Bàn về triết lý giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục sáng tạo-nhân văn-vì người học

Tóm tắt

Với quan niệm triết lý giáo dục là những tư tưởng giáo dục được đúc kết từ kinh nghiệm

hoặc từ cơ sở lý luận mang tính chỉ dẫn hành động mà chủ thể vận dụng một cách nhất

quán đem lại giá trị thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và cùng với việc kế thừa

những yếu tố tích cực của các triết lý giáo dục Việt Nam và Thế giới, bài viết đề xuất

Triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học. Với nội dung tập trung ở 3 mệnh đề:

1/ Xây dựng nền giáo dục sáng tạo; 2/ Xây dựng nền giáo dục nhân văn (mang tính đặc

thù của xã hội Việt Nam và xu thế thời đại) với điều kiện cơ bản: giáo dục người học có

khả năng tự làm chủ bản thân; 3/ Xây dựng nền giáo dục vì người học. Ba mệnh đề trên

bổ sung, hỗ trợ cho nhau, vừa là công cụ, điều kiện của nhau

pdf 6 trang phuongnguyen 5400
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về triết lý giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục sáng tạo-nhân văn-vì người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về triết lý giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục sáng tạo-nhân văn-vì người học

Bàn về triết lý giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục sáng tạo-nhân văn-vì người học
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
 84 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 
của Vinalines ít, chỉ cung cấp dịch vụ vận tải nên không có lợi thế nhờ quy mô. giải pháp đưa ra 
đối với đội tàu dầu Vinalines đến năm 2020 là tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu chở dầu 
sản phẩm hiện có, đẩy mạnh công tác tự quản lý kỹ thuật đội tàu. 
3.4. Một số giải pháp hỗ trợ hợp lý hóa cơ cấu đội tàu 
- Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, quản lý hiệu quả nguồn vốn; 
- Đổi mới mô hình hoạt động, phát huy vai trò quản trị của công ty mẹ; 
- Thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, huy động các nguồn vốn để tái cơ cấu đội tàu. 
4. Kết luận 
Mỗi cách phân loại cơ cấu đội tàu đều nhằm mục đích tìm ra những hạn chế, bất hợp lý để đề 
xuất những giải pháp hợp lý hóa cơ cấu đội tàu, nâng cao hiệu quả kinh doanh khai thác tàu. Cơ 
cấu đội tàu theo loại tàu giúp chủ tàu đánh giá hiệu quả từng loại tàu để có quyết định đầu tư thêm 
loại tàu này, giảm bán loại tàu kia. Từ thực trạng cơ cấu đội tàu theo tuổi tàu sẽ tính toán được 
tuổi bình quân đội tàu, tuổi bình quân từng nhóm loại tàu, đánh giá hiệu quả khai thác mỗi nhóm 
tuổi tàu để đưa ra những giải pháp trẻ hóa đội tàu, kế hoạch thanh lý những tàu tuổi già, hiệu quả 
khai thác thấp. Nghiên cứu cơ cấu đội tàu theo cỡ tàu để tính toán tải trọng bình quân, đánh giá 
hiệu quả của mỗi nhóm cỡ tàu; từ đó đề ra các giải pháp nâng dần tải trọng bình quân đội tàu, 
giảm giá thành vận chuyển góp phần tăng lợi nhuận khai thác tàu. 
Bài báo đã trình bày quy mô đội tàu và phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu đội tàu 
Vinalines giai đoạn 2006 - 2016 để tìm ra những hạn chế, bất hợp lý cơ cấu đội tàu. Tiếp đó, đề 
xuất những giải pháp nhằm hợp lý hóa cơ cấu đội tàu, nâng cao hiệu quả kinh doanh khai thác, 
phát triển bền vững đội tàu trên cơ sở thực trạng cơ cấu đội tàu, đánh giá tác động của những hạn 
chế, bất hợp lý cơ cấu đội tàu tới hiệu quả kinh doanh khai thác đội tàu và tính toán, lựa chọn 
phương án. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ban Quản lý thuyền viên và tàu biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng hợp số liệu đội 
tàu giai đoạn 2006-2009; 
[2]. Ban Quản lý thuyền viên và tàu biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Danh sách đội tàu 
tính đến hết năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016; 
[3]. ThS. Nguyễn Cảnh Hải (2016), Nghiên cứu đề xuất giải pháp hợp lý hóa cơ cấu đội tàu Tổng 
công ty Hàng hải Việt Nam, Đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; 
[4]. ThS. Nguyễn Cảnh Hải (2016), Thực trạng cơ cấu đội tàu thế giới giai đoạn 2006 - 2015, Kỷ 
yếu Hội nghị quốc tế Khoa học Công nghệ hàng hải 2016, tr. 523-532. 
