Tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, mà Người còn là một nhà sư phạm mẫu mực. Trong suốt cuộc đòi hoạt động cách mạng của mình, HÒ Chí Minh đã dành phần lớn tâm trí cho giáo dục con người. Hệ thống luận điểm về giáo dục cùng với hoạt động thực tiễn giáo dục phong phú của Người đã đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Hệ thống các quan điểm đó của Người được hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng - đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Triết lý giáo dục của Người có giá trị to lớn và đang soi sáng sự nghiệp giáo dục hiện nay ở Việt Nam.

 

doc 7 trang phuongnguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
ISSN: 2354 -1431
Tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh
Trịnh Quốc Việta*
a Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Email: trinhviettthcm@gmaiỉ.com
Thông tin bài viết
Ngày nhận bài:
06/10/2019
Ngày duyệt đăng:
10/12/2019
Từ khóa:
Hồ Chí Minh; giáo dục; triết lý giáo dục; con người mới; danh nhãn văn hóa
Tóm tắt
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, mà Người còn là một nhà sư phạm mẫu mực. Trong suốt cuộc đòi hoạt động cách mạng của mình, HÒ Chí Minh đã dành phần lớn tâm trí cho giáo dục con người. Hệ thống luận điểm về giáo dục cùng với hoạt động thực tiễn giáo dục phong phú của Người đã đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Hệ thống các quan điểm đó của Người được hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng - đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Triết lý giáo dục của Người có giá trị to lớn và đang soi sáng sự nghiệp giáo dục hiện nay ở Việt Nam.
Đặt vấn đề
Triết lý giáo dục là một khái niệm ít được bàn đến ở phương Tây, chủ yếu họ bàn đến triết học về giáo dục (philosophy of education or educational philosophy), và dĩ nhiên cách hiểu hai nội hàm này là không hoàn toàn đồng nhất song có sự tương đồng về mặt khoa học. Bởi vì, cả “triết học giáo dục” và “triết lý giáo dục” đều “chi một chuyên ngành triết học ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục”	Phạm Minh Hạc, Triết lý giáo dục thể giới và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.39.
. Tuy vậy, triết học về giáo dục được hiểu với nghĩa rộng hơn và không bị giới hạn, còn triết lý giáo dục ngắn gọn, cô đúc hơn. Theo GS Trần Ngọc Thêm, thuật ngữ “triết lý giáo dục” được hiểu là: “tư tường giáo dục được trình bày cô đúc, ngắn gọn về những yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà nền giáo dục hướng tới, nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội trong một bối cảnh chủ thể - không gian - thời gian nhất định, có tác dụng định hướng cho hoạt động”	https://giaoduc.net. vn/Giao-duc-24h/Chu-nhiem-de-tai-cap-quoc- gia-ve-triet-ly-giao-duc-len-tieng-postl93400.gd
.
Với trải nghiệm vô cùng phong phú, sinh động qua nhiều nền giáo dục khác nhau trên hành trình cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng về vai trò, vị trí của giáo dục, phương hướng phát triển, mục tiêu, phương pháp, nội dung, mô hình tổ chức giáo dục, chủ thể và đối tượng giáo dục,... để từ đó vận dụng vào xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Thành công của nền giáo dục mới ở nước ta đó chính là thể hiện sự thành công của một triết lý giáo dục mang đậm dấu ấn của Hồ Chí Minh.
Thành công của Hồ Chí Minh ttong sự nghiệp giáo dục, đào tạo chính là thể hiện sự thành công của một triết lý giáo dục cách mạng đúng đắn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao, không chỉ trong giai đoạn đương thòi mà vẫn giữ nguyên tính cập nhật ở thời đại kinh tế tri thức và xã hội bùng nổ về thông tin hiện nay. GS Song Thành cho rằng: “Hệ thống lại những câu nói, những mệnh đề chứa đựng những quan điểm cơ bản nhất có quan hệ đến mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học..., có thể khẳng định: có một triết lý giáo dục Hồ Chí Minh”	 ly-giao-duc-ho-chi-minh.html
. Hiện nay, việc tìm hiểu và khái quát nội dung triết lý giáo dục Hồ Chí Minh còn chưa hoàn toàn thống nhất, tuy nhiên đa số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều cơ bản thống nhất với quan điểm trân của GS Song Thành về có một triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Và hên thực tế, qua hệ thống các bài nói, bài viết mà Hồ Chí Minh đề cập về lĩnh vực giáo dục, chúng ta có thể thấy rõ trong tư duy và chỉ đạo thực tiễn của Người đều nhất quán hướng đến mục tiêu xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục độc lập để phát triển toàn diện con người, đó là nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Điều này đã được chính Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước, nhân dân ta quán triệt, thực hiện góp phần làm thay đổi diện mạo nền giáo dục của một nước vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục phong kiến, giáo dục thực dân hàng trăm năm trước đó.
