Mạng ngữ nghĩa trong việc giảng dạy triết học Mác-Lênin

Tóm tắt: Thực trạng dạy và học triết học ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay

vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa tạo được hứng thú cho sinh viên, cũng như chưa đạt được mục

đích của việc học tập. Một trong những giải pháp được kỳ vọng để giải quyết hiệu quả vấn đề trên

là xây dựng hệ thống mạng ngữ nghĩa diễn giải các khái niệm của triết học. Hệ thống mạng ngữ

nghĩa này hướng đến hai mục tiêu: thứ nhất, nhằm làm cho những kiến thức trừu tượng của triết

học trở nên cụ thể, trực quan và dễ nắm bắt hơn; thứ hai, nhằm làm cho các khái niệm của triết học

được lý giải sâu sắc, trung thực hơn3.

pdf 8 trang phuongnguyen 2540
Bạn đang xem tài liệu "Mạng ngữ nghĩa trong việc giảng dạy triết học Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mạng ngữ nghĩa trong việc giảng dạy triết học Mác-Lênin

Mạng ngữ nghĩa trong việc giảng dạy triết học Mác-Lênin
 25 
Mạng ngữ nghĩa trong việc 
giảng dạy triết học Mác - Lênin 
Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Thị Như2 
1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Email: nguyentuan1962@yhaoo.com.vn 
2 Học viện Quản lý giáo dục. 
Email: nguyenyennhu84@gmail.com 
Nhận ngày 1 tháng 12 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 1 năm 2019. 
Tóm tắt: Thực trạng dạy và học triết học ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay 
vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa tạo được hứng thú cho sinh viên, cũng như chưa đạt được mục 
đích của việc học tập. Một trong những giải pháp được kỳ vọng để giải quyết hiệu quả vấn đề trên 
là xây dựng hệ thống mạng ngữ nghĩa diễn giải các khái niệm của triết học. Hệ thống mạng ngữ 
nghĩa này hướng đến hai mục tiêu: thứ nhất, nhằm làm cho những kiến thức trừu tượng của triết 
học trở nên cụ thể, trực quan và dễ nắm bắt hơn; thứ hai, nhằm làm cho các khái niệm của triết học 
được lý giải sâu sắc, trung thực hơn3. 
Từ khóa: Mạng ngữ nghĩa, triết học, Mác-Lênin. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: The current status of teaching and studying philosophy at universities and colleges in 
Vietnam is still facing limitations, having not yet created interests for students, nor achieving the 
purpose of studying philosophy. One of the expected solutions to effectively solve the problem is to 
build a semantic network that interprets the concepts of philosophy. This semantic network aims at 
two goals: first, to make the abstract knowledge of philosophy more concrete, visual and easier to 
grasp; secondly, to make the concepts of philosophy more profoundly and truthfully explained. 
Keywords: Semantic network, philosophy, Marxism-Leninism. 
Subject classification: Philosophy 
1. Mở đầu 
Ở Việt Nam, triết học là kiến thức bắt buộc 
trong chương trình của các trường đại học. 
Triết học được giảng dạy là triết học Mác - 
Lênin, và là một phần trong môn “Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - 
Lênin”. Thực trạng dạy học triết học Mác - 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
26 
Lênin tại các trường đại học hiện nay, đặc 
biệt là ở khối không chuyên ngành triết học, 
vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa tạo được 
hứng thú cho sinh viên, cũng như chưa đạt 
mục đích của việc học tập. Dung lượng kiến 
thức của môn học này lớn và khó, nhưng 
thời lượng lên lớp hiện nay bị cắt giảm 
nhiều, sinh viên khó tiếp thu bài học một 
cách sâu sắc, điều đó dẫn đến chỗ sinh viên 
chán nản, giảm sút tinh thần học tập. Để 
khơi dậy niềm say mê của sinh viên đối với 
môn học và bù đắp những thiếu hụt nêu 
trên, rất cần phải có sự đổi mới nội dung và 
phương pháp giảng dạy. Một trong các giải 
pháp được kỳ vọng là sử dụng hệ thống 
mạng ngữ nghĩa về triết học Mác - Lênin. 
