Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc

Tóm tắt: Trên cơ sở nêu và phân tích các quan niệm và định nghĩa về phạm trù

dân tộc của một số học giả trong n−ớc và trên thế giới, tác giả bài viết xem xét và

luận giải quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc với mong muốn có đ−ợc

những luận chứng khoa học khi đề ra chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc,

đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc,.

 

pdf 6 trang phuongnguyen 660
Bạn đang xem tài liệu "Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc

Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc
 Bàn thờm quan niệm và định nghĩa 
về phạm trự dõn tộc 
Nguyễn Hoàng H−ng (*) 
Tóm tắt: Trên cơ sở nêu và phân tích các quan niệm và định nghĩa về phạm trù 
dân tộc của một số học giả trong n−ớc và trên thế giới, tác giả bài viết xem xét và 
luận giải quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc với mong muốn có đ−ợc 
những luận chứng khoa học khi đề ra chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, 
đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc,.... 
Từ khóa: Dân tộc, Phạm trù dân tộc, Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa xã hội khoa học 
Có thể nói, dân tộc là một trong 
những vấn đề phức tạp, có ý nghĩa quan 
trọng, nó đã và đang còn đ−ợc tranh 
luận cả về lý luận, chính trị cũng nh− 
thực tiễn. Điều ấy chứng tỏ đây là đối 
t−ợng thuộc về đời sống hiện thực cần 
phải tiếp tục nghiên cứu. Nh−ng, để tìm 
hiểu đ−ợc một cách thỏa đáng, có sức 
thuyết phục về vấn đề nói trên thì tr−ớc 
hết cần làm rõ phạm trù (khái niệm) 
dân tộc là gì.(*)Nếu không nhận biết 
đ−ợc bản chất khái niệm này thì rất khó 
hoặc không thể luận chứng với kết quả 
khả quan các vấn đề to lớn nh− chính 
sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, 
đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân 
tộc, dân tộc và tôn giáo, độc lập dân 
tộc,v.v... Xác định ph−ơng pháp nghiên 
cứu nh− vậy chính là để đi đến bàn 
(*) Tr−ởng Ban Tuyên giáo Đảng bộ Khối Doanh 
nghiệp tỉnh Hà Giang. 
những vấn đề chính trị thực tiễn mang 
tính thời sự cấp bách hiện nay. 
Dân tộc th−ờng đ−ợc những nhà hoạt 
động chính trị cũng nh− giới nghiên cứu, 
giảng dạy lý luận, khoa học xã hội sử 
dụng với hai nghĩa rộng và hẹp. 
Theo nghĩa rộng, đó là cách hiểu về 
cơ bản giống nh− định nghĩa dân tộc của 
J. Stalin, cho rằng “ Dân tộc là một khối 
cộng đồng gồm nhiều ng−ời, khối ổn 
định, hình thành trong quá trình lịch 
sử, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ 
chung, một lãnh thổ chung, một đời 
sống kinh tế chung, một cấu tạo tâm lý 
chung biểu hiện trong một nền văn hóa 
chung” (M. Rôdentan và P. Iuđin, 1976, 
tr.219). Quan điểm này cho thấy rõ, dân 
tộc là một cộng đồng ng−ời đ−ợc hình 
thành trong quá trình lịch sử và có 5 
đặc tr−ng cơ bản, đó là: 1) một khối cộng 
đồng gồm nhiều ng−ời, ổn định; 2) có 
chung một ngôn ngữ; 3) có chung một 
38 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2015 
lãnh thổ; 4) có chung một đời sống kinh 
tế; 5) có chung tâm lý. Tất cả các đặc 
tr−ng ấy của dân tộc, theo J. Stalin, đ−ợc 
biểu hiện trong một nền văn hóa chung. 
Theo định nghĩa trên, với tr−ờng hợp 
Việt Nam, 54 thành phần dân tộc anh 
em, ngoài những nét riêng biệt, đã có 
chung, sử dụng chung một ngôn ngữ, 
một lãnh thổ, một nền kinh tế, một đặc 
điểm tâm lý biểu hiện trong một nền văn 
hóa chung, đó là dân tộc Việt Nam. Nh− 
vậy, Việt Nam là một quốc gia đa thành 
phần dân tộc. Tất cả các thành phần dân 
tộc ở đây tập hợp lại, có mối quan hệ keo 
sơn, thống nhất với nhau, tạo thành dân 
tộc Việt Nam. Định nghĩa dân tộc t−ơng 
đ−ơng với quốc gia. 
