Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong thơ hiện đại

Tóm tắt:

Bài viết hướng đến việc cung cấp một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong mối liên hệ với nghệ thuật ý niệm, chủ

nghĩa tượng trưng và trong mối quan hệ giữa tạo tác và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Thông qua việc phân tích

quan điểm về siêu thực của Tristan Tzara1, thực hành nghệ thuật của Marcel Duchamp2 và một số tác phẩm hội họa

siêu thực của René Magritte3, bài viết làm rõ những vấn đề về siêu thực như: ý niệm trong siêu thực, ý nghĩa của tác

phẩm siêu thực, sức sống của một tác phẩm siêu thực Bài viết cũng phân biệt chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa

tượng trưng trong thơ, từ đó xác lập một cách nghĩ mới về thơ siêu thực.

pdf 11 trang phuongnguyen 1960
Bạn đang xem tài liệu "Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong thơ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong thơ hiện đại

Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong thơ hiện đại
5460(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Mở đầu
Nằm trong dòng chảy của thơ ca thế giới, thơ Việt Nam 
hiện đại đương nhiên chịu sự ảnh hưởng từ các trường phái/
quan niệm nghệ thuật của phương Tây. Để khám phá thơ 
Việt Nam hiện đại, chúng tôi cho rằng cần bắt đầu bằng việc 
nghiên cứu những lý thuyết có vai trò tiếp sức cho thơ ca 
phát triển và góp phần đổi mới văn học nghệ thuật phương 
Tây. Trong đó, chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) cần được 
nhìn nhận như một trong những lý thuyết quan trọng bên 
cạnh chủ nghĩa tượng trưng trong tiến trình cách tân thơ 
hiện đại Việt Nam từ năm 1930 nhằm thay đổi những quan 
niệm truyền thống về thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung. 
Nội dung nghiên cứu 
Nhiều bài thơ hiện đại Việt Nam là những thách thức 
với người tiếp nhận và người nghiên cứu bởi sự khác lạ và 
đột phá trong nội dung và phương thức biểu hiện cũng như 
ở những kết hợp vượt ra khỏi những dòng mạch quen thuộc 
của ý thức thơ. Do đó, dù những nhà thơ như Lê Đạt4 đã 
quan niệm làm thơ là “làm chữ”, đường thơ là “đường chữ”, 
hay Dương Tường5 đã mặc định cho mình một “thi pháp” 
mang tên “âm bồi”, và đưa ra khái niệm: con chữ - con âm 
thì những bài thơ như Mimôza (Mimôza chiều khép cánh mi 
môi xa), Tóc phố (Gáy nê ông chiều lả liễu lam bay), Noel 
1 (Em về phố lặng Lli/Lluâng/Lloang llưng)6 vẫn đòi hỏi 
người nghiên cứu phải tìm đến những lý thuyết văn học và 
nghệ thuật hiện đại để tìm lời giải. Tìm hiểu về chủ nghĩa 
siêu thực và những dấu ấn của lý thuyết này trong những 
trường hợp cụ thể của sáng tác thơ hiện đại Việt Nam là một 
trong những cách thức để mở rộng địa hạt của tiếp nhận và 
“sáng tạo”7. Không phải bài thơ hiện đại nào có tính đột phá 
trong hình thức biểu hiện và âm điệu cũng có bóng dáng của 
chủ nghĩa siêu thực, hoặc có thể coi là thơ siêu thực. Tuy 
nhiên, việc tìm hiểu lý thuyết siêu thực sẽ góp phần chỉ ra 
những ranh giới về mặt quan niệm giữa thơ và phi thơ, giữa 
những cách tân có ý thức và hệ thống với những thể nghiệm 
nghệ thuật đơn lẻ và giữa những quan niệm vốn có về siêu 
thực như là một địa hạt kỳ bí, khó tiếp cận với siêu thực như 
là một hệ thống lý thuyết phương Tây có những tiêu chí và 
đặc điểm sáng tác riêng, là điều mà bài viết hướng tới. 
Siêu thực và nghệ thuật ý niệm 
Trước thế kỷ XX, ở phương Tây, “nghệ thuật” gắn với 
“giá trị” và tác phẩm nghệ thuật phải được tạo tác từ người 
nghệ sỹ. Những “giá trị” này gắn với việc tác phẩm được 
vẽ, tạo dựng bằng kỹ thuật bậc thầy và chuyển tải những ý 
nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên, quan niệm này dần bị thay đổi, và 
sự đổi thay đột ngột nhất đến từ Marcel Duchamp với hàng 
loạt tác phẩm thuộc nghệ thuật ý niệm lấy nòng cốt là những 
Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực 
trong thơ hiện đại 
Đinh Minh Hằng*
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài 27/2/2018; ngày chuyển phản biện 14/3/2018; ngày nhận phản biện 20/6/2018; ngày chấp nhận đăng 28/6/2018 
Tóm tắt: 
Bài viết hướng đến việc cung cấp một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong mối liên hệ với nghệ thuật ý niệm, chủ 
nghĩa tượng trưng và trong mối quan hệ giữa tạo tác và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Thông qua việc phân tích 
quan điểm về siêu thực của Tristan Tzara1, thực hành nghệ thuật của Marcel Duchamp2 và một số tác phẩm hội họa 
siêu thực của René Magritte3, bài viết làm rõ những vấn đề về siêu thực như: ý niệm trong siêu thực, ý nghĩa của tác 
phẩm siêu thực, sức sống của một tác phẩm siêu thực Bài viết cũng phân biệt chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa 
tượng trưng trong thơ, từ đó xác lập một cách nghĩ mới về thơ siêu thực.