Tuy nhiên, hệ thống mạng như vậy vẫn 
chưa được xây dựng ở bất kỳ cơ sở đào tạo 
nào trong cả nước. Trong phạm vi của bài 
viết này, chúng tôi phân tích đặc điểm nổi 
bật của hệ thống mạng ngữ nghĩa và vai trò 
của mạng ngữ nghĩa triết học Mác - Lênin 
đối với việc học tập của sinh viên Việt Nam 
hiện nay. 
2. Mạng ngữ nghĩa 
Mạng ngữ nghĩa là một trong các phương 
pháp biểu diễn tri thức. Thuật ngữ mạng ngữ 
nghĩa (semantic network) và mô hình dữ liệu 
ngữ nghĩa (semantic data model) được sử 
dụng để mô tả các dạng đặc biệt của mô hình 
dữ liệu. Mạng ngữ nghĩa được đặc tả bởi các 
mạng lưới, hay là biểu diễn tri thức dưới 
dạng đồ thị có hướng. Trong đó, các điểm 
nút biểu diễn các khái niệm về thế giới khách 
quan; các đoạn thẳng nối các điểm nút là 
quan hệ giữa các khái niệm đó; mỗi khái 
niệm trong mạng ngữ nghĩa được mô tả bằng 
những thuộc tính và những quan hệ giữa nó 
với các khái niệm khác. Hình 1 dưới đây là 
sơ đồ của một mạng ngữ nghĩa. 
Hình 1. Sơ đồ về mạng ngữ nghĩa 
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Như 
 27 
Trong mạng ngữ nghĩa trên, các nút biểu 
diễn các khái niệm (về hành động hoặc đối 
tượng); các liên kết biểu diễn hướng và mối 
quan hệ giữa các nút. Một nút có thể có một 
số siêu lớp chứa nó. Lớp này thừa kế các 
thuộc tính của lớp cha và các lớp trên đó. 
Mạng ngữ nghĩa là công cụ rất hiệu quả 
cho việc trình diễn các khái niệm về học 
thuật, cũng như cho việc nghiên cứu các 
khái niệm của các ngành khoa học khác 
nhau. Mạng ngữ nghĩa cho phép kết nối các 
khái niệm tương đương, gần gũi, trực quan 
hóa bằng cách hiển thị dạng sơ đồ, dạng 
danh sách, và các kết nối trực tuyến. 
Với khả năng biểu diễn tri thức mạnh mẽ 
và khả năng biểu diễn trực quan, mạng ngữ 
nghĩa đã được triển khai nhiều trong thực tế 
và đã hình thành các hệ thống tra cứu, tìm 
kiếm, hiển thị các khái niệm, thuật ngữ của 
các lĩnh vực khác nhau. 
Để hình thành hệ thống mạng ngữ nghĩa, 
các nhà khoa học đã sử dụng các công cụ 
công nghệ thông tin (CNTT) để tạo ra các 
sản phẩm phần mềm cho phép đưa vào, cập 
nhật, xử lý, hiển thị, lưu trữ và chia sẻ các 
mạng ngữ nghĩa. 
Về mặt công cụ và hệ thống phần mềm 
mạng ngữ nghĩa, web ngữ nghĩa, có khá 
nhiều công cụ, nền tảng, môi trường, hệ 
thống mở cho phép phát triển mở rộng 
mạng lưới các khái niệm theo phương pháp 
luận của mạng ngữ nghĩa, như Wikipedia 
theo công nghệ wiki, WorldNet, WorldCat, 
các phần mềm theo chuẩn SKOS Tuy 
nhiên, chưa có một phần mềm cho phép dễ 
dàng xây dựng mạng ngữ nghĩa về một 
ngành, một lĩnh vực. Ví dụ, chưa có một 
phần mềm mạng ngữ nghĩa triết học Mác- 
Lênin tại Việt Nam, kể cả ít nhất là Việt 
hóa. Nếu có một phần mềm mạng ngữ 
nghĩa triết học Mác - Lênin dưới dạng Việt 
hóa, thì người sử dụng sẽ xây dựng hệ 
thống từ vựng, khái niệm theo kiểu mạng 
ngữ nghĩa, từ đó cộng đồng có thể tra cứu, 
tìm kiếm cũng như tham gia mở rộng các 
mạng ngữ nghĩa chuyên ngành khác. 
Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng hệ thống 
phần mềm bao gồm công cụ soạn thảo hệ 
thống từ vựng và khái niệm theo mô hình 
mạng ngữ nghĩa về triết học Mác - Lênin. 
Hệ thống này còn có khả năng ứng dụng 
cho việc xây dựng các hệ thống mạng ngữ 
nghĩa cho các ngành khoa học xã hội khác 
nhau. Quản trị cơ sở dữ liệu các nội dung 
dạng ngữ nghĩa và phần mềm cho phép khai 
thác hệ thống mạng ngữ nghĩa với các tính 
năng tra cứu, tìm kiếm, hiển thị trực quan. 
Bộ công cụ phần mềm biểu diễn mạng 
ngữ nghĩa các thuật ngữ triết học Mác - 
Lênin cần xây dựng phải có các tính năng 
sau. Một là, nó cần cho phép biểu diễn các 
khái niệm, quan hệ giữa các khái niệm triết 
học Mác-Lênin và lưu trữ thành hệ thống 
cơ sở dữ liệu CSDL ngữ nghĩa. Hai là, nó 
cho phép tra cứu, tìm kiếm các khái niệm, 
tư liệu về triết học Mác - Lênin theo sơ đồ 
mạng ngữ nghĩa với các nút liên quan về 
khái niệm và tư liệu, tài nguyên nhằm phục 
vụ giảng dạy và nghiên cứu. Ba là, nó cho 
phép phát triển, cập nhật vào hệ thống các 
khái niệm, tri thức và quan hệ mới. Hệ 
thống phần mềm đó bao gồm 3 thành phần 
là: - phần mềm quản trị nội dung mạng ngữ 
nghĩa; - mô đun (phần mềm) trình diễn 
mạng ngữ nghĩa; - cổng phần mềm mạng 
ngữ nghĩa triết học Mác - Lênin. 
Mô đun phần mềm quản trị nội dung 
mạng ngữ nghĩa là công cụ quản trị cơ sở 
dữ liệu với nội dung ngữ nghĩa, sử dụng 
tiêu chuẩn RDF. Các sơ đồ RDF (RDFS) là 
cơ sở cho việc nhập các nội dung ngữ nghĩa 
thành cơ sở dữ liệu với cấu trúc theo dạng 
bộ ba triple gồm Subject, Predicate, Object. 
Tại đây, Subject và Object là các khái niệm, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
28 
từ vựng, được kết nối bằng quan hệ 
Predicate. Mô đun này cho phép quản trị 
(CSDL) ngữ nghĩa theo cấu trúc RFDS, 
theo phương thức tiêu chuẩn CRUD. Chẳng 
hạn, nó cho phép: tạo (create); đọc (read); 
cập nhật (update); xóa (delete) đối với các 
dữ liệu dạng RDF; tạo các liên kết giữa các 
từ vựng/khái niệm theo tập quan hệ; truy 
vấn các liên kết từ vựng/khái niệm theo mối 
quan hệ; thay đổi, sửa các dữ liệu RDF (đó 
là các từ vựng/khái niệm và các quan hệ 
liên kết); xóa các dữ liệu RDF.Truy vấn 
ngữ nghĩa cho phép truy vấn và phân tích 
có tính liên kết và theo ngữ cảnh. Truy vấn 
ngữ nghĩa cho phép trích xuất thông tin có 
nguồn gốc rõ ràng và ngầm định dựa trên 
các thông tin cú pháp, ngữ nghĩa và cấu trúc 
chứa trong dữ liệu. Chúng được thiết kế để 
cung cấp kết quả chính xác (có thể là lựa 
chọn đặc biệt của một thông tin duy nhất) 
hoặc để trả lời các câu hỏi mở rộng hơn và 
mờ hơn thông qua kết hợp so sánh mẫu và 
suy luận số. Các truy vấn ngữ nghĩa làm 
việc trên các đồ thị tên, dữ liệu liên kết 
hoặc các bộ triple RDF. Điều này cho phép 
truy vấn để xử lý các mối quan hệ thực tế 