Trên thế giới có tr−ờng hợp cộng 
đồng ng−ời Triều Tiên là không có sự 
phân chia thành các thành phần và có 
đầy đủ các đặc tr−ng nh− trong định 
nghĩa trên đây của J. Stalin (Phan Hữu 
Dật, 2001, tr.25). Cộng đồng ng−ời 
Triều Tiên cũng tập hợp, thống nhất, 
gắn bó với nhau thành dân tộc Triều 
Tiên. Đây là dân tộc đơn nhất, tức là 
không bao gồm nhiều thành phần dân 
tộc nhỏ trong đó. 
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái 
niệm chỉ một dân tộc nhỏ với t− cách 
thành phần trong dân tộc lớn. Thí dụ: 
dân tộc Thái, dân tộc M−ờng, dân tộc 
Tày (của Việt Nam). Đây là cách hiểu và 
đ−ợc sử dụng có thể nói đã đến mức phổ 
biến của nhiều nhà hoạt động, lãnh đạo 
chính trị, lý luận chính trị và trong các 
tài liệu về khoa học xã hội ở Việt Nam. 
Nh−ng, còn có một số khá đông các 
nhà nghiên cứu về dân tộc học không 
nhất trí với cách hiểu và dùng khái 
niệm dân tộc để chỉ một trong những 
thành phần của dân tộc Việt Nam (Vũ 
Dũng, 2009, tr.122). Theo họ, không nên 
gọi là dân tộc Thái, dân tộc M−ờng, dân 
tộc Tày,v.v... (ở Việt Nam), mà nói và 
viết là tộc ng−ời Thái, tộc ng−ời M−ờng, 
tộc ng−ời Tày,v.v... (ở Việt Nam). Theo 
quan điểm của chúng tôi, sử dụng cách 
nói và viết tộc ng−ời Thái, tộc ng−ời 
M−ờng, tộc ng−ời Tày,v.v... thay cho dân 
tộc Thái, dân tộc M−ờng, dân tộc 
Tày,v.v... (ở Việt Nam) là chính xác, 
mang tính khoa học, hợp lý hơn. Bởi, tất 
cả 54 tộc ng−ời trong đại gia đình dân 
tộc Việt Nam có chung một lãnh thổ, 
nên mới đ−ợc gọi là dân tộc, trong dải 
đất hình chữ S Việt Nam không bao 
gồm 54 lãnh thổ riêng biệt cho 54 thành 
phần dân tộc, nên 54 thành phần của 
dân tộc Việt Nam mà gọi là 54 dân tộc 
khác nhau thì có khả năng sẽ dẫn đến 
cách ngầm hiểu rất sai lầm về cả khoa 
học, chính trị và thực tiễn. 
Thực tế còn cho thấy, các thành 
phần của dân tộc Việt Nam ở rải rác 
khắp các tỉnh, thành, vùng miền, và mỗi 
khu vực lại đan xen nhiều tộc ng−ời 
cùng c− trú. Chẳng hạn, tại xã Nậm 
Lành, huyện Văn Chấn, Yên Bái, có 4 
tộc ng−ời cùng sinh sống là Dao, Thái, 
Mông và Việt (Kinh); xã Thân Thuộc, 
huyện Than Uyên, Lai Châu có 5 tộc 
ng−ời sinh sống là Thái, Mông, Dao, 
Khơ Mú và Việt (Vũ Dũng, 2009, 
tr.131). Tức là mỗi tộc ng−ời Việt Nam 
không có lãnh thổ riêng, tất cả các 
thành phần dân tộc của chúng ta có 
chung một lãnh thổ - Tổ quốc Việt Nam. 
Không có lãnh thổ riêng thì một khối 
cộng đồng ng−ời không thể gọi là dân 
tộc, nên gọi là tộc ng−ời cho chính xác 
về khoa học, và đây là sự khái quát, 
phản ánh đúng thực tế. 
