Khơi nguồn Phật pháp nơi vùng sâu vùng xa vấn đề đặt ra cho tổ chức Phật giáo ở miền núi phía Bắc

Tóm tắt: Trên cơ sở nêu lên sự cấp thiết của việc truyền bá Phật

pháp ở miền núi phía Bắc hiện nay, bài viết đề cập đến thực

trạng và một số thách thức đặt ra đối với tổ chức Phật giáo khu

vực này như vấn đề nhân sự và tổ chức cơ sở, vấn đề trùng tu và

tôn tạo cơ sở thờ tự, vấn đề hoằng pháp cho Phật tử, v.v.

Từ khóa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, miền núi phía Bắc, dân

tộc thiểu số.

pdf 8 trang phuongnguyen 860
Bạn đang xem tài liệu "Khơi nguồn Phật pháp nơi vùng sâu vùng xa vấn đề đặt ra cho tổ chức Phật giáo ở miền núi phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khơi nguồn Phật pháp nơi vùng sâu vùng xa vấn đề đặt ra cho tổ chức Phật giáo ở miền núi phía Bắc

Khơi nguồn Phật pháp nơi vùng sâu vùng xa vấn đề đặt ra cho tổ chức Phật giáo ở miền núi phía Bắc
Nghiên cứu Tôn giáo.Số 4 – 2014 67 
THÍCH GIA QUANG* 
KHƠI NGUỒN PHẬT PHÁP NƠI VÙNG SÂU VÙNG XA 
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO TỔ CHỨC PHẬT GIÁO Ở MIỀN NÚI 
PHÍA BẮC 
Tóm tắt: Trên cơ sở nêu lên sự cấp thiết của việc truyền bá Phật 
pháp ở miền núi phía Bắc hiện nay, bài viết đề cập đến thực 
trạng và một số thách thức đặt ra đối với tổ chức Phật giáo khu 
vực này như vấn đề nhân sự và tổ chức cơ sở, vấn đề trùng tu và 
tôn tạo cơ sở thờ tự, vấn đề hoằng pháp cho Phật tử, v.v.... 
Từ khóa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, miền núi phía Bắc, dân 
tộc thiểu số. 
1. Sự cấp thiết của việc truyền bá Phật pháp ở miền núi phía Bắc 
hiện nay 
Phật giáo quan niệm, hết thảy mọi người trên thế giới đều có quyền 
bình đẳng, nhất là về giác ngộ và giải thoát. Đồng bào các dân tộc thiểu 
số miền núi phía Bắc nước ta tuy có các nền văn hóa riêng, nhưng đều 
hòa nhập chung trong một nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo đã hiện diện 
ở vùng miền núi phía Bắc từ lâu đời, chỉ có điều tư liệu lịch sử Phật giáo 
ở khu vực này đã bị thất lạc hoặc chưa có người liệt kê lại mà thôi. 
Kể từ thời nhà Lý, Phật giáo đã được khuyến khích phát triển ở vùng 
miền núi phía Bắc. Từ đó, các tri châu, tù trưởng vùng miền núi phía Bắc 
qua các triều đại phong kiến Đại Việt ủng hộ mạnh mẽ Phật giáo. Điều 
này thể hiện rõ qua những di tích thờ Phật được ghi chép trong sử sách, 
hoặc tìm thấy trên thực địa như chùa Quỳnh Lâm ở huyện Đông Triều, 
chùa Quan Lạn ở huyện Vân Đồn, Chùa Lấm ở huyện Cẩm Phả, khu 
chùa tháp Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; chùa Sùng 
Khánh ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Chùa Hang và chùa Hắc Y ở 
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, v.v1 
*
 Hòa thượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 
68 Nghiên cứu Tôn giáo.Số 4 - 2014 
Các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay cần được 
quan tâm nhiều hơn, bởi vì đời sống vật chất và đời sống tinh thần của 
đồng bào còn nhiều thiếu thốn. Mấy năm gần đây, nhờ sự phát triển kinh 
tế của cả nước, nên đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số 
miền núi phía Bắc có sự cải thiện nhất định. Tuy nhiên, đời sống tâm linh 
của đồng bào vẫn còn nhiều vấn đề tạo ra khoảng trống cho một số tôn 
giáo, nhất là các tôn giáo có gốc nước ngoài truyền bá mạnh mẽ, thu hút 
một số lượng đáng kể người tin theo, gây xáo trộn nhiều mặt của đời 
sống xã hội trên địa bàn. Chẳng hạn, hiện tượng một bộ phận không nhỏ 
người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai 
Châu, Hà Giang, Lào Cai từ bỏ tôn giáo truyền thống để theo “đạo” Vàng 
Chứ qua Đài FEBC cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ XX2. 
Sự xuất hiện một số lãnh địa tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, 
các thiết chế của tôn giáo bị thổi phồng, sự quan tâm thiếu đầy đủ của 
chính quyền địa phương, nhất là sự khống chế về tư tưởng của những kẻ 
