Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử
Tóm tắt: Trước C.Mác và Ph.Ăngghen, loài người chưa nhận thức đúng đắn
về bản chất của lịch sử và động lực phát triển của nó. C.Mác và Ph.Ăngghen là
những người đầu tiên nhận thức đúng đắn về bản chất của lịch sử và động lực
phát triển của lịch sử. Tác giả bài viết phân tích quan điểm C.Mác và
Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử và khẳng định rằng, quan điểm đúng đắn
này vẫn là cơ sở lý luận khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử 17 QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ ĐỘNG LỰC CỦA LỊCH SỬ ĐẶNG QUANG ĐỊNH * Tóm tắt: Trước C.Mác và Ph.Ăngghen, loài người chưa nhận thức đúng đắn về bản chất của lịch sử và động lực phát triển của nó. C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nhận thức đúng đắn về bản chất của lịch sử và động lực phát triển của lịch sử. Tác giả bài viết phân tích quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử và khẳng định rằng, quan điểm đúng đắn này vẫn là cơ sở lý luận khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác, lịch sử, động lực của lịch sử. Trước C. Mác, những tư tưởng triết học về lịch sử đã được đề xuất bởi các nhà tư tưởng xuất sắc trong xã hội tư sản. Vicô, Rútxô, Hécđơ, Cantơ, Hêghen, Xanhximông và cả một số nhà sử học đã nhận thấy yêu cầu cấp bách phải nhận thức lịch sử nhân loại trong một quá trình thống nhất và phải tìm ra cái cơ sở, cái lôgíc và những quy luật của toàn bộ lịch sử. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi lập trường giai cấp và thế giới duy tâm hoặc duy vật không triệt để nên tất cả các nhà tư tưởng trước C. Mác chưa có một sự nhận thức và giải thích đúng bản chất của lịch sử, chưa tìm ra được quy luật chi phối và động lực của nó. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày quan điểm triết học về lịch sử với một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với toàn bộ quan niệm của các nhà triết học trước đó. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định quan điểm của mình coi con người là điểm xuất phát của nhận thức triết học khoa học về lịch sử. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy sẵn có cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra. Như vậy, những tiền đề ấy có thể kiểm nghiệm được bằng con đường kinh nghiệm thuần tuý”(1). (*) Tiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 28 - 29. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 18 Không phải chỉ C.Mác và Ph.Ăngghen mới có tư tưởng coi con người là đối tượng của triết học. Nhiều nhà triết học trước đó cũng có tư tưởng này. Tuy nhiên, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen có sự khác biệt về chất so với các quan niệm của các nhà triết học trước đó khi các ông chỉ ra đúng bản chất của con người và lấy đó làm cơ sở cho những nghiên cứu của mình về lịch sử. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Lịch sử không làm gì hết, nó “không có tính phong phú vô cùng tận nào cả”, nó “không chiến đấu ở những trận nào cả”! Không phải “lịch sử”, mà chính con người, con người thực sự, con người sống mới là kẻ làm ra tất cả những cái đó, có tất cả những cái đó và chiến đấu cho tất cả những cái đó. “Lịch sử” không phải là một nhân cách đặc thù nào đó sử dụng con người làm phương tiện đạt tới các mục đích của mình. Lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình”(2). Tư tưởng trên của C.Mác và Ph.Ăngghen trái ngược với quan điểm của Hêghen, Brunô Bauơ, cho rằng lịch sử là sản phẩm của tư tưởng, tinh thần, thậm chí có thể sáng tạo được bởi những đầu óc “có tinh thần phê phán”. Quan điểm này phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, trong khi C.Mác và Ph.Ăngghen coi hoạt động của quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của quá trình phát triển lịch sử. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lênin tuy chưa đưa ra một định nghĩa nào về động lực phát triển xã hội, nhưng đã chỉ ra động lực của lịch sử là nhân tố kích thích, thúc đẩy con người hoạt động. Xét đến cùng, đó chính là lợi ích . Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, lợi ích chính là cái thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau, làm cơ sở cho việc xác lập quan hệ giữa họ. Lợi ích chỉ xuất hiện khi nó được đặt trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Về bản chất, lợi ích là cái phản ánh quan hệ của các chủ thể nhu cầu, còn nội dung là để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể ấy.