An ninh tinh thần: các xung đột trên cơ sở thế giới quan

Tóm tắt: Giải pháp cho các xung đột đã chín muồi trong xã hội, trong

lĩnh vực tranh luận về thế giới quan đang gây nhiều bàn cãi, để đi đến

khả năng phải hình thành một phương châm tâm lý - xã hội trong

giao tiếp giữa chủ thể các đức tin khác nhau, giữa tin và không tin

theo tôn giáo để góp phần đưa đất nước Nga thoát khỏi cuộc khủng

hoảng tinh thần hiện nay là nội dung chính của bài viết này.

Từ khóa: an ninh tinh thần, thế giới quan, tôn giáo, chủ nghĩa vô

thần, xung đột, đa nguyên, trung lập, khoan dung.

pdf 19 trang phuongnguyen 860
Bạn đang xem tài liệu "An ninh tinh thần: các xung đột trên cơ sở thế giới quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: An ninh tinh thần: các xung đột trên cơ sở thế giới quan

An ninh tinh thần: các xung đột trên cơ sở thế giới quan
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 19 
E. A. KOROTKOV* 
AN NINH TINH THẦN: 
CÁC XUNG ĐỘT TRÊN CƠ SỞ THẾ GIỚI QUAN 
Tóm tắt: Giải pháp cho các xung đột đã chín muồi trong xã hội, trong 
lĩnh vực tranh luận về thế giới quan đang gây nhiều bàn cãi, để đi đến 
khả năng phải hình thành một phương châm tâm lý - xã hội trong 
giao tiếp giữa chủ thể các đức tin khác nhau, giữa tin và không tin 
theo tôn giáo để góp phần đưa đất nước Nga thoát khỏi cuộc khủng 
hoảng tinh thần hiện nay là nội dung chính của bài viết này. 
Từ khóa: an ninh tinh thần, thế giới quan, tôn giáo, chủ nghĩa vô 
thần, xung đột, đa nguyên, trung lập, khoan dung. 
1. Góp vào vấn đề định nghĩa từ “thế giới quan” 
Khi xét tính đa nghĩa của từ “thế giới quan”, sau đây chúng ta sẽ thống 
nhất về nội dung của nó, cái thường được gọi là bức tranh thế giới nói 
chung và hiểu vị trí của con người trong bức tranh thế giới đó. Nội dung 
này có thể trình bày không chỉ dưới hình thức một hệ thống triết học hay 
thần học, mà còn bằng những cách ngôn, thậm chí bằng thi ca. Tương 
ứng, chúng ta sẽ phân biệt thế giới quan với tính cách là một hệ thống lý 
luận với thế giới quan văn học nghệ thuật. Tất cả văn cảnh sử dụng từ 
“thế giới quan” khác, chẳng hạn như “thế giới quan chính trị”, “thế giới 
quan đạo đức” hay “thế giới quan kinh tế”, “thế giới quan cộng sản” hay 
“thế giới quan tư sản”, “thế giới quan trí thức”, “thế giới quan Nga”, 
v.v thích hợp hơn nên dùng từ “nhãn quan”. Không phải nhãn quan 
nào cũng có nguồn gốc thế giới quan, mà nếu có đi nữa thì không phải 
bao giờ cũng có lợi cho nó. Chẳng hạn như nhãn quan chính trị, hàm 
nghĩa thế giới quan thực của nó là niềm tin của một số người được chọn 
của một dân tộc và/hoặc nhà lãnh đạo của nó, là định đề của quyền năng 
thiêng liêng. Thay vì thể hiện “bức tranh thế giới nói chung”, người ta 
còn hay dùng cụm từ “hình ảnh khái quát của vũ trụ”, “quan điểm chung 
nhất về toàn bộ cái hiện tồn”, “hình ảnh chung nhất về thế giới”, “hệ 
thống quan điểm về thế giới khách quan”, v.v Trên bình diện logic, có 
*
 GS. TS., Khoa Triết học, Đại học Quốc gia Belgorod, Liên bang Nga. 
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 20
thể nói về các cách ngôn đó hoàn toàn xác định, đó là một danh từ hoặc 
cụm danh từ miêu tả. Về ngữ nghĩa của chúng lại không xác định như 
vậy. Rõ ràng, từ vũ trụ trong văn cảnh thế giới quan không đồng nghĩa 
với từ vũ trụ trong khoa vật lý thiên văn. Đúng hơn, vũ trụ ở đây chính là 
muốn chỉ toàn bộ thế giới nói chung, hay như cách nói thời thượng hiện 
nay, là vũ trụ trong tổng thể của nó (universum trong tính totalnity của 
nó). Ở đây, giả định là universum bao quát toàn bộ những gì hiện tồn, kể 
cả những cái con người chưa biết tới. Trong trường hợp như vậy, liệu có 
nên đặt câu hỏi làm thế nào để xây dựng được một hình ảnh khái quát 
hay một nhãn quan chung nhất về cái mà chúng ta chỉ biết một phần nhỏ, 
thậm chí có cả một hệ thống quan điểm không? Có thể, dĩ nhiên, khi biết 
có một ngôi sao nào đó giống như Mặt Trời của chúng ta, giả định nó 
cũng có những hành tinh của mình. Nhưng một kết luận suy diễn như 
vậy, dù là căn cứ trên những sự kiện từ một lĩnh vực đối tượng cụ thể đã 
được khoa học xác định một cách chính xác đi nữa, thì đối với tất thảy 
mọi thứ đang tồn tại lại không và không thể có những sự kiện được xác 
định chính xác. 