giữa các thông tin và suy luận ra các câu trả 
lời từ mạng dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, truy 
vấn ngữ nghĩa là các hoạt động quan hệ 
chính xác giống như truy vấn cơ sở dữ liệu, 
làm việc trên dữ liệu có cấu trúc; và do đó, 
có khả năng sử dụng các tính năng toàn 
diện như các toán tử (ví dụ: >, = và <), 
không gian tên, đối sánh mẫu, phân lớp, 
quan hệ chuyển đổi, các quy tắc ngữ nghĩa 
và tìm kiếm toàn văn theo ngữ cảnh. Chức 
năng truy vấn CSDL ngữ nghĩa SPARSQL 
cho phép trích xuất từ cơ sở dữ liệu ra các 
dữ liệu dạng RDF (bao gồm các bộ ba 
Subject-Predicate-Object, bộ ba này thể 
hiện các khái niệm/từ vựng liên quan theo 
các quan hệ từ 1 hoặc một số từ khóa). Ví 
dụ, chúng ta lập 8 triples như sau. T1: hiện 
tượng - là tính chất của - vật chất - là - khái 
niệm vật lý. T2: vật chất - là - khái niệm 
triết học. T3: hiện tượng - là tính chất của - 
năng lượng - là - khái niệm vật lý. T4: hiện 
tượng - là tính chất của - không và thời gian 
- là khái niệm vật lý. T5: hiện tượng - là 
biểu hiện của - bản chất. T6: khúc xạ - là - 
hiện tượng. T7: hiện tượng - là phạm trù - 
thuộc vào - duy vật biện chứng. T8: bản 
chất - là phạm trù - thuộc vào - duy vật biện 
chứng. Khi truy vấn khái niệm “hiện 
tượng”, thì ta sẽ có các khái niệm liên quan 
về vật lý và triết học như trên. Khi truy vấn 
khái niệm “hiện tượng - là - khái niệm vật 
lý’ thì ta sẽ có T1, T3, T4. 
Mô đun trình diễn mạng ngữ ngữ nghĩa 
cho phép hiển thị các kết quả dựa trên tìm 
kiếm và truy vấn ngữ nghĩa bằng các nội 
dung và hình thức trực quan. Đó là: - danh 
sách các khái niệm cùng các mô tả khái 
niệm; - danh sách các khái niệm liên quan 
theo ngữ nghĩa từ truy vấn và tìm kiếm; - 
đồ thị các khái niệm và mối liên kết theo 
các quan hệ; - danh sách các tư liệu, tài liệu, 
đường link mô tả tài nguyên trên web liên 
quan tới khái niệm truy vấn và tìm kiếm. 
Mô đun này xử lý các kết quả từ lớp dưới là 
mô đun phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu 
ngữ nghĩa và cung cấp kết quả tới lớp trên 
là mô đun cổng (thông tin) mạng ngữ nghĩa. 
Mô đun cổng mạng ngữ nghĩa là phần 
mềm theo công nghệ cổng (portal), dựa vào 
nền tảng mã mở Drupal, cung cấp điểm truy 
nhập, khai thác thông tin từ mạng ngữ 
nghĩa đối với người sử dụng. Cổng này 
cung cấp các tính năng quản trị người sử 
dụng, quản trị nội dung, cung cấp các kết nối 
(liên kết) tới các mạng ngữ nghĩa khác nhau 
như Wikipedia, Worldnet Trên thực tế, 
các mô đun phần mềm được xây dựng bằng 
các công nghệ mã nguồn mở, được lập trình 
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Như 
 29 
tích hợp thành một hệ thống thống nhất sử 
dụng các dịch vụ web (web services), được 
lập trình như các ứng dụng dạng web, được 
lưu trữ trên môi trường web. 
