Ứng dụng mô hình Hedonic để phân tích mức đóng góp của các thuộc tính vào giá tour du ngoạn biển đảo một ngày tại vịnh Nha Trang

TÓM TẮT

Nghiên cứu này sử dụng mô hình định giá Hedonic để điều tra mối liên hệ giữa giá tour và

các thuộc tính đi kèm của sản phẩm tour du ngoạn biển đảo 1 ngày. Mẫu quan sát gồm 127 gói

giá khác nhau được khảo sát từ 24 nhà điều hành tour du lịch tại thành phố Nha Trang. Kết quả

cho thấy rằng, sự chênh lệch về mức giá tour ở đây có thể được giải thích bởi sự khác nhau của

5 đặc điểm ở mỗi sản phẩm tour du lịch. Cụ thể, chất lượng phần cơm trưa, sự có mặt của tour

VIP, việc có phục vụ hải sản và dịch vụ lặn biển có tác động tích cực với mức ý nghĩa cao đến

giá tour trong khi số lượng điểm đến lại có ảnh hưởng ngược lại lên mức giá. Phân tích cũng chỉ

ra rằng chất lượng phần cơm trưa dẫn đầu trong danh sách xếp hạng về tầm quan trọng giữa

các mối quan hệ thuộc tính của ước lượng thực nghiệm trong khi sự tích hợp dịch vụ lặn biển có

ảnh hưởng cao nhất về chênh lệch các mức giá khi những yếu tố khác không đổi. Kết quả của

nghiên cứu này mong đợi sẽ hỗ trợ những nhà quản trị doanh nghiệp ngành du lịch cùng với các

nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra những chiến lược cho đầu tư và phát triển ngành.

pdf 12 trang phuongnguyen 5200
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mô hình Hedonic để phân tích mức đóng góp của các thuộc tính vào giá tour du ngoạn biển đảo một ngày tại vịnh Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình Hedonic để phân tích mức đóng góp của các thuộc tính vào giá tour du ngoạn biển đảo một ngày tại vịnh Nha Trang

