Mối quan hệ giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân ở Việt Nam
Tóm tắt: Ở Việt Nam, đạo đức đảng viên và đạo đức công dân có sự khác biệt. Bởi vì, yêu cầu về
chuẩn mực đạo đức đối với đảng viên cao hơn so với công dân bình thường; một số chuẩn mực đạo
đức buộc phải có đối với đảng viên nhưng không bắt buộc đối với công dân bình thường. Tuy
nhiên, đạo đức đảng viên và đạo đức công dân có sự tương tác lẫn nhau ở chỗ, đạo đức công dân
càng hoàn thiện thì đạo đức đảng viên càng được nâng cao, ngược lại, đạo đức đảng viên càng
được nâng cao thì đạo đức công dân càng tiến tới sự hoàn thiện hơn.
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân ở Việt Nam
10 Mối quan hệ giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân ở Việt Nam Trần Văn Phòng1, Hoàng Thu Trang1 1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email: tvphong61@gmail.com Nhận ngày 2 tháng 10 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 12 năm 2017. Tóm tắt: Ở Việt Nam, đạo đức đảng viên và đạo đức công dân có sự khác biệt. Bởi vì, yêu cầu về chuẩn mực đạo đức đối với đảng viên cao hơn so với công dân bình thường; một số chuẩn mực đạo đức buộc phải có đối với đảng viên nhưng không bắt buộc đối với công dân bình thường. Tuy nhiên, đạo đức đảng viên và đạo đức công dân có sự tương tác lẫn nhau ở chỗ, đạo đức công dân càng hoàn thiện thì đạo đức đảng viên càng được nâng cao, ngược lại, đạo đức đảng viên càng được nâng cao thì đạo đức công dân càng tiến tới sự hoàn thiện hơn. Từ khóa: Đạo đức, đảng viên, công dân, Việt Nam. Phân loại ngành: Triết học Abstract: In Vietnam, there exist differences between the Party members’ revolutionary ethics and the citizen’s ethics, as the requirements in terms of ethical standards for the former are higher than those for the latter. A number of ethical standards are required of Party members but not mandatory for ordinary citizens. However, the revolutionary ethics of the former and the ethics of the latter interact with each other: the higher the ethics of the citizen, the more elevated the revolutionary ethics, and vice versa, the more and more elevated revolutionary ethics brings the citizen’s ethics closer and closer to perfection. Keywords: Revolutionary ethics, Party members, citizens, Vietnam. Subject classification: Philosophy 1. Giới thiệu Thực trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ở nước ta hiện nay đã khiến cho vấn đề đạo đức trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nghiên cứu, bàn luận. Khi bàn về đạo đức, người ta thường bàn đến đạo đức công dân, đạo đức Trần Văn Phòng, Hoàng Thu Trang 11 cán bộ, đạo đức đảng viên, đạo đức nhà báo, đạo đức thầy thuốc Trong các loại đạo đức đó, đạo đức công dân (đạo đức của công dân) là đạo đức của mọi người, đạo đức đảng viên (đạo đức của đảng viên, đạo đức cách mạng của đảng viên) là đạo đức của một tầng lớp cụ thể trong xã hội, hơn nữa là đạo đức của tầng lớp tiên phong trong xã hội. Vậy, giữa đạo đức công dân và đạo đức đảng viên có sự tương tác với nhau như thế nào, điểm giống và khác biệt của chúng là gì? Trả lời câu hỏi này sẽ góp phần lý giải lý do tại sao đạo đức đảng viên thường được đề cao và việc nâng cao đạo đức đảng viên lại trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhằm khắc phục sự xuống cấp đạo đức của toàn xã hội nói chung. 2. Sự tương đồng và khác biệt giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân Giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân có những nét tương đồng. Điều đó thể hiện cụ thể ở chỗ, bất cứ ai (dù thuộc giai cấp, tầng lớp nào, dù giữ chức vụ gì) cũng đều là công dân. Mọi người sinh sống trong một quốc gia đều có quyền và trách nhiệm công dân theo quy định được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó. Đảng viên (đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam) cũng không phải là ngoại lệ, bởi vì đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một công dân Việt Nam, có tất cả quyền và trách nhiệm của một người công dân Việt Nam, trong đó có trách nhiệm phải thi hành nghĩa vụ đạo đức của một người công dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” 5. Tuy cùng thực hiện đạo đức công dân, nhưng đảng viên và công dân bình thường (không phải đảng viên) vẫn có sự khác biệt. Điều đó thể hiện ở những điểm sau. Một là, yêu cầu về chuẩn mực đạo đức đối với đảng viên cao hơn so với công dân bình thường. Đối với chuẩn mực đạo đức