Trở lại cách hiểu dân tộc với nghĩa 
rộng, tức là theo định nghĩa đã dẫn của 
J. Stalin đ−ợc nhiều tác giả trong giới 
Bàn thêm quan niệm và định nghĩa... 39 
nghiên cứu, giảng dạy có ý kiến trao đổi 
nhằm đi đến một quan niệm chính xác, 
hợp lý, có sức thuyết phục hơn về phạm 
trù đó. 
Nh− chúng ta đã biết, J. Stalin là 
nhân vật lịch sử rất nổi tiếng về không 
ít lĩnh vực. Trong nhiều chục năm, ông 
giữ chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng 
sản Liên Xô. Ông còn là một t−ớng lĩnh 
tài ba, đ−ợc phong quân hàm Đại 
nguyên soái. Hơn nữa, J. Stalin còn là 
nhà lý luận xuất sắc đã tham gia giảng 
dạy ở bậc đại học. Trong một hệ tr−ớc 
tác mang giá trị bất hủ của mình, J. 
Stalin rất chú trọng bảo vệ, phát triển 
và tuyên truyền t− t−ởng, lý luận khoa 
học của Marx, Engels và Lenin. 
Định nghĩa nói trên của J. Stalin 
đ−ợc rút ra từ tác phẩm mang tên Chủ 
nghĩa Marx và vấn đề dân tộc của ông 
xuất bản lần đầu tiên vào năm 1913, và 
trong công trình khác có tựa đề Vấn đề 
dân tộc và chủ nghĩa Lenin ấn hành 
năm 1929 (M. Rôdentan và P. Iuđin, 
1976, tr.187). J. Stalin đã bám sát di 
sản kinh điển của Marx, Engels và 
Lenin đã viết ở nhiều văn kiện rằng, 
dân tộc là sản phẩm lịch sử, nó đ−ợc 
hình thành cùng với sự ra đời của 
CNTB. Chẳng hạn, tại Tuyên ngôn của 
Đảng Cộng sản, Marx và Engels có nói 
đến sự hình thành “một dân tộc thống 
nhất, có một chính phủ thống nhất, một 
luật pháp thống nhất” trong CNTB (C. 
Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, 1995, 
Tập 4, tr.603). Thí dụ khác, khi viết sơ 
l−ợc tiểu sử của Marx, kèm theo sự 
trình bày chủ nghĩa Marx, Lenin đã có 
luận điểm: “Dân tộc là sản vật và hình 
thức tất nhiên của thời đại t− sản trong 
quá trình phát triển của xã hội” (V. I. 
Lênin: Toàn tập, 1980, Tập 26, tr.88). 
Chính vì thế, ngay trong tác phẩm có 
nêu định nghĩa dân tộc nổi tiếng nói 
trên, J. Stalin còn nói rõ dân tộc là một 
phạm trù, một hiện t−ợng lịch sử ra đời 
trong CNTB, tr−ớc CNTB không thể có 
dân tộc. 
ý kiến trên của J. Stalin, thiết 
t−ởng, là khó đ−ợc sự đồng tình của 
nhiều tác giả nghiên cứu, giảng dạy 
thực thụ, mặc dù vẫn rất quý trọng 
phẩm chất khoa học, chính trị và nhân 
cách của tác giả Chủ nghĩa Marx và vấn 
đề dân tộc. Chúng ta cần phải nhận 
thức đ−ợc rằng, Marx, Engels và Lenin 
là những thiên tài, nh−ng các ông cũng 
là con ng−ời hiện thực không thể cầu 
toàn trách bị. Marx, Engels và Lenin 
cũng có những khuyết điểm, sai lầm. 
