Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh-Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu

1. Những quy định chung

1.1. Thuật ngữ - định nghĩa

1.1.1. Hệ thống thông gió: là các hệ thống thông gió cấp, hút, thải bụi, thải khí độc. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị.

1.1.2. Hệ thống điều hòa không khí: gọi tắt là điều hòa không khí là hệ thống xử lí làm mát (hoặc làm nóng) không khí, vận chuyển và phân phối tới nơi cần thiết. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị điều hòa.

1.1.3. Ống gió: là các đường ống được chế tạo bằng tấm kim loại, tấm nhựa hoặc nhựa cốt vải thủy tinh.

1.1.4. Mương gió: là các đường dẫn gió làm bằng gạch, bêtông, tấm thạch cao xỉ lò hoặc bêtông xỉ lò v.v.

1.1.5. Các chi tiết của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các chi tiết như cút, chạc ba, chạc tư, côn, thùng áp lực tĩnh, tấm hướng dòng, mặt bích v.v.

1.1.6. Phụ kiện: là các loại cửa gió, van, chụp, cửa kiểm tra, lỗ đo đạc, giá treo, chống, đỡ v.v.

1.1.7. Bộ phận của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các buồng xử lí nhiệt ẩm không khí, bộ lọc không khí, ống tiêu âm và bộ phận hút bụi.

1.1.8. Mối nối của ống gió: là những chỗ nối có mặt bích hoặc không có mặt bích của các đoạn ống gió.

1.1.9. Hệ thống làm sạch không khí: là hệ thống xử lí lọc không khí nhằm làm sạch không khí để cấp vào các phòng theo tiêu chuẩn quy định.

1.1.10. Máy lạnh kiểu tổ hợp: là tổ hợp máy làm lạnh, thiết bị ngưng tụ, bốc hơi và các thiết bị bổ trợ được lắp chung trên cùng một đế, hoặc các bộ phận cấp lạnh, cấp nóng và xử lí không khí cùng lắp chung trong một khối như các loại tổ máy nước lạnh, các loại máy điều hòa không khí kiểu tủ, kiểu cửa sổ.

 

doc 36 trang phuongnguyen 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh-Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh-Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh-Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 232:1999
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ CẤP LẠNH - CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU
Ventilating, air-conditioning and cooling system - Manufacture, installation and acceptance
1. Những quy định chung
1.1. Thuật ngữ - định nghĩa
1.1.1. Hệ thống thông gió: là các hệ thống thông gió cấp, hút, thải bụi, thải khí độc. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị.
1.1.2. Hệ thống điều hòa không khí: gọi tắt là điều hòa không khí là hệ thống xử lí làm mát (hoặc làm nóng) không khí, vận chuyển và phân phối tới nơi cần thiết. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị điều hòa.
1.1.3. Ống gió: là các đường ống được chế tạo bằng tấm kim loại, tấm nhựa hoặc nhựa cốt vải thủy tinh...
1.1.4. Mương gió: là các đường dẫn gió làm bằng gạch, bêtông, tấm thạch cao xỉ lò hoặc bêtông xỉ lò v.v...
1.1.5. Các chi tiết của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các chi tiết như cút, chạc ba, chạc tư, côn, thùng áp lực tĩnh, tấm hướng dòng, mặt bích v.v...
1.1.6. Phụ kiện: là các loại cửa gió, van, chụp, cửa kiểm tra, lỗ đo đạc, giá treo, chống, đỡ v.v...
1.1.7. Bộ phận của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các buồng xử lí nhiệt ẩm không khí, bộ lọc không khí, ống tiêu âm và bộ phận hút bụi.
1.1.8. Mối nối của ống gió: là những chỗ nối có mặt bích hoặc không có mặt bích của các đoạn ống gió.
1.1.9. Hệ thống làm sạch không khí: là hệ thống xử lí lọc không khí nhằm làm sạch không khí để cấp vào các phòng theo tiêu chuẩn quy định.
1.1.10. Máy lạnh kiểu tổ hợp: là tổ hợp máy làm lạnh, thiết bị ngưng tụ, bốc hơi và các thiết bị bổ trợ được lắp chung trên cùng một đế, hoặc các bộ phận cấp lạnh, cấp nóng và xử lí không khí cùng lắp chung trong một khối như các loại tổ máy nước lạnh, các loại máy điều hòa không khí kiểu tủ, kiểu cửa sổ...
1.1.11. Máy lạnh kiểu đơn lẻ: các bộ phận như máy làm lạnh, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bốc hơi v.v... được lắp đặt riêng rẽ.
1.1.12. Đường ống hệ thống làm lạnh: chỉ chung ống và các chi tiết của hệ thống ống tải lạnh.
1.1.13. Lớp cách nhiệt: là lớp vật liệu cách nhiệt ở bên ngoài hoặc bên trong đường ống của hệ thống điều hòa không khí và đường ống dẫn môi chất lạnh.
