khác, ñặt trọng tâm vào những ý nghĩa khác nhau của thế giới ñối với từng cá nhân 2 Thuyết hành ñộng xã hội: Max Weber (1864-1920), nhà tư tưởng xã hội ðức, chịu ảnh hưởng của thông diễn học (hermeneutics) ở ðức và châu Âu nói chung: thông diễn học là một khoa học về sự nhận thức và diễn giải quan ñiểm của một nền văn hóa khác.. con người. Xã hội học “thấu hiểu” của Weber chính là nền tảng cho ngành nhân học diễn giải biểu trưng (interpretive anthropology) sau này. Max Weber ñược xem là nhà xã hội học ñầu tiên khởi xướng quan ñiểm hành ñộng xã hội. Theo ông, ñối tượng ñích thực của xã hội học là hành ñộng xã hội. Ông cho rằng xã hội học là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành ñộng xã hội ñể bằng cách ñó ñạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành ñộng và tác ñộng của nó. Với Weber, hành ñộng xã hội là hành ñộng có ý nghĩa hướng ñến cái mà chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan. Ông cho rằng việc giải thích xã hội học ñối với hành ñộng phải bắt ñầu bằng việc quan sát và lý giải t ... sẵn ở ñấy trước khi chúng ta xuất hiện trên sân khấu (cuộc ñời), nhưng chúng cũng ñược chính chúng ta không ngừng xây dựng lại. Chúng ta bị phản bội và bị cầm tù bởi chính sự hợp tác của chúng ta”. (Peter L. Berger, 1969: 141); (Trần Hữu Quang, 1996:4). Tương tự quan ñiểm này, nhà xã hội học người Mỹ, Talcott Parsons (1902-1979) cũng ñã vay mượn quan ñiểm của Weber khi cho rằng cốt lõi của mọi hành ñộng xã hội là ý nghĩa, do ñó ñể hiểu ñược hành ñộng phải hiểu ñược ý nghĩa gắn với hành ñộng ñó. Mặt khác, Parsons cũng chấp nhận quan ñiểm của Durkheim rằng có một trật tự ñạo ñức ñiều khiển xã hội. Từ ñó, Parsons xây dựng khái niệm “khung tham chiếu hành ñộng” (voluntarism), theo nghĩa như là những quá trình ra quyết ñịnh mang tính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết ñịnh này lại là kết quả của những cấu trúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống. Như vậy, với mục ñích cụ thể hóa hơn lập luận của Max Weber, Parsons cho rằng ñể hiểu hành ñộng, cần hiểu ñược bản chất chủ quan của hành ñộng, tức là hiểu ý nghĩa của nó, nhưng ñồng thời phải tiến ñến phân tích các mục tiêu và phương tiện xung quanh hành ñộng, những ñiều này nảy sinh trong bối cảnh các giá trị và chuẩn mực hình thành một cách tập thể. ðây chính là khung tham chiếu hành ñộng, trong ñó là sự ñịnh hướng mang tính chuẩn mực của con người ñịnh hướng vào các niềm tin, giá trị, chuẩn mực. Như vậy, khi nói tới "cá nhân" và "cộng ñồng", người ta thường lầm tưởng rằng ñây là hai bến bờ của sự khác biệt, nhưng thực ra, ñấy chỉ là hai cấp ñộ khác nhau nhưng không thể tách rời nhau trong quá trình ñời sống xã hội. 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG Khi nghiên cứu về cấu hình xã hội, ñặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam, vốn gắn liền với nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị, chúng tôi nhận thấy cần lý giải vấn ñề này ở nhiều góc ñộ về mặt phương pháp luận. ðặc biệt, chúng ta nên xem xét hai vấn ñề cá nhân và cộng ñồng như là một tổng thể thống nhất với hai cấp ñộ khác nhau. Chính vì vậy, về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể lựa chọn cách thức noi theo phương pháp luận nghiên cứu tương tác biểu trưng (symbolic interactionism) mà Clifford Geertz (1926- 2007)3 là một ñại diện tiêu biểu. Bởi Geertz lập 3 Nhân học giải diễn giải do Geertz khởi xướng có nguồn gốc từ xã hội học diễn giải của Weber. Nghiên cứu về nhân học tôn giáo, và ñặc biệt là cuộc tranh luận giữa Geertz và Asad về nền tảng của tôn giáo ñược xem xét lại thông qua sự tham khảo xã hội học tôn giáo của Weber (Charles F. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 65 luận rằng văn hóa không phải là một mô hình trong ñầu con người, mà thể hiện trong những biểu tượng và hành ñộng công cộng. Ông ñã kết hợp ñược nhiều truyền thống tri thức trong công trình của mình, bao gồm xã hội học Âu châu, nhân học kiểu Boas, và thậm chí cả sinh thái học văn hóa của Steward ở giai ñoạn ñầu4, cũng khá rõ. Trong số những nhà xã hội học Âu châu, Geertz sử dụng những ý tưởng của cả Durkheim lẫn Weber, bên cạnh ñó có Alfred Schutz (1899-1959), một nhà hiện tượng học xã hội ðức, nhấn mạnh lối tiếp cận diễn giải ñối với hành ñộng. Nhưng nguồn tư tưởng mang tính quyết ñịnh trong các công trình giai ñoạn sau của Geertz là xuất phát từ nhà triết học Pháp Paul Ricoeur (1913-2005), người cho rằng xã hội (hoặc văn hóa) có thể ñược diễn giải như một văn bản, và có thể sử dụng những phương pháp diễn giải của chú giải học ñể diễn giải văn bản. Phương pháp này coi một văn bản Keyes, 2002:233 – 255). Một trong những ñại biểu của trường phái nhân học biểu trưng là Clifford Geertz (1926- 2007). Ông ñược xem là “kiến trúc sư trưởng của nhân học biểu trưng”, ông cũng ñược cho là ñã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ quan ñiểm xã hội học thấu hiểu của Max Weber. Tuy nhiên, ông không chỉ kế thừa các quan ñiểm của Max Weber mà còn kế thừa quan ñiểm của Durkheim, vốn ñược xem là quan ñiểm ñối lập với Weber. Geertz ñược ñào tạo ở Harvard vào thời ñiểm mà Parsons (trong xã hội học) và Kluckhohn (trong nhân học), cả hai nằm trong Department of Social Relations của Harvard (gồm xã hội học, nhân học văn hóa, và tâm lý học, do Parsons lập ra), cộng tác rất khắng khít. 4 Sinh thái học văn hóa ñược thể hiện phần nào trong quyển Agricultural Involution của Geertz, nhưng sau ñó thì ảnh hưởng của trường phái này không còn rõ nét trong những công trình của Geertz. ñồng thời là sự kết hợp của những phần cá thể và một tổng thể không chia cắt, và diễn giải một văn bản cần có sự di chuyển qua lại giữa hai thái cực này. Geertz ñã ñưa ý tưởng này vào nhân học nhằm cố gắng xóa bỏ sự phân biệt giữa phương pháp luận cá nhân và tập thể, vì xã hội không thể hiểu ñược nếu như không nhìn nhận từ cả hai góc ñộ. ðối với Geertz, các hiện tượng xã hội cần phải ñược “ñọc”, không chỉ bởi các nhà nhân học, mà bởi chính bản thân thành viên của xã hội ñó. ðối lập với các nhà nhân học Anh, tập trung vào cá nhân như một người hành ñộng (theo các chuẩn mực và chiến lược), Geertz ñề ra cá nhân như một ñộc giả. ðối lập với giả ñịnh của họ cho rằng xã hội ñược cấu thành một cách duy lý và cá nhân có thể tham gia vào ñó thông qua những hành ñộng duy lý, Geertz cho rằng thế giới thường không thể hiểu ñược, và rằng chủ thể phải diễn giải một cách tích cực những gì người ñó thấy. Ông xem biểu tượng là phương tiện chuyển tải ý nghĩa. Trong những công trình giai ñoạn ñầu của mình, Clifford Geertz thận trọng phân biệt giữa hai kiểu “logic của sự thống nhất”: 1) xã hội, hoặc cấu trúc xã hội, ñược thống nhất “một cách chức năng-nhân quả”; 2) văn hóa, hoặc miền biểu trưng, ñược thống nhất một cách “ý nghĩa logic”. Hai tiểu hệ thống này, theo Geertz, là khớp với “thỏa ước” của những năm 1950, có thể ñược nghiên cứu một cách ñộc lập không liên quan ñến nhau (Trương Huyền Chi, 2007). Khi hiểu ý nghĩa của biểu tượng, Geertz viết: “Theo sau Max Weber, tin rằng con người Science & Technology Development, Vol 15, No.X2- 2012 Trang 66 là một ñộng vật treo trên một mạng lưới những ý nghĩa do chính mình tự dệt nên, tôi coi văn hóa là những mạng lưới ñó, và phân tích văn hóa, vì vậy, không phải là một khoa học tìm kiếm quy luật, mà một ngành diễn giải ñi tìm ý nghĩa” (Clifford Geertz, 1973:5). Muốn chỉ ra ñược những ý nghĩa của biểu tượng, nhà nhân học phải biết diễn giải cách hiểu của bản thân mình và cách hiểu của nhiều chủ thể trong từng ñiều kiện xã hội mà họ ñang sống. Một khía cạnh nào ñó, quan ñiểm của Geertz ñối lập với cấu trúc luận của Claude Lévi-Strauss, Geertz quan tâm ñến phân tích biểu trưng từ quan ñiểm của người hành ñộng. Ông tin rằng phương pháp phân tích biểu trưng phù hợp là “mô tả chiều sâu” (thick description), tức là nhà nhân học phân loại những tư liệu dân tộc học của mình, tìm hiểu tập trung vào nghiên cứu văn hóa, ñặc biệt là biểu