3. Vai trò của mạng ngữ nghĩa triết học 
Mác - Lênin đối với việc học tập của 
sinh viên 
Thứ nhất, mạng ngữ nghĩa triết học Mác - 
Lênin góp phần làm cho những kiến thức 
trừu tượng của triết học Mác - Lênin trở 
nên cụ thể, trực quan và dễ tiếp cận hơn. 
Khi các trường đại học, cao đẳng đã chuyển 
hẳn sang hình thức đào tạo theo học chế tín 
chỉ, thì việc tự học, tự nghiên cứu trở thành 
yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Tuy 
nhiên, do học phần triết học Mác - Lênin 
chứa nhiều nội dung lý thuyết và mang tính 
trừu tượng hóa, khái quát hóa cao, nên việc 
tự học, tự nghiên cứu là khá khó khăn. Cho 
dù áp dụng các hình thức dạy học hiện đại 
với phương châm “lấy người học làm trung 
tâm”, thì bản thân sinh viên cũng chưa thể tự 
mình trở thành trung tâm của quá trình nắm 
bắt kiến thức, điều đó dẫn đến giảm sút tinh 
thần học tập. 
Để cho hoạt động học tập của sinh viên 
trở nên tích cực, rất cần có sự đổi mới, sáng 
tạo của giảng viên trong quá trình giảng 
dạy. Cụ thể, cần làm cho những kiến thức 
trừu tượng đó trở nên cụ thể, trực quan, dễ 
nắm bắt hơn, sau đó, cần lôi kéo sinh viên 
chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây 
dựng bài học của mình. Trên thực tế ở Việt 
Nam hiện nay, nhiều giảng viên đã tìm cách 
sơ đồ hóa các nội dung kiến thức nhằm chỉ 
ra lôgic của các vấn đề đang triển khai, 
nhưng họ mới làm công việc đó một cách 
thủ công. Phương pháp thủ công này có một 
số hạn chế. Nó có thể được áp dụng đối với 
từng phần kiến thức nhỏ lẻ nhưng sẽ khó 
khả thi nếu áp dụng đối với tổng thể kiến 
thức của môn học. Sự tiếp nhận kiến thức 
của sinh viên vẫn không thể tránh khỏi bị 
rời rạc. Những sơ đồ kiến thức ấy cũng khó 
cho ta thấy được quan hệ nhiều chiều giữa 
các nội dung. Vì vậy, nó chưa phát huy hiệu 
quả khả năng suy luận của người học. 
Để khắc phục những hạn chế trên, chúng 
ta nên xây dựng mạng ngữ nghĩa cho học 
phần triết học Mác - Lênin. Với những nét 
khái lược về mạng ngữ nghĩa mà chúng tôi 
đã trình bày ở trên, có thể thấy, mạng ngữ 
nghĩa có rất nhiều ưu điểm: Nó mang đến 
cách tiếp cận giống với cách con người ghi 
nhận và truy xuất thông tin, vì vậy mà người 
học sẽ có thể tiếp cận kiến thức một cách tự 
nhiên, dễ dàng hơn. Nó mang tính trực quan 
cao, dễ hiểu với người học. Mạng ngữ 
nghĩa rất linh động (vì sinh động nên người 
sử dụng có thể thêm vào đó các nút điểm và 
các đường thể hiện quan hệ để bổ sung các 
tri thức cần thiết; và như vậy là, khi sử dụng 
mạng ngữ nghĩa, bản thân người học cũng 
có thể thể hiện vai trò chủ động của mình 
trong việc nắm bắt, thiết kế, bổ sung các 
kiến thức mới). Mối liên kết giữa các nút 
điểm trong mạng ngữ nghĩa rất đa dạng (vì 
thế nó sẽ cho người học thấy được mối quan 
hệ nhiều chiều giữa các khái niệm được biểu 
diễn; qua đó, người học có được cái nhìn toàn 
diện hơn về tri thức mà mình đang tiếp cận). 