Chính Engels đã thừa nhận ông và 
Marx có sai lầm nghiêm trọng. Engels 
viết về điều đó nh− sau: “ lịch sử chứng 
minh rằng chúng tôi (tức là Marx và 
Engels - ng−ời trích) cũng đã phạm sai 
lầm, lịch sử đã vạch ra rằng quan điểm 
của chúng tôi lúc bấy giờ (mấy năm giữa 
thế kỷ XIX - ng−ời trích) là một ảo 
t−ởng. Lịch sử còn đi xa hơn thế nữa: 
lịch sử không những đã đánh tan sai 
lầm hồi bấy giờ của chúng tôi mà còn 
hoàn toàn đảo lộn những điều kiện 
trong đó giai cấp vô sản đang phải chiến 
đấu” (C. Mác và Ph. Ănghen: Tuyển tập, 
1984, Tập VI, tr.600). Vậy, tiếp cận di 
sản t− t−ởng, lý luận của Marx, Engels 
và Lenin, chúng ta phải với một tinh 
thần khoa học nghiêm túc, nhận thức 
đ−ợc nhiều giá trị bất hủ trong đó, đồng 
thời còn phải chú ý, thận trọng để thấy 
đ−ợc một số những nguyên lý, luận 
điểm đúng đắn trong giai đoạn lịch sử 
tr−ớc đây, nh−ng nay đã không còn 
hoàn toàn phù hợp, thậm chí phải sửa 
đổi ít hoặc nhiều,v.v 
Thực tế lịch sử đã chứng minh, và 
cả Marx cùng Engels cũng nói nhiều 
40 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2015 
lần, dân tộc đã xuất hiện tr−ớc CNTB. 
Trong tác phẩm Hệ t− t−ởng Đức, Marx 
và Engels viết: “ Sự đối lập giữa thành 
thị và nông thôn xuất hiện cùng với 
b−ớc quá độ từ thời đại dã man lên thời 
đại văn minh, từ chế độ bộ lạc lên nhà 
n−ớc, từ tính địa ph−ơng lên dân tộc” 
(C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, 1995, 
Tập 3, tr.72). Trong luận điểm này, 
mệnh đề “ từ chế độ bộ lạc lên nhà n−ớc” 
tức là từ chế độ bộ lạc lên chế độ có nhà 
n−ớc. Hai chữ “ nhà n−ớc” ở đây đ−ợc 
xác định cụ thể, đó là nhà n−ớc trong 
chế độ chiếm hữu nô nệ, tức nhà n−ớc 
đầu tiên trong lịch sử, có tr−ớc nhà n−ớc 
t− sản, tr−ớc cả nhà n−ớc của thời kỳ 
phong kiến. Luận điểm trên đã diễn đạt 
rất rõ t− t−ởng, quan điểm của Marx và 
Engels. Hai ông cho rằng hiện t−ợng 
dân tộc xuất hiện cùng với nhà n−ớc đầu 
tiên trong lịch sử có tr−ớc thời đại t− 
bản và phong kiến. 
Tại một văn kiện khác có tựa đề Về 
sự tan rã của chế độ phong kiến và sự 
xuất hiện các quốc gia dân tộc, Engels 
viết: “ trong suốt toàn bộ thời kỳ Trung 
cổ, ranh giới của sự lan tỏa ngôn ngữ 
hoàn toàn không ăn khớp với ranh giới 
quốc gia; nh−ng mỗi dân tộc, trừ Italia, 
đều có một quốc gia đặc biệt lớn ở châu 
Âu làm đại biểu, và xu h−ớng thành lập 
những quốc gia dân tộc ngày một rõ rệt 
và có ý thức” (C. Mác và Ph. Ănghen: 
Toàn tập, 1995, Tập 21, tr.578). Trong 
khoa học xã hội nói chung, khoa học lịch 
sử nói riêng, thời kỳ Trung cổ về thời 
gian là t−ơng ứng với thời kỳ phong 
kiến, xuất hiện và tồn tại tr−ớc CNTB. 
Vậy, qua hai luận điểm trong di sản 
kinh điển của Marx và Engels đã đ−ợc 
trích dẫn và phân tích sơ bộ kể trên, 
chúng ta thấy theo quan niệm của chủ 
nghĩa xã hội khoa học, dân tộc là một 
phạm trù lịch sử xuất hiện và tồn tại từ 
khi có sự hiện diện của nhà n−ớc đầu 
tiên trong lịch sử, chứ không phải là sản 
phẩm chỉ đ−ợc ra đời cùng với CNTB. 