tượng văn hóa, thay vì xã hội và cấu trúc xã hội. Tách rời văn hóa khỏi xã hội, hay nói một cách khác, họ chịu ảnh hưởng của “thỏa ước” tạm thời về sự phân công lao ñộng giữa xã hội học và nhân học, các nhà nhân học Mỹ theo hướng biểu trưng ñã tập trung vào nghiên cứu văn hóa, ñặc biệt là những biểu tượng, tách rời khỏi cấu trúc xã hội và nghiên cứu văn hóa như một tổng thể thống nhất và ñộc lập5. Phần lớn những gì nhà 5 Trường phái nhân học biểu trưng cũng nhận ñược sự phê phán nhất ñịnh trong những thiếu sót của việc phân tích biểu trưng là nó chủ yếu mang tính mô tả và không tạo ñiều kiện cho những phát biểu mang tính phương pháp luận và lý thuyết. Cũng như những người theo F.Boas, các nhà nhân học biểu trưng tuyên bố ñi tìm sự phổ biến của nhận thức loài người thông qua việc thu thập các tư liệu cụ thể ở tại ñịa phương (Trương Huyền Chi, 2007). Những nhà nhân học biểu trưng thâu nhận ñược ñều do quá trình tự kiến tạo về những nền văn hóa cụ thể hoặc sự kiện trong những nền văn hóa ñó. Kết quả là, những tư liệu của họ thu nhận ñược từ những cộng ñồng ñịa phương cụ thể không cung cấp một nền tảng lý thuyết nào nhằm giúp hiểu văn hóa như một hiện tượng phổ biến. Các nhà nhân học biểu trưng ít chỉ ra phương pháp luận và phương pháp cụ thể ñể tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng. Geertz cho rằng “phân tích văn hóa là (hoặc cần là) ñoán ra ý nghĩa, ñánh giá những sự phỏng ñoán ñó, và ñưa ra những kết luận giải thích từ những phỏng ñoán gần ñúng hơn” (Clifford Geertz,1973:20). Tóm lại, nghiên cứu về những ñặc trưng của cấu trúc cộng ñồng và chiến lược ứng xử của cá nhân, vốn bị ñịnh khung bởi song ñề lý thuyết cộng ñồng luận và cá nhân luận. Nhiều công trình nghiên cứu với những quan ñiểm ñối lập nhau về nhận thức và tư duy khoa học ñã khiến cho những cuộc tranh luận lý thuyết kéo dài nhiều năm trong giới học thuật khoa học xã hội trên thế giới tưởng chừng như không có hồi kết. Tuy nhiên, việc phân ñịnh giữa song ñề lý thuyết này dường như chỉ là hệ quả của việc khoa học xã hội bị ảnh hưởng bởi nội dung và ý nghĩa của những kiểu mẫu trong khoa học tự nhiên. Thực tế, vấn ñế cá nhân và xã hội là hai vấn ñề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cộng nhân học biểu trưng chưa bao giờ giải thích một cách cụ thể phương pháp ñể “ñoán ra ý nghĩa” ñó như thế nào. Những người phê phán nhân học biểu trưng cho rằng ñây chính là khiếm khuyết cơ bản: ñộ ñáng tin cậy của cách diễn giải biểu trưng hoàn toàn dựa trên kỹ năng giải thích và sự thẩm thấu các hiện tượng quan sát của nhà nhân học. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 67 ñồng xã hội có thể xem là bộ khung chứa ñựng các giá trị chi phối hành ñộng cá nhân, nhưng ñồng thời những chiến lược ứng xử khác nhau của các cá nhân cũng ñóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc duy trì, củng cố hoặc ñiều chỉnh và thay ñổi chính các cấu trúc ấy. Khi nói tới "cá nhân" và "xã hội", người ta thường lầm tưởng rằng ñây là hai thực thể riêng rẽ, làm như thể chúng có thể tồn tại biệt lập nhau mà thực ra ñây là một tổng thể với hai cấp ñộ không thể tách rời. Chính vì vậy, về mặt nhận thức, tư duy khoa học và phương pháp luận trong việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội, có lẽ chúng ta không nên ñịnh khung cách tiếp cận biệt lập “duy khách thể” hay “duy chủ thể” mà cần có cách tiếp cận dung hòa hai cách tiếp cận vừa mang cách nhìn của người trong cuộc và tư duy khoa học của nhà nghiên cứu. FROM COMMUNITY DIMENTION TO INDIVIDUAL DIMENTION – THEORY AND METHODOLOGY Nguyen Duc Loc University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: The paper focuses on the review of dilemma theory process, between public theory and personal one. These two viewpoints are the focus of theoretical debate lasting many years in academic community in the field of social science all over the world between the school of structuralism and that of agency theory. The paper aims to