Như vậy, việc xây dựng mạng ngữ nghĩa 
cho học phần triết học Mác - Lênin sẽ dẫn 
đến sự thay đổi trong cách trình bày, tương 
tác đối với kiến thức thuộc học phần này, 
qua đó làm cho người học hứng thú, chủ 
động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, 
nâng cao hiệu quả của việc học tập, nghiên 
cứu triết học và nhiều ngành khoa học khác 
có liên quan. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
30 
Thứ hai, mạng ngữ nghĩa triết học Mác - 
Lênin góp phần lý giải sâu sắc và trung 
thực hơn các thuật ngữ của triết học Mác -
Lênin. Ở Việt Nam hiện nay, thời lượng lên 
lớp của học phần triết học Mác - Lênin nói 
riêng, các học phần về lý luận chính trị nói 
chung, bị cắt giảm nhiều. Đối với môn 
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin” (mà trong đó bao gồm học 
phần triết học Mác - Lênin), thì thời lượng 
bị cắt giảm đến hơn 50% so với trước đây. 
Điều đó khiến cho việc giảng dạy của giảng 
viên trên lớp cũng không thể đi vào chi tiết, 
cụ thể hóa. Đó cũng là lý do khiến cho sinh 
viên khó nắm bắt nội dung bài giảng. Giáo 
trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin” là sự tích hợp của ba 
học phần riêng biệt trước đó (triết học 
Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin 
và chủ nghĩa xã hội khoa học). Chính vì 
vậy, nhiều nội dung không chỉ của học phần 
triết học mà cả hai học phần còn lại đã bị cô 
đọng lại nhiều. Ví dụ, trong cuốn sách giáo 
trình này, toàn bộ những nội dung liên quan 
đến phần lịch sử triết học, lịch sử các học 
thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng và các học 
thuyết về chủ nghĩa xã hội và nhiều nội 
dung khác không còn. Chúng ta không thể 
nghiên cứu triết học một khi không biết gì 
về lịch sử triết học. Điều đó còn đúng bởi 
lẽ, ý nghĩa của các vấn đề triết học đã luôn 
mang tính lịch sử rồi. Trong lịch sử triết 
học, có rất nhiều quan niệm mà vào thời 
điểm xuất hiện chúng, cũng như ở các thời 
điểm tiếp theo, chưa được hiểu như hiện 
nay. Và ngay ở thời điểm hiện nay, những 
quan điểm đó vẫn cần phải được làm rõ và 
phát triển trong bối cảnh của những vấn đề 
đang được đặt ra đối với triết học hiện đại. 
Cho nên, để tìm hiểu các tư tưởng triết học, 
không thể tách chúng ra khỏi lịch sử của 
bản thân chúng. 
Bên cạnh đó, khi trình bày về các khái 
niệm, phạm trù của triết học Mác - Lênin, ta 
cũng cần phải bổ sung thêm nhiều kiến thức 
về triết học trong khoa học tự nhiên. Bởi vì, 
những vấn đề triết học trong khoa học tự 
nhiên là vốn kiến thức cơ bản của triết học 
Mác - Lênin. Việc hình thành các nguyên lý, 
quy luật của triết học là kết quả của sự khái 
quát các thành tựu khoa học về tự nhiên, về 
xã hội và về tư duy, trong đó các thành tựu 
của khoa học tự nhiên là cực kỳ quan trọng. 
Trong lịch sử, các trào lưu triết học, đặc biệt 
là chủ nghĩa duy vật, gắn bó một cách rất 
chặt chẽ với khoa học tự nhiên. Nhưng trong 
các sách giáo trình triết học cũng như giáo 
trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin” được sử dụng trong các 
trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện 
nay, ta không thấy có những tri thức đó. 
Những kiến thức về triết học trong khoa học 
tự nhiên mới chỉ thấy được dạy cho sinh 
viên chuyên ngành triết học với một thời 
lượng ít ỏi. Nếu không bổ sung những nội 
dung kiến thức đa dạng phong phú như thế, 
thì sinh viên, đặc biệt là sinh viên hệ không 
chuyên, sẽ càng gặp khó khăn trong việc 
tiếp cận kiến thức triết học. 