Người ta vẫn thường cho rằng, bên ngoài biên giới của thế giới còn có 
một hiện thực cao siêu nào đó, chẳng hạn là Chúa Trời, nguồn gốc của 
mọi thứ đang tồn tại, tức là gốc của bản thân thế giới. Đây là sự khởi đầu 
của mọi khởi đầu tự nó, theo định nghĩa, không có gì chung với thế giới 
mà nó sáng tạo ra, nếu không thì nó lại phải là một phần (có thể bằng) 
của thế giới đó. Câu hỏi nảy sinh là, dựa vào đâu mà chúng ta có thể kết 
luận rằng, Chúa Trời tồn tại, nếu thế giới mà chúng ta là một phần của 
nó, và Chúa Trời là thực thể không thể đối sánh và không thể cùng đo 
đạc? Nói đến tính chỉnh thể của thế giới còn hàm ý rằng có sự thống nhất 
giữa các bộ phận (thành tố, yếu tố, cấp độ) của nó. Để làm rõ tính thống 
nhất này, cần có một vốn hiểu biết nhất định về các bộ phận. Mà có kiến 
thức nghĩa là biết một số thuộc tính của chỉnh thể. Nhưng vốn kiến thức 
ấy về thế giới như một chỉnh thể lại chính là vấn đề nan giải nhất. 
Tóm lại, lý tính con người không đủ năng lực tư duy về thế giới xét 
trong toàn thể với tính cách là một thứ “vật tự nó” (thing-in-
itself/nowmen), thấu hiểu tính chất vô hạn thời sự (đi hết cả chiều sâu lẫn 
bề rộng) của nó, mà không rơi vào mạng lưới mâu thuẫn trước mỗi câu 
hỏi mà lý tính đặt ra. Tuy nhiên, thực tế đó chỉ chứng tỏ một điều, các 
thuật ngữ “thế giới”, “vũ trụ”, “Chúa Trời”, v.v trong cuộc tranh luận 
về thế giới quan không biểu đạt các khái niệm khoa học. Chúng có nội 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 21 
 21
hàm liên quan đến việc giải quyết những vấn đề không phải về phương 
diện tri thức luận, mà là những vấn đề có tính chất hiện sinh (ý nghĩa 
cuộc sống) và những vấn đề và trạng thái tâm cảm kèm theo, liên quan 
đến các chỉ lệnh hành vi của các chủ thể thế giới quan. 
Thế giới quan không đồng nhất với triết học và thần học, mặc dù có 
thể nói về thế giới quan triết học/thần học, khi nói về thế giới quan của 
một người có kinh nghiệm trong các thuật ngữ và hệ vấn đề triết học/thần 
học. Nhưng thế giới quan cũng có thể có ở một người hoàn toàn không 
biết gì về triết học và thần học. Hơn nữa, thế giới quan của cá nhân là 
một chuyện, còn việc mô tả nó (sắp xếp, chính xác hóa, biểu đạt bằng văn 
bản) lại là chuyện khác. Trong thế giới quan của cá nhân có nhiều điều, 
do đánh giá cảm xúc của cá nhân đó, không thể mô tả được một cách 
thấu đáo. Nó là cái hình thành từ kinh nghiệm sống của con người, nội 
dung của nó (điều này không nhất thiết chỉ riêng có của cá nhân đó) được 
quyết định không chỉ bởi sự tự ý thức, mà còn cả các phức cảm vô thức 
(ước muốn, sợ hãi, hy vọng), bởi những đặc điểm trong tâm thức cá nhân. 
Vì vậy, thế giới quan cá nhân là cái không thể chuyển giao cho người 
khác, như một cuốn vở ghi mà trong đó nó đã cố gắng trình bày, hoặc giả 
đem gieo cấy từ người này sang người khác như thể đó là một mảnh đất, 
một quả tim hay một cây hoa. Thế giới quan đó được R. Rorty đặt cho 
một cái tên rất đạt là “chân lý cứu rỗi”: “Chân lý cứu rỗi là cái thỏa mãn 
nhu cầu của con người muốn gắn mọi thứ trên thế giới - mọi sự kiện, mọi 
con người, mọi tư tưởng - vào một văn cảnh duy nhất nào đó, mà bằng 
cách nào đó, thật tự nhiên, tiên định và duy nhất khả dĩ, và ý nghĩa duy 
nhất chỉ là để xác định ý nghĩa của đời người, bởi chỉ trong bối cảnh đó, 
sự tồn tại của con người sẽ hiển lộ trong ánh sáng chân lý. Tin vào chân 
lý cứu rỗi là tin rằng có một hiện thực đích thực nào đó đằng sau hình 
ảnh của các hiện tượng, rằng chỉ có một cách miêu tả chân thực về tất cả 
những gì đang tồn tại và diễn ra, chỉ có một bí kíp chính và một lời giải 
hoàn hảo”1. 