Nội dung nghiên cứu
Quan điếm về chống chính sách ngu dân
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan và lớn lên ở vùng quê Lam Hồng nỗi tiếng, Người đã trực tiếp chứng kiến và thấu hiểu thân phận của người dân ở một nước thuộc địa, lệ thuộc dưới ách cai trị vô cùng hà khắc, tàn bạo của thực dân Pháp. Chính sách ngu dân và chia để trị của bộ máy cai trị do thực dân Pháp tiến hành đã làm cho nhân dân ta rơi vào tình cành “một cổ, hai tròng” với đời sống vô cùng lạc hậu. Thực tế đó là một trong những động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài xem họ làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình. Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Người được trải nghiệm cuộc sống ờ nước Pháp và nhiều nước khác ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh và châu Âu. Trên hành trinh đầy gian khổ đó, Người luôn thắp lên tinh thần và khát vọng lớn lao là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đáng chú ý, khi hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp và tham gia sáng lập Đàng Cộng sản Pháp ở Đại hội Tua tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chính là nhân vật đấu tranh mạnh mẽ nhất với chính sách vói thuộc địa cùa thực dân Pháp. Người luôn thể hiện thái độ hết sức bất bình đến căm phẫn và không ngừng tố cáo, lên án, chống lại tội ác của chủ nghĩa thực dân, nhất là kiên quyết chổng chính sách ngu dân mà chế độ thực dân áp đặt ở nước mình cũng như các nước thuộc địa, lệ thuộc khác. Khi trả lời một phóng viên báo ỉĩ Chê Pao xuất bản ở Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 20-9-1919, Nguyễn Ái Quốc nói: “Bằng cách cản trờ văn minh và tiến bộ cùa dân tộc An Nam, người Pháp vĩnh viễn đặt dân tộc này ra ngoài lề của nền văn minh thế giới”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 1, tt;457.
. Người đưa ra con số chúng minh nạn thiếu trường học mà chế độ thực dân mang lại: “có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tt.38.
.
Trên thực tế, thực dân Pháp có mở các trường nghề và cả một số trường cao đẳng, đại học, song tất cả đều được che đậy bằng vỏ bọc mỹ miều của cụm từ “khai hóa văn minh”, còn thực chất đó chỉ là các trường chỉ nhằm đào tạo một số viên chức nhỏ phục vụ cho chính sách cai trị của chúng. Điều này, được Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn vạch trần: “Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tuỳ phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược - người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chi dạy cho họ một lòng "trung thực" giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nen giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.424.
.
Tinh thần chống chính sách ngu dân của Nguyễn Ái Quốc còn được thể hiện thông qua điểm thứ 6 trong Yêu sách của nhân dãn An Nam do Người thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước ở Pháp ký tên gửi đến Hội nghị hòa bình ở Versai năm 1919: “Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ờ tất cả các tỉnh cho người bản xứ;”. Năm 1925, thông qua tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo, lên án và kết tội chủ nghĩa thực dân, nhất là về chính sách ngu dân rất thâm độc của chúng. Theo Người đó là nền giáo dục nô lệ: “"Làm cho u mê để thống trị", đó là phương pháp mà nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.108.
.
Đến năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã xác định rõ mục tiêu phải phá bỏ nền giáo dục ngu dân của thực dân Pháp: “Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.l.
. Điều này khẳng định sự nhất quán của Người trong chống chính sách ngu dân, và hướng đến nền giáo dục mới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân, giải phóng nhân dân khỏi kiếp nô lệ.
Quan điểm về một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
Từ nhận thức đúng và kiên quyết đấu tranh đến cùng với chính sách ngu dân của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn xác định đúng và đánh giá cao vai trò của giáo dục trong mở mang dân trí. Vì vậy, sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời (3-9-1945), Hồ Chí Minh chỉ ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ cấp bách thứ 2 được Người nhấn mạnh: “Vấn đề thứ hai, nạn dốt - Là một bong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”1 .
