Tình trạng dày thành tim và rối loạn chức năng tâm trương ở thai nhi có mẹ bị đái tháo đường

TÓM TẮT

Mục tiêu: So sánh bề dày thành tim và chức

năng tim ở thai nhi có mẹ bị ĐTĐ và mẹ không bị

ĐTĐ; Xác định mối tương quan giữa bề dày thành

tim thai với nồng độ HbA1C của mẹ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên

cứu cắt ngang mô tả có đối chứng trên 100 bệnh

nhân, bao gồm: 34 thai phụ bị đái tháo đường thai

kì (ĐTĐTK), 10 thai phụ bị đái tháo đường mang

thai (ĐTĐMT) và 56 thai phụ bình thường. Các

biến số thu thập của mẹ bao gồm: tuổi thai phụ,

tuần thai, BMI trước khi mang thai và tại thời điểm

nghiên cứu, nồng độ Glucose máu, HbA1C. Các

biến số thu thập của con trên siêu âm tim bào thai

bao gồm: Bề dày thì tâm trương của thành bên thất

phải (TBTP), thành sau thất trái (TSTT), vách liên

thất (VLT), phân số rút ngắn sợi cơ (FS) và chỉ số

Tei mô thất trái.

pdf 9 trang phuongnguyen 8660
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dày thành tim và rối loạn chức năng tâm trương ở thai nhi có mẹ bị đái tháo đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dày thành tim và rối loạn chức năng tâm trương ở thai nhi có mẹ bị đái tháo đường