Đến đây, qua tìm hiểu và phân tích 
mấy nguyên lý của Marx và Engels, có 
thể đi đến khẳng định cần phải đính 
chính ý kiến của J. Stalin khi ông cho 
rằng dân tộc xuất hiện trong thời kỳ 
CNTB đang lên, tr−ớc chế độ xã hội này 
không thể có dân tộc. 
Cũng đến đây chúng ta thấy, nhiều 
nhà khoa học Liên Xô nh−: Viện sĩ A. M. 
Rumanchev cho rằng sự “ ra đời và phát 
triển của chủ nghĩa t− bản dẫn đến việc 
xuất hiện các dân tộc” (A. M. 
Rumiantxép, 1986, tr.108); Giáo s− B. 
N. Ponomarev khẳng định dân tộc “xuất 
hiện trong thời kỳ chủ nghĩa t− bản 
đang lên” (B. N. Pônônarép, 1962, 
tr.211);v.v... là không có sức thuyết 
phục vì không phản ánh đúng thực tế 
lịch sử đ−ợc tác giả của chủ nghĩa xã hội 
khoa học đã trình bày trong các văn 
kiện quan trọng. 
Ngoài ý kiến của J. Stalin có liên 
quan đến định nghĩa dân tộc do ông đề 
xuất cần đ−ợc đính chính nh− đã nói, 
theo tôi, định nghĩa dân tộc của J. 
Stalin với 5 đặc tr−ng cơ bản nh− đã 
nêu ở phần tr−ớc, từ khi đ−ợc trình bày 
vào năm 1913 đến nay, đã trải qua một 
thế kỷ có d−, về cơ bản, vẫn giữ nguyên 
giá trị khoa học. 
Nhiều nhà nghiên cứu không nêu 
đặc tr−ng 1 (một khối cộng đồng gồm 
nhiều ng−ời và ổn định), chỉ nêu 4 đặc 
tr−ng còn lại của dân tộc trong định 
nghĩa dân tộc của J. Stalin. Theo tôi, J. 
Stalin đã viết rất rõ ràng dân tộc là một 
khối cộng đồng gồm nhiều ng−ời và ổn 
định. Đây là đặc tr−ng rất quan trọng 
không kém gì các đặc tr−ng khác của 
Bàn thêm quan niệm và định nghĩa... 41 
dân tộc. Nếu không phải là một cộng 
đồng gồm nhiều ng−ời, mà chỉ là một 
nhóm ít cá nhân, có nguy cơ mai một 
dần, hoặc bị tiêu diệt cho đến hết thì 
một khối ng−ời nào đó không thể mang 
danh dân tộc. Một khối cộng đồng gồm 
nhiều ng−ời, nh−ng không ổn định, 
không gắn kết với nhau trên một lãnh 
thổ thì cũng không phải là một dân tộc. 
Ng−ời Do Thái từ thế kỷ thứ IV đến thế 
kỷ I tr−ớc công nguyên bị đế quốc 
Babilon, rồi đến đế quốc Roma đàn áp, 
khủng bố rất dã man, họ bị các kẻ thù 
đó muốn nuốt chửng, nên phải vô cùng 
sợ hãi, rên xiết, kêu than, cầu mong một 
thế lực mạnh mẽ nào đó đến cứu giúp 
mình, và đành rời bỏ quê h−ơng, chạy 
tán loạn l−u trú, lánh nạn khắp thế giới 
suốt 2000 năm, cho đến ngày 14/5/1948 
mới đ−ợc Liên Hợp quốc cho lập lại 
quốc gia, lấy tên là Nhà n−ớc Israel 
(Theo: Mai Thanh Hải, 2002, tr.185-
187). Trong khoảng 2000 năm chạy trốn 
ẩn nấp tại nhiều quốc gia, vùng miền 
thuộc hành tinh chúng ta đang sống đầy 
lo âu khiếp vía kinh hoàng ấy, khối 
đông dân chúng Do Thái không còn là 
một cộng đồng ng−ời ổn định có chung 
lãnh thổ, do vậy, cũng không có kinh tế 
chung,v.v, nên không ngoại trừ khả 
năng bị xóa bỏ dân tộc mang tên Do 
Thái. Nếu nh− thiếu sự ra tay, can thiệp 
tích cực và có hiệu quả của Liên Hợp 
Quốc thì Nhà n−ớc Isreal không thể 
đ−ợc lập lại và dân tộc Do Thái chắc 
chắn sẽ bị cáo chung. 