Từ khóa: chủ nghĩa siêu thực, lý thuyết hiện đại, thơ hiện đại, thơ siêu thực.
Chỉ số phân loại: 5.10
*Email: dinhminhhangvn@gmail.com
1Tristan Tzara (1896-1963): nhà thơ, nhà phê bình, nghệ sỹ trình diễn tiên 
phong Pháp và Rumani. 
2Marcel Duchamp (1887-1968): họa sỹ, nhà điêu khắc Pháp - Mỹ theo trường 
phái: lập thể, nghệ thuật ý niệm và Dada.
3René Magritte (1898-1967): nghệ sỹ siêu thực Bỉ.
4Lê Đạt (2009), Đường chữ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
5Dương Tường (2017), Dương Tường - Thơ, Nhà xuất bản Nhã Nam.
6Lê Đạt (1994), Bóng chữ, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 
7Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục: “Nó (tinh thần 
mới của Apôline) đấu tranh cho việc phục hồi lại tinh thần sáng tạo”, tr.579.
5560(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
sự vật thông thường trong đời sống. Giá trị của tác phẩm 
nghệ thuật, do đó, có những đổi thay căn bản trong quá trình 
đánh giá. Nếu như ở phương Tây trước thế kỷ XX, sự phân 
định giữa một bức tranh và một đồ vật được coi là rạch ròi, 
thì sau thế kỷ XX, lý thuyết về nghệ thuật hiện đại cho phép 
những sự dịch chuyển, thông qua đó, một bức tranh có thể 
được coi là một sự vật trong sáng tạo, và một sự vật có thể 
xếp vào địa hạt nghệ thuật. Những tác phẩm của Duchamp 
và hàng loạt tác phẩm đương đại sau này được trình bày 
trong Bảo tàng Tate, London cho thấy đã có những sự dịch 
chuyển được chấp nhận trong quan niệm về sáng tạo và tiếp 
nhận nghệ thuật, thông qua đó, những hệ giá trị mới cho 
điều vẫn được quen gọi là tác phẩm nghệ thuật được định 
hình. 
Tuy nhiên, nghệ thuật chắc chắn không phải là một khái 
niệm dễ dãi dành cho mọi thứ sản phẩm. Khả thể của những 
sản phẩm sáng tạo trong hành trình đến với nghệ thuật hiện 
đại và đương đại là cơ hội cho mọi tác giả, nhưng đồng thời 
cũng là những thách thức, trước hết, với chính họ. Theo Sol 
LeWitt8, nghệ thuật hiện đại “Quan tâm tới ý tưởng hơn là 
kỹ thuật, chất liệu và thẩm mỹ truyền thống” [1], nhưng 
theo Marcel Duchamp, nó đồng thời cũng không thể làm hài 
lòng tất cả mọi người. Như vậy, hiểu về nghệ thuật đương 
đại cũng là một cách tìm đến “những ý niệm” hay “ý tưởng” 
trong tác phẩm nghệ thuật. Quan điểm này cũng phần nào 
giúp phân định, trong hàng loạt những thể nghiệm của trào 
lưu thơ hiện đại Việt Nam, đâu là những tác phẩm được tạo 
tác từ một ý tưởng xác quyết, đâu là những thể nghiệm được 
tạo nên một cách không chủ ý. 
Duy trì quan niệm về một hoặc nhiều “ý tưởng, ý niệm” 
trong thơ cũng là cách giúp người đọc khám phá ra những 
chiều kích khác biệt của tác phẩm một cách logic và hợp 
lý giữa vô vàn những sắp đặt, lắp ghép, hoán đổi của từ 
ngữ, câu chữ và hình thức thể hiện. Một hoặc nhiều ý niệm 
cũng cho phép người tiếp nhận tiến đến việc đánh giá các 
tác phẩm dựa trên một hệ thống tiêu chí, đặc điểm của lý 
thuyết văn học và nghệ thuật, góp phần nhận định tác phẩm 
và tác giả ở những vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học 
nói chung. 