Ứng dụng mô hình Hedonic để phân tích mức đóng góp của các thuộc tính vào giá tour du ngoạn biển đảo một ngày tại vịnh Nha Trang
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 17 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEDONIC ĐỂ PHÂN TÍCH MỨC 
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THUỘC TÍNH VÀO GIÁ TOUR DU NGOẠN 
BIỂN ĐẢO MỘT NGÀY TẠI VỊNH NHA TRANG 
Ngày nhận bài: 14/07/2014 Nguyễn Thị Thủy Tiên1 
Ngày nhận lại: 17/11/2014 Nguyễn Minh Đức2 
Ngày duyệt đăng: 15/12/2014 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này sử dụng mô hình định giá Hedonic để điều tra mối liên hệ giữa giá tour và 
các thuộc tính đi kèm của sản phẩm tour du ngoạn biển đảo 1 ngày. Mẫu quan sát gồm 127 gói 
giá khác nhau được khảo sát từ 24 nhà điều hành tour du lịch tại thành phố Nha Trang. Kết quả 
cho thấy rằng, sự chênh lệch về mức giá tour ở đây có thể được giải thích bởi sự khác nhau của 
5 đặc điểm ở mỗi sản phẩm tour du lịch. Cụ thể, chất lượng phần cơm trưa, sự có mặt của tour 
VIP, việc có phục vụ hải sản và dịch vụ lặn biển có tác động tích cực với mức ý nghĩa cao đến 
giá tour trong khi số lượng điểm đến lại có ảnh hưởng ngược lại lên mức giá. Phân tích cũng chỉ 
ra rằng chất lượng phần cơm trưa dẫn đầu trong danh sách xếp hạng về tầm quan trọng giữa 
các mối quan hệ thuộc tính của ước lượng thực nghiệm trong khi sự tích hợp dịch vụ lặn biển có 
ảnh hưởng cao nhất về chênh lệch các mức giá khi những yếu tố khác không đổi. Kết quả của 
nghiên cứu này mong đợi sẽ hỗ trợ những nhà quản trị doanh nghiệp ngành du lịch cùng với các 
nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra những chiến lược cho đầu tư và phát triển ngành. 
Từ khóa: định giá Hedonic, tour du lịch biển đảo, thuộc tính, sự chênh lệch giá, khu bảo 
tồn biển vịnh Nha Trang. 
ABSTRACT 
This study employs a Hedonic price model to investigate the relationship between package 
prices of one-day island tours and the different attributes associated with them. 127 observations 
of prices were obtained from 24 tour operators in Nha Trang City. Through OLS regression 
method, the results show that the differences in prices among tours to a large degree can be 
explained by the differences in five various characteristics. Specifically, the quality of lunches, 
the availability of VIP tour, and the inclusion of seafood serving and diving activity have positive 
and significant effects on prices while the number of destinations has a negative effect on prices. 
With regard to the empirical estimates of attributes’ relative importance, the quality of lunches 
holds first position in the ranking list. While other factors remain unchanged, the inclusion of 
scuba diving affects price variations the most. The results of this study are expected to assist 
business managers and policy makers in making strategies for the improvement and investment 
in tourism. 
Keywords: Hedonic pricing, island tours, attributes, price variation, Nha Trang bay MPA. 
1 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Email: mstiennguyen@yahoo.com 
2 PGS.TS, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Email: nguyenminhducts@gmail.com 
18 KINH TẾ 
1. Đặt vấn đề 
Vịnh Nha Trang của Việt Nam là một 
trong những điểm đến du lịch nổi tiếng cả 
trong và ngoài nước nhờ bãi biển đẹp cũng 
như sự đa dạng về quần thể sinh vật biển và hệ 
sinh thái. Nam và Sơn (2005) nhận định rằng 
số lượng khách du lịch đã tăng liên tục qua các 
năm bởi sự khai thác và nâng cao các giá trị 
giải trí của các đảo trong vịnh. Sự hình thành 
khu bảo tồn biển (MPA) tại Nha Trang năm 
2001 không những giúp cải thiện môi trường 
biển, mang lại lợi ích đáng kể cho sự bảo tồn 
đa dạng sinh học mà còn góp phần nâng cao 
giá trị du lịch sinh thái cho ngành công nghiệp 
du lịch nơi đây. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2011), số 
lượng du khách đến tỉnh năm 2011 là 2,18 
triệu, tăng 19% so với năm 2010 và gần như 
tăng gấp đôi so với lượng khách viếng thăm 
năm 2006. Cường (2011) đã chỉ ra rằng tour 
du lịch biển đảo chiếm 70% và có tỉ lệ số 
lượng tour lớn nhất so với các loại hình tour 
khác trong tỉnh. Điều này chứng minh tầm 
quan trọng của du lịch sinh thái biển đảo trong 
vịnh Nha Trang. 
Về việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ 
trong ngành công nghiệp du lịch, Kotler và cs. 