1.1.14. Lớp chống ẩm: là lớp vật liệu ngăn cho lớp cách nhiệt không bị ẩm.
1.1.15. Lớp bảo vệ: là lớp vật liệu bọc phía ngoài và có tác dụng bảo vệ lớp cách nhiệt và lớp chống ẩm khỏi bị hư hỏng.
1.1.16. Thiết bị quạt - giàn lạnh cục bộ (Fancoil): là dạng thiết bị bao gồm có quạt và giàn lạnh, dùng để cấp không khí vào phòng. Nguồn lạnh được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm.
1.1.17. Thiết bị quạt - giàn lạnh trung tâm (AHU): là dạng thiết bị bao gồm có quạt và giàn lạnh. Thiết bị này được nối với hệ thống đường ống dẫn không khí để cấp vào nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Nguồn lạnh được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm.
1.1.18. Trạm sản xuất nước lạnh trung tâm (Water chiller): là hệ thống làm lạnh nưóc để cấp cho các thiết bị làm mát không khí.
1.1.19. Môi chất lạnh: là hợp chất hoặc hỗn hợp chất dùng để làm lạnh bằng cách biến đổi trạng thái từ thể hơi sang thể lỏng và ngược lại.
1.1.20. Chất tải lạnh: là hợp chất hoặc dung dịch hợp chất để tải lạnh từ môi trường có nhiệt độ thấp đến môi trường có nhiệt độ cao hơn.
1.2. Tiêu chuẩn này dùng cho công tác chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu các hệ thống thông gió, điều hòa không khí trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.3. Các hệ thống thông gió, điều hòa không khí trong các công trình kiến trúc ngầm, trong công nghệ làm lạnh, làm lạnh sâu và các yêu cầu đặc biệt khác phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan.
1.4. Về kĩ thuật an toàn, bảo vệ môi trường v.v... trong thi công hệ thống thông gió, điều hòa không khí, phải tuân thủ theo các quy định có liên quan khác của Nhà nước.
1.5. Các loại vật liệu, thiết bị, thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu sử dụng trong hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải có giấy chứng nhận xuất xưởng hợp lệ hoặc các tài liệu giám định chất lượng.
1.6. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Khi sửa đổi thiết kế phải có văn bản yêu cầu sửa đổi và phải được bên thiết kế và chủ đầu tư đồng ý.
1.7. Thi công hệ thống thông gió điều hòa không khí phải phối hợp với bên xây dựng công trình và các chuyên môn khác. Sau khi hoàn tất các công việc xây dựng có liên quan đến hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải có kiểm tra chung của các bên xây dựng, thiết kế và thi công.
Kiểm tra, hiệu chỉnh và nghiệm thu phải tuân thủ theo đúng trình tự và các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh.
2. Chế tạo ống dẫn không khí (ống gió)
2.1. Quy cách ống gió
2.1.1. Ống gió phải chế tạo theo kích thước quy định trong các bảng 1 và bảng 2. Ống gió tiết diện tròn hoặc chữ nhật đều lấy kích thước ngoài làm chuẩn.
2.1.2. Mối nối các đoạn ống gió phải dùng kiểu tháo ra được, độ dài đoạn ống nên lấy bằng 1,8 ¸ 2,5 mét, riêng đối với ống gió hàn hoặc liên kết bằng bulông có thể dài hơn, nhưng không quá 4 mét,
2.1.3. Khi chế tạo ống gió bằng kim loại, với ống gió tiết diện tròn thì mí ghép nối của các tấm và mối nối các đoạn ống có thể áp dụng mí ghép đơn, ống gió tiết diện chữ nhật có thể áp dụng mí ghép bê góc hoặc mí ghép kép. Ống gió tiết diện tròn có thể áp dụng mí ghép đứng. Chi tiết xem hình 1.
2.1.4. Mặt ngoài ống gió và các bộ phận phải phẳng, cong tròn đều, mạch nối theo chiều dọc phải so le. Khe ghép nối phải kín khít, độ rộng phải đều.
2.1.5. Khi chế tạo ống gió bằng kim loại sai số cho phép của đường kính ngoài hoặc cạnh ngoài như sau:
+ 1mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống nhỏ hơn hoặc bằng 300mm ;
+ 2mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống lớn hơn 300mm ;
Sai số cho phép của đường kính trong của mặt bích tròn hoặc cạnh dài trong của mặt bích tiết diện chữ nhật là +2mm, độ không bằng phẳng không được quá 2mm.
Bảng 1. Quy cách ống gió tiết diện tròn
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính ngoài d
Hệ thống cơ bản
Hệ thống bổ trợ
1
2
3
4
80
100
500
90
480
100
500
125
560
110
530
120
560
140
630
130
600
140
630
160
710
150
670
160
700
180
800
170
750
180
800
200
900
190
850
200
900
225
1000
210
950
220
1000
250
1120
240
1060
250
1120
280
1250
260
1180
280
1250
315
1400
300
1320
320
1400
355
1600
340
1500
360
1600
400
1800
380
1700
400
1800
450
2000
420
1900
450
2000
2.1.6. Ghép nối ống gió với mặt bích: Nếu áp dụng cách lật biên, kích thước lật biên phải là 6 ¸ 9mm. Lật biên phải bằng phẳng, không được có lỗ rỗng.