Với bức tranh “Xuyên thời gian” (Time Transfixed)9, 
René Magritte nói với người đọc về cái siêu thực bằng 
những điều rất thực: xe lửa, lò sưởi, bức tường, cái đồng 
hồ tất cả đều là những sự vật hiện hữu có thể tưởng tượng 
được, thậm chí có thể tiếp xúc được trong đời sống. Nhưng 
ý niệm được gợi ra chính là khi chiếc xe lửa đâm xuyên 
qua tường, và từ chính tựa đề bức tranh - một sự xuyên 
thời gian gợi nhớ rất nhiều tới những biểu tượng xuyên thời 
gian và không gian khác đã có trong văn học thế giới mà 
khởi thủy chính là tác phẩm Alice ở xứ sở kỳ diệu (Alice in 
Wonderland)10. Ngoài ra, tính chất hiện đại của nó còn được 
mang lại từ quan niệm về “một thế giới khác từ đằng xa” 
(the faraway land) trong nghệ thuật phương Tây. Ngay cả 
việc Magritte chọn địa điểm tàu xuyên qua là lò sưởi cũng 
có thể là một ý tưởng gợi nhớ đến lò sưởi trong tác phẩm 
kinh điển Bài hát mừng Giáng sinh (A Christmas Carol) của 
Charles Dickens11. 
Như vậy, có thể thấy, chủ nghĩa siêu thực không hề 
“siêu thực” hiểu theo nghĩa phi logic, bí hiểm, cố gắng bóp 
méo, làm lạ, làm khác. Cũng giống như các lý thuyết nghệ 
thuật khác, chủ nghĩa siêu thực góp một tiếng nói logic và 
sáng tạo trong việc nhìn thế giới với một chiều kích khác, ở 
những mối quan hệ khác. Ở đó, những định hình, định tính 
của sự vật hầu như không đổi (“Những bức tranh của tôi là 
những hình ảnh có thể nhìn thấy và không che dấu điều gì” 
- René Magritte) [2], chỉ có “ý tưởng, ý niệm” là được định 
hình và không lặp lại. Nói như André Breton, “Khoảng cách 
(giữa hai thực thể) càng xa, sự có nguyên cớ càng nhiều thì 
hình ảnh càng mạnh mẽ” [3]. 
Surrealism in modern poetry 
Minh Hang Dinh*
Hanoi National University of Education
Received 27 February 2018; accepted 28 June 2018
Abstract: 
This article aims to provide an understanding of 
surrealism in relation to conceptual art, symbolism and 
the relationship between art-creation and art-reception. 
By analysing Tristan Tzara’s surrealist ideologies, 
Marcel Duchamp’s art experiments and some surrealist 
paintings by René Magritte, the article clarifies 
surrealistic issues such as concepts in surrealism, the 
meaning of a surrealist work and its vitality. The article 
also distinguishes surrealism and symbolism in poetry 
and contributes a new way of thinking about surrealist 
poetry.
Keywords: modern poetry, modern theory, Surrealism, 
surrealist poetry.
Classification number: 5.10
8Sol LeWitt (1928-2007): nghệ sỹ Mỹ theo nghệ thuật ý niệm và chủ nghĩa 
tối giản. 
9Magritte (1938), Time transfixed, London: Thames & Hudson, pp.108.
10L. Carroll, R.L. Green và J. Tenniel (1971), Alice in wonderland: and, 
through the looking-glass and what alice found there, London: Oxford 
University Press.
11C. Dickens (2013), A christmas carol, Cambridge University Press.
5660(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Siêu thực và sáng tạo
Mối quan hệ giữa lý thuyết siêu thực và hoạt động sáng 
tạo - tiếp nhận thể hiện ở hai khía cạnh như sau:
Đối với tiếp nhận tác phẩm:
Nếu như Dada góp phần tạo ra những “đổi thay mang 
tính cách mạng trong xã hội và nghệ thuật (Hans Richter) 
[4] thì siêu thực được nhận định là tạo ra “mối gắn kết bền 
chặt giữa thơ ca và nghệ thuật hơn tất thảy trước đây” (Anna 
Balakian) [5]. Một trong những người góp phần lập thuyết 
cho chủ nghĩa siêu thực - Tristan Tzara - đã khẳng định: 
“Nó (siêu thực) không liên quan gì tới việc hủy diệt văn 
chương” [6]. Cái mà những nhà siêu thực thời kỳ đầu quan 
niệm về sự đổi thay có tính chất mãnh liệt, đó chính là việc 
làm lu mờ vị trí của người tạo tác/cá nhân. Điều này không 
nằm ngoài xu hướng của văn học hiện đại và hậu hiện đại là 
chuyển dịch từ nhấn mạnh vai trò chủ đạo của nhà văn/tác 
giả sang coi trọng độc giả, đề cao tính độc lập tương đối của 
văn bản trong quá trình tiếp nhận. 
