Xu hướng phát triển triết học hiện nay và chuyên ngành triết học phát triển

Bài viết khái quát về xu hướng sự phát triển triết học gắn với lịch sử tiến hóa

nhân loại có quy luật nội ngoại tại của nó; đồng thời nêu lên vấn đề phát triển

triết học Việt Nam sắp tới, trong đó quan tâm xây dựng chuyên ngành triết học

phát triển. Triết học phát triển đư c nhấn mạnh không chỉ cấp độ vũ trụ hay cấp

độ nhân loại mà c n cấp độ xã hội Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Từ khóa: triết học, phát triển, xu hướng, xây dựng

pdf 9 trang phuongnguyen 7620
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng phát triển triết học hiện nay và chuyên ngành triết học phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng phát triển triết học hiện nay và chuyên ngành triết học phát triển

Xu hướng phát triển triết học hiện nay và chuyên ngành triết học phát triển
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
36 
Nhân Ngày truyền thống triết học (thứ 5 tuần thứ 3 tháng 11 hàng năm) được 
tổ chức năm 2019, Tạp chí Khoa học Xã hội TPHCM xin giới thiệu đến quý độc 
giả bài tham luận về “Xu hướng, hình thái phát triển triết học ngà n và 
chuyên ngành triết học phát triển” của TS. Hồ Bá Thâm, nguyên Trưởng ban 
Triết học, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM. 
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌ 
VÀ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC PHÁT TRIỂN 
HỒ BÁ THÂM* 
Bài viết khái quát về xu hướng sự phát triển triết học gắn với lịch sử tiến hóa 
nhân loại có quy luật nội ngoại tại của nó; đồng thời nêu lên vấn đề phát triển 
triết học Việt Nam sắp tới, trong đó quan tâm xây dựng chuyên ngành triết học 
phát triển. Triết học phát triển đư c nhấn mạnh không chỉ cấp độ vũ trụ hay cấp 
độ nhân loại mà c n cấp độ xã hội Việt Nam trong thời đại ngày nay. 
Từ khóa: triết học, phát triển, xu hướng, xây dựng 
Nhận bài ngày: 5/12/2019; đưa vào biên tập: 10/12/2019; phản biện: 20/12/2019; 
duyệt đăng: 10/2/2020 
1. ĐIỀU KIỆ V XU HƯỚNG PHÁT 
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC 
1. Triết học với tư cách là một khoa 
học bao trùm và là sợi chỉ đó xu ên 
suốt các khoa học nhưng vẫn có tính 
độc lập của nó không bị hòa tan vào 
các khoa học cụ thể như xư . Và 
đồng thời triết học cũng là một trào 
lưu tư tưởng mang tính chất thế giới 
quan luôn luôn chuyển động cùng xã 
hội, cùng khoa học và trí tuệ loài 
người. Nó có thể đi trước đi s u h 
đi cùng tù khi tùy lúc nhưng nói 
chung là đồng hành cùng lịch sử, 
cùng quá khứ, hiện tại và tương l i. 
Nhân loại không thể thiếu triết học 
như con người không thể thiếu trí tuệ 
ở chiều sâu - chiều cao - chiều rộng 
nhất trong tâm thức con người như là 
kim chỉ n m cho hành động ở tầm xa 
nhất của nó. Triết học là tinh hoa và 
linh hồn củ văn hó và của thời đại 
nhất định trong lịch sử. 
Triết học r đời xuất phát từ nhu cầu 
phát triển xã hội và con người, xét đến 
cùng đó là nhu cầu phát triển khoa 
học, công nghệ, kinh tế xã hội, văn 
hóa có tính thời đại, ở thời điểm có 
tính bước ngoặt lớn. Theo Ph. Ăngghen, 
* 
Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
HỒ BÁ THÂM – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC 
37 
mỗi bước tiến lớn của khoa học, khi 
khoa học có những phát minh vạch 
thời đại thì triết học phải th đổi hình 
thức củ mình. Và cũng có thể nói 
như vậy về mặt thời đại lịch sử khi 
xuất hiện làm th đổi về giai cấp cầm 
quyền, sự biến đổi lớn từ khủng 
hoảng sang đổi mới, cải cách tiến bộ 
về kinh tế và chính trị trong tiến trình 
lịch sử. Đồng thời trong bản thân triết 
học cũng có qu luật biến đổi và thay 
thế giữa các loại triết học về mặt thế 
giới qu n và phương pháp luận, như 
giữa chủ nghĩ du tâm và chủ nghĩ 
duy vật, giữa nhân sinh quan thần học 
hay vô thần học, phương pháp biện 
chứng và phương pháp siêu hình, 
giữa nhân bản, nhân đạo và phi nhân 
bản, phi nhân đạo Bên cạnh đó còn 
có quy luật biến đổi do gi o lưu văn 
hó , tư tưởng cũng tạo nên sự thay 
đổi nhất định về triết học bản địa của 
một dân tộc, quốc gia cụ thể. 