(2009) nhận định giá (Price) là yếu tố duy nhất 
làm tăng doanh thu trong khi các nhân tố khác 
của hỗn hợp marketing là sản phẩm (Product), 
địa điểm (Place) và chiêu thị (Promotion) lại 
làm tăng chi phí. Giá cả trong thương mại 
phản ánh thứ mà người mua sẵn lòng chi trả để 
có, người bán sẵn sàng bán đi và đối thủ thì 
chấp nhận bị tổn thất. Mặc dù giá và định giá 
là một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn đến 
marketing, nhưng trên thực tế thì chúng nhận 
được rất ít quan tâm khám phá và nghiên cứu 
(Chen và Rothschild, 2011). Nhìn chung, việc 
định giá tour du lịch cho khách ở Nha Trang 
chủ yếu dựa trên phương pháp định giá cộng 
thêm vào chi phí (cost – plus pricing method) 
và phần lớn thiếu đi việc đưa ra những mục 
tiêu định giá để làm tăng giá tối ưu. Giá của 
những tour đặc biệt là sự tích hợp của nhiều 
giá thuộc tính nhỏ. Sự điều chỉnh về giá trọn 
gói phụ thuộc vào nhiều thuộc tính khác nhau. 
Quả thật, những nhà cung cấp và những loại 
hình tour khác nhau quy định giá trọn tour 
khác nhau. Nguyên nhân là do sự biến đổi 
những thuộc tính của sản phẩm họ đề xuất. 
Đây là điều cực kì quan trọng trong việc điều 
tra nghiên cứu sự đóng góp của mỗi thuộc 
tính; chính vì vậy mà mối tương quan giữa giá 
cả và chất lượng thuộc tính sản phẩm/ dịch vụ 
nên cần được đầu tư. Mô hình giá Hedonic 
chưa được áp dụng rộng rãi vào ngành du lịch 
(Marie và cs., 2005). Nghiên cứu này có thể 
được xem như là nghiên cứu đầu tiên áp dụng 
mô hình giá Hedonic vào việc phát triển ngành 
kinh tế du lịch tại vịnh Nha Trang. 
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 
Nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết giá, 
là một trong những nguyên lý cốt lõi, cơ bản 
của kinh tế học. Lý thuyết giá thể hiện mức giá 
cho một sản phẩm đặc trưng trong tương quan 
cung – cầu. Theo nguyên lý này, sản phẩm 
hoặc dịch vụ sẽ được trao đổi ở điểm mà 
không chỉ mang lại lợi ích cho nhu cầu của 
người mua mà còn phải thỏa mãn người bán. 
Đó là điểm tối ưu của giá thị trường. Nền tảng 
lý thuyết định giá Hedonic đã được hình thành 
từ những nghiên cứu và mô tả của Court 
(1941), Lancaster (1966) và Rosen (1974) mà 
sau này đã được ứng dụng phổ biến ở nhiều 
lĩnh vực khác nhau. Rosen (1974) đã xác định 
vấn đề về giá Hedonic dựa trên mối liên hệ 
giữa hai bên cung - cầu trong việc mua bán 
cùng một sản phẩm chứa các đặc tính khác biệt 
nhau. Phương pháp tiếp cận của Rosen đã 
được áp dụng nhiều ở những tài liệu nghiên 
cứu về nhà ở, kinh tế công, kinh tế môi trường, 
thị trường lao động và một vài ứng dụng trong 
lĩnh vực marketing và tổ chức công nghiệp 
(Bajari & Benkard, 2005). 
Giá của một sản phẩm đặc trưng được 
quyết định bởi các yếu tố bên trong và bên 
ngoài mà gắn liền với giá trị sản phẩm đó. Vì 
vậy, một tập hợp các thuộc tính sản phẩm sẽ 
được xem xét. Sản phẩm không thể được tách 
rời và bán riêng rẻ từng thuộc tính mà phải là 
một sản phẩm hoàn chỉnh là tổng hợp của 
nhiều thuộc tính. Bất cứ sản phẩm hoặc dịch 
vụ nào cũng là sự tích hợp chuỗi các đặc điểm 
khác nhau quyết định trong việc định giá giá 
trị của sản phẩm hay dịch vụ đó. Phương pháp 
tiếp cận Hedonic ước lượng giá trị kinh tế dựa 
trên giá ẩn từng đặc điểm của một sản phẩm 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 19 
trên nền tảng giá thị trường (Rosato, 2008). Do 
đó, các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm, 
dịch vụ hay nói cách khác là những đặc điểm, 
thuộc tính của sản phẩm hay dịch vụ có một 
vai trò rất quan trọng trong lý thuyết định giá 
Hedonic. Tuy nhiên, không phải thuộc tính 
nào của sản phẩm cũng dễ dàng quan sát và 
nhận biết được. Griliches, cha đẻ của mô hình 
định giá Hedonic hiện đại rất quan tâm về đo 
lường giá ẩn (missing price) và ông đã nỗ lực 
không ngừng khi tìm ra phương cách để đo 
lường giá ẩn (Berndt, 1996). Giá ẩn (missing 
price) là giá mà đã bị bỏ lỡ hoặc không được 
xem xét khi diễn ra giao dịch mua bán. Nó 
cũng có thể được xem là ẩn vì không thể quan 
sát nhận thấy được nhất là khi không có giao 
dịch diễn ra (Griliches, 1991). 
Nói tóm lại, điểm then chốt của lý thuyết 
này là một giả thiết về mô hình hồi quy có giá 
là hàm số của các thuộc tính đã có hoặc được 
bổ sung trong quá trình hoàn thiện sản phẩm 
(Thrane, 2005) 
 ( ) ( ) 
Trong đó: : giá sản phẩm hoặc dịch vụ; 