Những xu hướng sáng tác về sau này như thơ ca ngôn 
ngữ (Language poetry) cũng tiếp biến những đặc điểm của 
chủ nghĩa siêu thực và vận dụng nó trong địa hạt thơ ca. 
Suman Chakroborty đã viết: “Đối với độc giả, các nhà văn 
N=G=Ô=N=N=G=Ữ làm việc như những người khai mở 
“những cách tạo ra ý nghĩa” - họ là những người lao động 
của ngôn ngữ, những người buộc người đọc phải tham gia 
tích cực vào sản xuất ý nghĩa” [7]. Như vậy, những kinh 
nghiệm và góc nhìn cá nhân sẽ mang lại những diễn dịch 
khác nhau cho tác phẩm nghệ thuật, đứng từ góc độ người 
tiếp nhận. Thậm chí, ở những khoảng thời gian khác nhau, 
tác phẩm sẽ thẩm thấu, hoặc vang vọng đến cùng một độc 
giả với những thanh âm khác nhau. Việc phối/kết hợp những 
sự vật xa nhau để tạo ý tưởng, ý niệm, do đó, chỉ là bước 
khởi đầu cho một hành trình “sống” của một tác phẩm hiện 
đại nói chung và siêu thực nói riêng sau quá trình tạo tác. 
Đối với sáng tạo tác phẩm:
Mary Ann Caws khi bàn về việc trở thành một nghệ sỹ 
siêu thực đã đặc biệt quan tâm tới “trạng thái tiếp nhận” 
và chú tâm đến “những khả năng có thể xảy ra mà trong 
đó sự vật, khung cảnh và những liên hệ tinh thần kết nối 
nhau lại với một cường độ cao hơn những khoảnh khắc 
thông thường” [8]. Những nhà thơ thuộc thơ ca hình tượng 
(Imagist poetry) khi bàn về sáng tạo cũng đặt yếu tố hình 
ảnh mãnh liệt đầu tiên (first intensity) [9] làm tiêu chí trong 
việc chuyển tải và sáng tạo thơ “như nó vốn có”. Quá trình 
sáng tạo của thơ siêu thực nói riêng và thơ hiện đại nói 
chung đều được xác lập trên quan điểm tôn trọng sự vật và 
thực thể, tôn trọng cái bản nguyên của hình tượng và cảm 
xúc để từ những tiếp nhận ban đầu ấy mà tạo nên những kết 
hợp có tính chất siêu thực. 
Gomringer khi nói về chữ và những tạo tác thơ đã dùng 
hình ảnh chòm sao để miêu tả về một cấu trúc đầy sáng tạo 
mà cũng rất trật tự: “Chòm sao là một cấu hình đơn giản nhất 
có thể trong thơ, nó có đơn vị cơ bản là chữ, nó bao gồm một 
nhóm các chữ giống như đang vẽ những ngôi sao với nhau 
để tạo thành một cụm” và “Chòm sao là một sự sắp xếp, 
và đồng thời là một sân chơi có những chiều kích cố định” 
[10]. Sự sáng tạo “được định hình”, trở thành những nguyên 
tắc, quy luật của thơ cũng là điều mà George Puttenham đề 
cập đến với hàng loạt những dạng thức thơ trong hình dáng, 
hình thức trình bày phong phú (thơ viết theo hình trụ, oval, 
hình tháp trong sách “Nghệ thuật thơ Anh” (The Arte of 
English Poesie) xuất bản từ năm 1589 [11]. 
Siêu thực và tượng trưng
Thơ Việt Nam cuối thời kỳ Thơ mới có những tác phẩm 
hoặc hiện tượng được quen gọi là tượng trưng - siêu thực 
nhằm lý giải cho sự xuất hiện của những câu thơ trừu tượng, 
khó đọc, tiếp nối dòng mạch tượng trưng từ những năm 
1930. Một số bài thơ của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Vỹ, Nguyễn 
Xuân Sanh12 cũng được xếp vào địa hạt tượng trưng - siêu 
thực. Cách gọi này có thể phù hợp trong trường hợp một số 
bài thơ hoặc hiện tượng thơ có dấu vết của cả tượng trưng 
và siêu thực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, siêu 
thực là một hình thức tiếp biến của tượng trưng trong dòng 
chảy của thơ ca hiện đại Việt Nam. Do đó, muốn nhận diện 
những đặc điểm của siêu thực trong thơ hiện đại Việt Nam, 
ngoài nội dung biểu đạt, còn cần quan tâm tới các yếu tố về 
chủ thể sáng tạo, cách thức xây dựng hình ảnh, việc dùng ẩn 
dụ, biểu tượng và sắp xếp cấu trúc, ngôn ngữ thơ. 