Luận điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” cùa Hồ Chí Minh đã phàn ánh rõ quan điểm nhất quán về vai ttò của giáo dục, và đây chính là một triết lý mang tính khái quát giá trị tinh hoa của nhân loại về vai trò giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, dốt ở đây không chỉ hạn hẹp ở không biết chữ - “mù chữ”, mà nó chính là “dân trí” hay trình độ dân trí, thể hiện ở trình độ hiểu biết, ở trí tuệ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày 04-10-1945, trong bài “Chống nạn thất học” đăng ưên báo Cứu quốc số 58, Người viết: “Số người Việt Nam thất học so vói số người frong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.7.
 	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tt.40.
. Hiện thực hóa tư tưởng chống giặc dốt, nâng cao trình độ dân trí, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Chính phủ thành lập Nha bình dân học vụ, mở các lóp học buổi tối, bắt buộc học chữ quốc ngữ. Quyết tâm đó của Hồ Chí Minh và Chính phủ đã được toàn dân đồng tình, ùng hộ và nhanh chóng trở thành phong trào “Bình dân học vụ", thu được nhiều kết quả trong xóa mù chữ, góp phần nâng cao dân trí.
Quan điểm vì lợi ích trăm năm trồng người
Với tầm nhìn sâu sắc về vai trò cùa giáo dục nâng cao dân trí, Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục là động lực để phát triển đất nước, tạo ra nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đốn thăm lớp học chính trị của các giáo viên cấp I và cấp n toàn miền Bắc, ngày 13-9-1958, Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải ưồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải bồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.528.
. Đối với Hồ Chí Minh, giáo dục phải được xem là một mặt bận quan bọng bong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan bọng bong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”	HỘ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.647.
. Bời lẽ, theo Người, việc xây dụng chủ nghĩa xã hội là quá trình vô cùng gian khổ, phải kinh qua nhiều giai đoạn khác nhau, song tựu trung lại con người là động lực cơ bản và chủ yếu. Vì thế, con người mà sự nghiệp bồng người hướng đến phải là con người toàn diện, con người của chế độ xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 12, tr. 11.
. Đến bản Di chúc lịch sử mang tính chất của một cương lĩnh tổng kết toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, việc giáo dục con người đặc biệt là giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bong những nội dung nổi bật. Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đòi sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.612.
.
Quan điểm về xây dựng nền giáo dục của một nước độc lập
Nung nấu về xây dựng nền giáo dục cùa một nước độc lập đã bộc lộ ở Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ khi Người còn là học sinh ở trường Quốc học Huế năm 1908. Qua những bài giảng của các thầy giáo giàu lòng yêu nước, đã tác động và thổi vào tâm hồn cùa một học sinh vốn rất yêu nước, thương dân và dam mê học tập. Do đó, theo tiếng vọng của tình yêu mãnh Hệt với Tổ quốc, với nhân dân, Nguyễn Tất Thành đã xuống đường tham gia phong bào biểu tình chống thuế. Tiếp đó, Người đã thôi học và cùng cha là cụ Nguyễn Sinh sắc đi vào Bình Định - địa phương mà triều đình nhà Nguyễn ra chỉ dụ bổ nhiệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm Tri phủ sau nhiều lần cụ sắc từ chối ra làm quan. Từ lời khuyên của cha mình, Nguyễn Tất Thành đã đi vào Nam và tìm đường ra nước ngoài tìm hiểu để sau về giúp đồng bào. Và khát vọng giải phóng đồng bào chính là khởi nguồn cho ý tường xây dựng nền giáo dục của một nước độc lập.
Suốt hành trình 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều châu lục, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó Người đã nghiên cứu và tiếp thu các giá trị tiến bộ của các nền giáo dục của các nước phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp), Liên Xô. Đó là các nền giáo dục dân chủ, toàn diện, mang tính nhân văn sâu sắc được cô đọng trong tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” mà Tuyên ngôn Cách mạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Cách mạng Pháp 1989 hướng đến. Đó là nền giáo dục có tính thực học, thực nghiệp cao, luôn gắn chặt giữa giáo dục trong nhà trường với nhu cầu của thực tiễn và nhằm giải phóng hoàn toàn con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công mà Nhà nước Liên Xô thực hiện trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tiếp thu các giá trị tiến bộ ở các nền giáo dục này, đã tạo nên tính khoa học, cách mạng, đa dạng, phong phú cùa triết lý giáo dục Hồ Chí Minh.