Mạng ngữ nghĩa triết học Mác - Lênin sẽ 
bổ sung thêm những kiến thức như vậy. Hệ 
thống mạng ngữ triết học Mác - Lênin 
không phải là một hệ thống độc lập, mà là 
hệ thống lồng ghép trong việc trình bày, lý 
giải từng khái niệm, phạm trù của triết học 
Mác - Lênin. Chẳng hạn, khi đọc giáo trình 
hiện nay, sinh viên gần như chỉ thấy có một 
định nghĩa vô cùng ngắn gọn về một khái 
niệm nào đó của triết học Mác - Lênin và 
không có bất cứ sự so sánh nào với các trào 
lưu triết học khác (để thấy sự ưu việt trong 
quan điểm của triết học Mác - Lênin). 
Muốn hiểu thêm về điều đó, sinh viên lại 
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Như 
 31 
phải lục tìm trong kho tài liệu tham khảo 
khổng lồ được cung cấp mà đôi khi họ sẽ 
không biết phải bắt đầu đọc từ tài liệu nào, 
chỗ nào của tài liệu. Thay vì điều đó, với 
mạng ngữ nghĩa triết học Mác - Lênin, chỉ 
với một vài cú nhấp chuột, tất cả những 
kiến thức liên quan đến khái niệm mà sinh 
viên cần tìm hiểu đều hiện ra. Những tri 
thức đó đã được tổng hợp, chắt lọc từ chính 
kho tài liệu tham khảo khổng lồ mà sinh 
viên lúng túng không biết cách xử lý. Cho 
nên, từ một khái niệm gốc trong triết học 
Mác - Lênin, ta sẽ mở rộng ra rất nhiều các 
cung khác để thể hiện mối liên hệ giữa khái 
niệm đó với các nội dung tri thức liên quan 
tới nó. Và ở các cung mở rộng này, các tư 
tưởng, tri thức bổ sung đều được chỉ rõ 
nguồn gốc một cách trung thực, tên tài liệu 
tham khảo đã sử dụng cũng được cung cấp 
tại đây. Như vậy, việc tìm hiểu các tri thức 
triết học Mác - Lênin đối với sinh viên sẽ 
trở nên dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả hơn, do 
đó sẽ tạo hứng thú đối với người học. 
Một bất cập nữa của sách giáo trình hiện 
nay là việc một số nội dung trong cuốn sách 
giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin” có nhiều kiến thức chưa 
chính xác (so với quan điểm của các nhà 
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin). Giáo 
trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin” phải là một giáo trình 
chuẩn về nội dung kiến thức (đích thực là 
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - 
Lênin), các những nguyên lý của chủ nghĩa 
Mác - Lênin phải được trình bày một cách 
hệ thống, rõ ràng và dễ hiểu. Thế nhưng, 
với những sai lệch chứa đựng trong cuốn 
sách giáo trình “Những nguyên lý cơ bản 
của chủ nghĩa Mác - Lênin” nói chung, học 
phần triết học Mác - Lênin nói riêng, thì 
sinh viên có thể sẽ hiểu sai những nguyên 
lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó có sự 
hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin. Hơn 
nữa, hiện nay, những thông tin về các loại 
tư tưởng khác mà sinh viên có thể được tiếp 
cận hàng ngày lại hết sức đa dạng, nhiều 
chiều và phức tạp. Điều đó càng làm cho 
hiện tượng chệch hướng chủ nghĩa Mác - 
Lênin dễ dàng xảy ra trong giới trẻ hiện 
nay hơn. 