Tình trạng dày thành tim và rối loạn chức năng tâm trương ở thai nhi có mẹ bị đái tháo đường
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
69TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Tình trạng dày thành tim và rối loạn chức năng 
tâm trương ở thai nhi có mẹ bị đái tháo đường
Nguyễn Thị Duyên, Trương Thanh Hương
Viện Tim mạch Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh bề dày thành tim và chức 
năng tim ở thai nhi có mẹ bị ĐTĐ và mẹ không bị 
ĐTĐ; Xác định mối tương quan giữa bề dày thành 
tim thai với nồng độ HbA1C của mẹ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên 
cứu cắt ngang mô tả có đối chứng trên 100 bệnh 
nhân, bao gồm: 34 thai phụ bị đái tháo đường thai 
kì (ĐTĐTK), 10 thai phụ bị đái tháo đường mang 
thai (ĐTĐMT) và 56 thai phụ bình thường. Các 
biến số thu thập của mẹ bao gồm: tuổi thai phụ, 
tuần thai, BMI trước khi mang thai và tại thời điểm 
nghiên cứu, nồng độ Glucose máu, HbA1C. Các 
biến số thu thập của con trên siêu âm tim bào thai 
bao gồm: Bề dày thì tâm trương của thành bên thất 
phải (TBTP), thành sau thất trái (TSTT), vách liên 
thất (VLT), phân số rút ngắn sợi cơ (FS) và chỉ số 
Tei mô thất trái. 
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tuổi, tuần thai và BMI của mẹ giữa 
các nhóm trong nghiên cứu. Nhóm ĐTĐMT và 
ĐTĐTK có nồng độ Glucose máu cao hơn nhóm 
bình thường (7.84 và 5.50 với 4.42, p<0.005), trị số 
HbA1C trung bình của nhóm ĐTĐMT cao hơn 
nhóm ĐTĐTK (6.58 với 5.63, p= 0.004). Bề dày 
TSTT và VLT ở nhóm ĐTĐMT và ĐTĐTK cũng 
cao hơn hẳn nhóm còn lại ở thời điểm thai 28 – 33 
tuần (p<0.001, 0.022), nhưng không có sự khác 
biệt tại thời điểm ≥ 34 tuần. Chỉ số Tei của nhóm 
ĐTĐMT và ĐTĐTK cao hơn nhóm bình thường ở 
cả 2 thời điểm nghiên cứu, (p< 0.001), trong khi chỉ 
số FS không khác biệt giữa các nhóm. Có mối tương 
quan đồng biến tuyến tính giữa bề dày TSTT, VLT 
của tim thai với nồng độ HbA1C của mẹ (r = 0.58, 
0.62, p < 0.001).
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy những 
thai nhi ở nhóm thai phụ bị ĐTĐ có tình trạng 
thành tim dày hơn hẳn những thai nhi không có mẹ 
bị ĐTĐ và sự bất thường này xuất hiện đồng đều ở 
cả TSTT và VLT. Cùng với sự biến đổi đó là sự giảm 
chức năng tim toàn bộ một cách có ý nghĩa thống kê 
mặc dù chức năng tâm thu vẫn bình thường. Ngoài 
ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan chặt chẽ 
giữa độ dày thành tim và chỉ số HbA1C ở cả hai thời 
điểm nghiên cứu của thai kỳ
Từ khoá: Dày thành tim do ĐTĐ ở bào thai, 
ĐTĐ thai kì, ĐTĐ mang thai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thai kỳ, tình trạng tăng đường máu của mẹ 
không chỉ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ mà còn là 
yếu tố nguy cơ cao cho bệnh tim mạch cấu trúc bào 
thai. Theo thống kê, ĐTĐTK chiếm tới 88% và tỉ lệ 
này ngày càng cao có thể tới 16% nhất là ở các nước 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
70 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
đang phát triển, còn là ĐTĐ được chẩn đoán trước 
khi mang thai (ĐTĐMT) bao gồm ĐTĐ type 1 và 
type 2 chiếm tỷ lệ 4% và 8%. Với ĐTĐMT, đường 
máu cao của mẹ được coi là độc tố gây các dị tật tim 
bẩm sinh trong giai đoạn hình thành và phát triển 
phôi thai. Ngược lại với ĐTĐTK, đường máu của 
mẹ thường bắt đầu tăng từ giai đoạn muộn hơn, 
thường sau tuần thứ 12, nên ít gây dị tật thai, nhưng 
có nguy cơ cao gây tình trạng dày thành tim và mức 
độ nặng là phì đại cơ tim hay còn gọi là “ Bệnh lý cơ 