Khi nước nhà giành được độc lập, ngay ở lá thư đầu tiên gửi cho các em học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Hồ Chí Minh đã khảng khái và vui mừng viết: “các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”22. Quan điểm này của Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục cách mạng chỉ được thực hiện khi nước nhà được độc lập, và nó phải hướng đến nền giáo dục của một nước độc lập, tiến bộ. Quan điểm đó thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc của giáo dục, luôn lấy mục tiêu phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân làm cái đích. Nen giáo dục đó phải bám sát đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, phục vụ cho đường lối, nhiệm vụ chính trị ấy, đồng thời phải nắm vững trình độ, nhu cầu văn hóa của quần chúng nhân dân để tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp; chống các quan điểm sai trái, tiêu cực trong xem xét, đánh giá về giáo dục. Song để mọi người dân nhận thức được nền giáo dục mang tính dân tộc của một nước độc lập, theo Người trước hết phải làm cho nhân dân các dân tộc ở Việt Nam hiểu được nguồn gốc lịch sử hình thành của mình theo tinh thần: “Dân ta phải biết sử ta; Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”23. Theo đó, nền giáo dục của một nước độc lập phải phát huy truyền thống của dân tộc và giữ gìn, bảo vệ, phát triển các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc,... đồng thời nền giáo dục đó phải mang lại quyền tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”24.
Qụan điểm đào tạo những công dân hữu ích cho nước nhà
Không chỉ quan tâm sâu sắc với sự nghiệp trồng người của một nền giáo dục độc lập, Hồ Chí Minh còn mong muốn nền giáo dục mới ờ Việt Nam sẽ đào tạo ra những công dân tốt cho sự phát triển của nước nhà. Trong thư gửi cho các em học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Hồ Chí Minh đã viết: “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”25. Quan điểm này của Người xác định rõ mục tiêu cùa nền giáo dục cách mạng Việt Nam, là đào tạo ra những công dân hữu ích cho Tổ quốc. Theo đó, người công dân hữu ích là những người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ đúng kỷ cương phép nước, thực hiện tốt các nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân, mà rộng hơn đó chính là sống có trách nhiệm (chia sẻ, đóng góp, cóng hiến) với cộng đồng, xã hội, trên cơ sở lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc. Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta dày công gây dựng, đào tạo ra lớp lớp các thế hệ người Việt Nam trờ thành người công dân hữu ích, vừa có đức, vừa có tài, sẵn sàng xả thân hi sinh, cống hiến cho cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ của dân tộc, thì hầu hết người dân Việt Nam đều nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc, vói cộng đồng xã hội, với gia đình và vói chính bản thân họ. Những phong trào cách mạng sôi nổi và rộng khắp của các giới, các ngành và trong toàn xã hội như: “ba sẵn sàng”, “năm xung phong” và các khẩu hiệu cách mạng “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cà vì miền Nam thân yêu” đã trở thành mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
Qụan điểm về nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các em
Trong Thư đầu năm học mới, tháng 9-1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ việc xây dựng “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”26. Quan điểm này cho thấy tư duy lý luận hết sức khoa học, cách mạng ở Hồ Chí Minh. Nó thể hiện rõ tính kế thừa của Người trong tiếp thu các giá trị tiến bộ của triết lý giáo dục thế giới gắn với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Thực tế, việc phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của người học là một trong những mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục nhân loại. Một nền giáo dục nào có thể làm tốt điều này chính là một nền
giáo dục tiến bộ. Bởi vì, năng lực sẵn có của mỗi con người cụ thể là khác nhau, nhưng nếu có thể phát triển hoàn toàn năng lực đó, phát huy nó để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng không phải là chuyện dễ dàng. Người cho rằng, để làm được điều đó thì chương trình, nội dung giáo dục phải khoa học, phù hợp với những bước phát triển của cách mạng. Theo Người, nội dung giáo dục (Nội dung giáo dục, theo Người) phài toàn diện, bao gồm đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động sàn xuất “đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.186.
.
Chương trình, nội dung giáo dục, theo Người phải thiết thực, khoa học, phù hợp với nhận thức người học và thực tiễn đất nước (Phục vụ cho kháng chiến, kiên quốc và hình thành con người mới XHCN). Đồng thời, Người còn nêu yêu cầu phải chú trọng cải cách nội dung, chương trình giáo dục ở nhà trường trên tinh thần luôn gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu càu của thực tiễn. Trong Bài “Nói về công tác huấn luyện và học tập " tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, khai mạc ngày 6/5/1950, Người viết:
Đe cập huấn luyện gì? Gồm lý luận, công tác, văn hoá, chuyên môn (tính toàn diện).
Huấn luyện thế nào? cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều.