Những tác động và những nhu cầu đó 
tạo ra một khả năng th đổi tư du 
hoặc từ tư du kinh nghiệm thành tư 
duy lý luận, hoặc từ tư du lý luận từ 
cấp độ cụ thể lên tư du lý luận ở cấp 
độ phổ quát nhất, trừu tượng nhất và 
phổ biến nhất, sâu sắc nhất về thực 
tại bên ngoài và bản thân con người, 
hoặc loại tư du triết học này sang loại 
tư du triết học khác (mô hình tư du ). 
2. Các dòng triết học, các trường phái 
triết học và các xu hướng triết học 
luôn gắn với từng dân tộc, từng quốc 
gia, từng thời kỳ, thời đại lịch sử. Nó 
có thể gi o lưu tạo nên triết học ngoại 
lai và triết học bản địa và là từ triết 
học bản địa và ngoại lai. Các dòng, 
các trường phái triết học trong tiến 
trình lịch sử luôn luôn thay thế nhau 
và kế tiếp nhau trong tiến hóa và phát 
triển trong tư du triết học của loài 
người. 
Thời đại ngày nay về mặt lịch sử đ ng 
từ chủ nghĩ tư bản chuyển hóa, cải 
cách hay cách mạng hóa dần dần tiến 
lên chủ nghĩ hậu tư bản hay chủ 
nghĩ xã hội; đồng thời còn là thời đại 
cụ thể mang tính chất toàn cầu hóa, 
hội nhập, hòa bình, hợp tác và phát 
triển bền vững cùng có lợi; thời đại 
khoa học và công nghệ phát triển 
nhanh chóng, nhất là cách mạng công 
nghiệp 4.0 hiện n  đ ng đòì hỏi sự 
th đổi và tạo nên những nội dung, 
hình thái, hình thức, dạng thức triết 
học mới. 
Lịch sử của triết học vẫn không ngừng 
tiến hóa với các xu hướng phong phú 
củ nó. Nhìn khái quát cơ bản ngày 
n , đó là từ triết học truyền thống 
sang triết học hiện đại và hậu hiện đại. 
Từ triết học theo kiểu đại tự sự sang 
tiểu tự sự, từ triết học phổ quát sang 
triết học cụ thể hơn. Không chỉ là hơn 
chục ngành triết học lớn như ở Việt 
N m t thường thấy mà ngày nay trên 
thế giới đã có khoảng 180 chuyên 
ngành triết học (không chỉ triết học thể 
thao, triết học giáo dục, triết học về 
giới mà cả triết học cho trẻ em(1) (An 
Nhiên, 2017)). 
Theo quá trình lịch sử ta có triết học 
thời cổ đại, triết học trung đại, triết học 
cận đại, triết học hiện đại và nay là 
triết học hậu hiện đại; rồi theo khu vực, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
38 
có triết học phương Đông và triết học 
phương Tâ , hoặc từng quốc gia có 
những quốc gia có nền triết học nổi 
bật 
Lịch sử triết học là sự phân hóa các 
chuyên ngành và liên ngành triết học 
thành một rừng cổ thụ những trường 
phái, loại hình, trình độ và phương 
diện triết học rậm rạp, xanh tươi ngà 
càng phong phú. 
3. Giáo sư Tô Duy Hợp (2016) từng 
có một gợi ý rất hay là: “nên đặt Triết 
học trong Tam Triết: Triết Lý - Triết 
học - Minh triết và trong Tam học: 
Khoa học - Triết học - Đạo học”. Và 
triết học còn nên đặt trong quan hệ lục 
luận giữa thế giới quan (thế giới luận, 
hay bản thể luận), nhận thức luận, 
phương pháp luận, nhân bản luận, giá 
trị luận và thực tiễn luận nữ . Đặt vấn 
đề này vừ cũ và vừa mới nhưng có 
tính khai sáng, có tính chất đổi mới 
triết học. 