tim phì đại do ĐTĐ”[1].
“Bệnh lý cơ tim phì đại do ĐTĐ” lần đầu tiên 
được quan sát thấy ở một đứa trẻ sơ sinh của một 
bà mẹ bị ĐTĐ bởi Maron và cộng sự (Maron và 
cộng sự, 1978)[2]. Bệnh lý này được mô tả bởi tình 
trạng dày lên của các thành tim, hay gặp ở vách liên 
thất dẫn đến giảm khả năng giãn nở của tâm thất, 
rối loạn chức năng tâm trương hay suy tim toàn bộ. 
Trên hình ảnh mô bệnh học, có sự tăng kích thước 
nhân và số lượng tế bào cơ tim, các thớ cơ tim phì 
đại, xoắn vặn. Tình trạng phì đại này thường xuất 
hiện đơn độc, phần lớn các trường hợp sẽ tự thoái 
triển trong vòng 2-4 tuần đầu sau sinh, tuy nhiên 
cũng có một số trường hợp tiếp tục tồn tại đến tuổi 
thiếu nhi.
Cơ chế gây “Bệnh lý cơ tim phì đại do ĐTĐ” 
vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho 
rằng tăng Insulin trong máu mạn tính có thế gây 
phì đại một số cơ quan chọn lọc có tính nhạy cảm 
với Insulin. Thiếu máu mạn tính cũng thường gặp ở 
bào thai của mẹ bị ĐTĐ do sự cung cấp không đủ 
của bánh nhau, làm kéo dài thời gian khuếch tán 
oxy giữa mẹ và thai dẫn đến tăng ức hemoglobin 
trong máu và tăng số lượng hồng cầu trong máu từ 
đó dẫn đến những thay đổi mất bù trong tuần hoàn 
thai [1,2].
Tỷ lệ phát hiện bệnh thay đổi, từ 12,1% chẩn đoán 
trên lâm sàng đến 25 -30% trên siêu âm tim thai, với 
mẹ bị ĐTĐ không được kiểm soát thì tỉ lệ này có thể 
lên tới 75%. Bệnh lý này có thể xuất hiện thoáng qua 
không biểu hiện triệu chứng gì, trẻ chỉ cần được theo 
dõi hoặc hỗ trợ chăm sóc, tuy nhiên có trường hợp 
biểu hiện suy tim cần được điều trị tích cực thậm chí 
tử vong. Vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi nhóm 
bệnh lý này ở bào thai có ý nghĩa quan trọng trong 
việc tiên lượng và cải thiện tỉ lệ sống còn của trẻ sơ 
sinh có mẹ bị ĐTĐ trong thai kỳ [3].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng kỹ 
thuật siêu âm tim thai để chẩn đoán tình trạng phì 
đại cơ tim ở bào thai cũng như đánh giá hậu quả lên 
chức năng tim thai ở mẹ bị ĐTĐ [2, 4]. Tuy nhiên, 
ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào như vậy 
được tiến hành. Vì vậy chúng thực hiện nghiên cứu 
này nhằm mục đích: 
- So sánh bề dày thành tim và chức năng tim ở 
thai nhi có mẹ bị ĐTĐ và mẹ không bị ĐTĐ. 
- Xác định mối tương quan giữa bề dày thành 
tim thai với nồng độ HbA1C của mẹ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những thai phụ đến 
khám và điều trị tại Khoa Sản và Khoa Nội tiết Bệnh 
viện Bạch Mai có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ của nhóm nghiên cứu
a. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm nghiên cứu:
- Có tuần thai từ 24 tuần.
- Đơn thai.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu, thai phụ cung cấp 
đầy đủ số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc.
b. Tiêu chuẩn loại trừ của nhóm nghiên cứu
- Về phía mẹ:
+ Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển 
hoá đường 
+ Đang mắc bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn, lao phổi. 
+ Đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chuyển 
hoá đường
- Về phía tim thai: có các bất thường như bệnh 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
71TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
tim bẩm sinh, rối loạn nhịp, u tim, hình ảnh siêu âm 
tim thai mờ. 
Tiêu chuẩn phân loại nhóm bệnh và nhóm chứng 
của nhóm nghiên cứu.
a. Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
Được chẩn đoán ĐTĐMT hoặc ĐTĐTK theo 
tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới 