 thuộc tính của sản phẩm 
Nghiên cứu thực nghiệm 
Mangion và cộng sự (2004) đã nghiên 
cứu mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng 
trong cạnh tranh du lịch ở khu vực Địa Trung 
Hải. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp có 
sẵn từ các tờ quảng cáo của hãng Thomson 
năm 2003 và 2000. Giá trọn gói cho một kỳ 
nghỉ bảy ngày, được đặt làm biến phụ thuộc 
trong phương trình, được tính theo logarit tự 
nhiên. Hầu hết các biến độc lập trong mô hình 
giá ẩn đều là biến giả định. Do đó, Magion và 
cộng sự (2004) đã áp dụng quy trình biến đổi 
đối logarit (antilog) của các hệ số trừ đi 1 (-1) 
để giải thích cho các hệ số giả định (Halvorsen 
and Palmquist, 1980). Ngoài ra, phương pháp 
phân tích nhân tố khám phá thường được áp 
dụng để lựa chọn các biến phù hợp. Hơn nữa, 
“sự lựa chọn các biến cuối dựa vào sự tổng 
hợp các suy luận kinh tế vì các biến nào được 
kỳ vọng sẽ ảnh hưởng lên giá, và tiêu chí kinh 
tế lượng liên quan đến ý nghĩa của chúng” 
(Mangion và cs., 2004: 12-13). 
Ohta (1975) với quan điểm về việc lựa 
chọn một hàm số cụ thể, đã đề xuất lựa chọn 
dạng hàm nào thuận tiện đơn giản nhất và 
đáng tin cậy trên thực tế, chứ không phải 
những dạng hàm phù hợp nhất. Trong khi đó, 
Halvorsen và Pollakowski (1981) lại có xu 
hướng ủng hộ dạng hàm số linh hoạt, và đã 
dùng nó để đề xuất một quy trình phù hợp cho 
việc lựa chọn một dạng hàm số cho các 
phương trình Hedonic. Hiện nay đã có một tập 
hợp các dạng hàm số có sẵn. Làm thế nào để 
áp dụng một dạng hàm số thích hợp cho việc 
nghiên cứu hiện nay là một câu hỏi lớn được 
thảo luận trong nhiều tài liệu tham khảo. 
Nhiều tác giả trước đây đã đưa ra một loạt các 
quy tắc quyết định cho sự định rõ dạng mô 
hình hàm số (Carroll và cs., 2001). Nhìn 
chung, có các dạng hàm số như tuyến tính 
(linear), bán logarit (semi-log), log-log, bậc 
hai và tuyến tính, hàm số bậc hai của Box-Cox 
đổi biến, là những dạng hàm số được lựa chọn 
nhiều nhất trong việc ước lượng các hàm giá 
Hedonic (Cropper và cs., 1988). 
Giá Hedonic trong bối cảnh du lịch 
Giá cung cấp một tiêu chuẩn tốt trong 
bối cảnh du lịch để nghiên cứu tính cạnh tranh 
và hiệu quả của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, 
đã không có nghiên cứu nào về giá giả định 
trong ngành du lịch được thực hiện cho đến 
năm 1990 khi Sinclair và cộng sự của cô đã 
thực hiện nghiên cứu lý thuyết giá giả định 
trong bối cảnh du lịch. Sinclaire và các cộng 
sự (1990) đã đề cập rằng có một mối quan hệ 
giữa các đặc tính dịch vụ với tính cạnh tranh 
của các nhà tổ chức du lịch cũng như hiệu quả 
của chúng trong hoạt động kinh doanh. Họ đã 
nghiên cứu tổng thể giá trọn gói kỳ nghỉ và các 
yếu tố quyết định của nó; ngoài ra, các sự khác 
biệt về giá được các nhà tổ chức du lịch Anh ở 
Khu du lịch Malaga Resort chỉ ra cũng đã 
được xem xét nghiêm túc. Vài năm sau đó, 
nhiều vấn đề tương tự đã xuất hiện trong các 
bài báo kinh tế và trong nhiều sách liên quan. 
Gần đây một số nhà nghiên cứu đã cho thấy 
niềm đam mê của họ trong việc nghiên cứu các 
biến phụ thuộc đại diện cho giá của một 
chuyến du lịch trọn gói hoặc toàn bộ chuyến 
đi, bao gồm như Sinclair và cộng sự năm 
1990, Sard và cộng sự năm 2002; Espinet và 
cộng sự năm 2003; Papatheodorou, 2003; và 
20 KINH TẾ 
Thrane, 2005; trong khi giá phòng lại là các 
nghiên cứu chính trong sự nghiệp Israeli, A. 
A., 2002; White & Mulligan, 2002; Chenand 
Rothschild, 2010. Năm 2008 Marktin Falk đã 
đưa ra một vấn đề trong bài “mô hình giá định 
giá Hedonic cho vé thang máy trượt tuyết”, 
trong đó ông nghiên cứu mối quan hệ giữa giá 
vé của 1 ngày đi thang máy, đường trượt trong 
6 ngày trượt tuyết với các đặc điểm của khu 
nghỉ mát trượt tuyết liên quan đến du lịch kinh 
tế. Hơn nữa, hai trong số các bài báo mới nhất 
đã áp dụng giá giả định trong bối cảnh du lịch; 
Garcia-Pozo, A. (2011) nghiên cứu việc định 
giá dựa trên các đặc tính của các cơ sở cho 
việc cắm trại, và Fogarty (2011) sử dụng 
phương pháp tiếp cận giả định để đánh giá các 
bữa ăn trong nhà hàng. 
3. Dữ liệu và phương pháp 
Nguồn số liệu và khảo sát 
Các tour du lịch đảo trong một ngày do 
những nhà tổ chức tour đưa ra gồm nhiều hình 
thức du ngoạn nhưng thông thường là các 
chuyến đi câu cá, lặn và tham quan các hòn 
đảo. Theo Thrane (2005) một khía cạnh quan 