Triết học, minh triết và triết lý tuy có 
khác biệt nhưng không hoàn toàn tách 
rời, vì trong triết học có triết lý, có 
minh triết và triết học đi vào cuộc sống 
thì xuất hiện triết lý mới, có minh triết 
mới. Cũng như vậy từ khoa học mà có 
triết học và ngược lại nhưng triết cũng 
gắn với đạo học (t m đạo). Khoa học 
vật lý lượng tử nói riêng khoa học hiện 
đại hay hậu hiện đại ngày nay càng 
gắn với đạo học và làm nảy sinh triết 
học mới như đạo vật lý, triết học 
lượng tử hay triết học trí tuệ nhân tạo 
từ cách mạng cộng nghệ 4.0. Và triết 
học tự nó gắn thế giới quan (thế giới 
luận), phương pháp luận và thực tiễn 
luận (tam luận) tự bên trong, gắn thế 
giới quan, nhân sinh quan, chủ thể 
quan (tam quan) nội tại nên nó lại mở 
rộng với ngoại tại tam triết, tam khoa. 
Ở đâ cũng vậy tam vị là tam vị 
nhưng nhất thể. Có lẽ đâ là một 
nguyên tắc để xây dựng, phát triển và 
ứng dụng triết học theo tư du phức 
hợp, liên ngành, hợp đề, biện chứng, 
hiện đại hay hậu hiện đại. 
2. SỰ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC 
NGÀY NAY 
1. Ngà n chúng t cũng thấy từ đó 
không chỉ nói triết học là khoa học lý 
thuyết, vương quốc của sự trừu tượng 
mà cả triết học ứng dụng, vương quốc 
của cái cụ thể hiện thực rất con người. 
Thực tế nước ta cho hay triết học nào 
gắn bó và trực tiếp liên qu n đến con 
người thì dễ được nhân dân tiếp thu 
và sống với họ lâu hơn. Chẳng hạn, 
triết học đạo đức Khổng giáo hay Phật 
giáo. Còn triết học vũ trụ hay triết 
trong khoa học tự nhiên, trong phát 
triển của lịch sử xã hội, thì họ thường 
thấy khó tiếp thu, thấy xa vời hơn. Tu 
nhiên thời đại ngày nay cần mở rộng 
và làm quen, nắm lấ tư du triết học 
ra nhiều lĩnh vực khác theo xu thế của 
thế giới Vậy quan hệ giữa triết học 
mác-xít và ngoài mác-xít quan hệ với 
nhau thế nào? 
Triết học bây giờ không chỉ là triết học 
tự nhiên, triết học trong các khoa học 
tự nhiên và công nghệ mà cả triết học 
về cái “siêu nhiên” (bí ẩn, huyền bí), 
không chỉ triết học xã hội nói chung 
mà cả triết học con người. Con người 
trong bản thể chiều sâu, năng lượng, 
HỒ BÁ THÂM – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC 
39 
tâm thức, tâm linh củ nó đã thực sự 
trở thành trung tâm của triết học, đang 
tạo ra triết học nhân văn mới, hay chủ 
nghĩa duy vật nhân văn, tức triết học 
về con người, phát triển con người. 
Triết học ngày nay càng ngày càng 
bám chặt và nảy sinh từ những thành 
tựu khoa học hiện đại hạ nguyên tử, 
vật lý lượng tử, sinh học lượng tử 
(Trương Văn Tân, 2016), nhìn nhận 
mới về ý thức, về cận tâm lý, về vật 
chất vô hình và cả về phương diện từ 
ý thức đến trí tuệ nhân tạo, từ chủng 
người sinh học tự nhiên đến chủng 
loại người má  (triết học trí tuệ 
nhân tạo) (Subhash Kak, 2017). 
Rồi triết học ngày nay không chỉ duy 
vật hay duy tâm mà có cả xu hướng 
h trào lưu gọi là “hậu duy vật”(2) 
(
Ngự Yên, 2017), triết học tinh thần, 
h đúng hơn theo chúng tôi là “hậu 
hiện đại” (Bùi Văn N m Sơn, 2012)(3) 
hoặc một dạng duy tâm mới; hoặc 
không duy vật cũng không du tâm khi 
một số nhà khoa học đã đư r tu ên 
ngôn về vấn đề này. Hoặc từ triết học 
hiện đại sang triết học hậu hiện đại, 
hay duy vật hậu hiện đại. 
