Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô-thi công và nghiệm thu
Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu
Highway embankments and cuttings – Construction and quality control
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu khi xây dựng mới
hoặc nâng cấp cải tạo hạng mục công trình nền đường ô tô trong các trường hợp thông thường.
1.2 Tiêu chuẩn này có thể tham khảo áp dụng cho việc thi công và kiểm soát chất lượng thi công đối với
các trường hợp nền đường đặc biệt, đường chuyên dùng hoặc đường nông thôn.
2 Tài liệu viện dẫn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô-thi công và nghiệm thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô-thi công và nghiệm thu
TCVN 9436:2012 1 TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9436:2012 Xuất bản lần 1 NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Highway embankments and cuttings – Construction and quality control HÀ NỘI – 2012 TCVN 9436:2012 2 TCVN 9436:2012 3 Mục lục Trang Lời nói đầu ............................................................................................................................................. 4 1 Phạm vi áp dụng ................................................................................................................................. 5 2 Tài liệu viện dẫn .................................................................................................................................. 5 3 Thuật ngữ và định nghĩa ..................................................................................................................... 6 4 Yêu cầu chung .................................................................................................................................... 7 5 Vật liệu nền đường ........................................................................................................................... 11 6 Công tác chuẩn bị thi công nền đường ............................................................................................. 12 7 Thi công nền đắp .............................................................................................................................. 15 8 Thi công nền đào .............................................................................................................................. 20 9 Thi công nền đường nửa đào, nửa đắp và nền đường cải tạo, nâng cấp mở rộng ............................ 22 10 Thi công hạng mục phòng hộ và gia cố ta luy ................................................................................. 23 11 An toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công nền đường ................................................. 26 12 Kiểm tra nghiệm thu ........................................................................................................................ 28 Phụ lục A (Tham khảo) Chọn máy thi công đào đắp đất ........................................................................ 31 Phụ lục B (Tham khảo) Chọn phương tiện đầm nén đất nền đường ..................................................... 32 Phụ lục C (Qui định) Cách thiết lập các chỉ tiêu kiểm soát chất lượng đầm nén đối với lớp đất lẫn đá thông qua đoạn thi công thử nghiệm ..................................................................................................... 34 Phụ lục D (Qui định) Phương pháp thí nghiệm xác định tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất. ............ 37 TCVN 9436:2012 4 Lời nói đầu TCVN 9436:2012 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 9436:2012 được chuyển đổi từ “Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu nền đường sắt và nền đường Bộ do Bộ trưởng bộ GTVT ban hành ngày 22-07-1975 theo quyết định số 1660 QĐKT gọi tắt là Quy trình 1975”. TCVN 9436:2012 5 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9436:2012 Xuất bản lần 1 Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu Highway embankments and cuttings – Construction and quality control 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu khi xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hạng mục công trình nền đường ô tô trong các trường hợp thông thường. 1.2 Tiêu chuẩn này có thể tham khảo áp dụng cho việc thi công và kiểm soát chất lượng thi công đối với các trường hợp nền đường đặc biệt, đường chuyên dùng hoặc đường nông thôn. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 5729:2012 Đường cao tốc – Yêu cầu thiết kế. TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế. TCVN 2737 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. 