trọng của mô hình định giá Hedonic là đảm 
bảo số liệu được đồng nhất đủ thực hiện những 
so sánh thích hợp, vì vậy nghiên cứu này chỉ 
giới hạn trong những tour du lịch đảo có thời 
gian trong một ngày hoặc ít hơn. Hơn nữa, khu 
vực nghiên cứu là vịnh Nha Trang. Hầu hết 
các tour du lịch đều khởi hành ở cảng Cầu Đá 
đến các đảo. Các tour du lịch này phải trả cùng 
một phí tham quan cho mỗi điểm đến. Điều 
cần thiết lưu ý trong nghiên cứu này là các chi 
phí tham quan đã nằm trong giá trọn gói. Nếu 
chúng nằm trong giá trọn gói, chúng sẽ được 
trừ ra khi cập nhật cơ sở dữ liệu.Tất cả phải 
đảm bảo tính đồng nhất của việc thu thập dữ 
liệu, cái được xem như giả thuyết chủ yếu 
trong nghiên cứu của Cropper (1988), Beer 
(2006), Amrusch (2007). Ngoài ra, nghiên cứu 
của Thrane (2005) cũng nêu ra 3 bước làm 
đồng nhất dữ liệu. Có sự lựa chọn ngày đặc 
biệt để khởi hành tránh những biến động giá 
theo mùa và một giả định trong việc giữ ổn 
định cho chi phí sản xuất du lịch ở các điểm 
đến. Trong nghiên cứu này, số liệu được thu 
thập vào tuần thứ hai của tháng 3/2012. Sự 
thận trọng trong việc chuẩn bị dữ liệu đảm bảo 
rằng sự khác biệt chất lượng được thể hiện qua 
biến động giá tour du lịch (Thrane, 2005). 
Một cuộc khảo sát những thuộc tính và 
giá các tour du lịch được thực hiện bằng cách 
sử dụng một bảng câu hỏi được soạn ra dựa 
trên các biến được mô tả và được chọn lọc đưa 
vào mô hình nghiên cứu. Mặc dù quan sát là 
một mẫu nhưng dữ liệu trong nghiên cứu này 
gần với dân số hơn một mẫu (Thrane, 2005). 
Cơ sở dữ liệu thể hiện giá 127 tour du lịch của 
24 công ty du lịch điều hành các tour du lịch 
trong nước tham quan các đảo ở thành phố 
Nha Trang. 
Phương pháp và mô hình 
Bài nghiên cứu dựa trên những khái 
niệm mô hình lý thuyết đã được xem xét trước 
đây bởi Rasmussen và Zuehlke (1990), 
Amrusch (2007) và Chen (2010) để làm cơ sở 
cho việc lựa chọn mô hình. Rosen’s (1974) đề 
xuất rằng semi-log là mô hình phù hợp nhất 
trong nghiên cứu giá Hedonic và vượt trội hơn 
so với mô hình dạng tuyến tính (Thrane, 
2005). Ngoài ra, sự phù hợp khi giải thích kết 
quả ở tỷ lệ phần trăm thay đổi của biến phụ 
thuộc khi thay đổi 1 đơn vị biến độc lập khiến 
cho sự lựa chọn mô hình bán logarit (semi-log) 
thêm thỏa đáng. Kế thừa những nghiên cứu 
trên  ... ác biệt chất lượng của bữa ăn 
(trưa), sự sẵn có của việc phục vụ hải sản, một 
số hoạt động nhất định. Như mong đợi, hầu hết 
các thuộc tính này đã có tác động tích cực đến 
mức giá (bữa trưa, du lịch vip, hải sản, lặn). 
Điều này có nghĩa là sự tồn tại của những 
thuộc tính này trong các tour du lịch trọn gói 
góp phần đẩy giá cao hơn ngoại trừ thuộc tính 
điểm đến. Tour du lịch càng có nhiều điểm đến 
thì càng rẻ hơn. 
Giá bữa ăn trưa do các nhà tổ chức đưa 
ra đóng một vai trò quan trọng của việc xác 
định giá trọn gói. Tuy nhiên, việc giải thích 
cho tác động lên trên giá tour của phần ăn trưa 
không phải là rất cao (~ 0.34%), gần gấp đôi 
giá bữa ăn trưa từ 110.000 đồng đến 220.000 
đồng chỉ tăng giá tour du lịch cơ bản 75.000 
đồng.Thực tế, các tour du lịch đảo trong một 
ngày là rất phổ biến ở Nha Trang và ban đầu 
chúng được thiết kế cho những khách du lịch 
với mức lương thấp và trung bình. Vì vậy, một 
bữa ăn chính chỉ phải tốn 20.000 đồng với 
nhiều loại thực phẩm tươi của người Việt như 
cơm, cá chiên, canh rau, trứng. Tuy nhiên sự 
phát triển của nhu cầu và cạnh tranh, các công 
ty du lịch cần thiết phải thay đổi chất lượng 
bữa ăn và quảng cáo chúng như lợi thế cạnh 
tranh của họ. Trong tất cả các thuộc tính quan 
trọng, hoạt động lặn và sự sẵn có của tour du 
lịch VIP có ảnh hưởng cao nhất về sự khác 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 25 
biệt của giá (tương ứng là ~76 %và 58%). Lý 
do của việc giá cao đó là lặn được xem như sự 
giải trí xa xỉ trong các tour tham quan đảo ở 
Nha Trang và nó tốn chi phí rất nhiều. Cũng 
vậy VIP đã trở thành một thương hiệu sang 
trọng cho các hành khách tầng lớp cao. Điều 
đó không chỉ có nghĩa là chất lượng dịch vụ 
cao hơn mà còn phản ánh địa vị cá nhân (thang 
nhu cầu của Maslow, 1943). 
Một thuộc tính giải thích quan trọng thứ 
ba trong sự biến động về giá là sự hiện diện 
của hải sản. Hải sản rất nổi tiếng ở Nha Trang. 
Nhím biển, sao biển, hải sâm là những đặc sản 
bên cạnh mực, mực ống, cua và cá. Tuy nhiên, 