Ngày nhận bài: 09/10/2017 
Ngày phản biện: 18/11/2017 
Ngày duyệt đăng: 21/11/2017 
BÀN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG 
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC SÁNG TẠO - NHÂN VĂN - VÌ NGƯỜI HỌC 
DISCUSSING THE PHILOSOPHY OF EDUCATION AND BUILDING THE 
PHILOSOPHY OF CREATIVE EDUCATION - HUMANITY - FOR LEARNERS 
TRẦN VIỆT DŨNG 
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Tóm tắt 
Với quan niệm triết lý giáo dục là những tư tưởng giáo dục được đúc kết từ kinh nghiệm 
hoặc từ cơ sở lý luận mang tính chỉ dẫn hành động mà chủ thể vận dụng một cách nhất 
quán đem lại giá trị thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và cùng với việc kế thừa 
những yếu tố tích cực của các triết lý giáo dục Việt Nam và Thế giới, bài viết đề xuất 
Triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học. Với nội dung tập trung ở 3 mệnh đề: 
1/ Xây dựng nền giáo dục sáng tạo; 2/ Xây dựng nền giáo dục nhân văn (mang tính đặc 
thù của xã hội Việt Nam và xu thế thời đại) với điều kiện cơ bản: giáo dục người học có 
khả năng tự làm chủ bản thân; 3/ Xây dựng nền giáo dục vì người học. Ba mệnh đề trên 
bổ sung, hỗ trợ cho nhau, vừa là công cụ, điều kiện của nhau. 
Từ khóa: Giáo dục; triết lý, triết lý giáo dục; nền giáo dục sáng tạo; nền giáo dục nhân văn, nền 
giáo dục vì người học. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 85 
Abstract 
The philosophy of education is the ideology of education derived from experience or from 
the theoretical basis of action that the subject apply consistently bring practical value in 
the field of education and training. Together with inheriting the positive elements of the 
educational philosophies of Vietnam and the world, the writing proposed the philosophy 
of creative education - humanity - for learners. The content is focused on 3 clauses: 1/ 
Build a creative education; 2/ Build a humannistic education (with unique properties of 
Vietnam society and trend of the times) with basic condition: Educate learners with self - 
control; 3/ Build an education for learner. The three above clauses supplement, support 
each other, both are tools, conditions of each other. 
Keywords: Education, philosophy, philosophy of education, creative education, humanistic 
education, education for learner. 
1. Đặt vấn đề 
Với Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị 8 BCHTW khóa XI ban hành ngày 14/11/2013 và 
việc thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo ngày 26/05/2014 đất nước ta đang 
thực sự tiến hành đổi mới giáo dục và đào tạo từ tư tưởng đến hành động. Nghị quyết 29 là thành 
quả lớn về trí tuệ của các nhà cải cách giáo dục, đã có nhiều quan điểm mới đúng đắn trên cơ sở 
tổng kết thực tiễn và lý luận giáo dục. Tuy nhiên, ở Nghị quyết 29, tư tưởng về triết lý giáo dục 
chưa được rõ nét, thiếu đi “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt của nội dung đổi mới.Ở nước ta, tác giả Phạm 
Minh Hạc, năm 2011 đã đề xuất Triết lý giáo dục Giá trị tự thân. Năm 2014, tác giả Vũ Cao Đàm 
đã đưa ra Triết lý Phát triển khoa học và giáo dục. Trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của 
hai triết lý trên và một số triết lý giáo dục khác trên thế giới, tác giả bài viết đề xuất triết lý giáo dục 
mới: Triết lý Giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học. 