2. Thế giới quan tôn giáo và không tôn giáo 
Chúng ta sẽ phân biệt giữa thế giới quan tôn giáo và không tôn giáo. 
Cơ sở của thế giới quan tôn giáo gồm: 
- Bức tranh tạo thành thế giới và con người thành một khởi đề của mọi 
khởi đề siêu nhiên (phi vật chất), Thiên Chúa là người làm luật, thấu hiểu 
và cứu rỗi của mọi tồn thể. 
22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 22
- Niềm tin linh hồn con người là bất tử, tình yêu đối với Đấng Tạo 
Hóa và vâng lời Người là điều kiện của cuộc sống an lạc chốn Thiên 
Đường. 
- Phức cảm và các chỉ lệnh hành vi phát sinh trong ý thức của các tín 
đồ dựa vào đức tin đó. 
Cơ sở của thế giới quan không tôn giáo gồm: 
- Bức tranh về giới tự nhiên vật chất vô tận, vô biên và vĩnh cửu, ở đó 
con người và xã hội là sản phẩm hợp quy luật của sự tự phát triển (tiến 
hóa) của nó. 
- Niềm tin mỗi người chỉ được “ban” một đời thân xác và tâm hồn 
(kiếp sống trần thế). Khi tâm trí còn sáng suốt, con người phải hết sức 
trân trọng nó và tự biết cách thu xếp nó. 
- Phức cảm và các chỉ lệnh hành vi nảy sinh trong ý thức con người có 
liên quan đến niềm tin đó. 
Những hằng tố nói trên của hai thế giới quan tôn giáo và không tôn 
giáo, hay nếu dùng thuật ngữ I. Lacatos, “hạt nhân cứng” của nó, mà 
trong đó phần tử nào cũng cần thiết, và tổng thể của nó, là điều kiện đủ 
để xếp một thế giới quan vào một trong hai kiểu nói trên. Các kết cấu 
chịu lực được bảo vệ và xác nhận bởi toàn bộ phần nội dung còn lại (biến 
thể) của thế giới quan, tạo sinh ra các dạng thức khác nhau của nó. Thế 
giới quan tôn giáo được chia thành các biến thể Do Thái giáo, Kitô giáo 
và Islam giáo (sau đây cũng sẽ đề cập đến các tôn giáo Abraham trong 
các hình thức cộng đồng đã định hình trong lịch sử của chúng). Tương tự, 
các thế giới quan không theo tôn giáo nào vẫn có hạt nhân cứng, lại biến 
đổi theo dòng lịch sử, sinh ra nhiều dạng thức khác nhau. Kiểu thế giới 
quan này nhìn nhận tính khả biến chân lý về một phân khúc nào đó của 
giới tự nhiên (vật chất), ranh giới đôi khi sâu và rộng hơn. 
Nhân đây, chúng ta sẽ bàn về vấn đề chân lý của thế giới quan. Chân 
lý của thế giới quan và chân lý của một lý thuyết khoa học là hai khái 
niệm khác hẳn nhau. Nội dung của các lý thuyết khoa học, bản thể, định 
luật, giả thuyết, cách giải thích sự kiện thực tế, các dự báo đều qua sự 
kiểm chứng của logic và thực nghiệm, vì vậy, sớm muộn gì các chuyên 
gia cũng sẽ đi tới ý kiến thống nhất tương đối công nhận tính chân lý của 
chúng. Các thế giới quan cũng có thể đầy ắp thông tin từ các lĩnh vực 
khác nhau của khoa học, nhưng nền móng của chúng được kiến tạo bởi 
các kiến trúc siêu hình (chưa được kiểm chứng hoặc không kiểm chứng 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 23 
 23
được), mà đặc trưng là chủ nghĩa phổ quát và tuyệt đối, tức là muốn quy 
toàn bộ tính đa dạng các hiện tượng về một cái duy nhất, tối giản không 
thể quy nạp vào một cái gì khác và là cái căn bản vĩnh cửu (tức là cái 
tuyệt đối, dù được gọi bằng cái tên nào: Thiên Chúa, lý tính phổ quát 
(universal mind, ý chí thế giới, giới tự nhiên), coi đó là cội nguồn sinh ra 
tồn tại của con người, và bằng cách đó chứng thực cho sự tồn tại của nó. 