giá trị và cả chi phí của chúng rất cao. Đó là lý 
do tại sao không phải các tour du lịch trong 
khảo sát đều bao gồm hải sản. Kết quả thực 
nghiệm đã chỉ ra rằng những chuyến du lịch ít 
tốn kém sẽ bao gồm nhiều điểm đến hơn. 
Những khách du lịch tham gia tour bốn đảo trả 
một mức giá rất mềm, đây là tour rất phổ biến 
tại Nha Trang. Giá của tour tham quan một 
đảo khác xa với giá tham quan bốn đảo. Người 
ta tin rằng chất lượng dịch vụ được chú trọng 
và nâng cao trong tour một đảo. Hòn Mun 
hoặc hòn Tằm đều sẽ là sự lựa chọn của tour 
du ngoạn này bởi đây là nơi có một khu nghỉ 
dưỡng 5 sao (hòn Tằm) và vùng tập trung của 
bảo tồn sinh thái biển (hòn Mun). 
Những kết quả ước lượng cung cấp một 
loạt các thuộc tính quan trọng mà những sự 
khác nhau có tác động lớn trên giá. Giống như 
những khám phá của Falk (2008), hầu hết 
những nhân tố này (chất lượng bữa trưa, số 
điểm đến, tính sẵn có của hải sản và những 
hoạt động lặn) có thể được các nhà tổ chức du 
lịch kiểm soát, mặc dù cách nào đó họ quả 
thực phụ thuộc vào những ý kiến của khách du 
lịch. Vì vậy, nó chỉ ra rằng những kết quả rút 
ra được từ nghiên cứu này góp phần không chỉ 
vào quan điểm về nhu cầu mà còn đặc biệt vào 
những hiểu biết về phần cung cấp. Theo cả nhà 
cung cấp và người sử dụng dịch vụ, những giá 
ngầm tượng trưng cho giá trị biên tế của mỗi 
thuộc tính (García-Pozo và cs 2011).Và những 
thuộc tính được định giá bởi người tiêu dùng 
và được xếp hạng là những đặc điểm có giá trị 
cao. Do đó, chúng nên được nhấn mạnh và 
cung cấp cho khách hàng trong các tour được 
đưa ra bởi các công ty du lịch, những người 
luôn muốn tăng thu nhập (Marie và cs 2005; 
Waugh, 1928). Các nhà tiếp thị và quản lý các 
công ty du lịch có thể sử dụng thông tin về 
mối quan hệ giá – chất lượng rút ra từ việc áp 
dụng mô hình định giá Herodic để định giá các 
sản phẩm và thiết kế các chiến lược tiếp thị 
hiệu quả (Chen and Rothschild, 2010). Những 
nhà cung cấp có thể xác định dịch vụ và tiện 
nghi nào quan trọng hơn để họ có thể đưa ra 
hay phát triển để đạt một mức giá cao hơn. 
Hơn nữa một thuộc tính hay một đặc điểm mà 
cho phép những nhà cung cấp tăng giá được 
xem như một điều cam kết sự khác biệt các 
sản phẩm của họ (Espinet và cs 2003). Mặt 
khác, những thuộc tính không có ý nghĩa trong 
việc giải thích giá không cần chú ý nhiều để 
tăng cường và cải thiện. Điều này là cực kỳ 
hữu ích trong việc tiết kiệm chi phí và đảm 
bảo phát triển bền vững. Các hoạt động lặn, là 
một thuộc tính quan trọng trong việc nâng cao 
giá trị của các chuyến du lịch đảo, có một mối 
tương quan cao với việc duy trì MPA ở vịnh 
Nha Trang. Khách du lịch rất thích vẻ đẹp của 
các rạn san hô và sự đa dạng sinh vật biển. Do 
đó, các nhà cầm quyền cần phải có những 
chính sách hợp lý thay thế MPA về mặt du lịch 
liên quan đến san hô. 
Tóm lại, du lịch là ngành công nghiệp 
dịch vụ quan trọng nhất cho sự phát triển kinh 
tế của một quốc gia. Không có nhiều nghi ngại 
về đóng góp mà nó mang lại. Vì nhiều lý do, 
du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên mà 
mỗi quốc gia chú trọng, đặc biệt du lịch bền 
vững là một mục tiêu lâu dài mà các nước 
đang cố gắng đạt được. Nghiên cứu này sử 
dụng phương pháp tiếp cận Hedonic để cống 
hiến những hiểu biết vào thị trường và công 
nghiệp du lịch với sự chú ý đến mối quan hệ 
giá và chất lượng của các tour du lịch biển. Rõ 
ràng sự khác nhau về giá giữa các tour du lịch 
biển ở vịnh Nha Trang MPA chịu tác động bởi 
sự khác nhau về chất lượng bữa trưa trong một 
tour, số điểm đến, sự có mặt của tour VIP và 
dịch vụ hải sản và các hoạt động lặn biển. 
Trong đó, lặn biển có ảnh hưởng cao nhất về 
chênh lệch các mức giá khi những yếu tố khác 
không đổi. Trong khi chất lượng bữa trưa là 
nhân tố quan trọng để đưa ra quyết định thiết 
lập giá cho các tour du lịch đảo trong ngày. 
26 KINH TẾ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Amrusch, P. (2007). Valuing scenic views in coastal tourism in Itlaly. Teoría Praxis. No 4, 23-36. 
Andersson, D. E. (2000). Hypothesis testing in hedonic price estimation – On the selection of 
independent variables. The Annals of Regional Science 34: 293-304. 
Andersson, H., and Hoffmann, R. (2008). Spatial competition and farm tourism – 
a hedonic pricing model. Selected paper prepared for presentation at the American 