(WHO/NMH/MND 2013)[6]
b. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng
Được làm nghiệm pháp dung nạp Glucose và 
được loại trừ ĐTĐMT và ĐTĐTK.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có đối chứng
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện 
theo thời gian
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2/2017 đến 7/2017. 
Biến số nghiên cứu
- Biến số về đặc tính thai phụ: Tuổi mẹ, chỉ số 
BMI, Glucose lúc đói, HbA1C. 
- Các biến số trên siêu âm tim thai nhi: Bề dày 
thì tâm trương của TSTT, TBTP, VLT, chỉ số FS, Tei 
thất trái.
Thiết bị nghiên cứu
Máy siêu âm 2D, Doppler màu hiệu Philips. Đầu 
dò 2- 4MHz. 
Kỹ thuật siêu âm tim thai
 Thai phụ nằm ngửa, đầu hơi cao, hai chân duỗi 
thẳng, hai tay xuôi. Bộc lộ toàn bộ bụng và vùng 
trên khớp mu. Phần da tiếp xúc với đầu dò siêu âm 
được bôi gel dẫn âm. Máy siêu âm và người làm siêu 
âm ở phía phải của thai phụ. Cách cầm đầu dò siêu 
âm như kinh điển. 
- Đo trên siêu âm TM: ở mặt cắt 4 buồng với tia 
siêu âm vuông góc với VLT, qua bờ tự do của van 
2 lá.
Sơ đồ 1. Đo bề dày thành thất phải (D1), vách liên thất (D2) và thành sau thất trái(D3)
- Đo chỉ số Tei thất trái trên siêu âm Doppler mô cơ tim
Sơ đồ 2. Cách đo chỉ số Tei thất trái
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
72 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Sơ đồ 3. Quy trình nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm chung
N. chứng 
(n=56) (1)
N. ĐTĐMT 
(n=10) (2)
N.ĐTĐTK 
(n=34) (3)
P(1-2) P(1-3) P(2-3)
Tuổi thai phụ (năm) 33.54 ± 3.61 34.66 ± 4.56 35.34 ± 5.44 0.78 0.54 0.46
Tuần thai (tuần) 32.53 ± 2.14 33.4 ± 3.3 33.44 ± 2.43 0.085 0.529 0..259
BMI trước mang thai 20.31 ± 2.12 24.82 ± 2.21 21.54 ± 3.21 0.883 0.052 0.276
BMI tại thời điểm nghiên cứu 24.59 ± 2.38 28.81 ± 2.11 25.74 ± 3.59 0.578 0.098 0.254
Glucose máu lúc đói(mmol/l) 4.42 ± 0.35 7.84 ± 1.57 5.50 ± 0.98 <0.001 <0.001 0.069
HbA1C(%) 6.58 ± 1.68 5.63 ± 0.67 0.004
Dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, nhóm 
nghiên cứu được chia thành 3 phân nhóm: nhóm 
chứng (n=56), nhóm bệnh nhân ĐTĐMT (n= 10) 
và nhóm ĐTĐTK (n=34). 
Bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tuổi thai phụ, tuần thai, chỉ số BMI của 
mẹ trước khi mang thai cũng như tại thời điểm bắt 
đầu nghiên cứu giữa 3 phân nhóm. Tuy nhiên, nồng 
độ Glucose lúc đói trong máu mẹ cao hơn đáng kể 
ở nhóm có ĐTĐ với p<0.05. Bên cạnh đó, nồng độ 
HbA1C ở nhóm ĐTĐMT cũng cao hơn hẳn nhóm 
ĐTĐTK (p= 0.004).
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
73TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
So sánh bề dày thành tim và chức năng tim bào thai giữa các nhóm trong nghiên cứu.
So sánh bề dày thành tim bào thai giữa các nhóm trong nghiên cứu.
Bảng 2. So sánh bề dày thành tim giữa các nhóm trong nghiên cứu
Tuổi thai 28 – 33 tuần
Bề dày 
thành tim
Nhóm chứng 
(n=42)(1)
ĐTĐMT
(n=4) (2)
ĐTĐTK 
(n=14) (3)
P(1-2) P(1-3) P(2-3)
TSTT 3.04 ± 0.32 3.77 ± 0.98 3.48 ± 0.55 <0.001 0.022 0.099
VLT 3.10 ± 0.30 3.97 ± 0.73 3.57 ± 0.56 <0.001 0.001 0.322
TBTP 2.80 ± 0.31 3.05 ± 0.63 2.95 ± 0.76 0.09 0.56 0.59
VLT/TT 1.02 ± 0.07 1.07 ± 0.13 1.02 ± 0.06 0.053 0.945 0.074
Tuổi thai ≥ 34 tuần
Bề dày 
thành tim
Nhóm chứng 
(n=14) (1)
ĐTĐMT 
(n=6) (2)
ĐTĐTK 
(n=20) (3)
P(1-2) P(1-3) P(2-3)
TSTT 3.55 ± 0.38 4.30 ± 0.49 3.75 ± 0.57 0.394 0.129 0.677
VLT 3.57 ± 0.35 4.71 ± 0.53 3.84 ± 0.45 0.261 0.287 0.733
TBTP 3.21 ± 0.44 4.12 ± 0.54 3.75 ± 0.46 0.33 0.45 0.78