Triết học ngày nay không chỉ nghiên 
cứu theo qui luật hay nguyên lý chung 
của triết học mà còn nghiên cứu theo 
chủ đề, theo vấn đề. Con người trái 
đất và người ngoài hành tinh, cả vấn 
đề các nền văn minh trong tiến trình 
lịch sử của các dạng loài người trên 
trái đất cũng đã trở thành một chủ đề 
của triết học hiện đại. 
Triết học ngày nay không chỉ là triết 
học duy lý mà cả triết học phi duy lý 
vừa rất xư nhưng vừa rất hiện đại, 
có sự kết hợp triết học Đông - Tây. Ta 
thấ trong xu hướng và hình thức triết 
học phương Tâ hiện đại có rất nhiều 
hình thức, dạng thức triết học (triết 
học phân tích, triết học hiện sinh, triết 
học ngôn ngữ, triết học tinh thần(4)). 
Triết học ngày nay không chỉ là nghiên 
cứu phép biện chứng như là học 
thuyết về sự phát triển sâu sắc nhất 
toàn diện nhất, phổ quát nhất mà còn 
nghiên cứu triết học phát triển (như 
chúng tôi đã đề xuất hơn 20 năm n ), 
(Hồ Bá Thâm, 2008), chứ không chỉ 
triết lý phát triển, như một chuyên 
ngành mới. Triết học này nghiên cứu 
những vấn đề phát triển xã hội đương 
đại trong quan hệ với trì trệ, suy thoái, 
khủng hoảng, tai biến xã hội (Hồ Bá 
Thâm, 2007) hay sự phát triển con 
người, phát triển nhân sinh, nhân văn 
(chủ nghĩ du vật nhân văn (Hồ Bá 
Thâm, 2005, 2014)) và gần đâ chú ý 
cả những phát hiện mới về vũ trụ, hạ 
nguyên tử ở cấp độ “vũ trụ quan toàn 
thể” gắn với khoa học vật lý thiên văn, 
khoa học lượng tử(5). 
2. Ngày nay ta thấy có khá nhiều vấn 
đề triết học (Hồ Bá Thâm, 2012) từ 
lịch sử và cuộc sống trên thế giới đặt 
ra. Mấy chục năm trước khi vấn đề 
môi trường và sinh thái đặt ra gây gắt 
thì s u đó t thấy xuất hiện chủ nghĩ 
duy vật sinh thái với chiều sâu triết lý 
và nguyên lý củ nó như một sự dẫn 
dắt về tư du lý luận mà nếu với chủ 
nghĩ du vật lịch sử hay triết học xã 
hội vẫn còn tuy có ý nghĩ lớn nhưng 
là không đủ. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
40 
Bây giờ cùng với biến đổi khí hậu, 
ngu cơ hủy diệt nền văn minh và loài 
người thì triết học đó càng có ý nghĩ . 
Nhưng còn một thực tế lịch sử là các 
nền văn minh trong thời viễn cổ sử 
phát triển khá cao rồi cũng bị hủy diệt 
do nhiều nguyên nhân, như: một sự 
“t i biến”, t i họa từ thiên thạch rơi 
xuống trái đất, dịch bệnh vô phương 
cứu chữa, biến đổi khí hậu vượt giới 
hạn, nạn đại hồng thủy, chiến tranh 
(hạt nhân) hủy diệt 
Với lý luận hình thái kinh tế xã hội sẽ 
không đủ làm rõ lý luận các nền văn 
minh và sự thăng trầm hay bị hủy diệt 
mang tính tai biến từ nguyên nhân 
bên ngoài xã hội trong lịch sử nhân 
loại từ viễn cổ đã tiến hó trên trái đất 
hàng chục và hàng trăm triệu năm 
trước chứ không chỉ mấy triệu năm 
như cách hiểu trước đâ . 
Như vậy, ngày nay phải có thêm khái 
niệm và lý luận triết học như hình thái 
xã hội - vũ trụ, xã hội - sinh thái chứ 
không chỉ là xã hội nhân sinh, hay 
khái niệm và lý luận tai biến xã hội hay 
tai biến nền văn minh và khủng hoảng, 
sụp đổ các nền văn minh loài người 
(Nguyễn Hưng (Theo Ancient-Code). 