(2) Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội suy cho cùng đều nhằm tìm kiếm lợi ích hoặc những điều kiện để thực hiện những lợi ích khác nhau. Trên cơ sở lợi ích mà quan hệ của các cá nhân, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội có thể là thống nhất hoặc đối lập với nhau. Những lợi ích của các chủ thể có khi thống nhất với nhau, có khi đối lập nhau và do đó, các hành động của các chủ thể cũng diễn ra theo hướng như vậy. Hợp lực của (2) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 141. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử 19 những hành động tạo nên các sự biến lịch sử và tập hợp các sự biến ấy chính là xã hội. “Lịch sử đã diễn ra theo cách mà kết quả cuối cùng luôn luôn thu được từ những xung đột của nhiều ý chí riêng biệt, hơn nữa mỗi ý chí trong số đó trở thành cái như nó hiện có lại chính nhờ rất nhiều những điều kiện sống đặc biệt. Như vậy, có một số vô tận những lực giao nhau, một nhóm vô tận những hình bình hành, vì sự đan chéo này mà xuất hiện một hợp lực”(3). Hợp lực này theo một phương thức nhất định trở thành động lực cơ bản thúc đẩy xã hội phát triển. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, lợi ích là cơ sở của mọi cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp thông qua cách mạng xã hội là một trong những động lực cơ bản của xã hội có đối kháng giai cấp. Về sau, C.Mác và Ph.Ăngghen viết rằng, trong gần bốn mươi năm, chúng tôi đã nhấn mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử, đặc biệt là đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản; coi đó là đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại. Khi phân tích về thực chất của cách mạng xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cách mạng là sự thực hiện lợi ích của quần chúng. Quần chúng chỉ làm cách mạng nếu họ thấy lợi ích của mình được phản ánh trong lợi ích chung. “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và cũng không thể có sự thống nhất về hành động được”(4). C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định rằng chính hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân hướng theo một lợi ích chung là động lực cơ bản nhất của lịch sử. Điều này là cơ sở để C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra động lực của quần chúng nhân dân thông qua cuộc cách mạng cộng sản tương lai – một cuộc cách mạng không chỉ vì lợi ích của thiểu số như các giai cấp bóc lột trước đây nhân danh lợi ích chung để “khêu gợi” sự nhiệt tình của quần chúng nữa. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "trong hết thảy các cuộc cách mạng trước đây, tính chất hoạt động bao giờ cũng vẫn giữ nguyên như cũ, - và bao giờ cũng vẫn chỉ là phân phối hoạt động ấy một cách khác, chỉ là một sự phân phối lao động mới cho những người khác; trái lại, cách mạng cộng sản chủ nghĩa là nhằm chống lại tính chất hoạt động trước đây, nó xoá bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp, vì nó được thực hiện bởi một giai cấp không còn được coi là một giai cấp trong xã hội nữa, không được thừa nhận là giai cấp và đã biểu hiện sự tan rã của (3) C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 643. (4) C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 21. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 20 mọi giai cấp, của mọi dân tộc,... trong khuôn khổ xã hội ngày nay"(5). C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, thực chất của cách mạng xã hội là việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn này tạo ra động lực cho sự phát triển. C. Mác viết: “lực lượng sản xuất có hai chức năng là sáng tạo ra của cải vật chất và là động lực biến đổi xã hội”(6). Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, khi C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích về sự vận động biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (hình thức giao tiếp), về cơ bản ông đã hoàn thành lời giải đáp cho vấn đề động lực phát triển xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất)"(7); "Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất) đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử từ trước đến nay, song vẫn không làm hại đến cơ sở của nó, thì lần nào cũng đều phải nổ ra thành một cuộc cách mạng, đồng thời lại mang những hình thức phụ khác nhau: tổng thể những xung đột, những sự xung đột giữa các giai cấp khác nhau, những mâu thuẫn về ý thức, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị, v.v.. Đứng trên quan điểm thiển cận, ta có thể nắm lấy một trong những hình thức phụ đó và coi nó là cơ sở của những cuộc cách mạng ấy; việc đó lại càng dễ dàng khi bản thân những