Agricultural Economics Association Annual Meeting, Orlando, FL, July 27-29, 2008. 
Bajari, P., and Benkard, C. L. (2005). Demand estimation with heterogeneous consumers and 
unobserved product characteristics: a hedonic approach. Journal of Political Economy, 
2005, Vol. 113, no. 6. 
Bartik, T. J. (1987). The estimation of demand parameters in hedonic price models. The Journal 
of Political Economy, Vol. 95, No. 1, 81-88. 
Beer, M. (2006). Hedonic elementary price indices, axiomatic foundation and estimation 
techniques. Doctoral Thesis. Faculty of Economics and Social Sciences. University of 
Fribourg, Switzerland. 
Berndt, E. R. (1996). The practice of econometrics: Classic and contemporary. Addison Wesley. 
March 14, 1996. 102. 
Butler, L. V. (1982). The specification of hedonic indexes for urban housing. Land Economics, 
Vol. 58, No. 1, 96-108. 
Carroll, M. T., Anderson, J. L., and Garmendia, J. M. (2001). Pricing U.S North Atlantic Bluefin Tuna 
and implications for management. Agribusiness, 17, 2. ABI/INFORM Global, 243. 
Chen, C. F., and Rothschild, R. (2010). An application of hedonic pricing analysis to the case of 
hotel rooms in Taipei. Tourism Economics, 2010, 16 (3). 
Colwell, P. F., and Dilmore, G. (1999).Who was first? An examination of an early hedonic 
study.Land Economics, Vol. 75, No.4, 620-626. 
Court, A. T. (1939). Hedonic price indexes with automotive examples. Thedynamics of 
automobile demand. New York: General Motors. 
Court, L. M. (1941). Entrepreneurial and consumer demand theories for commodity spectra. 
Econometrica 9. (April): 135-62, (July-October): 241-97. 
Cropper, M. L., Deck, L. B., and McConnell, K. E. (1988). On the Choice of Functional Form for 
Hedonic Price Functions. The Review of Economics and Statistics, Vol. 70, No. 4, 668-675. 
Cuong, N. M. (1011). Vietnam tourism, orientation to sea and islands. Vietnam National 
Administrationof Tourism. Accessed on 11 May, 2012, from 
Espinet, J. M., Saez, M., Coenders, G., and Fluvià, M. (2003). Effect on prices of the attributes 
of holiday hotels: a hedonic prices approach. Tourism Economics, 9 (2). 
Falk, M. (2008). A hedonic price model for ski lift tickets. Tourism Management 29, 1172-1184. 
Fogarty, J.J. (2011). Expert opinion and cuisine reputation in the market for restaurant 
meals.Working Paper 1117, School of Agricultural and Resource Economics, University of 
Western Australia, Crawley, Australia. 
Friedman, M. (2007). Price Theory. Transaction publishers, New Brunswick, New Jersey.358pp. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 27 
García-Pozo, A., Sánchez-Ollero, J. L., and Marchante-Lara, D. M. (2011). Applying ahedonic 
model to the analysis of campsite pricing in Spain. International Journal of Environmental 
Resource, 5(1), pp. 11-22. 
Griliches, Z., andOhta, M. (1976). Automobile prices revisited: Extensions of the hedonic 
hypothesis. Household production and consumption, ed. NestorE. Terleckyj, pp.325-90. 
Studies in Income and Wealth, Vol. 40. New York: NationalBureau of Economic Research. 
Griliches, Z. (1991). Hedonic price indexes and the measurement of capital and productivity: 
some historical reflections. University of Chicago Press, pp. 185-206. 
Halstead, J. M., Bouvier, R. A., and Hansen, B. E. (1997). On the issue of functional form choice 
on hedonic price functions: Further evidence. Journal of Environmental Management21, 
pp. 759-765. 
Halvorsen, R., and Palmquist, R. (1980). The interpretation of dummyvariables in 
semilogarithmic equations. American Economic Review, 70, pp. 474-75. 
Halvorsen, R., and Pollakowski, H. O. (1981). Choice of functional form for hedonic price 
equations. Journal of Urban Economics 10, pp. 37-49. 
Hans, W. B. (2002). Statistical theory of hedonic price indices. Seminar of Statistics University 
of Fribourg. 
Hass, G. C. (1922b). Sale prices as a basis for farm land appraisal. Technical bulletin 9.St. Paul: 
The University of Minnesota Agricultural Experiment Station. 
Haynes, M., and Van Tu, H. T. N. (2004). Tourism activity management plan for Nha Trang bay 
Marine Protected Area. Hon Mun Marine Protected Area Pilot Project. 
Eco-Tourism Report No. 1. 25pp. 
Hill, R. C., Griffiths, W. E., and Lim, G. C. (2007). Principles of Econometrics. Third Edition. 
John Wiley & Sons, Inc. 608pp. 