Bằng chứng gián tiếp chứng tỏ rằng không thể xây dựng nên một thế 
giới quan mang chân lý được hết thảy mọi người và mọi thời đại chấp 
nhận là vì bất kỳ lập trường thế giới quan nào đang cạnh tranh nhau cũng 
không có ưu thế chứng giải liên cá nhân. “Cuộc đấu tranh giữa các thế 
giới quan với nhau hiện vẫn là bất phân thắng bại trên mỗi điểm tranh cãi 
cơ bản. Lịch sử có sự chọn lọc của nó, nhưng các kiểu thế giới quan lớn 
vẫn bảo toàn được tất cả sức mạnh của mình, những điểm không thể 
chứng được và không phá bỏ được”2. Vấn đề không phải là luận đề được 
chứng minh là sai được chứng minh là sai, và phản đề - đúng (hoặc 
ngược lại), mà ở chỗ các bên tranh luận không có chung một cách 
(trường) chứng giải. Các luận điểm được lấy làm lý lẽ hiển nhiên đúng 
đối với phía này lại không được phía kia chấp nhận, và mọi cuộc thảo 
luận đều không có tính xây dựng (unconstructive). Ngoài ra, hiện vẫn tồn 
tại nền tảng ngoài lý tính (phi duy lý) của lựa chọn thế giới quan. Việc cá 
nhân tìm đến một thế giới quan tôn giáo của con người thông qua các 
nhân tố vô thức trong tâm thức của nó đã được Sigmund Freud chẩn 
đoán. Con người khi cảm biết một cách rõ rệt các thế lực nguy hiểm, 
không kiểm soát nổi và không hiểu nổi bên trong và bên ngoài bản thân, 
thường một cách vô thức, ngả theo thế giới quan tôn giáo với một Đức 
Chúa - cha toàn trị, vạn năng, giống như kinh nghiệm thời thơ ấu của 
mình, vâng lệnh và cố gắng không vi phạm những điều cấm kỵ đã được 
răn dạy, chịu sự che chở của người cha thông thái và mạnh mẽ mà mình 
yêu kính3. W. Dilthey từng cho rằng, thế giới quan “không phải là kết 
quả chỉ riêng ý chí nhận thức” và coi các “trạng thái sống lớn” (bi quan 
và lạc quan) là nền tảng, là “phần đất nền của các thế giới quan”4. R. 
Karnap gắn thế giới quan, mà ông ví như là huyền thoại, với nhu cầu thể 
hiện cảm giác đời sống, với thái độ ý chí - tình cảm của con người đối 
với thế giới5. R. Tarnasa là người có quan điểm tương tự khi cho rằng, sự 
lựa chọn thế giới quan, ngoài nỗ lực mang tính trí tuệ, còn có sự tham gia 
của những nhân tố cởi mở hơn như “ý nguyện, tưởng tượng, niềm tin, hy 
vọng và đam mê”6. Cảm giác phi lý, buồn khổ, lo âu, thậm chí buồn nôn 
24 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 24
cũng đóng vai trò nhất định trong sự ra đời của kiến trúc thế giới quan 
của các triết gia hiện sinh như J. Paul Sartre, A. Camus, v.v 
I. Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy đã kết luận rằng, 
mọi nỗ lực luận chứng duy lý chân lý siêu hình đều dẫn đến bế tắc (mâu 
thuẫn) về logic và tối nghĩa về mặt lý luận. Cũng trong học thuyết về đạo 
đức của mình, I. Kant công nhận rằng, con người cần phải tin vào sự tồn 
tại của Thiên Chúa như là chỗ dựa tinh thần của cá nhân khi nỗ lực làm 
tròn nghĩa vụ đạo đức, và không có gì có thể tước bỏ đức tin đó. Ông 
phản ánh thực tế cơ bản này của văn hóa Châu Âu là tính tham vọng. 
Chân lý và đức tin, khoa học và tôn giáo là hai vế bổ sung cho nhau như 
là sự thống nhất của các mặt đối lập, tạo thành động lực thúc đẩy sự tự 
phát triển của nền văn hóa Châu Âu. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 
nhiều nhà khoa học lỗi lạc như B. Pascal, I. Newton, M. V. Lomonosov, 
C. Linnaeus, M. Faradey, L. Pasteur, M. Planck, v.v đều kết hợp trong 
thế giới quan của mình quan niệm về Thiên Chúa như là Đấng Sáng Tạo 
anh minh của vũ trụ với niềm tin vào những khả năng vô hạn của phương 
pháp khoa học để có tri thức đúng đắn về giới tự nhiên. 
Những cuộc thảo luận bất tận về những ưu hay khuyết, lợi hay hại của 
có đức tin hay không có đức tin là tuyệt đối vô vọng (vô bổ). Thế giới 
quan tôn giáo là một phương thuốc tốt để chống hội chứng “tự suy đồi” 
(thuật ngữ của F. M. Dostoevski), là sự ích kỷ quá mức, hư vô và tùy tiện 
của cá nhân con người. Thế giới quan không tôn giáo lôi kéo con người 
tin rằng thế giới mà anh ta được sinh ra trong đó là món quà tặng vô giá, 
duy nhất nhưng chỉ là cõi tạm. Thế giới quan ấy có thể ngăn chặn tiềm 
năng tự hạ mình vô hạn của cá nhân và triệt tiêu dần tính tích cực xã hội 
của cá nhân. Còn mọi ý đồ luận chứng cho tính chất bấp bênh và đặc biệt 
là mặt tác hại của thế giới quan tôn giáo hoặc không tôn giáo, muốn buộc 
chúng phải vắt óc do không hiểu thực chất và thiên chức của chúng. 