2.1.7. Chế tạo ống gió bằng phương pháp cuốn thì mạch cuốn phải đều đặn và kín, khít.
2.1.8. Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn (bán kính tính theo đường trục) phải phù hợp với quy định trong bảng 3.
2.1.9. Bán kinh cong của ngoặt tiết diện chữ nhật phải phù hợp yêu cầu trong hình 2, hình 3 và hình 4. Đối với ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn phía trong hoặc đường chéo ở trong khi kích thước A lớn hơn hoặc bằng 500mm phải đặt lá hướng dòng.
2.1.10. Chạc ba và chạc tư của ống gió tiết diện tròn thì góc kẹp nên là 15° đến 60°, sai số cho phép của góc kẹp phải nhỏ hơn 3°.
Bảng 2. Quy cách ống gió tiết diện chữ nhật
Kích thước tinh bằng milimét
Kích thước ngoài của tiết diện ống
Kích thước ngoài của tiết diện ống
1
2
125 x 125
630 x 400
160 x 125
630 x 500
160 x 160
630 x 630
200 x 125
800 x 315
200 x 160
800 x 400
200 x 200
800 x 500
250 x 150
800 x 630
250 x 160
800 x 800
250 x 200
1000 x 315
250 x 250
1000 x 400
315 x 150
1000 x 500
315 x 160
1000 x 630
315 x 200
1000 x 800
315 x 250
1000 x 1000
315 x 315
1250 x 400
400 x 200
1250 x 500
400 x 250
1250 x 630
400 x 315
1250 x 800
400 x 400
1250 x 1000
500 x 200
1600 x 500
500 x 250
1600 x 630
500 x 315
1600 x 800
500 x 400
1600 x 1000
500 x 500
1600 x 1250
630 x 250
2000 x 800
630 x 315
2000 x 1000
630 x 400
2000 x 1250
Ghi chú: Đường ống của hệ thống thông gió và điều hòa không khí phải áp dụng kích thước cơ bản. Đối với hệ thống hút bụi có thể áp dụng kích thước cơ bản hoặc kích thước bổ trợ, nhưng trước tiên nên áp dụng kích thước cơ bản, ống gió bao gồm ống thẳng, ngoặt (30o, 45o, 90o), chạc ba, chạc tư, côn đổi tiết diện.
Hình 1: Các kiểu ghép mí
Bảng 3. Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn
Kích thước tính bằng milimet
Đường kính của ngoặt điện tròn
Bán kính cong
R
Góc và số đốt tối thiểu của ngoặt
90°
60°
45o
30o
Đốt trong
Đốt ngoài
Đốt trong
Đốt ngoài
Đốt trong
Đốt ngoài
Đốt trong
Đốt ngoài
80 ÷ 220
R = 1 ÷ 1,5D
2
2
1
2
1
2
2
240 ÷ 450
R = 1 ÷ 1,5D
3
2
2
2
1
2
2
480 ÷ 800
R = 1 ÷ 1,5D
4
2
2
2
1
2
1
2
850 ÷ 1400
R = 1 ÷ 1,5D
5
2
3
2
2
2
1
2
1500 ÷ 2000
R = 1 ÷ 1,5D
8
2
5
2
3
2
1
2
Hình 2: Ngoặt tiết diện chữ nhật ở cung tròn ở cả phía trong và ngoài
Hình 3: Ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn ở phía trong
Hình 4: Ngoặt tiết diện chữ nhật có đường chéo ở phía trong
2.2. Ống gió bằng tôn đen và tôn tráng kẽm
2.2.1. Độ dày tấm tôn để chế tạo ống gió và các chi tiết phải phù hợp với quy định trong bảng 4.
Bảng 4. Độ dày tấm tôn để chế tạo ống gió và các chi tiết
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ổng gió
Độ dày của tấm tôn
Ống gió thông thường
Ống gió hút bụi
100 ÷ 200
0,50
1,50
220 ÷ 500
0,75
1,50
530 ÷ 1100
0,80
2,00
560 ÷ 1120
1,00
2,00
1250 ÷ 2000
1,20 ÷ 1,50
3,00
1500 ÷ 2000
1,20 ÷ 1,50
3,00
2.2.2. Khi chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tôn có độ dày £ 1,2mm có thể dùng phương pháp nối ghép mí, > 1,2mm có thể dùng phương pháp nối hàn, nối lật biên hoặc có thể dùng phương pháp hàn hơi.
Ghi chú: Chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tôn tráng kẽm chỉ dùng ghép mí hoặc tán đinh.
2.2.3. Quy cách vật liệu làm mặt bích ống gió phải phù hợp quy định trong bảng 5 và bảng 6. Khoảng cách giữa các bulông và đinh tán không được lớn hơn 150mm.
2.2.4. Liên kết ống gió với mặt bích bằng thép góc khi độ dày thành ống nhỏ hơn hoặc bằng 1,5mm có thể dùng phương pháp lật biên đinh tán. Độ dày thành ống lớn hơn 1,5mm, có thể dùng lật biên hàn điểm hoặc hàn kín theo miệng ống. Liên kết ống gió với mặt bích bằng thép dẹt có thể dùng phương pháp liên kết lật biên.