2. Khái niệm triết lý và triết lý giáo dục 
2.1. Về triết lý 
Trong cuộc sống, nhân dân ta từ xưa đã có triết lý sống như: thương người như thể thương 
thân, chết vinh còn hơn sống nhục,... tuy nhiên việc hiểu “triết lý” là gì? sự khác biệt nào giữa triết 
học và triết lý là điều không hề đơn giản. Về vấn đề này, tác giả Phạm Minh Hạc (trong cuốn sách 
Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, xuất bản năm 2011) cho rằng: triết lý là triết học đã được 
vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một 
phạm vi nào đó. Đây là tư tưởng hợp lí khi cho rằng triết lý không phải là tư tưởng phản ánh đơn 
thuần mà là sự vận dụng (có ý nghĩa chỉ dẫn hành động), mặt khác là sự vận dụng từ triết học - có 
tính khái quát và trừu tượng cao. Một cách đầy đủ hơn, người viết cho rằng: triết lý là những tư 
tưởng được đúc kết từ kinh nghiệm hoặc từ cơ sở lý luận mang tính chỉ dẫn hành động (thái độ, 
cách cư xử) mà chủ thể vận dụng một cách nhất quán đem lại giá trị thực tiễn trong một lĩnh vực 
nhất định. 
Steve Jobs, CEO của Apple có triết lý kinh doanh như sau: “Tôi tin rằng khoảng 1 nửa 
những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối”1. 
Như vậy, trong kinh doanh, hãy nên kiên trì. 
Triết lý của người Do Thái trong cuộc sống: “Nếu như không học tập thì cho dù đi vạn dặm 
đường cũng chỉ là anh đưa thư”2. Điều này nghĩa là: hãy năng học tập. 
Triết lý trong giáo dục của người Việt Nam như: tiên học lễ, hậu học văn. 
Có thể nói, nếu triết học là những tri thức lý luận về thế giới - kết quả phản ánh thì triết lý 
phải là những tư tưởng chỉ dẫn hành động (thái độ, cách cư xử) của con người do vậy nó phải là 
tư tưởng về mục đích cần có trong tương lai (sản phẩm kiến tạo), hoặc tư tưởng về cách thức, 
biện pháp đạt được mục đích nhất định. Nói cách khác, triết lý bao giờ cũng là những tư tưởng có 
tác dụng chỉ đạo hành động (thái độ, cách cư xử) của chủ thể, của cộng đồng có tính nhất quán và 
đem lại cho chủ thể giá trị thực tiễn. Triết lý có giá trị thực tiễn bởi tư tưởng chỉ đạo hành động của 
triết lý có tính chiều sâu bắt nguồn từ sự đúc kết kinh nghiệm hoặc trên cơ sở lý luận có tính khái 
quát và trừu tượng. Triết lý gắn với thời đại nhất định và với những con người trong những hoàn 
cảnh nhất định. Không có triết lý chung cho mọi thời đại, cho tất cả mọi người. Một triết lý có thể 
phù hợp (hay còn hiệu quả) với hoàn cảnh này nhưng có thể sẽ không phù hợp (không còn hiệu 
quả) với hoàn cảnh khác, phù hợp (hay có giá trị) với người này, cộng đồng này có thể không phù 
1 Nguồn: https://quantrimang.com/13-cau-noi-noi-tieng-cua-steve-jobs-108733 
2 Nguồn:  
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
 86 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 
hợp (không mấy giá trị) với người khác, cộng đồng khác. Triết lý gắn với cuộc sống, đúc kết từ 
cuộc sống nên có nhiều loại triết lý khác nhau gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: 
triết lý về cuộc sống nói chung, triết lý trong kinh doanh, triết lý trong giáo dục, triết lý trong nghệ 
thuật, triết lý trong chính trị,... 