“Những người cho rằng, vị tất họ có thể để tâm đến câu hỏi Thiên Chúa 
có tồn tại hay không, không có quyền lên án những người nhiệt thành tin 
rằng Thiên Chúa tồn tại, hoặc những người phủ nhận Thiên Chúa cũng 
hăng không kém. Cả hai loại trên đều không có quyền phán xét những 
người cho rằng tranh cãi như thế là vô nghĩa”7. 
3. Hữu thần luận và vô thần luận 
Chúng ta sẽ tách thế giới quan tôn giáo và thế giới quan không tôn 
giáo ra khỏi khải thị hữu thần (nói tắt là hữu thần) và khải thị vô thần (nói 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 25 
 25
tắt là vô thần). Người theo tôn giáo tin rằng có Thiên Chúa, còn người ... chúng ta sẽ làm cho nền văn minh Islam giáo giành chiến thắng 
trên vũ đài thế giới. Đó là sứ mạng của chúng ta”17. 
Chỉ có định chế tôn giáo với tính cách là nhân tố “suy nghĩ hiền 
lương” và “lối sống thiện tâm” (các thuật ngữ của I. Kant), chứ không 
phải là chứng lý chống lại các tham vọng chính trị, mới là cơ sở hiện thực 
và như nhất để giải quyết các xung đột tôn giáo, một trong những mối đe 
dọa nguy hiểm nhất cho toàn thể cộng đồng thế giới. “Kinh nghiệm nước 
Nga cho thấy, các thế lực phá hoại quốc gia chúng ta luôn vượt ra môi 
32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 32
trường vô thần không có các quy ước đạo đức”. Đây là câu dẫn tài liệu 
nhan đề Đồng chất hóa thế giới quan quốc tộc của giới tinh hoa chính trị 
Nga của S. E. Matvejchuk. Dẫn trích luận đề đáng ngờ về nội dung “ai 
chối bỏ Chính Thống giáo Nga thì không còn là người Nga nữa”, tác giả 
này cho rằng, nếu giới tinh hoa chính trị biết cách giải quyết tốt vấn đề 
vai trò lập quốc của dân tộc Chính Thống giáo, thì các dân tộc khác (các 
phân tộc/fractions) sẽ tập hợp lại chung quanh một nhà lãnh đạo nhằm 
chung tay xây đắp ngôi nhà chung18. Thế nhưng, việc chia quốc tộc 
(nation) ra thành người lập quốc và các phân tộc khác, xét theo sở thuộc 
cộng đồng của họ, bản thân nó đã là (một luận điệu) vừa vô đạo đức và 
trái lý, vừa nguy hiểm. 
Thêm nữa, ngay cả các hình thức thế giới quan khác cũng được sử 
dụng thành công không kém cho các mục đích vô nhân đạo (siêu hình 
học của ý chí chiếm lĩnh quyền lực - trong ý thức hệ của Đế chế thứ ba 
(Chỉ Đức phát xít (Biên tập), siêu hình học xã hội của cuộc đấu tranh giai 
cấp - trong ý thức hệ của chủ nghĩa Bolsevik, v.v). Vì vậy, trong một 
xã hội, khi mà các định đề thế giới quan không át được các diễn ngôn 
chính trị, pháp lý và đạo đức, một tình huống như vậy hẳn là khả quan. 
Điều quan trọng không kém là sự hình thành một phương châm tâm lý - 
xã hội mới về nguyên tắc trong quan hệ giữa chủ thể thuộc các đức tin 
khác nhau, giữa người có đức tin và người không có đức tin, đặng góp 
phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tinh thần. Phương châm 
ấy gắn với truyền thống khoan dung trong lĩnh vực thế giới quan, cái mà 
xã hội nước Nga còn ít biết tới. Mỗi người đều có quyền tự quyết sống 
với tổ chức tinh thần là chân lý cứu rỗi mà mình thân thiết, hiểu rõ và 
không ai được ép buộc anh ta phải chấp nhận một thứ thế giới quan nào 
đó dù là đích thực nhất. Đó là thực chất của tư tưởng khoan dung về thế 
giới quan như là thái độ tôn trọng những người có thế giới quan khác 
mình. Đối cực của khoan dung thế giới quan là thái độ cố chấp, tức là có 
thái độ hung hăng, gây sự với người có thế giới quan khác mình, cho rằng 
chỉ có thế giới quan của mình mới đúng đắn và đáng chấp thuận. Phương 
thức giao tiếp duy nhất giữa các chủ thể có thế giới quan khác nhau, theo 
tôi, là khi những người tham gia giao tiếp có năng lực tuân thủ chế độ 
trung lập về thế giới quan “lắng nghe nhau, đồng thời tránh cố chấp hơn 
thua”, theo đó, chỉ có thể khi cả hai đều khả chấp - “có thể tôi đúng, cũng 
có thể anh đúng, hoặc không ai trong chúng ta đúng, bằng cách nào đó 
mà ta chưa biết, cả hai ta cùng đúng”19. 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 33 
 33
Hơn nữa, người ta thường quên rằng, lòng khoan dung chỉ có thể thể 
hiện khi các chủ thể của nó có sự thống nhất quan điểm về các giá trị cốt 