xấu là điều dễ nhận thấy ở địa bàn này. Vài thập niên trở lại đây, các lãnh 
địa tôn giáo vùng miền núi phía Bắc đã tồn tại và phát triển, trở thành 
một thách thức về thiết chế đối với các cấp chính quyền địa phương. Có 
thể nói, đó là sự “hình thành trái pháp luật các tổ chức đạo ở cơ sở, nhưng 
Ban Chấp sự, Ban Hiệp nguyện, các thành viên được phân công nhiệm vụ 
cụ thể, như phụ trách thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi”; hay “những người 
đứng đầu truyền đạo lén lút, từng bước chuyển sang công khai, hướng 
dẫn người dân viết đơn khiếu kiện đòi tự do theo đạo; có thái độ và hành 
vi lấn lướt chính quyền cơ sở; liên hệ với các cá nhân, tổ chức trong và 
ngoài nước để gây thanh thế, tìm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần”3. 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau khi được thành lập năm 1981 đã sớm 
xác định trách nhiệm trong việc hoằng pháp đối với vùng sâu, vùng xa, 
vùng biên giới và hải đảo, trong đó có địa bàn miền núi phía Bắc. 
Chương trình hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ IV (1997 - 2002) của Giáo hội 
Phật giáo Việt Nam đã chú ý đến việc lập kế hoạch phân bố giảng sư đến 
các vùng sâu, vùng xa để thuyết giảng giáo lý và hướng dẫn việc tu học 
cho các Phật tử địa phương4. Cho đến hết nhiệm kỳ này, Giáo hội đã 
thành lập Đoàn Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương và các tỉnh 
thành; tổ chức nhiều đợt đi thăm và giảng pháp tại các vùng sâu, vùng xa. 
Trong Chương trình hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ V (2002 - 2007), 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục lưu tâm “phát triển văn hóa Phật 
Thích Gia Quang (Đồng Văn Thu). Khơi nguồn Phật pháp 69 
giáo ở các vùng sâu, vùng xa, nỗ lực xây dựng các Niệm Phật Đường, các 
lớp xóa mù chữ và nâng cao các phòng đọc sách báo, ấn hành các tài liệu 
giáo lý, kinh tụng bằng tiếng dân tộc, cũng như các trung tâm phát thuốc, 
phát tặng phẩm cho đồng bào nghèo, khó khăn”5. Tuy nhiên, kết quả 
công tác hoằng pháp đối với vùng sâu, vùng xa ở Nhiệm kỳ V cũng mới 
chỉ dừng lại ở việc đào tạo nhân sự cho ngành này. Cụ thể, Giáo hội đã tổ 
chức được ba khóa đào tạo Cao cấp và Trung cấp giảng sư, với thời gian 
học ba năm, cho 150 tăng ni. 
Chương trình hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) của Giáo 
hội Phật giáo Việt Nam vẫn chú ý “phát triển văn hóa Phật giáo đến các 
vùng sâu, vùng xa, thành lập các lớp xóa mù chữ và nâng cao các phòng 
đọc sách bảo, ấn hành các tài liệu giáo lý, kinh tụng bằng tiếng dân tộc. 
Nỗ lực xây dựng mô hình tự viện tại những vùng kinh tế mới, tái định cư, 
xây dựng mô hình tự viện văn minh tiên tiến phù hợp với truyền thống 
văn hóa Phật giáo và xu hướng phát triển của thời đại”6. Nhưng cho đến 
nay, việc hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng sâu, vùng 
xa nói chung, địa bàn miền núi phía Bắc nói riêng chưa đạt được kết quả 
như mong muốn. 
Đây cũng chính là thời gian các giáo phái có trung tâm ở nước ngoài 
âm thầm truyền đạo vào vùng miền núi phía Bắc. Kết quả của việc truyền 
đạo này, hôm nay chúng ta đều đã thấy rõ7. 
Những năm gần đây, việc truyền đạo của các tôn giáo có quan hệ chặt 
chẽ với nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh. Thời kỳ đầu, việc truyền đạo 
còn do các giáo sĩ và tín đồ là người nước ngoài đảm nhiệm, còn ngày 
nay, các tín đồ địa phương mới theo đạo cũng góp phần quan trọng trong 
hoạt động này. Tình hình đó làm cho Phật giáo ở một số địa phương vùng 
miền núi phía Bắc trở thành tôn giáo thiểu số, điều chưa từng thấy trong 
lịch sử Phật giáo Việt Nam. Bởi vì, Phật giáo chưa từng đối mặt với việc 
trở thành tôn giáo thiểu số ở một khu vực rộng lớn như vùng miền núi 
phía Bắc nước ta. 
Do đó, xây dựng tổ chức cơ sở và đẩy mạnh hoằng pháp của Giáo hội 
Phật giáo Việt Nam tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 