describe theoretical and methodological issues in the research of community and personal relationships. When it comes to the "individual" and "society", people often mistakenly believe that these are two separate entities, as if they could exist independently of each other, but in fact this is a whole with two inseparable levels. This suggests that in addition to the provisions of social structures, different individual behavior strategies also play an important role in the efforts to maintain, strengthen or adjust and change these structures. Key words: community, individual, social structures, behavior strategies. Science & Technology Development, Vol 15, No.X2- 2012 Trang 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO [6]. Peter L. Berger, Invitation to Sociology, A Humanistic Perspective, Harmondsworth, Penguin Books (1969). [7]. Nguyễn Từ Chi, Góp phần tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, (1996). [8]. Trương Huyền Chi, Chuyên ñề lý thuyết nhân học, Khoa nhân học, ðH.KHXH&NV TP.HCM (2007). [9]. Émile Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, ðinh Hồng Phúc dịch, lời giới thiệu của Trần Hữu Quang, NXB Tri Thức (2012). [10]. Norbert Elias, Problems of Involvement and Detachment, British Journal of Sociology, London, 7:226-52 (1956). [11]. Norbert Elias, O processo civilizador, Ruy Jungmann dịch, Rio de Janeiro: Jorge Zahar, v.1 (1990). [12]. Norbert Elias, A sociedade dos indivíduos, Vera Ribeiro dịch, Rio de Janeiro: Jorge Zahar (1994). [13]. Norbert Elias, Introducción, ELIAS, N.; DUNNING, Eric. Deporte y ocio en el proceso de la civilización, Purificación Jiménez dịch, México: Fondo de Cultura Económica [31-81] (1995). [14]. Norbert Elias, Introdução à sociologia, Maria Luísa Ribeiro Ferreira dịch, Lisboa: Edições 70 (1999). [15]. Norbert Elias, A sociedade de corte: investigação sobre a sociologia da realeza e da aristocracia de corte, Pedro Süssekind dịch, Rio de Janeiro: Jorge Zahar (2001a). [16]. Norbert Elias, Norbert Elias por ele mesmo, André Telles dịch. Rio de Janeiro: Jorge Zahar (2001b). [17]. Clifford Geertz, Thick Description: Toward an Interpretative Theory of Culture, The Interpretation of Cultures, New York: Basic Books, Inc. Publisher (1973). [18]. Gluckman, The judicial process among the Barotse of Northern Rhodesia, Berg Publishing Ltd (1954). [19]. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng ñồng lý thuyết và thực tiễn, NXB VHTT, Hà Nội (2000). [20]. Lương V. Hy, Xã hội, Văn hóa và phát triển con người trong thời kỳ ñổi mới, Hội thảo Hai mươi năm ðổi mới tại Việt Nam do UNDP và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức (2006). [21]. Charles F Keyes, Weber and Anthropology, Annual Review of Anthropology, số 3, 233 – 255 (2002). [22]. Robert Layton (bản dịch tiếng Việt), Nhập môn Lý thuyết nhân học, NXB ðHQG TP.HCM (2007). [23]. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T2, ðề tài KX 07 - 02. H (1996). [24]. Nguyễn ðức Lộc, Cấu trúc cộng ñồng Công giáo di cư năm 1954 tại Nam bộ (nghiên cứu trường hợp Hố Nai – ðồng TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 15, SOÁ X2 - 2012 Trang 69 Nai và Cái Sắn Cần Thơ, Luận án tiến sĩ, Trường ðH KHXH & NV – ðHQG-HCM (2008). [25]. Trần Hữu Quang, Mối quan hệ giữa con người với xã hội theo Peter L. Berger, Hà Nội (1996). [26]. Tânia Quintaneiro, The concept of figuration or configuration in Norbert Elias’ sociological theory, Teor. soc.vol.2 no.se Belo Horizonte (2006). [27]. Ferdinand Tönnies, Community and Society (Gemeinschaft und Gesellschaft), trans. and ed. C.P. Loomis (first published in 1887) New York (1963). [28]. Max Weber, Nền ñạo ñức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus), Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang dịch, “Lời giới thiệu” của Trần Hữu Quang và Bùi Văn Nam Sơn, Hà Nội, NXB Tri thức (2008).
File đính kèm:
- tu_kich_thuoc_cong_dong_den_kich_thuoc_ca_nhan_nhung_van_de.pdf