Giữa hai lý thuyết tượng trưng và siêu thực có những 
điểm khác biệt cơ bản. Việc phân biệt giữa thơ sáng tác theo 
khuynh hướng tượng trưng và thơ sáng tác theo khuynh 
hướng siêu thực sẽ định hướng tính chuyên nghiệp của các 
nhà thơ hiện đại Việt Nam; mặt khác, cũng giúp người tiếp 
nhận có cái nhìn khách quan hơn về sự tồn tại của yếu tố 
siêu thực trong thơ Việt Nam từ thời kỳ Thơ mới, vốn có chỗ 
đứng độc lập với thơ Việt Nam theo khuynh hướng tượng 
trưng. 
Những khác biệt cơ bản giữa tượng trưng và siêu thực 
trước hết xuất phát từ vấn đề trung gian là mối quan hệ giữa 
hai lý thuyết này với cái có thực hay chủ nghĩa hiện thực. 
Khi bàn tới “thế giới lý tưởng” vượt lên trên cảm xúc của 
chủ nghĩa tượng trưng, Cecil Maurice Bowra13 cho rằng nó 
hoàn toàn đối lập với hiện thực, chống lại kinh nghiệm và 
thực chứng. Trong khi đó, người sáng tác theo chủ nghĩa 
siêu thực như René Magritte chủ trương coi hiện thực và sự 
vật là đối tượng sáng tác. Hơn thế nữa, nếu như chủ nghĩa 
tượng trưng đề cao cái tôi, tiếng nói nội cảm của tâm hồn, 
sự thăng hoa của cảm xúc cá nhân, sự không kiểm soát lý trí 
trong những giấc mơ thì vấn đề người sáng tạo với tư cách 
một cá n ... ười, và dường như 
chỉ liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần của con người, 
thì bây giờ chúng ta đã nhìn nhận tôn giáo như một thực 
thể xã hội, có những vai trò đối với các mặt của đời sống 
cá nhân cũng như đời sống xã hội. Nếu như trước đây, có 
những lúc chúng ta xem tôn giáo, tín ngưỡng như là những 
biểu hiện của mê tín dị đoan, lạc hậu, tiêu cực cần xóa bỏ, 
thì nay chúng ta nhận thấy tôn giáo có nhiều giá trị tốt đẹp 
cần phát huy. 
Nguồn lực tôn giáo, như một số quan điểm vừa nêu ở 
trên có nội hàm khá rộng. Không chỉ là nguồn lực tinh thần, 
mà còn là nguồn lực vật chất. Từ khía cạnh nguồn lực tinh 
thần, đó chính là giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị giáo 
dục, các triết lý nhân văn, hướng thiện... những giá trị này 
đã và đang tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, 
trong xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội. Về 
nguồn lực vật chất, các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam 
có một hệ thống cơ sở thờ tự với nhiều di sản có giá trị, là 
tiềm năng lớn có thể khai thác. Các tôn giáo có thể thu hút 
được các nguồn lực rất lớn từ xã hội như: nguồn lực kinh 
tế, nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa... từ đây, các 
tôn giáo lại chuyển những nguồn lực đã thu hút này vào xã 
hội, vào các lĩnh vực như an sinh xã hội, từ thiện xã hội, y 
tế, giáo dục...
Nói riêng về các di sản tôn giáo, tín ngưỡng, đây chính 
là nguồn tài nguyên tôn giáo có thể khai thác để phát triển 
kinh tế, xã hội, phục vụ phát triển du lịch. Trong bối cảnh 
du lịch tâm linh, du lịch văn hóa phát triển mạnh, trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa quốc tế đang diễn 
ra mạnh mẽ, thì nguồn tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng của 
Việt Nam (mà hạt nhân là các di sản tôn giáo, tín ngưỡng) 
với những đặc trưng riêng, đặc thù gắn với văn hóa truyền 
thống, phong tục tập quán Việt Nam sẽ là những sản phẩm 
có giá trị, chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý của 
mọi người. Chúng ta đang sở hữu một nguồn tài nguyên di 
sản tôn giáo, tín ngưỡng vật thể và phi vật thể vô tận, quý 
giá. Vấn đề ở chỗ: chúng ta khai thác nguồn tài nguyên đó 
như thế nào?
Khai thác các di sản tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ du lịch
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng gần 30.000 cơ sở thờ tự 
của các tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, 
Phật giáo Hòa hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, 
Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam), đấy là chưa kể hàng 
chục nghìn cơ sở tín ngưỡng (đình, đền, miếu). Trong số 
này, chiếm một tỷ lệ không nhỏ là các cơ sở thờ tự đã được 
công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, di tích cấp quốc 
gia đặc biệt. 
Bên cạnh các di sản tôn giáo, tín ngưỡng vật thể như 
vừa nêu, ở Việt Nam còn có các di sản tôn giáo, tín ngưỡng 
phi vật thể như các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng. Theo thống 
kê của cơ quan quản lý văn hóa, Việt Nam có khoảng hơn 
8.000 lễ hội diễn ra hàng năm, trong số đó có khoảng 600 lễ 
hội tôn giáo. Tuy nhiên, hầu như trong các lễ hội diễn ra ở 
Việt Nam đều chứa đựng các yếu tố tôn giáo. 