hiện nay là yêu cầu cấp bách không chỉ riêng đối với giới Phật giáo, mà 
còn đối với mọi người dân có nhu cầu thỏa mãn niềm tin vào Phật giáo, 
mong muốn một cuộc sống yên bình, sự ổn định xã hội, thống nhất và 
toàn vẹn đất nước. 
70 Nghiên cứu Tôn giáo.Số 4 - 2014 
2. Một số vấn đề đặt ra đối với tổ chức Phật giáo ở miền núi 
phía Bắc 
2.1. Thách thức về nhân sự và tổ chức cơ sở của Giáo hội Phật giáo 
Việt Nam ở miền núi phía Bắc 
Nhiều Tăng ni ở miền xuôi có tâm lý ngại khó, ngại khổ khi phải 
hoạt động Phật sự ở vùng miền núi phía Bắc. Điều này dễ hiểu, bởi ở 
vùng miền núi phía Bắc, quá trình tu tập và hoằng pháp của Tăng ni sẽ 
thiếu sự tương trợ của đồng tu; việc an cư kiết hạ hằng năm gặp nhiều 
khó khăn. Ngoài ra, một số Tăng ni sau khi tốt nghiệp ở các trường Phật 
học chỉ nghĩ tới bản thân hơn là nghĩ tới sự nghiệp hoằng pháp. Họ 
muốn ở lại thành phố hoặc ở vùng đồng bằng, bởi cuộc sống ở đây dễ 
dàng hơn, được Phật tử tôn trọng cúng dường hơn. Trong khi đó, vùng 
miền núi phía Bắc xa xôi có nhiều khó khăn hơn như: đời sống và trình 
độ học vấn của người dân còn thấp, giao thông trắc trở, khiến cho 
việc tu tập và hoằng pháp của người xuất gia sẽ vất vả hơn nhiều so với 
vùng miền xuôi. 
Mặt khác, do ngôn ngữ bất đồng, phong tục khác biệt, nên việc Tăng 
ni hòa nhập với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng rất khó 
khăn. Bởi vì, Tăng ni trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam khu vực Miền 
Bắc là người Kinh, chưa có người dân tộc thiểu số. 
Tình hình trật tự xã hội một số địa phương thiếu ổn định, các tranh 
chấp dân sự về đất đai gia tăng, các thiết chế tôn giáo do đồng bào dân 
tộc thiểu số tự đặt ra tác động không nhỏ tới việc tổ chức, nhân sự và 
hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên địa bàn vùng miền núi 
phía Bắc. 
Nhiều hiện tượng tôn giáo mới phát triển khá mạnh ở vùng miền núi 
phía Bắc hiện nay như Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hoàng Thiên Long, 
Dương Văn Mình, Thìn Hùng, San Sư Khải Tộ,... Bên cạnh đó, đồng bào 
dân tộc thiểu số có truyền thống thờ cúng đa thần như thờ cúng tổ tiên, 
thờ thần nhà, thần bản, thần rừng, thần nước,...8. Do đó, công việc hoằng 
pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gặp nhiều nan giải. Công tác này 
của Giáo hội phải thực hiện một cách tế nhị, thậm chí ở một số vùng còn 
phải đề phòng sự xung đột dân tộc và tôn giáo. 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa có đãi ngộ cụ thể để khuyến khích 
Tăng ni lên phục vụ tại vùng miền núi phía Bắc nói riêng, vùng sâu và 
Thích Gia Quang (Đồng Văn Thu). Khơi nguồn Phật pháp 71 
vùng xa của Tổ quốc nói chung. Điều này được Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam thừa nhận trong Báo cáo tổng kết Phật sự Nhiệm kỳ V (2002 - 
2007)9. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, hiện nay chưa có nhà sư nào chủ 
động vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực 
miền núi phía Bắc để hoằng pháp. 
Tất cả những nguyên do nêu trên chủ yếu xuất phát từ việc bổ nhiệm 
Tăng ni về vùng miền núi phía Bắc hiện nay mang tính tự phát. Điều này 
nghĩa là, ở đâu có chùa và có nhu cầu thỉnh Tăng ni về trụ trì, thì mới có 
quyết định bổ nhiệm hay thuyên chuyển sinh hoạt Phật giáo, mà chưa có 
kế hoạch điều phối đồng bộ và thống nhất từ phía Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam. 
2.2. Thách thức về sơ sở thờ tự, trùng tu, tôn tạo chùa cảnh và 
hoằng pháp cho Phật tử 
Một điều dễ nhận thấy, ở nơi thành thị và vùng đồng bằng, chùa chiền 
được xây dựng rất nhiều, nhưng ở vùng miền núi phía Bắc xa xôi thì chỉ 
lác đác, thậm chí cả vùng không có ngôi chùa nào cả, khiến cho công tác 
hoằng pháp gặp nhiều khó khăn theo quy định của pháp luật. 
Hội Phật tử ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang 
phát triển khá mạnh, còn ở các địa phương khác như Cao Bằng, Hà 
Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu thì chưa có nhiều. Bởi vậy, công 
tác hoằng pháp trước tiên phải gây dựng Hội Phật tử tại các địa phương, 
đồng thời tạo mối gắn kết giữa địa phương có Phật giáo phát triển với địa 
phương chưa có tôn giáo này. 
Các di tích Phật giáo cổ ở vùng miền núi phía Bắc hầu hết trong tình 
trạng xuống cấp trầm trọng, thậm chí chỉ còn là phế tích, như chùa Hắc 
Y, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; chùa Vạt Hồng (chùa 
Chiền Viện), xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, v.v... Điều 
kiện kinh tế địa phương hạn hẹp, các nguồn lực công đức hầu như không 
có,... đã tác động mạnh mẽ đến việc trùng tu và tân tạo cơ sở thờ tự Phật 
giáo. Ngoài ra, do địa hình hiểm trở, việc đi lại không thuận lợi, nên kinh 
phí trùng tu và tôn tạo chùa chiền ở miền núi thường cao gấp nhiều lần so 
với miền xuôi do bị đội giá về vận chuyển và nhân lực xây dựng. 
Trong sinh hoạt tôn giáo, hầu hết các dân tộc thiểu số vùng miền núi 
phía Bắc quen tiếp cận đội ngũ thầy Tào, thầy Mo, Đạo công, Sư công 
72 Nghiên cứu Tôn giáo.Số 4 - 2014 
cùng dân tộc mình, còn việc tiếp cận đội ngũ Tăng ni là khá mới mẻ, 
thậm chí xa lạ. 
Các phương tiện phục vụ công tác hoằng pháp ở vùng miền núi phía 
Bắc còn nhiều thiếu thốn. Nhiều nơi gần như không có phương tiện 
truyền thông, thông tin qua truyền hình và Internet thường bị ngắt quãng 
do chia cắt địa hình, vùng lõm sóng, vùng không có trạm tiếp sóng. 
Công tác giảng dạy và học tập ở các học viện Phật giáo, các trường 
Trung cấp Phật học thường nặng về nghiên cứu Kinh, Luật, Luận trong 
kho tàng kinh điển của Phật giáo, chưa tổ chức những chuyến hoằng pháp 
di động ở vùng miền núi cho tăng ni sinh sắp tốt nghiệp và ra trường, để 
họ nghĩ đến vai trò và trách nhiệm cần phải hoằng pháp ở những nơi này. 
3. Kết luận 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang phải đối diện với nhiều vấn đề nan 
giải trong việc hoằng pháp ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Để giải 
quyết những vấn đề này cần có định hướng, phương pháp và kế hoạch từ 
phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam; sự dấn thân của tăng ni trẻ vì sự nghiệp 
hoằng dương chính pháp tới đồng bào Phật tử vùng sâu, vùng xa, vùng 
biên giới và hải đảo; sự hợp tác và giúp đỡ của chính quyền các cấp. 
Dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề mang tính toàn cầu, gắn chặt với sự ổn 
định và phát triển của nhân loại nói chung, từng quốc gia nói riêng. Đây 
cũng là hai vấn đề mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để gây mất ổn 
định chính trị xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Quá 
trình hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng miền núi 
phía Bắc cần quán triệt và vận dụng các nguyên tắc cơ bản về vấn đề dân 
tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn từng địa phương. Có 
như vậy, công tác quản lý hoạt động Phật sự liên quan đến vấn đề dân tộc 
và tôn giáo ở vùng miền núi phía Bắc mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu 
và nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Xem Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái (2008), Di tích Lịch sử - Khảo cổ học Hắc 
Y, Sở Văn hóa Thông tin Yên Bái xuất bản; Lê Tâm Đắc, “Tìm hiểu Phật giáo 
thời Trần qua thư tịch và dấu tích liên quan đến các ngôi chùa tháp” và Tạ Quốc 
Khánh, “Chùa tháp và Phật giáo thời Trần qua những dấu tích hiện còn”, trong 
TT.TS. Thích Thanh Quyết - TS. Nguyễn Quốc Tuấn đồng chủ biên (2013), Phật 
Thích Gia Quang (Đồng Văn Thu). Khơi nguồn Phật pháp 73 
hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Con người và sự nghiệp, Nxb. Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
2 Xem: Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt 
Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà 
Nội; Nguyễn Khắc Đức (2011), Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc 