Với vai trò là tư tưởng chỉ đạo hành động, thái độ, cách cư xử của chủ thể, cộng đồng, triết 
lý có sự khác biệt với các biện pháp, phương pháp thông thường ở chỗ triết lý có tính chiều sâu 
hơn và được áp dụng một cách xuyên suốt hơn”. 
2.2. Về triết lý giáo dục 
Trong cuốn “Dân chủ và giáo dục” John Dewey định nghĩa: Triết lý giáo dục là “lý luận giáo 
dục xét trên các phương diện phổ biến nhất”3, ngoài ra, “Triết lý là lý luận giáo dục xét như một 
thực tiễn được thực hiện một cách có chủ tâm”4. Với quan điểm trên, triết lý giáo dục chính là sự 
vận dụng lý luận về giáo dục trong thực tiễn. Đây là quan điểm hợp lý khi nhận định: triết lý giáo 
dục phải là những tư tưởng chỉ dẫn hành động của con người trong lĩnh vực giáo dục và những tư 
tưởng đó dựa trên lý luận. 
Nhà nghiên cứu Vũ Cao Đàm không đưa ra định nghĩa về triết lý, triết lý giáo dục mà chỉ 
nhận định: “triết lý là nghiên cứu cái gốc của một sự vật”, triết lý giáo dục chính là “cái gốc của giáo 
dục”5. Ngoài ra, triết lý được hiểu là tư tưởng cốt lõi, là đạo lý căn bản chi phối hành vi và mọi hoạt 
động của con người. 
Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc cho rằng: “Triết lý giáo dục” là thực tế giáo dục đã được 
con người, cộng đồng, xã hội trải nghiệm - cái đã trải qua và nghiệm thấy, từ là cảm nhận, biết 
đến, hiểu ra, ý thức được - được đúc kết lại thành một giá trị được biểu đạt trong câu ngắn gọn, ca 
dao, tục ngữ, cụm từ, nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống, mang lại một giá trị 
nhất định cho con người, cộng đồng, xã hội, duy trì và làm nảy nở cái đúng, tốt, đẹp, ngăn ngừa, 
sửa chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu”6. 
Trước hết, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng: “giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo 
dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện”7. 
Trong khi đó, đào tạo được định nghĩa như sau: “đào tạo là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực xã 
hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của đất nước”8. Như 
vậy, có thể nói, giáo dục - đào tạo là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo 
dục nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách toàn diện và năng lực lao động cho nguồn nhân 
lực xã hội. 
Người viết cho rằng triết lý giáo dục (hiểu rộng hơn là triết lý giáo dục - đào tạo) là triết lý 
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Có thể định nghĩa: triết lý giáo dục là những tư tưởng giáo dục 
được đúc kết từ kinh nghiệm hoặc từ cơ sở lý luận mang tính chỉ dẫn hành động mà chủ thể vận 
dụng một cách nhất quán đem lại giá trị thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. 
Triết lý giáo dục Việt Nam cần thỏa mãn những tiêu chí sau: 1/ Hướng dẫn hành động con 
người một cách xuyên suốt, nhất quán trong hoạt động giáo dục - đào tạo; 2/ Mang lại hiệu quả 
thực tiễn giáo dục cao; 3/ Dựa trên cơ sở bản chất của giáo dục; 4/ Phản ánh được tính đặc thù 
của xã hội Việt Nam và đặt xã hội Việt Nam trong xu thế vận động, phát triển của thời đại. 
3. Triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học 
3.1. Nội dung cơ bản của Triết lý 
Người viết đề xuất Triết lý giáo dục với 3 mệnh đề sau: 
 Xây dựng nền giáo dục SÁNG TẠO; 
 Xây dựng nền giáo dục NHÂN VĂN (mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam, xu thế thời 
đại) với điều kiện cơ bản: giáo dục người học có khả năng tự làm chủ bản thân; 
 Xây dựng nền giáo dục VÌ NGƯỜI HỌC. 
Ba mệnh đề trên bổ sung, hỗ trợ cho nhau, vừa là công cụ, điều kiện của nhau, không thể 
thiếu được một trong ba nội dung tư tưởng trên. 