Với số lượng cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng và các lễ 
hội tôn giáo lớn như vậy, thì đây là nguồn tài nguyên phong 
phú, dồi dào cho phát triển du lịch. Nguồn tài nguyên này 
phân bố đều trên khắp cả nước, gắn với các khu vực, vùng 
miền, gắn với các tộc người, gắn với các loại hình văn hóa, 
phong tục, tập quán do vậy có sức hấp dẫn rất lớn đối với 
khách du lịch. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt, không bị 
cạn kiệt như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Nếu 
6260(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
như biết khai thác, phát huy gắn với giữ gìn, bảo tồn thì 
nguồn tài nguyên này còn tiếp tục được củng cố, làm giàu 
hơn, phong phú hơn, do đó có thể khai thác một cách lâu 
dài, bền vững. 
Nguồn tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng dồi dào, phong 
phú và đặc sắc ở Việt Nam là nguồn nguyên liệu để “chế 
biến” thành các sản phẩm du lịch. Trong thời đại CMCN 
4.0, chúng ta cần tận dụng để đem các sản phẩm này phục 
vụ khách du lịch trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, 
thuận tiện. Để làm được điều đó, trước tiên cần xây dựng 
cơ sở dữ liệu về các di sản tôn giáo, tín ngưỡng. Bước tiếp 
theo là chúng ta cần số hóa các dữ liệu này và tích hợp vào 
các phần mềm, ứng dụng phần mềm, các website, bản đồ 
số hóa... Các sản phẩm này có thể là sản phẩm trực tiếp hay 
hàng hóa trực tiếp (như các ứng dụng chạy trên các thiết 
bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng; các video, các 
bộ phim, thực tế ảo...), cũng có thể là công cụ hỗ trợ đắc 
lực cho việc tìm kiếm thông tin, cung cấp thông tin, hướng 
dẫn cho du khách trước khi đi tham quan, du lịch. Khi 
được cung cấp đầy đủ thông tin về các di sản tôn giáo, tín 
ngưỡng cùng với các thông tin đi kèm như: các chỉ dẫn về 
bản đồ, các loại hình dịch vụ, chi phí thì khả năng khách 
du lịch lựa chọn để đi du lịch sẽ cao hơn. 
Việc khai thác các di sản tôn giáo, tín ngưỡng như vừa 
trình bày ở trên không chỉ phục vụ du lịch mà còn có tác 
dụng quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt 
Nam, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng 
đối với các di sản văn hóa nói chung, di sản tôn giáo, tín 
ngưỡng nói riêng, qua đó góp phần xã hội hóa công tác gìn 
giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản này trong xây dựng 
và phát triển đất nước. Khai thác các di sản tôn giáo, tín 
ngưỡng chính là khai thác nguồn lực tôn giáo, tín ngưỡng 
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
Việc khai thác các di sản tôn giáo, tín ngưỡng có thể 
mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng trong thời gian qua, 
việc này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, chưa có 
cách làm, chưa có những định hướng phát triển lâu dài. Do 
vậy, việc khai thác mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, 
khai thác chưa gắn với bảo tồn, mới chỉ chú trọng khai thác 
những yếu tố bên ngoài, mà chưa chú ý khai thác những 
giá trị của di sản (giá trị lịch sử, giá trị tôn giáo, giá trị văn 
hoá). Chính vì cách khai thác mang tính tự phát đã dẫn 
đến tình trạng xuống cấp của di sản, đánh mất bản sắc của 
di sản ở Việt Nam hiện nay. 
Liên kết ngành trong việc xây dựng sản phẩm du lịch gắn với 
khai thác di sản tôn giáo, tín ngưỡng
Khai thác các di sản văn hoá nói chung, di sản tôn giáo, 
tín ngưỡng nói riêng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói 
chung, phát triển du lịch nói riêng là một chức năng, nhiệm 
vụ của ngành văn hoá, thể thao và du lịch. Để thực hiện 
chức năng, nhiệm vụ này, một trong những việc mà ngành 
văn hoá phải làm là giữ gìn, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di 
tích, phục hồi, phục dựng các lễ hội, phục hồi các ngành 
nghề truyền thống, các sản phẩm, mặt hàng truyền thống, 
xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch... Tuy nhiên, 
trong bối cảnh CMCN 4.0 thì việc khai thác, phát huy giá 
trị di sản văn hoá nói chung, di sản tôn giáo, tín ngưỡng 
nói riêng cần phải tiến hành theo những phương thức mới. 
Đây không phải là công việc của riêng một ngành nào, mà 
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các 
ngành và toàn xã hội. 