cá nhân tiến hành cách mạng tuỳ theo trình độ văn hoá của mình và tuỳ theo trình độ phát triển của lịch sử mà tự tạo ra cho mình đủ loại ảo tưởng về hoạt động của riêng mình"(8). Từ quan điểm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đồng thời phê phán quan điểm của các nhà duy tâm cho rằng: sự phê phán mới là động lực của lịch sử; chỉ cần tiến hành đấu tranh chống lại những ảo tưởng của ý thức mà thôi; chỉ cần “đổi” ý thức hiện nay của mình lấy ý thức con người, có tính phê phán hay ích kỷ; chỉ có sự phê phán và những nhà phê phán mới làm nên lịch sử. Như vậy, căn nguyên của những mâu thuẫn giai cấp đều bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, mọi cuộc cách mạng được tiến hành để thực hiện lợi ích kinh tế. Vì thế cho nên, cần phải tìm nguồn gốc của những hiện tượng xã hội ở trong những quan hệ sản xuất và phải quy những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định. (5) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 100. (6) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.349-351. (7) Sđd, tr. 107. (8) Sđd, tr. 107 - 108. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử 21 Có thể nói, quan điểm của triết học Mác về lịch sử và động lực lịch sử là sự kế thừa, sự tổng kết, đúc rút từ thực tiễn sống động của đời sống xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện tính khoa học sâu sắc, bởi vì các ông đã rút ra được quy luật chi phối sự vận động và biến đổi của lịch sử từ chính những sự kiện đơn lẻ và ngẫu nhiên ấy. Chính C.Mác là người đầu tiên đã khám phá ra quy luật vĩ đại của sự vận động lịch sử, quy luật mà theo đó tất cả mọi cuộc đấu tranh lịch sử, không kể nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, hay bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội. Sự xung đột giữa các giai cấp với nhau, cũng đều được quyết định bởi trình độ phát triển của địa vị kinh tế của họ, bởi tính chất và phương thức sản xuất và bởi sự trao đổi do tính chất và phương thức sản xuất quyết định. Chính dựa trên cách hiểu này về quy luật lịch sử mà C.Mác và Ph.Ăngghen có cơ sở để chỉ ra động lực của lịch sử; đó là hoạt động của quần chúng nhân dân thông qua các cuộc cách mạng. Với quan niệm về quần chúng nhân dân và về vai trò của họ trong cách mạng xã hội, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lịch sử đã được cụ thể hơn. Nó không còn chung chung cho rằng hoạt động của con người nữa, mà lịch sử ấy trước hết và căn bản là hoạt động theo đuổi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Mặt khác, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử không phải dựa trên ý muốn chủ quan, mà được các ông khái quát, tổng kết từ lịch sử. Chính Ph.Ăngghen đã coi tác phẩm Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ của C.Mác là sự hiểu biết tuyệt vời về lịch sử sinh động đương thời, một sự nhận thức rõ ràng về ý nghĩa các sự kiện ngay giữa lúc chúng còn đang diễn ra. Theo Ph.Ăngghen, thành công của C.Mác là ở chỗ, ông có một kiến thức sâu sắc và rộng lớn về lịch sử nước Pháp và nhờ vậy, ông đã không bị bất ngờ trước các sự biến lịch sử đương thời. Thực tiễn các cuộc đấu tranh cách mạng đã trở thành cơ sở để xây dựng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và là môi trường để kiểm chứng cho tính đúng đắn của chính lý luận đó. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử không chỉ thể hiện tính khoa học, mà nó còn thể hiện tính cách mạng sâu sắc. Tính cách mạng thể hiện ở chỗ, nó đã thay đổi căn bản nhận thức của con người về lịch sử của chính mình; rằng sự thay đổi xã hội không phải là công việc của những nhà tư tưởng, những nhà phê phán, không phải của vương công, đại thần hay một Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 22 "con ma siêu hình" nào cả, mà nó phải bắt nguồn từ chính bàn tay và khối óc của quần chúng nhân dân. C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nhìn thấy vai trò và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân trong các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cổ vũ cho sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. Trong thời đại ngày nay, hạt nhân của khối quần chúng đông đảo ấy chính là giai cấp vô sản. Từ cách tiếp cận đúng đắn đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hướng lý luận của mình vào cuộc đấu tranh thực tiễn của quần chúng nhân dân. Các ông cho rằng, lý luận chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần làm cho cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân lao động “không còn mang tính chất biệt phái, ngẫu nhiên” nữa, mà là hành