Triết lý giáo dục trên có sự kế thừa tính hợp lý ở các triết lý: 
3 John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2010, tr.389. 
4 John Dewey, Sđd, tr.390. 
5 Vũ Cao Đàm, Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2014, tr.27. 
6 Phạm Minh Hạc, Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2011, tr.17. 
7 Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2014, tr.25. 
8 Phạm Viết Vượng, Sđd, tr.26. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 87 
 Triết lý Giá trị bản thân của Phạm Minh Hạc; 
 Triết lý Phát triển khoa học và giáo dục của Vũ Cao Đàm; 
 Triết lý Giáo dục nhân văn thời Phục hưng và Khai sáng; 
 Triết lý Giáo dục tự nhiên của Rút sô; 
 “Bốn trụ cột của giáo dục” của UNESCO: 
(1) Học để chung sống; 
(2) Học để biết; 
(3) Học để làm; 
(4) Học để tồn tại. 
Cơ sở lý luận của Triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học: 
- Cơ sở chung của triết lý ở chỗ: sự tiến hóa của sự sống là ngày càng nâng cao trình độ 
sinh tồn - phát triển. Đối với con người và xã hội thì xu hướng phát triển là ngày càng nâng cao 
trình độ tồn tại của đời sống vật chất, đời sống tinh thần của con người, xã hội. Nâng cao trình độ 
tồn tại về đời sống vật chất ở chỗ: tuổi thọ ngày càng kéo dài, luôn khỏe mạnh, nhu cầu của đời 
sống vật chất ngày càng được đáp ứng ở mức cao (thức ăn, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại,) 
phù hợp với trình độ sản xuất và điều kiện tự nhiên, có khả năng tự bảo vệ, bảo vệ dự phòng 
trước mối nguy hại từ tự nhiên và xã hội, có khả năng tự điều chỉnh về những biến đổi, đột biến 
của di truyền sinh học, ; nâng cao trình độ tồn tại về đời sống tinh thầnở chỗ: ngày càng được 
hạnh phúc, ngày càng vươn tới và hoàn thiện chân - thiện - mỹ (nhận thức về thế giới ngày càng 
sâu sắc, đạo đức ngày càng được nâng cao, ngày càng sáng tạo và thưởng thức cái ĐẸP trong 
nghệ thuật); từng bước làm chủ bản thân, vượt qua được sự ràng buộc, chi phối của bản năng, 
của nhu cầu thể xác sinh học, Do vậy, sự phát triển của xã hội bao giờ cũng gắn liền với việc 
nâng cao trình độ sinh tồn - phát triển của con người - xã hội cả ở phương diện vật chất và tinh 
thần. Mặt khác, giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực quan trọng làm cơ sở, điều kiện để duy trì và 
nâng cao trình độ sinh tồn - phát triển của cộng đồng ở mức cao hơn. Nên, khi gắn với bối cảnh 
của Việt Nam và xu thế thời đại hiện nay thì nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam cần thực hiện 
theo triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học. Điều này biểu hiện ở chỗ: 
+ Về xây dựng nền giáo dục sáng tạo: Nền giáo dục sáng tạo cần được thiết lập bởi: thứ 
nhất, bối cảnh Việt Nam và xu thế thời đại (toàn cầu hóa về kinh tế) khiến cho phẩm chất sáng tạo 
của con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, quốc 
gia. Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới, nếu người Việt 
Nam không có năng lực sáng tạo cao thì khó có thể trở thành cường quốc trong khu vực và trên 
thế giới; thứ hai, với trình độ phát triển khoa học - công nghệ hiện nay với công cụ phương tiện 
nghe, nhìn hiện đại đủ điều kiện để xây dựng nền giáo dục sáng tạo. Hơn nữa, ngày nay dưới sự 
hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại, việc khai khác các thông tin, tri thức khá thuận lợi 
mặc dù khối lượng tri thức mà nhân loại đạt được là rất lớn, nên đối với người học điều quan trọng 
hơn không phải là tích lũy khối lượng kiến thức sâu rộng mà là biết cách khai thác, xử lý thông tin 
trong việc giải quyết vấn đề đặt ra, đó chính là kỹ năng tư duy sáng tạo. 