Bảng 5. Mặt bích ống gió tiết diện tròn
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính ống gió tiết diện tròn
Quy cách vật liệu làm mặt bích
Thép dẹt
Thép góc
£ 140
- 20 x 4
150 ÷ 280
- 25 x 4
300 ÷ 500
L 25 x 3
530 ÷ 1250
L 25 x 4
1350 ÷ 2000
L 40 x 4
2.2.5. Với ống gió tiết diện chữ nhật có cạnh dài ³ 630mm nếu độ dài đoạn ống > 1,2mét thì phải áp dụng biện pháp gia cố tăng cường độ cứng cho thành ống.
2.2.6. Lỗ đo trên ống gió phải được bố trí trước khi lắp ống gió theo yêu cầu của thiết kế. Chỗ ghép nối phải kín khít và chắc chắn.
Bảng 6. Mặt bích ống gió tiết diện chữ nhật
Kích thước tính bằng milimét
Độ dài cạnh lớn ống gió
 tiết diện chữ nhật
Quy cách vật liệu làm mặt 
bích thép góc
£ 630
L 25 x 3
800 ¸ 1250
L 30 x 4
1600 ¸ 2000
L 40 x 3
2.3. Ống gió bằng thép không gỉ
2.3.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ phải phù hợp với quy định trong bảng 7.
Bảng 7. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió
Độ dày thép tấm không gỉ
100 ¸ 500
0,50
560 ¸ 1120
0,75
1250 ¸ 2000
1,00
2.3.2. Khi chế tạo ống gió bằng thép tấm không gỉ có độ dày £ 1mm có thể dùng phương pháp ghép mí, > 1mm có thể dùng phương pháp hàn hồ quang điện hoặc hàn hồ quang Argông, không được hàn hơi. Vật liệu hàn phải lựa chọn loại đồng chất với vật liệu cơ bản, cường độ cơ học không được thấp hơn trị số thấp nhất của vật liệu cơ bản.
Khi hàn phải đề phòng xỉ hàn bay ra làm bẩn bề mặt thép, sau khi hàn xong phải làm sạch.
2.3.3. Bề mặt ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ không được có vết cạo hoặc khuyết tật, khi gia công hoặc khi xếp đống phải tránh va vào các vật cứng.
2.3.4. Quy cách vật liệu làm mặt bích của ống gió bằng thép tấm không gỉ phải phù hợp với quy định trong bảng 8.
Bảng 8. Mặt bích thép không gỉ
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió
Quy cách vật liệu mặt bích
£ 280
- 25 x 4
320 ¸ 560
- 30 x 4
630 ¸ 1000
- 35 x 6
1120 ¸ 2000
- 40 x 8
2.4. Ống gió bằng nhôm là
2.4.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá phải phù hợp với các quy định trong bảng 9.
Bảng 9. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió
Độ dày của tấm nhôm lá
100 ¸ 320
1,0
360 ¸ 630
1,5
700 ¸ 2000
2,0
2.4.2. Bề mặt ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá không có vết xước, vết vạch khuyết tật.
2.4.3. Khi chế tạo ống gió bằng nhôm là có độ dày thành ống £ 1,5mm có thể áp dụng phương pháp ghép mí, > 1,5mm có thể dùng phương pháp hàn hơi hoặc hàn hồ quang Argông.
Khi hàn phải làm sạch gỉ và các vết bẩn bám trên mặt hàn và đầu que hàn. Hàn xong phải dùng nước nóng rửa sạch xi hàn trên bề mặt mối hàn. Mạch hàn phải chắc chắn, không có các khuyết tật như thiếu đường hàn hoặc có lỗ thủng v.v
2.4.4. Vật liệu làm mặt bích bằng nhôm phải phù hợp quy định trong bảng 10.
2.4.5. Đối với ống gió bằng nhôm lá nếu dùng mặt bích bằng nhôm góc thì phải liên kết theo kiểu lật biên và cố định bằng đinh tán nhôm. Nếu dùng mặt bích bằng thép góc thì quy cách phải phù hợp với quy định trong bảng 5 và bảng 6, đồng thời phải có lớp chống ăn mòn.
Bảng 10. Mặt bích nhôm 
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió
Quy cách vật liệu làm mặt bích
Nhôm dẹt
Nhôm góc
£ 280
- 30 x 6
L 30 x 4
20 ¸ 560
- 35 x 8
L 35 x 4
630 ¸ 1000
- 40 x 10
1120 ¸ 2000
- 40 x 12
2.5. Ống gió bằng tấm nhựa cứng
2.5.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng và sai số chế tạo cho phép phải phù hợp với quy định trong bảng 11.
2.5.2. Ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng chế tạo bằng phương pháp gia công nóng không được có khuyết tật như bọt khí, hóa than, biến dạng, nứt v.v
2.5.3. Ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng phải được liên kết bằng hàn nối. Tấm nhựa phải cắt vát cạnh tùy theo độ dày, kiểu mối hàn. Độ vát phải phù hợp với quy định trong bảng 12. Mạch hàn phải đầy, không được có hiện tượng cháy vàng và đứt vỡ. Cường độ mạch hàn không dưới 60% cường độ vật hàn, vật liệu hàn phải đồng chất với vật liệu cơ bản (trừ loại hàn ép nóng).