lõi cơ bản của một tồn tại xã hội hòa hợp. Mọi xã hội dân chủ, đồng thời 
với việc phát huy tiềm năng tính khác biệt của các thành viên xã hội, tức 
là số lượng ý kiến khác nhau đáng kể về các mặt xã hội, dân tộc và tâm lý 
phải thực hiện song song việc sắp xếp các ưu tiên của mình, đặc biệt là 
giải quyết vấn đề tìm ra một không gian bản sắc sinh hoạt chung (tương 
đối nhỏ, nhưng có ranh giới rõ ràng) giống với không gian của toàn nhân 
loại. Ngày nay, nhân loại, không phải trên lý thuyết mà là trong thực tiễn, 
đã nhận thức được nỗi cay đắng của tâm lý bất khoan dung tôn giáo, của 
chủ nghĩa ích kỷ chủng tộc, dân tộc và giai tầng xã hội, đã tiệm cận đến 
sát mức độ giác ngộ (và suy nghiệm triết học) tọa độ của không gian sống 
thống nhất đó, không chấp nhận bất kỳ hình thức gây hấn, cố chấp về mặt 
chủng tộc, dân tộc và thế giới quan, quyền lao động và sở hữu tài sản do 
lao động mà có, tự do lựa chọn chính trị, v.v Trên danh nghĩa, những 
điều này đều được nêu trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế, cũng như 
Hiến pháp quốc gia của các nước dân chủ. Dĩ nhiên, sự thống nhất này 
không phải là điều kiện tiên nghiệm, nhất thành bất biến của tồn tại nhân 
loại toàn hành tinh. Nói cho đúng hơn, đây là “một nhiệm vụ mà mỗi thế 
hệ mới của các nhà lý luận và thực tiễn nhất thiết phải suy ngẫm và giải 
quyết theo cách mới, đồng thời với việc ý thức được quan niệm về tính 
thống nhất và những hành động thực hiện này của họ không vượt ra 
ngoài không gian và thời gian của họ”20. 
Có thể sẽ có người cho rằng, chủ nghĩa thế giới vừa trình bày trên đây 
là không thể chấp nhận đối với tinh thần Nga. Tôi tìm thấy lời giải ở 
Richard Rorty: “Có một hình thức xấu xa của chủ nghĩa thế giới, khẳng 
định rằng các quyền của con người là phù hợp với các nền văn hóa trung 
tâm Châu Âu, còn các nền văn hóa khác thì phù hợp nhất là chế độ mật 
vụ giăng khắp xã hội, nắm trong tay cả các quan tòa, giáo sư và nhà báo 
cúc cung tuân lệnh, cùng với một đám cai ngục đao phủ. Sự kết án thế tục 
cho thứ chủ nghĩa thế giới lừa mị và chuyên tự lừa kia là cái chứa đựng 
một hình ảnh rõ ràng về tương lai con người thế giới đặc biệt, hình ảnh 
một nền dân chủ trên toàn hành tinh, một xã hội mà việc tra tấn hoặc 
đóng cửa các trường đại học hoặc báo chí ở đầu kia thế giới sẽ khiến 
người ta nổi giận chẳng khác gì những cái đó xảy ngay trên quê hương 
mình. Thế giới đại đồng tương lai đó, xét trên bình diện phi chính trị, 
trong tương lai có thể sẽ đa dạng và không đồng nhất không kém về mặt 
34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 34
văn hóa”21. Ý nghĩa phổ biến (toàn nhân loại) của các giá trị nói trên 
được hiểu không phải như là một thực tế kinh nghiệm, mà như là một thứ 
chỉ lệnh tiên nghiệm buộc phải thực thi trong một tương lai không mấy 
xa nữa là một trong những điều kiện quan trọng nhất quyết định sự sống 
còn của nhân loại (hiện vẫn đang bị phân mảnh), là điều khó chối cãi. 
7. Thay lời kết 
Nhân loại chưa bao giờ cạn kiệt nhu cầu tìm ra chân lý cứu rỗi - thấu 
đạt đến căn cứ tới hạn lấp lánh bất định của một nền hòa bình vĩnh cửu và 
ý nghĩa tối thượng của đời sống phù vân của chúng ta trong đó. Có người 
hy vọng sẽ được cứu rỗi bởi đức tin vào một Thiên Chúa (Christ, Allah, 
Yahweh/Yehwoh); người thì thấy cuộc sống của mình dễ chịu hơn trong 
thế giới thế tục hóa của chủ nghĩa duy vật khoa học, người khác lại bị hút 
vào thế giới đa sắc màu của đa thần, đa giáo, v.v Không có gì đáng 
trách cứ khi vào các giai đoạn khác nhau của đời mình, người ta tìm ra 
chỗ dựa tinh thần nơi các chân lý cứu rỗi khác nhau. Nhưng ở đây, điều 
kiện tiên quyết có ý nghĩa tích cực nhất thiết của đời sống con người là 
đều phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức dễ hiểu và khả thi đối với 
mình. Mọi người đều bình đẳng trước đạo đức, dù bạn là người có đức tin 
hay không có đức tin, và mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm 
tuân thủ các quy phạm xác định mức độ nhân tính của con người. 