2018) không phải chỉ là văn minh 
nông nghiệp và công nghiệp, hậu 
công nghiệp t h nói đến mà là 
văn minh vùng lịch sử như văn minh 
M , văn minh H Lạp. Và điều đó 
còn cho thấy lịch sử không chỉ là thay 
thế các hình thái kinh tế xã hội mà còn 
là sự thay thế các nền văn minh theo 
cả h i hàm nghĩ nói trên. Phải chăng 
những vấn đề thịnh suy, sinh tồn hoại 
diệt như vậy là một trong những nội 
dung của triết học phát triển xã hội 
nhưng lại có tính phổ quát vũ trụ. 
Ngoài vấn đề trên, thời đại ngày nay 
có nhiều vấn đề thực tiễn và vấn đề 
triết học lớn đ ng đặt r như: Qu n hệ 
giữa toàn cầu hóa, hội nhập và phát 
triển bền vững, bao trùm; quan hệ 
giữa hòa bình, hợp tác, đấu tranh và 
phát triển; hay quan hệ giữa khoa học 
công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh 
tế tri thức, kinh tế thị trường hiện đại 
và phát triển văn hó , văn minh, nhân 
văn của xã hội; phát triển con người, 
con nguời sinh học tự nhiên và con 
người công nghệ; trí tuệ nhân tạo và 
trí tuệ tự nhiên, chủng người tự nhiên 
và chủng người máy (Viên Lâm, 2017; 
Nguyễn Thế Đăng, 2018); kết nối 
thông minh; quan hệ giữa thế giới ảo 
và thế giới thật? Cái tự nhiên, sinh 
học và cái xã hội trong khung cảnh 
ngày nay có vị trí thế nào trong tiến 
hóa lịch sử xã hội? Xã hội tương l i 
vẫn là xã hội - trái đất này hay xã hội - 
vũ trụ? Sự phát triển nhân loại đầy lạc 
quan nhưng cũng đầy rủi ro! 
Với thành tựu khoa học tự nhiên và 
công nghệ mới 4.0, 5.0, kho học 
lượng tử, khoa học cận tâm lý, khoa 
học tâm linh cho thấy ý thức con 
người có liên hệ với ý thức, trí tuệ vũ 
trụ. Ý thức đâu chỉ là phi vật chất mà 
có tính vật chất, hay một dạng thức 
vật chất vô hình đặc biệt như siêu 
năng lượng thông tin (Thiện Tâm, 
2017; An Nhiên, 2017). Vũ trụ xét đến 
cùng là vũ trụ thông tin, vũ trụ sóng, 
vũ trụ dâ đầy nhịp điệu năng lượng 
HỒ BÁ THÂM – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC 
41 
hấp dẫn với nhiều năng lượng bí ẩn, 
thông tin bí ẩn. 
Vũ trụ vật lý và vũ trụ nhân sinh không 
chỉ phát triển ở cấp độ vĩ mô mà cả vi 
mô và ngà càng vi mô hơn, không 
chỉ trên nguyên tử mà còn hạ nguyên 
tử, cấp độ thông tin, cấp độ thông 
minh, cấp độ trí tuệ nhân tạo kết nối 
vạn vật, mà hiện tại là kiểu cách mạng 
công nghệ 4.0, với thế hệ máy móc 
không người lái và dùng ý nghĩ điều 
khiển trực tiếp máy móc, sự vật cho 
thấy ý thức là một dạng sóng năng 
lượng thông tin siêu cao và có tác 
động trực tiếp. 
Đó là những vấn đề cần tiếp tục lý giải 
và cần một quan niệm triết học mới, 
triết học hạ nguyên tử, triết học trí tuệ 
nhân tạo, triết học phát triển vi mô hay 
triết học duy vật hậu hiện đại. 