của con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất/ Thiếu một đức, thì không thành người”. Trong đó, cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; kiệm tức là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; liêm tức là trong sạch, không tham lam; chính nghĩa là không tà, nghĩa là ngay thẳng, đứng đắn 1, t.5, tr.632-643. Cần, kiệm, liêm, chính rõ ràng là những chuẩn mực đạo đức mang tính phổ quát mà bất cứ ai cũng cần phải có cho dù là công dân bình thường hay là đảng viên. Muốn tạo dựng cuộc sống ấm no, tốt đẹp, hạnh phúc cho bản thân và gia đình thì ai ai cũng cần phải siêng năng, chăm chỉ, cố gắng trong lao động và phải tiết kiệm, không tiêu xài phung phí, bừa bãi. Cần mà không kiệm thì “làm chừng nào xào chừng ấy”; còn kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Không những phải cần, kiệm, mà còn phải liêm và chính. Những người không bị lòng tham chi phối, luôn giữ vững được sự ngay thẳng trong bất kỳ khó khăn nào thì mới trở thành con người theo nghĩa đích thực và được mọi người xung quanh tôn trọng. Tuy đều cần có các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2018 12 nhưng giữa công dân bình thường và người đảng viên vẫn có sự khác biệt ở chỗ những yêu cầu trong việc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính ở đảng viên phải cao hơn người bình thường. Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; là người tiên tiến nhất trong nhân dân lao động; là đại diện tiêu biểu cho những con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Do đó, đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Với tư cách là chiến sĩ cách mạng trong đội ngũ tiên phong, là tấm gương cho quần chúng nhân dân noi theo, đảng viên phải thực hiện những chuẩn mực đạo đức của người tốt hơn so với người công dân bình thường. Một đảng viên muốn trở thành tấm gương về đạo đức cho nhân dân noi theo thì tự mình phải thực hành nghiêm các chuẩn mực đạo đức. Đạo đức của người đảng viên đòi hỏi tính gương mẫu rất cao. Về điều này, Hồ Chí minh viết: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình xa xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích” 1, t.5, tr.108; “Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính” 1, t.5, tr.552. Mặt khác, nếu việc thi hành nghĩa vụ đạo đức của một công dân bình thường chỉ ảnh hưởng đến danh dự và cuộc sống của bản thân và gia đình người đó thì việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức của người đảng viên liên quan đến danh dự của toàn Đảng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng cầm quyền cũng như tới tương lai và vận mệnh của dân tộc. Ví dụ, một đảng viên giữ chức vụ cao trong chính quyền nếu không có tinh thần tiết kiệm, không chính trực, không ngay thẳng thì rất dễ lợi dụng địa vị và quyền lực của mình để kéo bè, kết cánh, tham ô, tham nhũng, lãng phí, gây hại lớn cho dân, cho nước. Những đảng viên như thế sẽ khiến cho nhân dân mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, từ đó dân sẽ không nghe và đi theo Đảng nữa. Cũng bởi thế mà yêu cầu thực hiện các chuẩn mực đạo đức của đảng viên phải cao và cụ thể hơn những công dân bình thường. Đối với việc thực hành cần, kiệm, liêm, chính của đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm được như vậy chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Trước hết là Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh” 1, t.7, tr.392; “Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cần, kiệm, liêm, chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí. Trong mọi công việc phải tính toán cân nhắc cẩn thận” 1, t.10, tr.314. Hai là, một số chuẩn mực đạo đức buộc phải có đối với đảng viên nhưng không bắt buộc đối với công dân bình thường. Bên Trần Văn Phòng, Hoàng Thu Trang 13 cạnh những nghĩa vụ đạo đức phải tuân thủ như một công dân bình thường, xuất phát từ chính đặc điểm về vị trí, vai trò của mình, đảng viên còn phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức khác thể hiện trách nhiệm của đảng viên trước Đảng, trước nhân dân. Chẳng hạn, đó là chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”. Chuẩn mực này thể hiện trách nhiệm của đảng viên đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. “Trung với nước” được biểu hiện ở chỗ, đảng viên luôn phải đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết; quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu con đường cách mạng; luôn đi đầu trong việc thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. “Hiếu với dân” được thể hiện ở chỗ, đảng viên phải luôn coi dân là gốc của nước, coi dân là người sáng tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử, coi mình chỉ là đầy tớ của nhân dân, đại diện cho nhân dân làm lợi cho dân, bảo vệ lợi ích chính đáng cho dân và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ chân chính. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt là: Nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” 1, t.7, tr.480. Một chuẩn mực đạo đức khác của đảng viên là “chí công vô tư”. Chuẩn mực này yêu cầu cán bộ, đảng viên không được nghĩ đến mình trước, phải hết lòng vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết. Thực hành “chí công vô tư” cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bởi vì chủ nghĩa cá nhân là trái đạo đức cách mạng 6. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh từng khẳng định: “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng... Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”. Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng” 1, t.5, tr.250-251. Những chuẩn mực đạo đức nói trên là những tiêu chí hàng đầu để đánh giá tư cách đạo đức của một đảng viên chân chính. Đặc biệt, có nhiều tiêu chuẩn đạo đức cụ thể đã được ghi trong Điều lệ của Đảng và buộc đảng viên phải tuân theo bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật như một công dân bình thường. Đó là những quy định về nghĩa vụ của người đảng viên (trong Điều 2, Chương 1 tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2) hay quy định về 19 điều đảng viên không được làm (theo Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 3). Nếu vi phạm những quy định này, đảng viên phải chịu kỷ luật trước Đảng. Trên đây là những điểm khác biệt chủ yếu nhất giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân. Sự khác biệt này không phải là ở chỗ có hai loại chuẩn mực đạo đức khác nhau hoàn toàn (một loại chuẩn mực dành cho công dân và một loại chuẩn mực đạo đức dành cho đảng viên), mà là ở chỗ, đạo đức đảng viên có những yêu cầu khắt khe hơn đạo đức công dân bình thường, hơn nữa có một số chuẩn mực đạo đức bắt buộc đối với đảng viên nhưng không phải là chuẩn mực đạo đức bắt buộc đối với công dân bình thường. Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2018 14 3. Sự tương tác giữa đạo đức đảng viên và đạo đức công dân Mặc dù đạo đức cách mạng đảng viên và đạo đức công dân có nhiều điểm khác biệt, nhưng giữa chúng vẫn có sự tương tác lẫn nhau. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây. Một là, đạo đức công dân là nền tảng cho đạo đức đảng viên, đạo đức công dân càng hoàn thiện thì đạo đức đảng viên càng được nâng cao. Đạo đức đảng viên không đối lập với đạo đức công dân, mà là sự phát triển cao hơn, đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, đòi hỏi cao hơn, nghiêm khắc hơn đạo đức công dân. Như đã trình bày ở trên, đạo đức đảng viên được hình thành và hoàn thiện chỉ trên cơ sở kết hợp giữa những chuẩn mực đạo đức công dân được thực hiện ở mức độ cao hơn với một số tiêu chuẩn riêng theo quy định của Đảng. Đảng viên trước hết phải tuân thủ tuyệt đối những nghĩa vụ đạo đức của một người công dân bình thường. Không thể nói rằng một đảng viên đã thực hiện đủ những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ đảng viên, trong khi, chưa thực hiện được chuẩn mực đạo đức của công dân bình thường. Một đảng viên không thể có đạo đức cách mạng khi không chấp hành những nghĩa vụ đạo đức đã được luật hóa trong pháp luật cũng như những chuẩn mực đạo đức thông thường mà xã hội quy định đối với một công dân. Bởi thế, hoàn thành tốt mọi tiêu chuẩn đạo đức của một công dân là yêu cầu tối thiểu, là cơ sở để đảng viên rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng, nghĩa là để thực hiện những chuẩn mực đạo đức phổ quát ở tầm cao với những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt hơn. Với tư tính chất nền tảng cho đạo đức đảng viên, đạo đức công dân trong xã hội càng cao, càng hoàn thiện thì càng tạo môi trường thuận lợi để đảng viên rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng. Hoàn cảnh, môi trường tuy không phải là cái quyết định nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi người. Đối với đảng viên cũng vậy, môi trường xã hội càng tốt thì càng tạo điều kiện cho họ tu dưỡng, rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng. Ngược lại, hoàn cảnh