+ Về xây dựng nền giáo dục nhân văn với điều kiện cơ bản: giáo dục người học có khả 
năng tự làm chủ bản thân: 
Trước hết, người viết định nghĩa “nhân văn”: nhân văn là khái niệm chỉ tính chất tốt đẹp của 
hành vi, lời nói, thái độ, ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng 
đồng với cộng đồng trong đó hành vi, lời nói, thái độ, ứng xử của cá nhân A(cộng đồng A) với cá 
nhân B (cộng đồng B) vì trước hết cuộc sống tốt đẹp, nhu cầu chính đáng của cá nhân B, cộng 
đồng B. Phẩm chất nhân văn là phẩm chất của những người biết nhường nhịn, hy sinh, dành điều 
lợi, sự tốt đẹp cho người khác. Trong đó, cái lõi của nhân văn là “cái thiện”, là nhân ái. 
Giáo dục con người hình thành các phẩm chất nhân văn là một trong những yêu cầu không 
thể thiếu trong một xã hội tiến bộ, văn minh. Với các phẩm chất nhân văn mới thực sự làm cho sự 
tồn tại người ở đẳng cấp vượt bậc so với động vật. Các triết lý giáo dục nhân văn đã xuất hiện 
nhiều trong lịch sử như: triết lý giáo dục Khổng tử, triết lý giáo dục Platon, triết lý giáo dục nhân 
văn thời Phục hưng và Khai sáng. Tuy nhiên, khi xây dựng nền giáo dục nhân văn cho con người 
Việt Nam cần phải làm nổi bật tính đặc thù của con người và xã hội Việt Nam, thấy được xu thế 
của thời đại. 
Bên cạnh đó, để xây dựng được nền giáo dục nhân văn thì cần phải đáp ứng điều kiện cơ 
bản là: giáo dục người học có khả năng tự làm chủ bản thân. Bởi lẽ: xét ở bản thân mỗi cá 
nhân thì nguồn gốc của những tính xấu chính là xuất phát từ việc cá nhân đó không làm chủ được 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
 88 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 
bản thân, không chế ngự được bản năng, dục vọng của chính mình. Khi một cá nhân biết kiểm 
soát xúc cảm, chế ngự được dục vọng sẽ đạt được sự điềm tĩnh, an lạc và nhất là có ý chí, nghị 
lực mạnh mẽ trong cuộc sống. Làm chủ bản thân còn là con đường quan trọng mà mỗi cá nhân có 
thể xóa bỏ những tính xấu, sự độc ác, ích kỷ hướng đến điều thiện, khoan dung, độ lượng hay trở 
thành một người có những phẩm chất nhân văn. Đặc biệt, khi việc làm chủ bản thân trở thành một 
trong những mục tiêu cơ bản của nền giáo dục thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, tạo nên những 
thế hệ công dân với một nền tảng tinh thần rất tốt đẹp. Ngoài ra, trong quá trình giáo dục, người 
học có khả năng tự làm chủ cũng có nghĩa là người học có tính tự giác, chủ động, tích cực cao 
trong học tập và rèn luyện bản thân mình. 
+ Về xây dựng nền giáo dục vì người học: người được giáo dục không phải công cụ, 
phương tiện hay vật thí nghiệm mà xét về bản chất nhân văn của giáo dục thì giáo dục trước hết là 
vì do chính nhu cầu, lợi ích chính đáng của người học. Đó là nhu cầu tồn tại và phát triển của 
người học gắn với bối cảnh xã hội cụ thể, thời đại cụ thể. Cho nên, nội dung, chương trình giáo 
dục phải trước hết vì bản thân lợi ích của người học, vì tương lai tươi sáng của người học. Tất 
nhiên, đảm bảo lợi ích của người học cần gắn với lợi ích của xã hội, của dân tộc và của nhân loại 
nói chung. 