3. XÂY DỰNG NỀN TRIẾT HỌC VIỆT 
NAM 
1. Việt Nam hiện nay, ngoài 8 quan hệ 
biện chứng lớn trong quá trình đổi mới 
và phát triển đất nước (như giữa ổn 
định, đổi mới và phát triển; giữ đổi 
mới kinh tế và đổi mới chính trị) mà 
Đảng nêu lên, nhìn từ góc độ khác, ta 
sẽ thấy thêm các vấn đề khác như 
phát triền đồng bộ và phát triển ưu 
tiên, đột phá; động lực và thể chế phát 
triển; vấn đề phát triển con người, 
phát triển nguồn nhân lực; quan hệ 
toàn cầu hóa, hội nhập, đổi mới và 
phát triển; quan hệ phát triển nhanh, 
bao trùm và bền vững; cách mạng 
công nghiệp 4.0 và triết học; suy thoái, 
thịnh suy; vấn đề quan hệ giữa phát 
triển quá độ, phát triển bỏ qua, phát 
triển rút ngắn và phát triển đón đầu, 
vượt gộp (Đảng Cộng sản Việt Nam, 
2010); quan hệ phát triển kinh tế và an 
ninh, quốc phòng; quan hệ thị trường, 
nhà nước và xã hội; mâu thuẫn xung 
đột lợi ích nhóm; vấn đề su thái đạo 
đức và văn hó và sự phát triển nhân 
văn; qu n hệ giữa kinh tế thị trường 
và định hướng xã hội chủ nghĩ ; cá 
nhân và nhân cách với vấn đề chống 
chủ nghĩ cá nhân ích kỷ; nhu cầu, lợi 
ích và giá trị củ con người Việt Nam 
ngày nay; truyền thống và hiện đại 
trong đổi mới và phát triển; đấu tranh 
với tư tưởng triết học sai lầm, duy tâm, 
bảo vệ và xây dựng các quan niệm 
triết học mới, đúng đắn; hoặc tiếp thu 
tinh hoa triết học, kể cả triết học tư 
sản hiện đại. 
2. Để phát triển triết học những người 
làm công tác nghiên cứu triết học 
truyền thống cổ đại, trung đại, cận đại, 
hiện đại, hậu hiện đại (tức ngũ đại) 
phải nghiên cứu sâu hơn, hệ thống 
hơn để khái quát lên những vấn đề 
triết học đương đại Từ đó làm 
phong phú, cụ thể hóa thêm, làm mới 
các nguyên lý, học thuyết đã có, hay 
xây dựng các quan niệm lý thuyết, 
thậm chí học thuyết triết học mới như 
chủ nghĩ du vật nhân văn, triết học 
phát triển cấp độ xã hội hoặc cấp độ 
vũ trụ hạ nguyên tử (vật lý và phi vật 
lý), quá độ sang triết học duy vật hậu 
hiện đại 
Chúng ta rất cần xây dựng nền triết 
học Việt Nam trong lịch sử và nhất là 
ngày nay chứ không chỉ là vận dụng 
các truyết thuyết bên ngoài vào. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
42 
Điều đó không chỉ góp phần soi sáng 
con đường đổi mới, tiến lên củ đất 
nước mà còn xây dựng nền triết học 
Việt Nam ngày nay xứng đáng với tầm 
trí tuệ của thời đại, từ đó trí tuệ Việt 
N m thúc đẩ đất nước tiến nhanh, 
vững chắc cùng thời đại trên cơ sở 
một nền triết học tiên tiến và vững 
chắc mà cơ sở và hạt nhân là triết học 
Mác - Lênin, triết lý Hồ Chí Minh. 
Đó là thời cơ và thách thức những 
người làm công tác triết học và liên 
qu n đến triết học ở nước ta. 
Cần đổi mới, cải cách mạnh mẽ tư 
duy triết học cả trong nghiên cứu, 
giảng dạy, học tập triết học không 
những về nội dung chương trình mà 
cả phương pháp nghiên cứu và đào 
tạo nhằm tạo ra bản lĩnh, tư du phản 
biện, sáng tạo, khoa học ở tầm triết 
học và minh triết đáp ứng nhu cầu hội 
nhập, đổi mới và phát triển củ đất 
nước ngày nay. Có thể coi đâ là tư 
du và hành động thời công nghệ 4.0. 
Với những thông điệp rõ ràng về học 
và làm thời công nghệ 4.0 là: “Học để 
làm những điều chư có trong sách. 
Học để làm những việc chư có trong 
đời. Học và làm những điều chư i 
làm” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2018).  
CHÚ THÍCH 
(1) 
Triết học trang bị cho những đứa trẻ khả năng chất vấn mọi thứ, khiến chúng không bị 
giới hạn h áp đặt bởi những điểm yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục nào. https:// 
baomoi.com/tai-sao-tre-can-hoc-triet-hoc/c/32960068.epi, truy cập ngày 5/8/2019. 
(2) 
Xem Tuyên ngôn về khoa học hậu duy vật với 18 điểm. 