VD: dạy cho người ta biết con voi là thế nào...
Huấn luyện phải nhằm đáp ứng nhu cầu: Các ngành công tác như là ngừơi tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng vói nhu cầu của người tiêu thụ. Neu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế”	Hô Chí Minh, Toàn tạp, Sđd, tạp 10, tr.357-359.
.
Quan điểm về trọng dụng nhân tài
Trọng dụng nhân tài là nét nổi bật, nhất quán trong tư duy Hồ Chí Minh và vói việc kiên thiết nước nhà thì trí thức càng quan trọng. Người viết: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chứng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tt. 114.
. Trong xây dựng nền giáo dục mới, Người xác định trọng dụng nhân tài là để “Kiến thiết giáo dục”. Huấn thị tại Đại hội sơ kết công tác Bình dân học vụ 6 tháng đầu năm 1956, khi nói về lựa chọn người dạy và người học, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cứ thanh niên trai gái tốt thì cho dạy, xấu thì không cho dạy. Nhưng thanh niên đó nếu tốt, bố mẹ là bóc lột, không tán thành hoạt động vói bố mẹ chống nhân dân thì để dạy bình dân học vụ. Neu phạm tội lỗi nghiêm trọng thì không được. Không riêng gì công tác bình dân học vụ mà việc khác cũng the. Neu bố mẹ thanh niên đó là địa chủ có tội, nhưng thanh niên đó không theo cha mẹ họ, họ không có tội là họ có quyền công dân như những thanh niên khác. Họ cũng được đi học, cũng được tham gia công tác, cũng được tham gia các tổ chức đoàn thể”	HỘ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.370.
. Người còn chỉ ra việc cán bộ của phong trào Bình dân học vụ phải biết sử dụng người tùy trình độ vào công việc dạy học sao cho hiệu quả nhất: “Người biết chữ dạy người không biết, người biết nhiều dạy người biết ít”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.368.
. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã rất thành công trong trọng dụng nhân tài vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc nói chung và xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục, Hồ Chí Minh đã lựa chọn và bổ nhiệm những trí thức tài năng vào cương vị Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục như: Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên,... Riêng đồng chí Nguyễn Văn Huyên đã làm Bộ trưởng Bộ giáo dục gần 30 năm, và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Qụan điểm về giáo dục làm người (giáo dục nhân văn)
Giáo dục nhân văn là điểm nổi bật trong triết lý giáo dục Hồ Chí Minh và bao trùm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người về giáo dục. Theo Hồ Chí Minh giáo dục nhân văn là giáo dục hướng tới mục tiêu tổng quát nhất là “giáo dục làm người”. Căn dặn nhà trường và học viên của Trường Nguyễn Ái Quốc, Người viết: Học để làm việc, làm người trước khi làm cán bộ: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.208.
.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục làm người là phải dạy cho người học nhận thức đúng về vị trí, vai trò, bản chất, quyền và lợi ích của con người, các phẩm chất, giá trị tót đẹp của con người Việt Nam trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử,... Đây chính là những giá trị mang tính nền tảng mà một nền giáo dục tiến bộ hướng đến. Và chính Hồ Chí Minh cùng với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã không ngừng chăm lo, xây dựng nền giáo dục mới hướng đến mục tiêu đào tạo ra công dân tốt, con người tốt phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm về dạy tốt, học tốt
Dạy và học là hai hoạt động cơ bản cùa giáo dục. Nhận thức thấu đáo về dạy và học, Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “dạy tốt, học tốt”. Quan điểm này trở thành phương châm chỉ đạo và mục tiêu thi đua của ngành giáo dục. Trong bức thư cuối cùng Người gửi cho ngành giáo dục nhân dân đầu năm học mới, ngày 15- 10-1968, Người viết: “Các trường đã có nhiều co gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt” và “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tót và học tót”	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tt.507.
. Người luôn chú ý khơi dậy và động viên ngành giáo dục nói chung, các trường và từng thầy, cô giáo nói riêng phải duy trì và thực hiện thi đua “dạy tốt và học tốt” (hai tốt). Thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh, toàn ngành giáo dục đã hường ứng tích cực, tạo ra phong trào “hai tốt” hết sức sôi nổi, rộng khắp, góp phần vào sứ mệnh vè vang của nền giáo dục nước nhà, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm vể học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn (nguyên lý giáo dục)
Trong phát triển giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng mối quan hệ biện chứng giữa học và hành lý luận gắn liền với thực tiễn. Người nêu rõ: “Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.361.