động có tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp đông đảo người trong xã hội. C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng phê phán những trường phái triết học xa rời thực tiễn đời sống xã hội. Ngay từ khi còn là biên tập viên của Báo Sông Ranh, C.Mác đã chỉ ra rằng, triết học cũng phải theo đuổi những mục đích thực tiễn hiểu theo ý nghĩa cao nhất của chữ đó như bất cứ hoạt động lao động nào khác của con người. C.Mác nói, các nhà triết học không mọc như nấm từ dưới đất lên, họ là sản phẩm của thời đại họ, của nhân dân họ, những nhựa sống tinh tế nhất, quý giá nhất và chưa từng có của nhân dân được chung đúc lại trong những tư tưởng triết học. Cũng như cái tinh thần xây dựng nên đường sắt với bàn tay của người công nhân, xây dựng nên những hệ thống triết học trong đầu óc của nhà triết học. Triết học không lơ lửng ở đâu ngoài thế giới cũng như bộ óc không nằm ngoài con người. C.Mác phản đối quan điểm cho rằng, triết học chỉ quan sát hiện thực và không có quan hệ gì với hoạt động thực tiễn, với sự biến đổi chế độ xã hội. Tháng 9 năm 1843, trong thư gửi A.Rugiơ, C.Mác cũng cho rằng: nhiệm vụ của triết học không phải là xây dựng lên một hệ thống thích dụng “đối với mọi thời đại sau này”, mà là phê phán thẳng tay mọi cái đang tồn tại. Trong cuộc đấu tranh chống lại các hệ tư tưởng phản động, C.Mác viết: triết học cũng cần gắn liền với cuộc đấu tranh hiện thực. Cuộc đấu tranh mà C.Mác và Ph.Ăngghen nói đến là cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân lao động, trước hết là giai cấp công nhân. Trong tác phẩm Lời nói đầu của cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã trình bày một tư tưởng rất quan trọng về mối liên hệ giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Ông cho rằng, lý luận cách mạng phản ánh yêu cầu, địa vị lịch sử và hoạt động đấu tranh của giai cấp cách mạng. Trong đó, C.Mác đặc biệt đề cao Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về động lực của lịch sử 23 vai trò của lý luận triết học. C.Mác cho rằng, lý luận không chỉ có nhiệm vụ nhận thức ra yêu cầu, địa vị, hoạt động của quần chúng, mà còn phải có khả năng thâm nhập vào quần chúng và trở thành lực lượng vật chất. Tư tưởng này được thể hiện tập trung ở trong luận điểm: "Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, và chỉ cần sấm sét của tư tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất nhân dân còn nguyên vẹn ấy là việc giải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành"; "Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không trở thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xoá bỏ được bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực”(9). Tư tưởng trên của C.Mác cũng được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc trước khi C.Mác viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. Trong luận đề thứ 11, C.Mác viết: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”(10). Luận đề đó của C.Mác không những chỉ rõ vai trò của triết học đối với hiện thực, mà còn nêu lên một cách vắn tắt và sâu sắc thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện. Tất cả những nội dung trên đã cho thấy tính khoa học và tính cách mạng trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lịch sử và động lực của lịch sử. Sự nhận thức và vận dụng đúng những quan điểm đó trong hoàn cảnh lịch sử – cụ thể là điều có ý nghĩa lớn lao đối với tiến trình lịch sử nhân loại nói chung và thực tiễn cách mạng nước ta nói riêng.(9) Quan niệm về lịch sử trong chủ nghĩa Mác đã và đang chứng tỏ vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển nhận thức, tinh thần và hiện thực của xã hội loài người, trước hết là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Lịch sử nhân loại ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn lao, nhưng Chủ nghĩa Mác vẫn chứng tỏ được sức sống của nó. Bất cứ những ai nghiên cứu về xã hội, về lịch sử đều có thể tìm thấy trong chủ nghĩa Mác những cơ sở khoa học cho lời giải đáp. Ngoài ra, từ chỗ phản ánh khách quan, khoa học quá trình tất yếu của lịch sử nhân loại, Chủ nghĩa Mác còn cung cấp những quan điểm, nguyên tắc chung, cơ bản để nhận thức, giải thích chính xác về cơ bản những chế độ xã hội và con đường để xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản. (9) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 589 - 590. (10) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.12. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 24
File đính kèm:
- quan_diem_cua_c_mac_va_ph_angghen_ve_dong_luc_cua_lich_su.pdf