VLT/TT 1.00 ± 0.03 1.09 ± 0.13 1.03 ± 0.11 0.001 0.03 0.99
Kết quả trình bày trong bảng 2 cho thấy, TSTT 
và VLT thì tâm trương ở nhóm có ĐTĐ dày hơn 
hẳn nhóm không bị ĐTĐ ở thời điểm thai 28 -33 
tuần cũng như có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa tỉ lệ VLT/TT giữa 2 nhóm này ở thời điểm ≥ 
34 tuần thai. Tuy nhiên bề dày TBTP không có sự 
khác biệt giữa các nhóm ở các thời kì.
So sánh chức năng tim bào thai giữa các nhóm 
trong nghiên cứu
Bảng 3. So sánh chức năng tim thai giữa các nhóm trong nghiên cứu
Chức năng tim
Nhóm chứng 
(n=42) (1)
ĐTĐMT
(n=4) (2)
ĐTĐTK
(n=14) (3)
P(1-2) P(1-3) P(2-3)
Tuổi thai 28 – 33 tuần
FS 37.42 ± 6.55 39.50 ± 8.66 38.57 ± 5.77 0.852 0.547 0.625
SmVHL 3.83 ± 1.19 3.72 ± 0.22 3.7 ± 0.76 0.574 0.805 0.116
Tei thất trái 0.36 ± 0.035 0.57 ± 0.18 0.42 ± 0.021 <0.001 0.053 <0.001
Tuổi thai >= 34 tuần
Chức năng tim
Nhóm chứng 
(n=14) (1)
ĐTĐMT
(n=6) (2)
ĐTĐTK
(n=20) (3)
P(1-2) P(1-3) P(2-3)
FS 37.21 ± 5.19 44.3 ± 8.11 40.4 ± 6.79 0.315 0.346 0.77
SmVHL 3.75 ± 0.55 4.21 ± 0.66 3.93± 0.41 0.287 0.392 0.029
Tei thất trái 0.34 ± 0.03 0.57 ± 0.09 0.46 ± 0.06 <0.001 0.032 0.138
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
74 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Để đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương 
của bào thai, chúng tôi sử dụng chỉ số phân số 
co rút sợi cơ và Tei mô thất trái. Kết quả bảng 3 
cho thấy, không có sự khác biệt về phân số tống 
máu thất trái giữa các nhóm trong nghiên cứu, tuy 
nhiên có sự giảm rõ của chức năng tâm trương ở 
nhóm có ĐTĐ so với nhóm chứng ở cả hai thời 
điểm nghiên cứu.
Mối tương quan giữa bề dày thành tim và HbA1C
Cơ chế gây dày thành tim bào thai ở mẹ bị ĐTĐ 
hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên nhiều 
nghiên cứu cho rằng, tình trạng kháng Insulin là 
một trong những cơ chế quan trọng. Đường máu 
mẹ càng cao, càng không được kiểm soát, biểu hiện 
bằng nồng độ HbA1C cao thì mức độ dày thành 
tim càng tăng lên. Kết quả trong Sơ đồ 4 và 5 cho 
thấy, có sự tương quan chặt giữ nồng độ HbA1C với 
bề dày TSTT và VLT thì tâm trương.
Sơ đồ 4. PT tương quan giữa bề dày TSTT thì tâm 
trương với HbA1C
Sơ đồ 5. PT tương quan giữa bề dày VLT thì tâm 
trương với HbA1C
BÀN LUẬN
Nhận xét đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
KQNC tại bảng 1 cho thấy không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi thai phụ, tuần thai, 
chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai cũng như tại 
thời điểm bắt đầu nghiên cứu giữa 3 phân nhóm với 
độ tuổi trung bình là 34 tuổi, tuần thai được nghiên 
cứu trung bình 33 tuần (do đây cũng là thời điểm 
thai phụ làm hồ sơ trước sinh). Tuy chỉ số BMI 
trung bình của nhóm thai phụ ĐTĐMT có cao hơn 
hai nhóm còn lại, song sự khác biệt này không có 
ý nghĩa thống kê. Độ tuổi trung bình của thai phụ 
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự ng-
hiên cứu của Sandra Ullmo và cs, nhưng chỉ số BMI 
trung bình lại thấp hơn [6] hay của tác giả Thái Thị 
Thanh Thuý vs cs [7].
KQNC cũng cho thấy nồng độ Glucose máu 
ở thai phụ bị ĐTĐ cao hơn hẳn hai nhóm còn lại 
với p<0.05 và nồng độ HbA1C ở nhóm ĐTĐMT 
cũng cao hơn nhóm ĐTĐTK (p= 0.004). Kết quả 
của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Kafle và cs[5].
So sánh bề dày thành tim và chức năng tim bào 
thai giữa các nhóm trong nghiên cứu
So sánh bề dày thành tim bào thai giữa các nhóm 
trong nghiên cứu
Trong bào thai, trái tim thai nhi liên tục phát 
triển giống như các cơ quan khác [8]. Để loại bỏ sự 