2.5.4. Quy cách vật liệu làm mặt bích phải phù hợp với các quy định trong điều 2.1.5.
2.5.5. Liên kết ống gió bằng tấm nhựa cứng với mặt bích phải dùng hàn nối, cũng có thể áp dụng kiểu nối qua ống lồng.
Bảng 11. Độ dày tấm nhựa để chế tạo ống gió và sai số chế tạo cho phép 
Kích thước tính bằng milimét
Ống gió tiết diện tròn
Ống gió tiết diện chữ nhật
Đường kính
Độ dày tấm nhựa
Sai số cho phép dường kính ngoài
Cạnh lớn
Độ dày tấm nhựa
Sai số cho phép cạnh lớn
100 ¸ 300
3
- 1
120 ¸ 320
3
- 1
360 ¸ 630
4
 ... định của nhà chế tạo.
9.6.2. Đối với hệ thống điều hòa không khí trung tâm:
a) Khởi động hệ thống nước, để hệ thống hoạt động tuần hoàn, xả sạch khí trong hệ thống.
b) Áp suất nước trước và sau máy điều hòa phải phù hợp với thiết bị.
c) Khởi động hệ thống nước giải nhiệt, để hệ thống hoạt động tuần hoàn đối với máy lạnh sử dụng nước để giải nhiệt.
d) Khởi động máy lạnh, hệ thống bơm dầu và quạt ngưng tụ hoạt động trước khi máy nén hoạt động đối với hệ thống giải nhiệt bằng không khí.
e) Khởi động quạt thổi, quạt hút tuần hoàn của các hệ thống dẫn không khí.
g) Chạy thử toàn bộ hệ thống không ít hơn 8 giờ.
h) Khi ngừng hoạt động: Trước hết phải ngừng máy nén, sau 2 phút thì ngừng bơm dầu, tiếp theo là ngừng quạt gió và máy bơm nước.
9.6.3. Thử nghiệm chi tiết cho hệ thống cần tuân thủ các quy định sau:
a) Dùng khí khô để thổi bỏ tạp chất với áp suất 6 kG/cm2. Dùng vải trắng để kiểm tra, sau 5 phút mà không có vết bẩn là hợp chuẩn. Sau khi thổi phải tháo các ruột van ra để tẩy rửa (trừ van an toàn).
b) Thử độ kín khít trong 24 giờ. Sau 6 giờ đầu áp suất giảm không quá 0,3 kG/cm2. Sau 18 giờ tiếp theo áp suất không giảm là đạt yêu cầu.
Bảng 21. Quy định áp suất thử nghiệm độ kín khít của hệ thống (kG/cm2)
Thiết bị
Máy làm lạnh kiểu píttông
Máy làm tạnh kiểu li tâm
Môi chất lạnh
R717
R22
R12
R11
Hệ thống phía hạ áp
12
10
1
Hệ thống phía cao áp
18
16
1
c) Áp suất đôi khi thử nghiệm chân không:
+ Đối với hệ amoniac áp suất thử nghiệm không lớn hơn 60mmHg.
+ Đối với hệ freon áp suất thử nghiệm không lớn hơn 40mgHg.
+ Duy trì chế độ này trong 24 giờ với áp suất của hệ amoniac không thay đổi. Áp suất của hệ freon không tăng hơn 4mmHg là đạt yêu cầu.
+ Bơm môi chất lạnh cho hệ thống: công việc cần phải được tiến hành theo trình tự sau:
Đầu tiên bơm một lượng môi chất lạnh vừa phải vào hệ thống.
Đối với hệ thống dùng amoniac thì tăng áp suất đến 1-2 kG/cm2, dùng giấy thử chỉ thị màu (fenolftalin) để kiểm tra rò gỉ.
Hệ thống dùng freon thì tăng đến 2 - 3 kG/cm2, dùng đèn xì halogen hoặc máy đo halogen để kiểm tra.
Trong mọi trường hợp nếu cần thiết phải điều chỉnh chế độ làm việc của thiết bị thì cần phải tuân thủ các yêu cầu của nhà chế tạo thiết bị.
10.5. Chạy thử để bàn giao hệ thống thông gió và điều hòa không khí
10.5.1. Chạy thử để nghiệm thu hệ thống thông gió và điều hòa không khí được thực hiện khi trạng thái không khí bên ngoài gần với thông số của thiết kế.
10.5.2. Các bước vận hành hệ thống cần tuân thủ điều (9.7) trong tiêu chuẩn này.
10.5.3. Cho toàn bộ hệ thống vận hành kể cả hệ thống điện áp và các điều kiện cần thử nghiệm trong vòng 2 giờ.
10.5.4. Sau khi nhiệt độ, độ ẩm và các thông số kĩ thuật khác đạt mức độ ổn định,	cho ngừng tất cả hệ thống điều hòa không khí trong vòng 3 phút, sau đó khởi động lại và chạy tiếp trong 24 giờ.