Từ lập luận và hiểu bản chất vấn đề 
nh− trên, tôi cho rằng, không thể nhất 
trí với ý kiến khi nói rằng, trong 2000 
năm, số đông ng−ời Do Thái không ổn 
định, không c− trú trên một lãnh thổ 
chung, cũng không thể có một nền kinh 
tế chung, phải bỏ của chạy giữ lấy tính 
mạng, sống ẩn tránh khắp nơi trên thế 
giới, mà vẫn là một dân tộc, rồi từ đó, 
cho rằng, định nghĩa dân tộc của J. 
Stalin phải đ−ợc xem xét lại, vì đặc 
tr−ng về lãnh thổ không phải là đặc 
tr−ng bắt buộc nh− J. Stalin đã viết 
(Phan Hữu Dật, 2004, tr.24). 
Với quan điểm mang tính trao đổi, 
phê phán định nghĩa dân tộc của J. 
Stalin, có ý kiến cho rằng, đặc tr−ng văn 
hóa của dân tộc là cần thiết, “ nh−ng 
nếu chỉ giới hạn trong khuôn khổ tâm lý 
thì quá hạn hẹp. Nên chăng, mở rộng ra 
thành đặc tính dân tộc” (Phan Hữu Dật, 
2004, tr.24). Điều đó cho chúng ta thấy, 
ý kiến trên đã có sự lầm lẫn khi đọc J. 
Stalin và trong cách hiểu phạm trù văn 
hóa. J. Stalin nói về các đặc tr−ng của 
dân tộc (cộng đồng gồm nhiều ng−ời ổn 
định, ngôn ngữ chung, lãnh thổ chung, 
kinh tế chung, cấu tạo tâm lý chung) 
đ−ợc biểu hiện trong một nền văn hóa 
chung. Khái niệm văn hóa đ−ợc J. 
Stalin dùng ở đây với nghĩa rộng, tức là 
bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và 
tinh thần do con ng−ời sáng tạo ra trong 
quá trình lịch sử, chứ không chỉ giới 
hạn văn hóa trong khuôn khổ tâm lý. 
Trong cuốn Giáo trình chủ nghĩa xã 
hội khoa học đ−ợc viết một cách công 
phu, nghiêm túc, tái bản lần thứ hai có 
sửa chữa, Nhà xuất bản Chính trị quốc 
gia ấn hành năm 2004, tại ch−ơng X về 
CNXH với vấn đề dân tộc, mặc dù 
không dẫn định nghĩa dân tộc của J. 
Stalin, nh−ng có nêu 4 đặc tr−ng về dân 
tộc, giống về đại thể 4 đặc tr−ng trong 
định nghĩa dân tộc của J. Stalin. Điều 
này chứng tỏ giá trị, sức sống và ảnh 
h−ởng tích cực của định nghĩa dân tộc 
do J. Stalin trình bày từ khoảng 100 
năm tr−ớc. 
Quyển Tập bài giảng về công tác 
dân tộc do một nhóm cán bộ, giảng viên 
42 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2015 
của Tr−ờng Cán bộ dân tộc thuộc ủy 
ban Dân tộc biên soạn, in để l−u hành, 
sử dụng nội bộ năm 2011 là ấn phẩm có 
giá trị đáng kể về khoa học. Về cách 
hiểu phạm trù dân tộc, tại trang 8 cuốn 
sách viết: “ Dân tộc gắn liền với Nhà 
n−ớc, tức là dân tộc đã định hình thành 
quốc gia - dân tộc, nhà n−ớc dân tộc từ 
rất xa x−a trong lịch sử chứ không phải 
chỉ đến khi chủ nghĩa t− bản, nhà n−ớc 
t− sản ra đời mới có dân tộc” (Tr−ờng 
Cán bộ dân tộc, 2011, tr.8). Đó là một 
nhận xét khái quát chính xác thực tế 
lịch sử và theo chỉ dẫn của các nhà kinh 
điển sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa 
học. Nó giúp cho giới nghiên cứu cũng 
nh− các học viên hiểu rõ thêm về phạm 
trù dân tộc. Thiết nghĩ, luận điểm ấy 
nên đ−ợc bổ sung vào định nghĩa và 
cách hiểu về dân tộc còn khiếm khuyết 
từ bấy lâu nay của chúng ta. 