Huang, S. S., Hsu, C. H. C., and Chan, A. (2010). Tour guide performance and tourist 
satisfaction: a study of the package tours in Shanghai. Journal of Hospitality & Tourism 
Research, Vol. 34, No. 1, pp.3-33. International Council on Hotel, Restaurant and 
Institutional Education. 
Israeli, A. A.(2002). Star rating and corporate affiliation: their influence on roomprice and 
performance of hotels in Israel. International Journal of Hospitality Management 21, pp. 
405-424. 
Kennedy, P. (1985). A Guide to Econometrics.MIT Press, Cambridge, MA. 238pp. 
Khanh Hoa Department of Culture, Sports and Tourism (2012). Report of estimated operating 
tourism business in Jan, 2012. Accessed on 20 February, 2012, from 
travel.com/index.php?cat=3003&itemid=1467 
Kotler, P., Bowen, J., and Makens, J. (1999). Marketing for Hospitality and Tourism. Prentice-
Hall, New Jersey. 
Lancaster, K. J. (1966). A new approach to consumer theory. Journal of Political Economy, 
Vol. 74, pp. 132-157. 
Leong, C. T., and Chau (2002). A critical review of literature on the hedonic price model and its 
application to the housing market in Penang. Unpublished. 
28 KINH TẾ 
Lussier, G. R., Baker, L., and Thomassi, P. G. (2001). Implicit prices for resource quality 
investments in Quebec's agricultural land market. Canadian Journal of Regional Science, 
pp. 175-190. 
Marie, L. M., Durbarry, R., and Sinclair, M. T. (2005). Tourism competitiveness: price and 
quality. Tourism economics: the business and finance of tourism and recreation, Vol. 11, 
No. 1. University of Nottingham, Christel DeHaan Tourism and Travel Research Institute. 
Maslow, A. H. (1943). Atheory of human motivation. Psychological Review, Vol. 50, pp. 370-396. 
McConnell, K. E., and Strand, I. E. (2000). Hedonic price for fish: Tuna prices in Hawaii. 
American Journal of Agricultural Economics, Vol. 82, No. 1, pp. 133-144. Oxford 
University Press. 
Muthén, L. K., and Muthén, B.O. (2010). Mplus User’s Guide.Sixth Edition. Los Angeles, CA: 
Muthén & Muthén. 
Nam, P. K., and Son, T. V. H. (2005). Recreational value of the coralsurrounding the Hon Mun 
islands in Vietnam: a travel cost and contingent valuation study. Economic valuation and 
priorities for sustainable management of coral reefs. Edited by Ahmed, M., Chong, C. K., 
and Cesar, H., Penang, Malaysia: Worldfish Center, pp. 84-107. 
Ohta, M. (1975). Production technologies of the US boiler and turbogenerator industries and 
hedonicprice indexes for their products: a cost-function approach. Journal of Political 
Economy, Vol. 83, pp. 1-26. 
Papatheodorou, A. (2002). Exploring Competitiveness in Mediterranean Resorts. Tourism 
Economics, Vol. 8(2), pp. 133-150. 
Rasmussen, D., and Zuehlke, T. (1990). On the Choice of Functional Form for Hedonic Price 
Functions. Applied Economics, Vol. 22, pp. 431-38. 
Rosato, P. (2008). Hedonic evaluation approach. Accessed on 20 Feb, 2012, from 
Rosen, S.(1974). Hedonic prices and implicit markets: product differentiation in pure 
competition. Journal of Political Economy, Vol. 82, pp. 34-55. 
Sard, M., Aguiló, E., and Alegre, J. (2002). Analysis of package holiday prices in the Balearic 
Islands. University of Balearic Islands, Palma de Mallorca. 
Sinclair, M.T., Clewer, A., and Pack, A. (1990). Hedonic prices and the marketing of 
packageholidays: the case of tourism resorts in Malaga. G.Ashworth and B.Goodall, eds. 
Marketingof Tourism Places, Routledge, London, pp. 85-103. 
Thrane, C. (2005). Hedonic price models and sun-and-beach package tours: The Norwegian 
case. Journal of Travel Research, Vol. 43, pp.302-308. 
Waugh, F. V. (1928). Quality factors influencing vegetable prices. Journal of Farm Economics, 
Vol. 10, No. 2, pp. 185-196. 
White, P. J., and Mulligan, F. G. (2002). Hedonic estimates of lodging rates in the four corners 
region. The Professional Geographer, Vol. 54, No.4, pp.533-543. 
Wooldridge, J.M. (2000). Introductory Econometrics: A modern approach. Mason, OH: South-
Western. 
Zhang, H. Q., and Chow, I. (2004). Application of importance-performance model in tour 
guides’ performance: evidence from mainland Chinese outbound visitors in Hong Kong. 
Tourism Management, Vol. 25, No. 1, pp. 81-91. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_mo_hinh_hedonic_de_phan_tich_muc_dong_gop_cua_cac_t.pdf