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nói đến sự 
phối hợp của ngành KH&CN với ngành văn hoá, thể thao 
và du lịch trong khai thác và phát huy giá trị di sản tôn giáo, 
tín ngưỡng phục vụ phát triển du lịch. 
Đối với ngành KH&CN
Trước hết, nói về khía cạnh quản lý nhà nước, ngành 
này có chức năng định hướng nghiên cứu, tạo ra các cơ 
chế, chính sách, các điều kiện cần thiết, cũng như tổ chức 
các hoạt động khoa học, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết 
quả nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh công nghệ, lĩnh vực 
này nghiên cứu các sản phẩm khoa học kỹ thuật, công nghệ 
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu mà 
lĩnh vực này đạt được có thể áp dụng với các lĩnh vực khác, 
kể cả lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Dường như 
trong cuộc CMCN 4.0, các lĩnh vực khoa học khác nhau 
ngày càng phải xích lại gần nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau 
để tạo ra những sản phẩm đa giá trị. Mỗi một sản phẩm 
trong thời đại CMCN 4.0 cần phải có sự phối hợp của nhiều 
ngành, lĩnh vực, một sản phẩm phải chứa đựng hàm lượng 
của nhiều loại tri thức khác nhau. Lĩnh vực khoa học xã hội 
và nhân văn có vai trò và chức năng nghiên cứu tìm kiếm, 
phát hiện giá trị, xác định bản sắc, đặc thù của các di sản văn 
hoá, di sản tôn giáo, tín ngưỡng; hệ thống hoá những giá trị 
này, phân loại các di sản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu 
về các di sản này. Giá trị của các sự vật, hiện tượng không 
phơi bày ra trước mắt chúng ta, mà ẩn sâu trong hình hài của 
6360(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
các sự vật, hiện tượng đó, nhiệm vụ của khoa học xã hội và 
nhân văn là tìm kiếm các giá trị đó. Tuy nhiên, đấy mới là 
khía cạnh thứ nhất. Ở khía cạnh thứ hai, khoa học xã hội và 
nhân văn phải đi tìm kiếm những giá trị phục vụ cho cuộc 
sống con người, phục vụ cho xây dựng, phát triển đất nước, 
mà mỗi một giai đoạn, mỗi một thời kỳ, yêu cầu phát triển 
đất nước lại khác nhau. 
Trên phương diện tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch, 
khoa học xã hội và nhân văn phải nghiên cứu các giá trị. 
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra 
những sản phẩm phục vụ du lịch có chất lượng, có sức hấp 
dẫn đối với du khách. Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm 
chứa đựng nhiều giá trị, hay nói cách khác là có giá trị nhiều 
mặt. Từ các góc độ khác nhau, khoa học xã hội và nhân văn, 
đã và đang nghiên cứu tìm ra giá trị các mặt của các di sản 
tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ việc bảo tồn, phát huy các di 
sản này, mà cụ thể là phục vụ du lịch. 
Khi khoa học xã hội và nhân văn đã nghiên cứu các giá 
trị và xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản tôn giáo, tín ngưỡng 
thì lúc này, khoa học công nghệ phát huy vai trò của mình 
trong nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng, các 
công cụ tích hợp, biến các sản phẩm của khoa học xã hội 
và nhân văn thành những sản phẩm thực sự phục vụ nhu 
cầu của người dùng, có thể phổ biến và lưu thông trên môi 
trường số hoá và hoà nhập vào môi trường quốc tế. Vì thế, 
vai trò của khoa học công nghệ cũng vô cùng quan trọng.
Đối với ngành văn hoá, thể thao và du lịch
Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của 
ngành văn hoá, thể thao và du lịch chính là giữ gìn, bảo tồn 
các di sản văn hoá nói chung, di sản tôn giáo, tín ngưỡng 
nói riêng. Với chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước 
trên lĩnh vực văn hoá, ngành văn hoá, thể thao và du lịch có 
nhiệm vụ xây dựng các chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ, 
trùng tu, tôn tạo các di sản, quy hoạch vùng bảo vệ di sản, 
lập hồ sơ di sản, ngăn chặn các yếu tố thiên nhiên, con người 
xâm phạm di sản. 
Ngoài ra, ngành còn chức năng quan trọng nữa đó là 
phát huy di sản. Một trong những cách thức phát huy di 
sản đó là mang các giá trị di sản như là những sản phẩm 
du lịch đến với du khách, hay người tiêu dùng sản phẩm 
du lịch. Ngành văn hoá, thể thao và du lịch thực hiện chức 
năng tổ chức, giới thiệu, quảng bá các di sản văn hoá, di sản 
tôn giáo, tín ngưỡng như những sản phẩm du lịch; đưa du 
khách đến thưởng thức các sản phẩm du lịch đó. Bản thân 
ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng tạo ra các sản phẩm 
du lịch, tuy nhiên, ngành này không thể đồng thời nghiên 
cứu, tìm kiếm, phát hiện giá trị vừa xây dựng các ứng dụng 
công nghệ để tích hợp các giá trị và cơ sở dữ liệu để tạo ra 
sản phẩm du lịch. Trong bối cảnh CMCN 4.0, cần phối hợp 
với các ngành, nhất là ngành KH&CN cũng như với toàn 
xã hội để tạo ra các sản phẩm và đem các sản phẩm đó vào 
cuộc sống. 