Đã có ý kiến cho rằng, trong khoa 
học, bác bỏ một khái niệm đã khó, 
nh−ng nêu lên một khái niệm mới để 
thay thế thì còn khó hơn gấp nhiều lần 
(xem: Phan Hữu Dật, 2004, tr.23). Có lẽ 
vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu, giảng 
dạy khi viết giáo khoa, giáo trình về vấn 
đề dân tộc, đáng ra phải nêu lên định 
nghĩa về dân tộc, nh−ng đã không hoặc 
ch−a làm đ−ợc công việc đó. 
Thiết nghĩ, nghiên cứu, giảng dạy 
về vấn đề dân tộc mang tính lý luận, 
chính trị và thực tiễn vào loại rất phức 
tạp nh−ng không thể lẩn tránh này, tất 
yếu phải xác định, hiểu cho đ−ợc đến 
một chừng mức nào đó về bản chất 
phạm trù là đối t−ợng tiếp cận nói trên. 
Vậy, từ tiếp thu, kế thừa định nghĩa 
dân tộc của J. Stalin và luận điểm đã 
dẫn trong Tập bài giảng về công tác dân 
tộc, tôi xin đ−ợc chỉnh sửa vài chi tiết 
mang tính kỹ thuật, chứ không phải nội 
dung, để phát biểu một định nghĩa về 
dân tộc nh− sau: Dân tộc là một khối 
cộng đồng gồm nhiều ng−ời ổn định hình 
thành cùng với nhà n−ớc đầu tiên trong 
lịch sử, có chung một hoặc nhiều ngôn 
ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế, một 
tâm lý đ−ợc biểu hiện trong một nền văn 
hóa chung. Thật ra, định nghĩa này chỉ 
là sự tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và bổ 
sung một chi tiết nhỏ so với các quan 
niệm đã xuất hiện và tồn tại trong lịch 
sử nghiên cứu về dân tộc. Vì thế, ở đây, 
không cần phải dẫn giải nhiều, chỉ xin 
nói đôi câu về đặc tr−ng của dân tộc là 
khối cộng đồng gồm nhiều ng−ời ổn định 
cùng chung một hoặc nhiều ngôn ngữ. 
Thực tế đã cho thấy, ngôn ngữ cũng 
nh− các sự vật, hiện t−ợng khác, luôn 
vận động, phát triển. Có ngôn ngữ tr−ớc 
đây đ−ợc dùng phổ biến, nay đã là tử 
ngữ. Có ngôn ngữ một thời xa lạ thì nay 
trở nên quen thuộc với ít hoặc nhiều tộc 
ng−ời nào đó. Tiếng Việt bây giờ đã đ−ợc 
dùng phổ biến nh− tiếng mẹ đẻ của hầu 
hết các tộc ng−ời thiểu số Việt Nam. 
Trong thời đại mới, không ít quốc 
gia, dân tộc đã sử dụng nhiều ngôn ngữ. 
Tại đấy, nhiều ngôn ngữ cùng đ−ợc dùng 
một cách phổ biến và coi là chính thức, 
thí dụ nh− các khối cộng đồng ng−ời, 
dân tộc Afghanistan, ấn Độ, 
Bangladesh, Bhutan,v.v..., đã đồng thời 
sử dụng 2 ngôn ngữ (Các n−ớc trên thế 
giới, 1990, tr.12, 16, 22, 26, 28). Vì vậy, 
nên bổ sung vào định nghĩa, cách hiểu 
về dân tộc một chi tiết nhỏ “ có chung 
một hoặc nhiều ngôn ngữ”. Chắc chắn 
định nghĩa này cũng nh− vấn đề dân tộc 
nói chung sẽ còn đ−ợc tiếp tục nghiên 
cứu và trao đổi, tranh luận  
(Xem tiếp trang 36) 

File đính kèm:

  • pdfban_them_quan_niem_va_dinh_nghia_ve_pham_tru_dan_toc.pdf