Hmông và Dao ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết 
học, chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Lê Đình Lợi (2012), Đạo Tin Lành trong đồng 
bào dân tộc Mông ở tỉnh Lào Cai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên 
ngành Tôn giáo học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
3 Nguyễn Khắc Đức, Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông và Dao 
ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, tlđd: 53. 
4 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), Nxb. Tôn giáo: 338. 
5 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), sđd: 461. 
6 Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Văn phòng Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội 
Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), sđd: 575. 
7 Số lượng đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc theo Tin Lành tính đến năm 2009, 
Điện Biên: 25.565 người, Lai Châu: 14.3786 người, Lào Cai: 10.251 người, Hà 
Giang: 11.291 người, Cao Bằng: 16.278 người. Nguyễn Khắc Đức (2011), Vấn 
đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông và Dao ở các tỉnh miền núi phía 
bắc Việt Nam, tlđd: 101 - 102. 
8 Xem: Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt 
Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà 
Nội; Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng, Nxb. Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
9 Xem: “Báo cáo tổng kết Nhiệm kỳ V (2002 - 2007)”, trong Giáo hội Phật giáo 
Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 
Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), Nxb. Tôn giáo: 518. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Tâm Đắc, “Tìm hiểu Phật giáo thời Trần qua thư tịch và dấu tích liên quan đến 
các ngôi chùa tháp”, trong TT.TS. Thích Thanh Quyết - TS. Nguyễn Quốc Tuấn 
đồng chủ biên (2013), Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Con người và 
sự nghiệp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
2. Nguyễn Khắc Đức (2011), Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông 
và Dao ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên 
ngành Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội 
Việt Nam, Hà Nội. 
3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), Nxb. Tôn giáo. 
74 Nghiên cứu Tôn giáo.Số 4 - 2014 
4. Tạ Quốc Khánh, “Chùa tháp và Phật giáo thời Trần qua những dấu tích hiện còn”, 
trong TT.TS. Thích Thanh Quyết - TS. Nguyễn Quốc Tuấn đồng chủ biên (2013), 
Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Con người và sự nghiệp, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
5. Lê Đình Lợi (2012), Đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Lào Cai 
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện 
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
6. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: 
truyền thống và hiện đại, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. 
7. Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái (2008), Di tích Lịch sử - Khảo cổ học Hắc Y, Sở 
Văn hóa Thông tin Yên Bái xuất bản. 
8. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
Abstract 
TO ENLARGE DHARMA IN REMOTE AREAS - ISSUES 
RAISED FOR BUDDHIST ORGANIZATION IN THE NORTH 
MOUNTAINOUS REGION, VIETNAM 
On the basis outlined the imperative of spreading the Dharma in the 
North mountainous region, Vietnam now, the article referred to the real 
situation and some of the challenges posed to the Buddhist organization 
in this region such as personnel issues and grassroots organization, the 
issue of restoration and embellishment of worship facility, the 
introduction of Buddha’s thought for Buddhists, etc. 
Keywords: Vietnam Buddhist Shanga, the North mountainous region, 
Vietnam, ethnic minorities. 

File đính kèm:

  • pdfkhoi_nguon_phat_phap_noi_vung_sau_vung_xa_van_de_dat_ra_cho.pdf