ảnh hưởng của yếu tố này đến kết quả so sánh bề 
dày thành tim của 3 nhóm nghiên cứu, chúng tôi 
chia thành 2 thời điểm đánh giá: thời điểm thai từ 
28 – 33 tuần và thời điểm từ 34 tuần trở lên. Kết 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
75TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
quả trình bày trong bảng 2 cho thấy, bề dày TSTT 
và VLT thì tâm trương ở nhóm có ĐTĐ dày hơn 
hẳn nhóm không bị ĐTĐ ở thời điểm thai 28 -33 
tuần, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm 
ĐTĐMT và ĐTĐTK. Kết quả này cũng tương tự 
nghiên cứu của Chu chen vs cs trên 44 thai phụ 
bị ĐTĐ và 70 thai phụ bình thường [9]. Và trong 
nghiên cứu này, tác giả thấy rằng, sự khác biệt này 
vẫn thể hiện rõ ở thời điểm trên 34 tuần, tuy nhiên 
KQNC của chúng tôi lại cho thấy ở thời điểm quần 
thai này, bề dày VLT và TSTT ở nhóm bị ĐTĐ cao 
hơn không đáng kể so với nhóm bình thường. Điều 
này có thể do số bệnh nhân ĐTĐMT ở tuổi thai 
này trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít và được 
kiểm soát đường máu sớm. 
Trong nghiên cứu của Gardiner và cs [10] và 
Palmieri và cs [11] cũng cho thấy có sự dày hơn 
đáng kể của thành tim ở nhóm ĐTĐMT so với 
nhóm bình thường, tuy nhiên chỉ quan sát thấy ở 
VLT. Trong nghiên cứu của Palmieri và cs cũng chỉ 
ra rằng, tình trạng phì đại cơ tim ở thai nhi có mẹ 
bị ĐTĐ có thể xuất hiện bất kể thành tim nào, tuy 
nhiên hay gặp ở VLT do tại đây có nhiều receptor 
nhận cảm Insulin hơn các vùng khác[11],[ 12]. 
Còn trong nghiên cứu của chúng tôi có sự dày hơn 
hẳn của cả VLT và TSTT tương tự nghiên cứu của 
Jaeggi ET và cs trên 294 thai phụ bị ĐTĐTK [13].
So sánh chức năng tim bào thai giữa các nhóm 
trong nghiên cứu
Để đánh giá chức năng tâm thu bào thai, chúng 
tôi sử dụng chỉ số phân số tống máu thất trái. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như của tác giả 
CHU [10] cho thấy không có sự khác biệt về phân 
số tống máu thất trái giữa các nhóm trong nghiên 
cứu, tuy nhiên kết quả trung bình chúng tôi đo 
được ở cả ba nhóm đều cao hơn so với tác giả trên. 
Theo sinh lý tuần hoàn thai nhi, tại thời điểm tam 
cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 hệ tuần hoàn của thai nhi 
hoạt động mạnh hơn so với thời điểm tam cá nguyệt 
thứ nhất và trong nghiên cứu của Jaeggi và cs [13] 
còn cho thấy có sự tăng phân số tống máu tâm thu 
ở nhóm thai phụ có ĐTĐ sớm hơn và nhiều hơn 
nhóm bình thường do tình trạng tăng chuyển hoá, 
tăng nhu cầu oxy dẫn tới tái phân bố tuần hoàn thai 
nhi. Điều này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu 
của tác giả Palmieri và cs [11]. 
Tei thất trái là một chỉ số siêu âm được áp dụng 
rộng rãi trong đánh giá chức năng toàn bộ cơ tim 
ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên nhiều nghiên 
cứu gần đây cũng áp dụng chỉ số này ở thai nhi. 
Theo kết quả nghiên cứu của [9] và [14].]trị số 
Tei thất trái của nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm 
bình thường, điều này thể hiện sự giảm chức năng 
tim toàn bộ. Tác giả lý giải hiện tượng trên là do 
dưới tình trạng tăng cường chuyển hoá, mặc dù 
tim tăng sức bóp nhưng bị giảm khả năng đàn hồi 
thư giãn nên chức năng tâm trương giảm sớm và 
do đó chỉ số Tei sẽ tăng lên. Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cũng thấy sự tăng rõ của chỉ số Tei 
ở nhóm có ĐTĐ so với nhóm bình thường. Bên 
cạnh đó, tại thời điểm 28 – 33 tuần, chỉ số Tei 
của nhóm ĐTĐMT cũng cao hơn đáng kể nhóm 
ĐTĐTK với p<0.001.