3.2. Triển khai triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học 
(1) Xây dựng nền giáo dục sáng tạo là xây dựng nền giáo dục trong quy mô tất cả các cấp 
học với việc hình thành năng lực sáng tạo ở người học từ thấp lên cao bằng việc: 1/ Thiết lập môi 
trường giáo dục khuyến khích, tạo điều kiện cho việc hình thành, phát huy, phát triển năng lực 
sáng tạo ở người học; 2/ Người học được trang bị tri thức và kỹ năng của Sáng tạo học, Phương 
pháp luận sáng tạo từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ của cấp học, lứa tuổi, vùng 
miền; 3/ Nội dung các môn học được soạn theo hướng kích thích tư duy sáng tạo với những câu 
hỏi sáng tạo phù hợp với trình độ của người học; 4/ Giáo viên, giảng viên: truyền cảm hứng sáng 
tạo, đam mê sáng tạo và gợi mở tư duy sáng tạo cho người học ở những môn học phù hợp; 5/ Tri 
thức, kỹ năng, công nghệ truyền cho người học với quan điểm: mọi tri thức, kỹ năng, công nghệ 
được truyền dạy đều tồn tại những hạn chế, thiếu sót, chưa đầy đủ. 6/ Tri thức, kỹ năng, công 
nghệ được truyền cho người học ở mức tinh hoa nhất và cho người học tiếp cận, học tập, nghiên 
cứu những tác phẩm kinh điển ở các lĩnh vực với mức độ và hình thức khác nhau. 7/ Đưa các câu 
hỏi sáng tạo vào trong thi cử dưới hình thức khuyến khích (điểm thưởng) và bắt buộc trong những 
trường hợp cụ thể. 
(2) Xây dựng nền giáo dục nhân văn với điều kiện cơ bản: giáo dục người học có khả năng 
tự làm chủ bản thân: là xây dựng nền giáo dục ở quy mô các cấp học hướng đến việc hình thành 
ở người học những phẩm chất nhân văn mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam và xu hướng thời 
đại. Mặt khác, giáo dục cho người học biết khắc phục khó khăn của bản thân (có ý chí và nghị lực 
cao), điềm đạm, từng bước biết kiểm soát và làm chủ bản thân. 
- Ở bậc học mầm non, tiểu học và phổ thông cơ sở: 
+ Cần hình thành ở học sinh những phẩm chất nhân văn quan trọng gồm: nhân ái, hiếu thảo 
với cha mẹ, yêu nước, khoan dung, khiêm tốn, có ý thức trách nhiệm về những vấn đề chung của 
toàn cầu (về sinh thái, dịch bệnh, an ninh,...). 
+ Học sinh được truyền thụ những chuẩn mực nhân văn trong đời sống thường ngày: 
những quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng; những 
quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ, con cái, anh em trong gia đình, những chuẩn mực 
trong quan hệ bạn bè. 
+ Giáo dục học sinh tính tự giác, chủ động trong học tập và lao động trong sinh hoạt thường 
ngày, rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, từng bước chịu đựng khó khăn, bước đầu nhận biết và rèn 
luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân. 
- Ở bậc phổ thông trung học và đại học: 
+ Người học được truyền thụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, những nội dung quan trọng 
về nhân văn được học tập, nghiên cứu dưới góc độ lý luận. 
+ Hình thành ở người học kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hình vi của bản thân ở mức cao. 
Việc hình thành các phẩm chất nhân văn ở người học cần gắn liền với tấm gương của các 
nhân vật lịch sử, gắn với những tình huống thực tế để rèn luyện. 
(3) Xây dựng nền giáo dục vì người học là xây dựng nền giáo dục ở tất cả các cấp học với 
nội dung, chương trình, thi cử hướng đến phục vụ lợi ích của người học, vì sự tồn tại, hoàn thiện, 
phát triển của chính người học gắn với bối cảnh của xã hội Việt Nam và thời đại, chẳng hạn: 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 52 - 11/2017 89 
- Giáo dục mầm non và tiểu học hình thành phẩm chất ở người học như: vệ sinh thân thể, 
biết cách phòng tránh bệnh, biết cách phòng ngừa những rủi ro tai nạn, học sinh được học về luật 
giao thông, được học bơi, biết tự bảo vệ trước nguy cơ an ninh,... 