càng suy thoái, có nhiều cám dỗ, thì càng có nhiều cơ hội cho thói hư, tật xấu lan rộng, càng khiến cho đảng viên dễ sa ngã, dễ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, đánh mất chính mình. Khi nền tảng đạo đức chung của xã hội, đạo đức công dân càng hoàn thiện thì đạo đức đảng viên lại càng có cơ hội được nâng cao. Hai là, đạo đức đảng viên càng được nâng cao thì càng thúc đẩy đạo đức công dân hoàn thiện hơn. Đạo đức công dân là nền tảng cho việc thực hiện và nâng cao đạo đức đảng viên. Ngược lại, đạo đức đảng viên càng được nâng cao, thì càng giúp cho đạo đức công dân được hoàn thiện hơn. Điều này thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, đảng viên nào giữ vững được đạo đức cách mạng thì đảng viên đó đang hoàn thành tốt nghĩa vụ đạo đức của một người công dân, bởi suy cho cùng, đạo đức đảng viên cũng chủ yếu là đạo đức công dân được thực hiện ở tầm cao hơn với những yêu cầu khắt khe hơn. Thứ hai, đảng viên là những người tiêu biểu, đại diện cho nhân dân đứng trong hàng ngũ của Đảng, luôn là tấm gương cho nhân dân về mọi mặt, đặc biệt là tấm gương về đạo đức. Để trở thành tấm gương về đạo đức, mỗi đảng viên trước hết phải tự mình thi hành đạo đức, nói phải đi đôi với làm. Về điều này, Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói mà không làm thì vô ích, đó là một tật xấu” 1, t.11, tr.136; “Nói miệng ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Trần Văn Phòng, Hoàng Thu Trang 15 Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết mình phải làm gương, gắng làm gương cho anh em, và khi đi công tác gắng làm gương cho dân” 1, t.10, tr.167; “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” 1, t.5, tr.552. Mỗi đảng viên nếu luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện đạo đức cách mạng thì sẽ trở thành tấm gương sáng để nhân dân học tập và noi theo. Sinh thời, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” 1, t.1, tr.263, “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” 1, t.12, tr.558. Như vậy, nếu đạo đức đảng viên càng được nâng cao thông qua hoạt động thực tiễn thì xã hội càng có nhiều tấm gương sáng để người dân noi theo, trên cơ sở đó, cái tốt, cái đẹp không ngừng được lan rộng, đạo đức công dân càng có cơ hội được hoàn thiện. Ngược lại, nếu đảng viên không tu dưỡng, rèn luyện, thực hành đạo đức, lời nói không đi đôi với việc làm, thì chẳng những họ không thể trở thành tấm gương tốt cho nhân dân, không thể có được sự tin yêu của nhân dân, mà còn biến thành “tấm gương xấu” cho công dân. 4. Kết luận Trong thực tế hiện nay, không ít đảng viên đã và đang trở thành những “tấm gương xấu” về đạo đức, khiến cho cái ác, cái xấu có cơ hội được nhân rộng. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay 4. Điều đáng buồn là ở chỗ, bộ phận cán bộ, đảng viên mắc phải những biểu hiện này lại không hề nhỏ và đang có chiều hướng gia tăng. Điều này là nguyên nhân chính làm suy thoái nền đạo đức xã hội ở nước ta thời gian qua. Khi đảng viên là tấm gương xấu về đạo đức thì chúng ta không thể đòi hỏi những công dân bình thường phải thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức của xã hội và cũng không thể đòi hỏi sự hoàn thiện của đạo đức công dân. Do đó, nâng cao đạo đức đảng viên là một trong những yêu cầu cấp bách và cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao đạo đức công dân. Giữa đạo đức đảng viên và đạo đức của công dân có mối quan hệ mật thiết và sự tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Nếu cái này tốt thì cái kia được nâng cao, và ngược lại, nếu cái này suy thoái thì cái kia sẽ không hoàn thiện. Bởi vậy, muốn nâng cao đạo đức công dân thì cần nâng cao đạo đức đảng viên. Tài liệu tham khảo 1 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.1, t.5, t.7, t.10, t.11, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2 ntulieu/Van-kien-Dang-Nha- nuoc/2011/3346/DIEU-LE-DANG-CONG-SAN- VIET-NAM-khoa-XI.aspx. 3 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc- khac/Quy-dinh-47-QD-TW-nhung-dieu-dang- vien-khong-duoc-lam-132578.aspx. 4 hoi/20161031/toan-van-nghi-quyet-trung- uong-4-khoa-xii/1211059.html, 5 https://tennguoidepnhat.net/2012/05/24/dao- duc-cong-dan-15-1-1955. 6 doi/thong-tin-tu-lieu/359-t-tng-h-chi-minh-v-o- c-cach-mng-ca-ngi-can-b-ng-vien.html Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2018 16
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_dao_duc_dang_vien_va_dao_duc_cong_dan_o_vie.pdf