10.5.5. Để hệ thống hoạt động sau 24 giờ, lớp băng trên bề mặt dàn ống không làm giảm tốc độ luồng gió đi qua quá 25%.
10.5.6. Không có nước nhỏ giọt từ máy ra phòng máy khi hoạt động cũng như khi ngừng.
10.5.7. Khi trạng thái không khí gồm nhiệt độ, độ ẩm và các thông số kĩ thuật khác đã đạt được mức độ ổn định, tiến hành thử nghiệm hệ điều khiển, sự đóng ngắt của các rơle cảm ứng nhiệt độ, độ ẩm của trung tâm điều khiển hệ thống điều hòa không khí, sự đóng mở của các cửa gió điện từ...
10.5.8. Công tác thử nghiệm đạt yêu cầu nếu không có sự cố hỏng hóc của các động cơ và các linh kiện điện tử khác cùng với hệ thống dây điện do quá tải hoặc bất kì nguyên nhân nào khác.
11. Các bước tiến hành nghiệm thu hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh
11.1. Tổ chức hội đồng nghiệm thu
Hội đồng nghiệm thu bao gồm các thành viên: Chủ đầu tư, các đơn vị thi công, tư vấn và thiết kế.
11.2. Các yêu cầu nghiệm thu
Nghiệm thu công trình thông gió, điều hòa không khí cần dựa trên các yêu cầu thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn chế tạo lắp đặt và nghiệm thu.
Dựa trên các yêu cầu về an toàn và thẩm mỹ chung của công trình.
11.3. Các bước tiến hành nghiệm thu
11.31. Hồ sơ nghiệm thu:
a) Hồ sơ nghiệm thu bao gồm các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công của hệ thống thông gió và điều hòa không khí, các chứng chỉ hợp chuẩn của thiết bị, các biên bản kiểm tra thí nghiệm và nghiệm thu từng phần trong quá trình chế tạo và lắp đặt.
b) Biên bản kiểm tra thử nghiệm các thông số kỹ thuật của hệ thống.
c) Kiểm tra chứng chỉ hợp chuẩn của các thiết bị, trước khi cho tiến hành lắp đặt.
11.3.2. Kiểm tra hệ thống gió và điều hòa không khí:
a) Hội đồng nghiệm thu kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ thống đường ống, các thiết bị chính, các chi tiết quan trọng của hệ thống khi hệ thống vận hành có tải.
b) Kiểm tra sự hoạt động của bảng điều khiển, vận hành thiết bị của hệ thống, kiểm tra quy trình hướng dẫn vận hành hệ thống.
c) Sau khi kiểm tra và thống nhất nghiệm thu, các thành viên của hội đồng tiến hành kí các văn bản nghiệm thu theo các biểu mẫu cho ở phần phụ lục của tiêu chuẩn này.
11.4. Yêu cầu về nội dung các văn bản nghiệm thu
11.4.1. Các tài liệu thuyết minh và biên bản hoàn công của hệ thống.
11.4.2. Sơ đồ về dòng chảy của chất lỏng, dòng chuyển động của không khí, sơ đồ cân bằng cho một máy hoàn chỉnh, sơ đồ vận hành hệ thống, bản vẽ cấu tạo và chỉ dẫn bảo dưỡng với từng loại thiết bị.
Sơ đồ vận hành máy, bản vẽ cấu tạo máy và chỉ dẫn bảo dưỡng.
11.4.3. Giấy chứng nhận xuất xưởng hợp chuẩn hoặc tài liệu kiểm nghiệm của các loại vật liệu, thiết bị, thành phẩm, bán thành phẩm và các đồng hồ đo.
11.4.4. Biên bản nghiệm thu bao gồm:
Biên bản nghiệm thu liên hợp hệ thống điều hòa không khí.
Biên bản nghiệm thu thử nghiệm và kiểm tra chi tiết từng bộ phận.
Biên bản đo đạc kiểm tra các thông số kĩ thuật.
Biên bản thử nghiệm vệ sinh hệ thống.
PHỤ LỤC 1
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Công trình: 	
Hạng mục: 	
Biên bản số . ngày . tháng  năm 
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC ĐÃ HOÀN THÀNH
Công việc:
Thuộc công trình: 	
Xây dựng tại: 	
Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:
- Trưởng ban Đại diện cho chủ đầu tư	
- Các thành viên: Đại diện cho tổ chức nhận thầu 	
 Đại diện cho tổ chức thiết kế 	
 Đại diện cho tổ chức tư vấn 	
- Đại diên của các cơ quan được mời	
Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ về thi công công việc nói trên như sau: 	
Sau khi xem xét các tài liệu, bản vẽ, hồ sơ kể trên và sau khi kiểm tra xác minh tại hiện trường, Ban nghiệm thu cơ sở có những nhận xét sau:
1. Nhận xét về kỹ thuật 	
2. Về khối lượng đã hoàn thành 	
Kết luận: 	
Ý kiến đặc biệt của các thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở:
Các phụ lục kèm theo	
Trưởng ban
nghiệm thu cơ sở
Các thành viên
Các cơ quan
được mời
PHỤ LỤC 2
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
Ngày . tháng  năm 
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
VỆ SINH ĐƯỜNG ỐNG VÀ THIẾT BỊ ĐƯỜNG ỐNG
Thổi (rửa) đường ống
Công trình: 	
Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây:
Trưởng ban: Ông: 	đại diện chủ đầu tư
Các thành viên
 Ông: 	đại diện cơ quan thi công
 Ông: 	đại diện cơ quan thiết kế
 Ông: 	đại diện cơ quan tư vấn
 Ông:	đại diện cơ quan được mời
Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ thiết kế, các biên bản như sau:
Công việc tiến hành thổi (rửa) như sau:
 Thời gian thổi (rửa) từ .. giờ đến . giờ
 Độ dài đoạn ống được thổi (rửa) từ .. đến .