- Giáo dục phổ thông và đại học hình thành phẩm chất ở người học như: cách phòng ngừa 
bệnh lây truyền qua đường tình dục, hiểu biết về tình yêu và cách gìn giữ hạnh phúc gia đình. Các 
em cần phải biết những luật căn bản liên quan trực tiếp đến sinh hoạt xã hội, luật về hình sự, dân 
sự (hôn nhân gia đình, hoạt động kinh tế), 
- Nội dung giáo dục bám sát vào yêu cầu của xã hội để cung cấp cho người học kiến thức, 
kỹ năng đảm bảo hoạt động xã hội hiệu quả như: năng lực về ngoại ngữ, tin học, nhất là đảm bảo 
chương trình học gắn với nhu cầu của thực tiễn nghề nghiệp, nghề nghiệp chuyên môn (ra trường 
đảm bảo có việc làm và làm được việc), 
Để đảm bảo triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người học được phát huy cần có sự 
kết hợp các quan điểm lý luận giáo dục khác, bao gồm: 
Về quản lý giáo dục theo phương châm: nhà nước quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô, nâng cao 
tính tự chủ, sáng tạo ở các tổ chức giáo dục (Vũ Cao Đàm). 
Phương pháp giáo dục: sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp giáo dục trong đó 
trọng tâm: tạo môi trường, điều kiện, cơ chế để người học tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo với 
niềm vui, sự đam mê. 
Về thi cử: sử dụng linh hoạt nhiều hình thức thi, kiểu thi phù hợp với từng môn học và từng 
đối tượng nhưng chú trọng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo và sự thành thạo kỹ năng 
của người học. Hình thành các trung tâm khảo thí từ bậc tiểu học trở nên, tạo cơ chế linh hoạt để 
người học tự do thi trong bất cứ thời điểm nào và ở hầu hết các môn học. 
Việc thiết kế chương trình và nội dung giáo dục: dựa trên đặc điểm, quy luật tâm sinh lý lứa 
tuổi (triết lý giáo dục tự nhiên của Rút sô), đi từ thấp lên cao, có mối liên hệ gắn kết giữa các cấp 
học với mục đích, mục tiêu, bước đi rõ ràng, cụ thể tạo nên một thể thống nhất. 
4. Kết luận 
Như vậy, triết lý giáo dục là những tư tưởng giáo dục được đúc kết từ kinh nghiệm hoặc từ 
cơ sở lý luận mang tính chỉ dẫn hành động mà chủ thể vận dụng một cách nhất quán đem lại giá trị 
thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Từ việc kế thừa những yếu tố tích cực của các triết lý 
giáo dục Việt Nam và thế giới và trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn 
diện nền giáo dục - đào tạo, người viết đề xuất Triết lý giáo dục sáng tạo - nhân văn - vì người 
học. Với nội dung tập trung ở ba mệnh đề: 1/ Xây dựng nền giáo dục sáng tạo; 2/ Xây dựng nền 
giáo dục nhân văn (mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam, xu thế thời đại) với điều kiện cơ bản: 
giáo dục người học đi đến tự làm chủ bản thân; 3/ Xây dựng nền giáo dục vì người học. Ba mệnh 
đề trên bổ sung, hỗ trợ cho nhau, vừa là công cụ, điều kiện của nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2010. 
[2]. William Duggan, Trực giác chiến lược, Nguyễn Kim Thi dịch, NXB Lao động, Hà Nội, năm 2010. 
[3]. Vũ Cao Đàm, Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2014. 
[4]. Phạm Minh Hạc, Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 
năm 2011. 
[5]. Phạm Văn Linh (chủ biên), Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam: Thời cơ, 
thách thức và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2014. 
[6]. Jean Jacques Rousseau, Émile hay là về giáo dục, Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương 
dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2010. 
[7]. Hoàng Tụy, Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng, NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2011. 
Ngày nhận bài: 10/10/2017 
Ngày phản biện: 01/11/2017 
Ngày duyệt đăng: 06/11/2017 

File đính kèm:

  • pdfban_ve_triet_ly_giao_duc_va_xay_dung_triet_ly_giao_duc_sang.pdf