4. Kết luận 
Ưu điểm nổi bật của hệ thống mạng ngữ 
nghĩa là tính linh động. Nhờ đó, nó cho 
phép người sử dụng tóm tắt cũng như mở 
rộng nội dung kiến thức. Ở mạng ngữ 
nghĩa, mỗi điểm nút là một khái niệm, các 
cung thể hiện quan hệ nhiều chiều của khái 
niệm ấy với các khái niệm khác. Để nâng 
cao hiệu quả giảng dạy học triết học Mác - 
Lênin, ta cần xây dựng mạng ngữ nghĩa 
triết học Mác - Lênin. Trong mạng ngữ 
nghĩa triết học Mác - Lênin, có hệ thống 
những tri thức căn bản nhất về các khái 
niệm của triết học Mác - Lênin, có những 
kiến thức căn bản, cung cấp cho người học 
những tri thức phong phú và đáng tin cậy 
mà những bài giảng trên lớp của giảng viên 
không thể truyền tải hết được. Mạng đó 
khắc phục tình trạng sinh viên tìm kiếm 
những tri thức trôi nổi trên mạng internet 
mà không biết đến độ tin cậy của các thông 
tin ấy. Mạng đó có vai trò định hướng cho 
sinh viên tìm hiểu, mở rộng kiến thức, thay 
vì hoang mang không biết bắt đầu từ đâu 
trước khối lượng đầu sách tham khảo khổng 
lồ. Mạng đó còn có thể thay thế luôn việc 
sinh viên phải trực tiếp tìm đọc những đầu 
sách ấy vì rất nhiều những tri thức chứa 
đựng trong các sách này đã được chọn lọc 
và tích hợp trong mạng ngữ nghĩa. Chính vì 
thế, việc xây dựng hệ thống mạng ngữ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
32 
nghĩa triết học Mác - Lênin là đổi mới 
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu tại 
các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam 
hiện nay. 
Chú thích 
3 Nghiên cứu này được sự tài trợ của Đại học Quốc 
gia Hà Nội theo đề tài mã số QG.18.46. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Basili, Roberto, Maria Teresa Pazienza và 
Paola Velardi (1993), “Acquisition of 
Selectional Patterns from Sublanguages”, 
Machine Translation, No.8. 
[2] Basili, Roberto, Maria Teresa Pazienza và 
Paola Velardi (1996),“An Empirical Symbolic 
Approach to Natural Language Processing”, 
Artificial Intelligence, No.85, pp.59-99. 
[3] Berners-Lee, Tim, James Hendler và Ora 
Lassila (2001), “The Semantic Web”, 
Scientific American. 
[4] Brachman, Ronald J. (1979), “On the 
Epistemological Status of Semantic 
Networks”, Findler, No.3, p.50. 
[5] Carl Seeling (1954), Albert Einstein: Ideas and 
Opinions, Bozana Books, New York. 
[6] Catherine Havasi, Robert Speer và Jason 
Alonso (2007), “ConceptNet 3: a Flexible, 
Multilingual Semantic Network for Common 
Sense Knowledge”, Recent Advances in 
Natural Language Processing, Borovets, 
Bulgaria, September, pp.27-29. 
[7] Ceccato, Silvio (1961), Linguistic Analysis and 
Programming for Mechanical Translation, 
Gordon and Breach, New York. 
[8] Lendaris, George G. (1988a), “Neural 
Networks, Potential Assistants to Knowledge 
Engineers”, Heuristics, No.1, p.2. 
[9] Lendaris, George G. (1988b), “Conceptual 
Graph Knowledge Systems as Problem 
Context for Neural Networks”, Proc. ICNN-
88, San Diego. 
[10] Maida, Anthony S., & Stuart C. Shapiro 
(1982), “Intensional Concepts in Propositional 
Semantic Networks”, Cognitive Science, No.6, 
pp.4, 291-330. 
[11] Mark Alfano (2017), A Semantic-network 
Approach to the History of Philosophy, Or, 
What does Nietzsche talk about when he talks 
about emotion? 
com/blog/2017/7/25/a-semantic-network-
approach-to-the-history-of-philosophy-or-
what-does-nietzsche-talk-about-when-he-talks-
about-emotion, truy cập ngày 28/7/2018. 
[12] Masterman, Margaret (1961), “Semantic 
Message Detection for Machine Translation, 
Using an Interlingua”, NPL, pp.438-475. 
[13] Roger Jones (2005), Philosophy og Science, 
 truy 
cập ngày 20/01/2013. 
[14] T.Z.Lavin (1989), From Socrates to Sartre: A 
philosophic Quest, Bantam Books, New York. 

File đính kèm:

  • pdfmang_ngu_nghia_trong_viec_giang_day_triet_hoc_mac_lenin.pdf