Mối tương quan giữa phì đại thành tim với 
HbA1C
Cơ chế gây dày thành tim bào thai ở mẹ bị ĐTĐ 
hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên nhiều 
nghiên cứu cho rằng, tình trạng kháng Insulin là 
một trong những cơ chế quan trọng và tình trạng 
đường máu mẹ càng cao, càng không được kiểm 
soát, biểu hiện bằng nồng độ HbA1C cao thì mức 
độ dày thành tim càng tăng lên. Kết quả trong sơ 
đồ 4 và 5 cho thấy, có sự tương quan chặt giữ nồng 
độ HbA1C với bề dày TSTT và VLT thì tâm trương. 
Điều này cũng được khẳng định trong nghiên 
cứu của tác Vela-Huerta MM [15] và Behlel và cs 
[16] Theo tác giả Cooper và cs, với sự tương quan 
chặt này, chỉ số HbA1C có thể là một chỉ điểm hữu 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
76 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
ích trong tiên lượng nguy cơ phì đại cơ tim ở em bé 
có mẹ bị ĐTĐ [17].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu bước đầu cho thấy những thai 
nhi ở nhóm thai phụ bị ĐTĐ có tình trạng thành 
tim dày hơn hẳn những thai nhi không có mẹ bị 
ĐTĐ và sự bất thường này xuất hiện đồng đều ở 
cả TSTT và VLT. Cùng với sự biến đổi bất thường 
đó là sự giảm chức năng tim toàn bộ một cách có 
ý nghĩa thống kê mặc dù chức năng tâm thu vẫn 
bình thường. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra 
mối tương quan chặt chẽ giữa độ dày thành tim 
và chỉ số HbA1C ở cả hai thời điểm nghiên cứu 
của thai kỳ.
Nghiên cứu còn bị hạn chế bởi số lượng đối 
tượng nghiên cứu còn ít nhất là những thai phụ bị 
ĐTĐ có đường máu lúc đói và HbA1C thực sự cao 
còn ít nên chưa đưa ra được mốc giá trị bất thường 
xác định thành tim bị phì đại.
SUMMARY
THE VENTRICULAR THICKNESS AND DIASTOLIC DYSFUNCTION IN FETAL HEART OF 
DIABETIC MOTHERS
Objectives of the study: To compare cardiac wall thickness and cardiac function in fetuses with diabetes 
mothers (DM) and non-diabetic mothers (non-DM); Determine the correlation between fetal cardiac wall 
thickness and maternal HbA1C levels.
Materials and Methods: A cross-sectional descriptive study of 100 pregnant patients, including 
34 gestational diabetes (GDM), 10 pre-gestational diabetes (PGDM) and 56 normal objects. Maternal 
variables included maternal age, gestational age, BMI before pregnancy and at study time, blood glucose, 
HbA1C levels. The data on fetal echocardiography included: diastolic post left ventricular wall (PLVW), 
diastolic interventricular septal thickness (IVS), diastolic lateral right ventricular wall (LRVW), fraction 
shortening (FS) and left ventricular Tei index.
Results: There were no statistically significant differences in maternal age, gestation and maternal BMI 
among study groups. Pregnant women with GDM and PGDM had significantly higher blood glucose 
concentrations than normal group (7.84 and 5.50 with 4.42, p <0.005). The average HbA1c was higher in 
the PGDM group than in the GDM group (6.58 vs. 5.63, p = 0.004). The PLVW in PGDM and GDM was 
also significantly higher than in the other group at 28-33 weeks (p <0.001, 0.022), but no difference at more 
than 34 weeks duration. Tei index of PGDM and GDM was higher than normal for both gestational study 
times, while the FS index which reflects left ventricular systolic function, there was no difference between 
groups in study. There were linear correlations between the PLVW and IVS of the fetal heart with maternal 
HbA1C levels.
Conclusions: Preliminary studies have shown that fetuses in pregnant women with diabetes had a 