Từ những điều vừa trình bày, bạn đọc có thể kết luận rằng, tác giả bài 
viết đã vi phạm nguyên tắc logic “tertium non datur” (không có cái thứ ba) 
vì trong hai thế giới quan trái ngược nhau, thế giới quan tôn giáo và thế 
giới quan không tôn giáo, không thế giới quan nào được công nhận là đúng 
(hoặc sai). Đúng vậy, nếu chúng ta dùng logic học cổ điển. Tuy nhiên, ở 
đây, tôi đánh giá diễn ngôn thế giới quan trên lập trường logic phi cổ điển, 
tức là logic tam trị, trong đó bên cạnh “đúng/chân” hoặc “sai/giả” còn có 
trị thứ ba (được định danh) là “có thể”22. Tôi tin rằng, đây chính là cách 
tiếp cận đáp ứng được bản chất của thế giới quan, cái ngay từ đầu vốn đã 
có đặc trưng là bất định về cơ sở bản thể luận của nó./. 
Phụng Sơn dịch 
CHÚ THÍCH: 
1 Р. Рорти (2003), “От религии через философию к литературе: путь 
западных интеллектуалов” (Từ tôn giáo, thông qua triết học, đến văn học: con 
đường của giới nhân sĩ Phương Tây), Вопросы философии, № 3: 3. 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 35 
 35
2 В. Дильтей (1995), Типы мировоззрения и обнаружение их в 
метафизических системах (Các kiểu hình thế giới quan và sự bộc lộ của 
chúng trong các hệ thống siêu hình), Культурология, XX век, Антология. М., 
Юрист: 225. 
3 З. Фрейд (1989), Будущее одной иллюзии (Tương lai của một ảo tưởng), 
Сумерки богов, М., Политиздат. 
4 В. Дильтей (1995), Типы мировоззрения и обнаружение их в 
метафизических системах (Các kiểu hình thế giới quan và sự bộc lộ của 
chúng trong các hệ thống siêu hình), Культурология, XX век, Антология. М., 
Юрист: 225, 220. 
5 Р. Карнап (1993), “Преодоление метафизики логическим анализом языка” 
(Khắc phục tính siêu hình bằng phân tích ngôn ngữ về mặt logic), Вестник 
Московского yниверситета, Серия 7, Философия, № 6. 
6 Р. Тарнас (1995), История западного мышления (Lịch sử tư duy Phương Tây), 
М., КРОН-ПРЕСС: 345. 
7 Р. Рорти (2008), “Антиклерикализм и атеизм” (Thuyết chống giáo quyền và 
vô thần luận), Логос, № 4. 
8 К.С. Льюис, Просто христианство, 
9 С. Франк, Смысл жизни (Lẽ sống),  
10 В. С. Степин, Саморазвивающиеся системы и перспективы техногенной 
цивилизации (Các hệ thống tự phát triển và viễn cảnh của nền văn minh công 
nghệ),  
11 А. Шопенгауэр (1992), Мир как воля и представление (Thế giới như là ý 
hướng và quan nịêm), Т.2, Мн., ООО “Попурри”. 
12 А. Камю (1990), Бунтующий человек (Con người nổi loạn), М. 
13 В. Франкл (1990), Человек в поисках смысла (Con người đi tìm lẽ sống), М., 
Прогресс. 
14 А. А. Гусейнов (2007), Возможна ли мораль, независимая от религии? (Liệu 
có đạo đức không liên quan đến tôn giáo?), Дни науки в Университете: 
Избранное, СПб. 
15 Д. Познанский (2008), “Цивилизационная несовместимость” (Tính bất khả 
dung chấp văn minh), Политический журнал, № 4, 11 марта. 
16 И. Кант (1980), Трактаты и письма (Tác phẩm và thư từ), М., Наука: 178. 
17 Духовный лидер Ирана (Vị thủ lĩnh tinh thần của Iran...), 
18 С. Е. Матвейчук (2004), “Идентификация национального мировоззрения 
российской политической элиты” (Đồng chất hóa thế giới quan quốc tộc của 
giới tinh hoa chính trị Nga), Право и безопасность, № 2, 
19 Панич Алексей, О пользе и вреде скептицизма для философии (Lợi và hại 
của chủ nghĩa hòai nghi đối với triết học), 
20 С. Г. Чукин (2002), Ю. Хабермас versus А. Макинтайр: к вопросу об 
основаниях современного философствования - Размышления о философии 
на перекрестке второго и третьего тысячелетий (U. Habermas versus A. 
Ch. Maclntyre: góp vào vấn đề những căn cứ của triết luận hiện nay - Suy ngẫm 
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 
 36
về triết học nơi ngã ba đường hai thiên niên kỷ), Сборник к 75-летию 
профессора М.Я. Корнеева, Серия “Мыслители”, Выпуск 11, СПб. 