Cuộc CMCN 4.0 chắc chắn sẽ làm thay đổi nhiều điều 
ở ngành du lịch, từ cách thức tạo ra sản phẩm du lịch, cách 
thức quảng bá đến cách thức tổ chức du lịch... Do vậy, nếu 
không ý thức được điều này, vẫn cứ làm theo cách cũ, chúng 
ta không thể tạo ra được những đột phá trong phát triển du 
lịch, khó đưa ngành này trở thành mũi nhọn như Nghị quyết 
08-NQ/TW yêu cầu.
Kết luận
Chúng ta đang sở hữu nguồn tài nguyên quý giá, vô tận 
là nguồn tài nguyên văn hoá nói chung, tôn giáo, tín ngưỡng 
nói riêng. Cần xem nguồn tài nguyên tôn giáo, các di sản 
tôn giáo, tín ngưỡng vật thể, phi vật thể là một trong những 
sản phẩm chủ lực phục vụ phát triển du lịch trong thời đại 
CMCN 4.0. Nếu biết cách khai thác nguồn tài nguyên này, 
chúng ta sẽ tạo ra được nhiều loại hình sản phẩm phong phú, 
đa dạng, mang bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, góp 
phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, mang lại 
sự phát triển bền vững của đất nước. Không chỉ phục vụ du 
lịch, nguồn tài nguyên tôn giáo còn có thể trở thành “nguyên 
liệu” cho ngành công nghiệp văn hoá, là chất liệu cho sáng 
tạo nghệ thuật...
Như chúng ta đã biết, các nguồn tài nguyên khác có 
nguồn gốc tự nhiên như dầu khí, than đá, khoáng sản... 
mang tính hữu hạn, không thể khai thác mãi; chi phí cho 
việc khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng tốn kém; hậu 
quả để lại về môi trường, biến đổi khí hậu, phá vỡ cảnh quan 
là rất nặng nề... Trong khi đó, nguồn tài nguyên văn hóa nói 
chung, tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng có thể khai 
thác mãi mà không bao giờ cạn kiệt, chi phí để khai thác 
nguồn tài nguyên này lại ít hơn rất nhiều so với chi phí khai 
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, nếu biết cách 
khai thác, phát huy nguồn tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng 
thì nguồn tài nguyên này lại càng được củng cố, càng được 
bồi đắp phong phú hơn. 
6460(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Việc khai thác tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng gồm: 
nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm, hệ thống hóa, phân loại, sắp 
xếp, đánh giá các di sản tôn giáo, tín ngưỡng... nhằm xây 
dựng hệ cơ sở dữ liệu về các di sản tôn giáo, tín ngưỡng, trên 
cơ sở đó tiến hành số hóa các dữ liệu này; bước tiếp theo là 
xây dựng các phần mềm, các ứng dụng công nghệ thông tin, 
các website... để đưa các dữ liệu, nguồn tài nguyên này lên 
môi trường số hóa, phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Đây 
không những có thể trở thành sản phẩm trực tiếp mà còn là 
sản phẩm trung gian nhưng lại không thể thiếu để có thể kết 
nối các sản phẩm du lịch khác trong thời đại CMCN 4.0. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, công việc rất quan 
trọng này lại chưa được tiến hành một cách có hệ thống, 
hệ cơ sở dữ liệu về các di sản tôn giáo, tín ngưỡng lại chưa 
được xây dựng. Do vậy, đây là vấn đề cần quan tâm thực 
hiện trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 
4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0.
[2] Lê Thị Tình, Đoàn Thị Mai Liên, Về cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư, 
van-de-su-kien/2017/46674/Ve-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-
thu-tu.aspx
[3] Đỗ Quang Hưng (2010), “Tôn giáo cũng là một nguồn lực trí 
tuệ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 5, tr.9.
[4] Trương Văn Chung, Tôn giáo ở Việt Nam - Một nguồn lực mới 
góp phần phát triển xã hội bền vững, 
ticleId=c67e6c91-3af4-4c32-ba92-f76221b57020.
[5] Nguyễn Hồng Dương (2018), “Nguồn lực tôn giáo trong quá 
trình phát triển đất nước”, Bản tin Lý luận & Thực tiễn, 55, tr.40.
[6] 
ly-kien-nghi-cua-cac-to-chuc-ton-giao/201612/25823.vgp.

File đính kèm:

  • pdfmot_cach_hieu_ve_chu_nghia_sieu_thuc_trong_tho_hien_dai.pdf