Nhiều năm sau khi Tesla nói chúng ta cần nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất để đạt 
được những bước tiến lớn hơn, các chuyên gia hiện đ ng thật sự cân nhắc. Đâ là lý do tại 
sao một số nhà khoa học đã bắt đầu làm việc đó, nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất, 
cũng được gọi là khoa học hậu duy vật (đôi lúc gọi là khoa học tiên phong, hay khoa học 
siêu thường), trong đó tập trung vào những gì các ngành khoa học thông thường không 
dám động chạm tới. Khoa học Hậu duy vật vượt ra bên ngoài ranh giới của thế giới vật chất 
thực tại. https://www.dkn.tv/doi-song/da-den-thoi-ky-khoa-hoc-vat-chat-thoai-trao-cac-hoc-
gia-bat-dau-nghien-cuu-tam-linh.html, truy cập ngày 15/8/2019. 
(3)
 https://phebinhvanhoc.com.vn/triet-hoc-hau-hien-dai/ “Khác với chủ nghĩ hiện đại, chủ 
nghĩ hậu hiện đại không nhấn mạnh h đề c o du lý và văn minh phương Tâ ”, 
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_h%E1%BA%ADu_hi%E1%BB
%87n_%C4%91%E1%BA%A1i, truy cập ngày 20/8/2019. 
(4)
 Triết học tinh thần là ngành triết học nghiên cứu bản chất tinh thần, các hiện tượng, chức 
năng và đặc tính của tinh thần, năng lực ý thức và mối quan hệ giữa chúng với thể xác, đặc 
biệt là với bộ não. Vấn đề tâm-vật (mind-bod problem) có nghĩ là mối liên hệ giữa tinh thần 
(tâm) và thể xác (vật), thường được xem là đề tài trung tâm trong triết học tinh thần, mặc dù 
còn có nhiều vấn đề khác liên qu n đến bản chất của tinh thần mà không có mối liên hệ với 
thể xác (https://vi.wikipedia.org/wiki/). Nếu thế thì “triết học vật chất” (dù chư thấy khái niệm 
này) là nghiên cứu hiện tượng vật chất trong quan hệ với tinh thần. Trong khi đó chủ nghĩ 
duy vật biện chứng nghiên cứu cả vật chất và tinh thần một cách biện chứng (HBT). 
HỒ BÁ THÂM – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC 
43 
(5) 
Hiện đã có Viện Triết học Phát triển. Xem Tuyên ngôn triết học phát triển của Viện này, 
truy cập ngày 11/6/2019. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. An Nhiên. 2017. “Tần số năng lượng củ con người: bí mật để hạnh phúc và trường 
thọ” (th m khảo: visiontimes), https://www.dkn.tv/suc-khoe/tan-so-nang-luong-cua-con-
nguoi-theo-tien-si-hawkins-va-me-teresa-bi-mat-de-hanh-phuc-va-truong-tho.html, truy 
cập ngày 5/8/2019. 
2. Bùi Văn N m Sơn. 2012. https://phebinhvanhoc.com.vn/triet-hoc-hau-hien-dai/ “Khác 
với chủ nghĩ hiện đại, chủ nghĩ hậu hiện đại không nhấn mạnh h đề cao duy lý và 
văn minh phương Tâ ”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9 
a_h%E1%BA%ADu_hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i, truy cập ngày 11/9/2019. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2010. “Chủ yếu là phương thức phát triển rút ngắn” (Văn 
kiện đại hội Đảng), https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chu_yeu_la_phuong_ 
huc_phat_trien_rut_ngan-e.html (2010), truy cập ngày 22/5/2019. 
4. Hồ Bá Thâm. 2005. Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát 
triển hiện nay. Hà Nội: Nxb. Văn hó -Thông tin. 
5. Hồ Bá Thâm. 2005. Phương pháp luận duy vật nhân văn nhận biết và vận dụng. Hà 
Nội: Nxb. Văn hó -Thông tin. 
6. Hồ Bá Thâm. 2007. Tư tư ng Hồ Chí Minh và triết học phát triển. Nxb. TPHCM: Tổng 
hợp TPHCM. 
7. Hồ Bá Thâm. 2008. “Triết học phát triển chuyên ngành cần xây dựng”, https://www. 
chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/triet_hoc_phat_trien_chuyen_nganh_can_xay_dung-e.ht 
ml, truy cập ngày 20/10/2019. 
8. Hồ Bá Thâm. 2012. “Về một số thách thức trong nghiên cứu triết học hiện nay”. Tạp 
chí Thông tin khoa học xã hội, số 8. 
9. Hồ Bá Thâm. 2014. “Tìm hiểu các định nghĩ khác nh u về tâm linh”. Tạp chí Nghiên 
cứu Tôn giáo, số 11. 