. Người còn chỉ ra cách thức gắn học với hành cho từng cấp học. Đối với học sinh, “Cách dạy, quan niệm dạy phải khác. Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi với thực hành”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.389.
. Đối với bậc học đại học, Hồ Chí Minh yêu cầu phải kết hợp giáo dục với lao động sàn xuất, với cuộc đấu tranh xã hội. Người phê phán những biểu hiện cùa việc tách rời lao động trí óc với lao động chân tay: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.275.
. Trong Di chức, Người căn dặn: “Sửa đồi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động”. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện gắn kết nhà trường với xã hội trên tinh thần thống nhất cả ba khâu: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Người viết: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.591.
.
Ngoài các Vấn đề trên, Người cho rằng cần học mọi lúc, mọi nơi, phải học nhân dân; coi trọng việc tự học, tự giáo dục. Người đề ra phương châm học suốt đời và coi trọng việc tự học, tự đào tạo. Người nhấn mạnh “Lấy tự học làm cốt”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, fr.312.
 và “phải học mãi, học suốt đời”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.670.
. Đáng chú ý, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu phải học cả nhân dân. Người nói: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”	Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tt.361.
.
Kết luận
Các quan điểm của Hồ Chí Minh về triết lý giáo dục rất khoa học, toàn diện, sâu sắc và đã được hiện thực hóa vào nền giáo dục cách mạng ở Việt Nam - Đây chính là một trong những động lực quan trọng của công cuộc kháng chiến, kiến quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cho đến nay, triết lý giáo dục Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên tính thời sự, định hướng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và hơn nữa, nó còn vượt lên trước và vươn tới tư duy thời đại. Quan điểm đó của Người gắn với mục tiêu phát triển toàn diện con người đã được đề cập từ đầu thế kỉ XX, và cho đến cuối thế kỉ XX, UNESCO xác định bốn trụ cột của giáo dục trong thông điệp “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” (xác định từ năm 1997 về định hướng giáo dục ở thế kỷ XXI): (learning to be; learning to live together; learning to do; learning to learn - có nghĩa là: học để biết; học để chưng sống; học để làm việc; học để làm người). Nhận xét điều này, Phó Tổng Giám đốc UNESCO - Hans D'orville cho rằng: “Hồ Chí Minh đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục cho tất cả mọi người... vị cha già giải phóng Việt Nam đã từng là thầy giáo và sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với người chính là “cuộc đấu tranh chống lại ba kẻ thù: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”	Hans D’Orville: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ giá trị thời đại”, WWW.vietnam+/VietnamPlus.
.
Như vậy, triết lý giáo dục Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với tôn chi của UNESCO là thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục toàn dân và truyền bá văn hoá. Điều này được GS Song Thành nhấn mạnh “Đây là một kho báu, cần khai thác, vận dụng quán triệt trên con đường tìm kiếm một triết lý giáo dục hiện đại, tiếp thu tinh hoa thế giới, phù hợp với truyền thống dân tộc, với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay”	 ly-giao-duc-ho-chi-minh.html
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Minh Hạc, Triết lỷ giảo dục thể giới và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013.
GS, TS Nguyên Hùng Hậu, Suy ngẫm về triết Hồ Chỉ Minh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015.
Học viện Chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012.
 bat/item/967-triet-ly-giao-duc-ho-chi-minh.html.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Hans D’Orville: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ giá trị thời đại”, WWW.victnam+/VictnamPlus.
https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chu-nhiem- de-tai-cap-quoc-gia-ve-triet-ly-giao-duc-len-tieng- postl93400.gd
Learn about Ho Chi Minh's philosophy of education
Trinh Quoc Viet
Article info
Abstract
Recieved:
06/10/2019
Accepted:
10/12/2019
Keywords:
Ho Chi Minh; education; philosophy of education; new people; cultural celebrities
Ho Chi Minh was not only known as the hero of national liberation, the outstanding cultural celebrity of Vietnam, but he was also an exemplary teacher. Throughout his revolutionary life, Ho Chi Minh spent most of his mind on educating people. The thesis system of education together with his rich educational practice practices laid the foundations for the birth and development of ’Vietnam's revolutionary education. The system of his views is realized in revolutionary practice - that is Ho Chi Minh's philosophy of education. His educational philosophy is of great value and is enlightening the current educational career in Vietnam.

File đính kèm:

  • doctim_hieu_triet_ly_giao_duc_ho_chi_minh.doc
  • pdf8_trinh_quoc_viet_8779_569383.pdf