significantly thicker wall of fetal heart than non diabetes , and this finding appeared evenly in both PLVW 
and IVS. In addition to abnormal variability, there is a statistically significant reduction in overall cardiac 
function although systolic function remains normal. In addition, the study also showed a strong correlation 
between PLVW, IVS and HbA1C at both gestation stages of pregnancy.
Keywords: Ventricular wall thickness, gestational diabetes, gestational diabetes.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
77TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sandra Ullmo, Yvan et al. Pathologic ventricular hypertrophy in the offspring of diabetic mothers: a 
retrospective study, European Heart Journal (2007) 28, 1319–1325 doi:10.1093/eurheartj/ehl416.
2. Michael J. Cooper et al, Asymmetric Septal Hypertrophy in Infants of Diabetes Mother. ADC – vol 
146, February 1992. 
3. Noirin E et al, Effect of pregestational diabetes mellitus on fetal cardiac function and structure, American 
Journal of Obstetrics & Gynecology SEPTEMBER 2008.
4. Kafle P, Ansari MA Khanal. Fetal Cardiac Interventricular Septal Thickness at 28–37 Weeks of Gestation 
in Nepalese Population . NJR / VOL 2 / No. 2/ ISSUE 3 / July-Dec, 2012.
5. Diagnostic Criteria and Classification of Hyperglycaemia First Detected in Pregnancy. WHO/NMH/
MND/13.2 – 2013.
6. Sandra Ullmo, et al. Pathologic ventricular hypertrophy in the offspring of diabetic mothers: a retrospective 
study, European Heart Journal (2007) 28, 1319–1325 doi:10.1093/eurheartj/ehl416.
7. Nghiên cứu tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ, Thái Thị 
Thanh Thuý, Nguyễn Khoa Diệu Vân, Tạp chí nghiên cứu y học 97(5) – 2015.
8. Salil Garg et al. Use of Fetal Echocardiography for Characterization of Fetal Cardiac Structure in Women 
With Normal Pregnancies and Gestational Diabetes Mellitus.
9. CHU Chen et al. The Impacts of Maternal Gestational Diabetes Mellitus (GDM) on Fetal Hearts. 
Biomed Environ Sci, 2012; 25(1): 15‐22.
10. Gardiner HM et al. Increased periconceptual maternal glycated haemoglobin in diabetic mothers 
reduces fetal long axis cardiac function. Heart, 2006; 92, 1125‐30.
11. Carolina Rossi Palmieri et al. Prevalence of Hypertrophic Cardiomyopathy in Fetuses of Mothers 
with Gestational Diabetes before Initiating Treatment. Rev Bras Ginecol Obstet Vol. 39 No. 1/2017.
12. Garg S et al. Use of fetal echocardiography for characterization of fetal cardiac struc- ture in women 
with normal pregnancies and gestational diabetes mellitus. J Ultrasound Med 2014;33(08):1365–1369.
13. Jaeggi ET, et al. Cardiac performance in uncomplicated and well‐controlled maternal type I diabetes. 
Ultrasound Obstet Gynecol, 2001; 17, 311‐5.
14. Maryam Moradian et al. Comparing Ventricular Function in Fetuses of Diabetic and Non-Diabetic 
Mothers Using . Doppler Imaging, Res Cardiovasc Med. 2016 November; 5(4):e31864.
15. Vela-Huerta MM et al. Asymmetrical septal hypertrophy in newborn infants of diabetic mothers. Am 
J Perinatol 2000;17(02):89–94
16. Behle I et al. Glycosylated hemoglobin levels and cardiac abnormalities in fetuses of diabetic mothers. 
Rev Bras Ginecol Obstet 1998;20(05):237–243 Portuguese.
17. Michael J. Cooper et al. Asymmetric Septal Hypertrophy in Infants of Diabetes Mother. ADC – Vol 
146, February 1992.

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_day_thanh_tim_va_roi_loan_chuc_nang_tam_truong_o.pdf