Loại khí nén (nước rửa): 	
Áp lực thổi (rửa) - N/cm2
Thiết bị thổi (rửa): 	
Mác máy: 	
Kết luận: 	
Ý kiến đặc biệt của thành viên (nếu có) 	
Trưởng ban
nghiệm thu cơ sở
Đại diện 
thiết kế
Đại diện 
thi công
Đại diện
 tư vấn
Đại diện 
cơ quan được mời
PHỤ LỤC 3
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Ngày . tháng  năm 
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
THỬ NGHIỆM ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ KÍN
Thử độ bền và độ kín (bộ phận thử nghiệm): 	
Công trình: 	
Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây:
Trưởng ban: Ông 	đại diện chủ đầu tư
Các thành viên:
 Ông: 	đại diện cơ quan thi công
 Ông: 	đại diện cơ quan thiết kế
 Ông: 	đại diện cơ quan tư vấn
 Ông: 	đại diện cơ quan được mời
Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ thi công, công việc như sau:
A. Thử độ bền:
1. Đường ống được thử từ ............................. đến 	
Gồm có: 	
Các thiết bị trên tuyến (nếu có các loại van)	
2. Chất thử: 	
3. Thiết bị dùng để thử:	
4. Thời gian thử từ ....................... giờ ............... ngày 	
đến ...................... giờ ..................... ngày 	
Tổng cộng thời gian thử:................................................. giờ 	
5. Áp lực thử ..................................................................... N/cm2 	
6. Mô tả thử nghiệm: (những nét chính, chú ý về xử lí khuyết tật sự cố nếu có)
7. Kết quả thử độ bền: 	
Công thức tính toán ......................................... Kết quả tính toán 	
8. Kết luận thử độ bền: 	
B. Thử độ kín:
1. Thời gian thử từ: ........................ giờ ............................. ngày 	
Tổng cộng: .................................... giờ 	
2. Áp lực thử: ...................................................N/cm2	
3. Mô tả cách thử: 	(những nét chính)
4. Kết quả thử độ kín:
Công thức tính ................................................. Kết quả tính toán 	
5. Kết luận thử độ kín	
C. Kết luận chung: 	
D. Ý kiến đặc biệt của các thành viên 	
Trưởng ban
nghiệm thu cơ sở
Đại diện 
thiết kế
Đại diện 
thi công
Đại diện tư vấn
Đại diện 
cơ quan được mời
PHỤ LỤC 4
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Công trình: 	
Hạng mục: 	
Biên bản số .... ngày .... tháng .... năm....
NGHIỆM THU THIẾT BỊ ĐÃ LẮP ĐẶT XONG
Thiết bị: 	
Thuộc hệ thống: 	
Lắp đặt tại: 	
Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:
- Trưởng ban: Đại diện cho chủ đầu tư 	
- Các thành viên: Đại diện cho tổ chức nhận thầu 	
 Đại diện cho tổ chức thiết kế	
 Đại diện cho tổ chức tư vấn	
- Đại diện của các cơ quan được mời	
Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ lắp đặt thiết bị nêu trên như sau:
Sau khi xem xét các tài liệu, bản vẽ lắp đặt và sau khi tiến hành kiểm tra khi thí nghiệm chạy thử, Ban nghiệm thu cơ sở có những nhận xét sau:
1. Nhận xét về kỹ thuật	
2. Về khối lượng đã thực hiện 	
Kết luận	
Ý kiến đặc biệt của các thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở	
Các phụ lục kèm theo 	
Trưởng ban
nghiệm thu cơ sở
Các thành viên
Các cơ quan
được mời
PHỤ LỤC 5
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Công trình: 	
Biên bản số .... ngày .... tháng .... năm....