10. Hồ Bá Thâm. 2014. Chủ nghĩa Mác - Lênin phương pháp luận của sự phê phán và 
phát triển hiện nay. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
11. Hồ Bá Thâm. 2015. “Tâm linh là một đối tượng nghiên cứu của khoa học và triết 
học”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4. 
12. Lalung.vn. 2015. “Chu ển ý thức vào cơ thể nhân tạo để bất tử có khả thi?”. http:// 
www.lalung.vn/khoa-hoc/chuyen-y-thuc-vao-co-the-nhan-tao-de-bat-tu-co-kha-thi-1031, 
truy cập ngày 8/9/2019. 
13. Lê C o. 2017. “Lời giải của những bí mật về hiện tượng gọi hồn, vong nhập”, 
https://baomoi.com/loi-giai-cua-nhung-bi-mat-ve-hien-tuong-goi-hon-vong-nhap/c/2126 
1314.epi, truy cập ngày 4/6/2019. 
14. Ngự Yên. 2017. “Đã đến thời kỳ khoa học vật chất thoái trào, các học giả bắt đầu 
nghiên cứu tâm linh” , https://www.dkn.tv/doi-song/da-den-thoi-ky-khoa-hoc-vat-chat-tho 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
44 
ai-trao-cac-hoc-gia-bat-dau-nghien-cuu-tam-linh.html, truy cập ngày 7/9/2019. 
15. Nguyễn Hưng (theo Ancient-Code). 2018. “NASA: ít nhất 30 nền văn minh từng bị 
hủy diệt”, https://baomoi.com/nasa-it-nhat-30-nen-van-minh-tung-bi-huy-diet/c/2827023 
4.epi, truy cập ngày 9/9/2019. 
16. Nguyễn Mạnh Hùng. 2018. “Bàn thêm về tư du và hành động thời công nghệ 4.0”, 
https://mastercms.org/ban-them-ve-tu-duy-va-hanh-dong-thoi-cn-40-192.html, truy cập 
ngày 5/9/2019. 
17. Nguyễn Thế Đăng. 2018. “Sự tiến hóa củ con người”, https://thuvienhoasen.org/ 
a30897/su-tien-hoa-cua-con-nguoi vnphilosophy@yahoo.com, truy cập ngày 13/9/2019. 
18. Subhash Kak. 2017. “Liệu trí tuệ nhân tạo sẽ có ý thức như con người?”,  
mat.com/lieu-tri-tue-nhan-tao-se-co-y-thuc-nhu-con-nguoi/. https://vnexpress.net/tin-tuc/ 
khoa-hoc/tri-tue-nhan-tao-co-the-sanh-ngang-con-nguoi-vao-nam-2029-3557875.html, 
truy cập ngày 6/7/2019. 
19. Thiện Tâm. 2017. “Giả thuyết mới: ý thức là một trường kết nối với não bộ” (theo 
Tara Macisaac/et), 
noi-voi-nao-bo.html/, truy cập ngày 19/6/2019. 
20. Tô Duy Hợp. 2016. “Cơ sở tư du học – một thiết kế khởi thảo”. Tọ đàm kho học 
do Trung tâm Khoa học Tư du (CTS), Hội Xã hội học Việt Nam (VSA) và Diễn đàn Tư 
duy học (TSF) phối hợp tổ chức. 
21. Trương Văn Tân. 2016. “Sự sống trên bờ rìa: Buổi bình minh của sinh học lượng tử”, 
 truy 
cập ngày 7/9/2019. 
22. Viên Lâm. 2017. “Trí tuệ nhân tạo có „ý thức‟ giống con người h không?”,  
ampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tri-tue-nhan-tao-co-y-thuc-giong-con-nguoi-hay-khong-
c7a584054.html?fbclid=iwar0gvbkc75gn4wjyksat1tzfgtcobdsnmvimlbhd79kgw_buux0lup
-wy3w, truy cập ngày 1/6/2019. 
23. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_v%E1%BB%81_ 
tr%C3 %AD_tu%E1%BB%87_nh%C3%A2n_t%E1%BA%A1o, truy cập ngày 4/6/2019. 
24. Independent. 2015. “Một robot bất ngờ tự ý thức được về bản thân”,  
kham-pha/mot-robot-bat-ngo-tu-y-thuc-duoc-ve-ban-than-20150717190347686.chn, truy 
cập ngày 15/5/2019. 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_phat_trien_triet_hoc_hien_nay_va_chuyen_nganh_triet.pdf