21 Р. Рорти (1994), “Философия и будущее” (Triết học và tương lai), Вопросы 
философии, № 6. 
22 В. А. Бочаров, В. И. Маркин (2008), Введение в логику: учебник (Nhập môn 
logic học: giáo trình), М., ИД “Форум”: ИНФРА-М: 286 - 291. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. В. А. Бочаров, В.И. Маркин (2008), Введение в логику: учебник (Nhập môn 
logic học: giáo trình), М., ИД “Форум”: ИНФРА-М. 
2. С. Н. Булгаков (2010), Интеллигенция и религия: О противоречивости 
современного безрелигиозного мировоззрения (Giới trí thức và tôn giáo: Về 
tính mâu thuẫn của thế giới quan phi tôn giáo hiện nay), Санкт-Петербург: 
Издательство Олега Абышко, Сатисъ. 
3. А. А. Гусейнов (2007), Возможна ли мораль, независимая от религии? (Liệu 
có đạo đức không liên quan đến tôn giáo?), Дни науки в Университете: 
Избранное, СПб. 
4. В. Дильтей (1995), Типы мировоззрения и обнаружение их в 
метафизических системах (Các kiểu hình thế giới quan và sự bộc lộ của 
chúng trong các hệ thống siêu hình), Культурология, XX век, Антология. М., 
Юрист. 
5. Духовный лидер Ирана (Vị thủ lĩnh tinh thần của Iran...), 
6. А. Камю (1990), Бунтующий человек (Con người nổi loạn), М. 
7. И. Кант (1980), Трактаты и письма (Tác phẩm và thư từ), М., Наука. 
8. Р. Карнап (1993), “Преодоление метафизики логическим анализом языка” 
(Khắc phục tính siêu hình bằng phân tích ngôn ngữ về mặt logic), Вестник 
Московского yниверситета, Серия 7, Философия, № 6. 
9. К.С. Льюис, Просто христианство, 
10. С.Е. Матвейчук (2004), “Идентификация национального мировоззрения 
российской политической элиты” (Đồng chất hóa thế giới quan quốc tộc của 
giới tinh hoa chính trị Nga), Право и безопасность, № 2, 
11. Панич Алексей, О пользе и вреде скептицизма для философии (Lợi và hại 
của chủ nghĩa hòai nghi đối với triết học), 
12. Д. Познанский (2008), “Цивилизационная несовместимость” (Tính bất khả 
dung chấp văn minh), Политический журнал, № 4, 11 марта. 
13. Р. Рорти (2003), “От религии через философию к литературе: путь 
западных интеллектуалов” (Từ tôn giáo, thông qua triết học, đến văn học: con 
đường của giới nhân sĩ Phương Tây), Вопросы философии, № 3. 
14. Р. Рорти (2008), “Антиклерикализм и атеизм” (Thuyết chống giáo quyền và 
vô thần luận), Логос, № 4. 
15. Р. Рорти (1994), “Философия и будущее” (Triết học và tương lai), Вопросы 
философии, № 6. 
E. A. Korotkov. An ninh tinh thần 37 
 37
16. В. С. Степин, Саморазвивающиеся системы и перспективы техногенной 
цивилизации (Các hệ thống tự phát triển và viễn cảnh của nền văn minh công 
nghệ),  
17. Р. Тарнас (1995), История западного мышления (Lịch sử tư duy Phương Tây), 
М., КРОН-ПРЕСС. 
18. З. Фрейд (1989), Будущее одной иллюзии (Tương lai của một ảo tưởng), 
Сумерки богов, М., Политиздат. 
19. С. Франк, Смысл жизни (Lẽ sống),  
20. В. Франкл (1990), Человек в поисках смысла (Con người đi tìm lẽ sống), М., 
Прогресс. 
21. С. Г. Чукин (2002), Ю. Хабермас versus А. Макинтайр: к вопросу об 
основаниях современного философствования - Размышления о философии 
на перекрестке второго и третьего тысячелетий (U. Habermas versus A. 
Ch. Maclntyre: góp vào vấn đề những căn cứ của triết luận hiện nay - Suy ngẫm 
về triết học nơi ngã ba đường hai thiên niên kỷ), Сборник к 75-летию 
профессора М.Я. Корнеева, Серия “Мыслители”, Выпуск 11, СПб. 
22. А. Шопенгауэр (1992), Мир как воля и представление (Thế giới như là ý 
hướng và quan nịêm), Т.2, Мн., ООО “Попурри”. 
Abstract 
SPIRITUAL SECURITY: THE CONFLICT BASED ON THE 
WORLD VIEW 
The solution to the ripe conflict in social, to the debate on the world 
view that being cause controversy, to leading the ability to form a social - 
psychology motto in communicating between the subject of the different 
faiths, and between belief and non-belief which bring Russia out of the 
current crisis in the spirit were the contents of this article. 
Keywords: Security spiritual, world view, religion, atheism, conflict, 
pluralism, neutrality, tolerance. 

File đính kèm:

  • pdfan_ninh_tinh_than_cac_xung_dot_tren_co_so_the_gioi_quan.pdf