NGHIỆM THU CHẠY THỬ
KHÔNG TẢI ĐƠN ĐỘNG THIẾT BỊ
Thiết bị: 	
Thuộc hạng mục công trình: 	
Công trình: 	
Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:
- Trưởng ban: Đại diện cho chủ đầu tư 	
- Các thành viên: Đại diện cho tổ chức nhận thầu 	
 Đại diện cho tổ chức thiết kế	
 Đại diện cho tổ chức tư vấn 	
- Đại diện của các cơ quan được mời 	
Sau khi nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn vận nhà máy và giám sát, theo dõi quá trình thử khôn tải đơn động thiết bị, có nhận xét sau:
1. Nhận xét về kỹ thuật 	
2. Về khối lượng đã thực hiện 	
Kết luận 	
Ý kiến đặc biệt của các thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở 	
Các phụ lục kèm theo	
Trưởng ban
nghiệm thu cơ sở
Các thành viên
Các cơ quan
được mời
PHỤ LỤC 6
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Công trình: 	
Biên bản số .... ngày .... tháng .... năm....
NGHIỆM THU CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG
Thuộc hạng mục công trình: 	
Thuộc công trình: 	
Do Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:
- Chủ tịch Hội đồng: Đại diện cho chủ đầu tư 	
- Các thành viên: Đại diện cho tổ chức nhận thầu 	
 Đại diện cho tổ chức thiết kế	
 Đại diện cho tổ chức tư vấn 	
 Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị chủ yếu 	
- Đại diện của các cơ quan được mời 	
Sau khi nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu, các tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị và giám sát theo dõi quá trình thử không tải liên động thiết bị, có nhận xét như sau:
1. Nhận xét về kỹ thuật 	
2. Về khối lượng đã thực hiện 	
Kết luận 	
Ý kiến đặc biệt của các thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở 	
Các phụ lục kèm theo	
Chủ tịch Hội đồng
nghiệm thu cơ sở
Các thành viên
Các cơ quan được mời
PHỤ LỤC 7
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Công trình: 	
Biên bản số .... ngày .... tháng .... năm....
NGHIỆM THU CHẠY THỬ CÓ TẢI
Hạng mục công trình: 	
Thuộc công trình: 	
Do Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:
- Chủ tịch Hội đồng: Đại diện cho chủ đầu tư 	
- Các thành viên: Đại diện cho tổ chức nhận thầu 	
 Đại diện cho tổ chức thiết kế	
 Đại diện cho tổ chức tư vấn 	
 Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị chủ yếu 	
- Đại diện của các cơ quan được mời 	
Sau khi nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu, các tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị và giám sát theo dõi quá trình chạy thử có tài thiết bị, có nhận xét như sau:
1. Nhận xét về kỹ thuật 	
2. Về khối lượng đã thực hiện 	
Kết luận 	
Ý kiến đặc biệt của các thành viên của Hội đồng nghiệm thu cơ sở 	
Các phụ lục kèm theo	
Chủ tịch Hội đồng
nghiệm thu cơ sở
Các thành viên
Các cơ quan
được mời
PHỤ LỤC 8
(Quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Ngày .... tháng .... năm....
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
Tên công trình: 	
Phạm vi bàn giao (toàn bộ hay bộ phận) 	
Địa điểm xây dựng: 	
Chủ đầu tư: 	
Cơ quan nhận thầu xây lắp:	
Cơ quan nhận thầu thiết kế:	
Tổng dự toán: 	
Phân ra: Xây lắp: 	
Thiết bị: 	
XDCB khác 	
Thời gian khởi công: 	
1. Thành phần tham gia bàn giao: 	
- Đại diện chủ đầu tư (họ tên, chức vụ): 	
- Đại diện tổng thầu (họ tên, chức vụ): 	
- Các tổ chức thầu phụ (họ tên, chức vụ):	
- Đại diện tổ chức tư vấn (họ tên, chức vụ):	
- Đại diện tổ chức sử dụng công trình nếu có (họ tên, chức vụ): 	
2. Kết quả xem xét hồ sơ và hiện trạng công trình: 	
- Hồ sơ bàn giao công trình (theo danh mục điểm 2) 	
- Các hồ sơ thiếu (danh mục, lý do?) 	
- Các bộ phận công trình chưa được nghiệm thu (ghi rõ từng bộ phận) 	
- Các tồn tại và phát hiện trong nghiệm thu: 	
Tổng số:
- Đã sửa chữa: 	
- Số còn lại (ghi từng bộ phận, lí do): 	
3. Kết luận:
- Chất lượng công trình (đánh giá theo kết quả nghiệm thu kỹ thuật và việc sửa chữa các tồn tại)	
- Công trình bàn giao đúng hoặc không đúng thời hạn (nêu lý do, trách nhiệm ?)	
- Thời hạn và trách nhiệm của các bên hữu quan trọng việc sửa chữa các tồn tại mới phát hiện nếu có 	
- Thời hạn tiếp nhận công trình, hạng mục công trình 	
- Thời hạn bàn giao các vật tư thiết bị dữ trữ chưa sử dụng và ký quyết toán công trình 	
Đại diện chủ đầu tư
(Ký tên, đóng dấu)
Đại diện tổ chức
nhận thầu xây lắp
(Ký tên, đóng dấu)
Đại diện tổ chức
thiết kế công trình
(Ký tên, đóng dấu)
Đại diện tổ chức tư vấn
(Ký tên, đóng dấu)
Đại diện tổ chức
sử dụng công trình
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_xay_dung_tcxd_2321999_he_thong_thong_gio_dieu_hoa.doc