22 TCN 332-06*) Quy trình thí nghiệm xác định CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm. 22 TCN 346-06*) Quy trình thử nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát. 22 TCN 333-06*) Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm. 22 TCN 221*) Công trình giao thông trong vùng có động đất. Tiêu chuẩn thiết kế. 22 TCN 242*) Đánh giá tác động môi trường khi lập dự án. 22 TCN 263*) Quy trình khảo sát đường ô tô. 22 TCN 211*) Áo đường mềm. Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế. 22 TCN 262*) Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu. 22 TCN 171*) Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động sụt lở. ASTM D 4914 – 99 Standard test method for density of soil and rock in place by the sand replacement. Method in a Test Pit (Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn độ chặt của đất và đá ngoài hiện trường bằng thay cát). ASTM D 5030 – 04 Standard test method for density of soil and rock by the water replacement. Method in a Test Pit (Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn độ chặt của đất và đá ngoài hiện trường bằng thay nước). __________________________________________ *): Các tiêu chuẩn ngành TCN sẽ được chuyển đổi thành TCVN TCVN 9436:2012 6 AASHTO T267-86(2000) Determination of Organic Content in Soils by Loss on Ignition (Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất theo hỗn hợp tổn thất khi nung). AASHTO M145-91(2004) The classification of soils and soil-agregate Mixtures for highway construction purpose (Phân loại đất và hỗn hợp cấp phối đất cho mục đích xây dựng đường ô tô). 3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 3.1 Nền đường (Highway embankments and cuttings). Nền đường gồm có nền đắp và nền đào, là bộ phận cơ bản của công trình đường ô tô. Nền đường bao gồm toàn bộ phần đào, đắp vật liệu (đào đất hoặc đá; đắp đất, đá hoặc đắp vật liệu khác) trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công) của đường ô tô, trừ phần thuộc kết cấu áo đường. Mặt cắt ngang thiết kế (thi công) nền đường được giới hạn bởi mặt ta luy nền đường, mặt lề đường, mặt ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi liên quan cần phải áp dụng các giải pháp xử lý để tăng cường độ và độ ổn định của nền mặt đường (xử lý thay đất, xử lý thoát nước, bố trí công trình chống đỡ và phòng hộ nền đường, xử lý nền đất yếu, xử lý chống sụt lở v.v) 3.2 Nền đường thông thường (Normal highway embankments and cuttings). Loại có thể thi công đào, đắp bằng các loại máy làm đất thông thường và chỉ cần áp dụng các giải pháp xử lý thông thường trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công), kể cả các giải pháp xử lý thoát nước và phòng hộ ta luy thông thường. 3.3 Nền đường đặc biệt (Special highway embankments and cuttings). Các loại nền đường không thể thi công bằng các máy làm đất thông thường và/hoặc cần phải áp dụng các giải pháp xử lý đặc biệt để tăng cường độ và độ ổn định như đường qua vùng đất yếu, vùng có các hiện tượng địa chất dễ gây sụt lở, vùng có đá cứng hoặc cần phải áp dụng các giải pháp cấu trúc đặc biệt như nền đắp đá 3.4 Nền đắp (Embankment). Loại nền đường hình thành bằng cách đắp đất, đá (hoặc vật liệu khác) cao hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ. Thân nền đắp được giới hạn bởi mái ta luy đắp, lề đắp, ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi xử lý thay đất nằm dưới mặt địa hình tự nhiên (nếu có). Trong tiêu chuẩn này nền đắp được đề cập phân biệt 03 trường hợp: 3.4.1 Nền đắp đất (Earth fill embankment). Đất các loại có thể lẫn dưới 30% khối lượng là đá, cuội sỏi có kích cỡ từ 19 mm trở lên cho đến cỡ hạt lớn nhất là 50 mm. Vật liệu đắp loại này có thể xác định được độ chặt tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm theo 22 TCN 333-06. 3.4.2 Nền đắp đất lẫn đá (Earth - Rock embankment). Đất lẫn từ 30% đến 70% đá các loại có kích cỡ từ 50 mm trở lên cho đến kích cỡ lớn nhất cho phép qui định tại 5.4. TCVN 9436:2012 7 3.4.3 Nền đắp đá (Rock – fill embankment). Các loại đá với kích cỡ từ 37,5 mm trở lên chiếm ≥ 70% khối lượng. Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến việc thi công nền đắp đá. 3.5 Nền đào (Cuttings). Loại nền đường hình thành bằng cách đào đất, đá xuống thấp hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ. 3.6 Nền nửa đào, nửa đắp (Embankments and cuttings). Loại nền đường trên cùng một mặt cắt ngang gồm một phần nền đào và một phần nền đắp. 3.7 Mái ta luy (Slope). Ranh giới hai bên của nền đào (ta luy đào) hoặc ranh giới hai bên của nền đắp (ta luy đắp) hoặc là ranh giới hai bên của nền nửa đào, nửa đắp. 3.8 Khu vực tác dụng của nền đường và lớp 30 cm nền đường trên cùng (Subgrade and the upper layer of Subgrade). Khu vực này là phần nền đường trong phạm vi chiều sâu bằng 80 cm đến 100 cm kể từ đáy kết cấu áo đường trở xuống. Đây là phạm vi nền đường cần có sức chịu tải cao để cùng với kết cấu áo đường chịu tác động của tải trọng bánh xe truyền xuống. Đường có nhiều xe nặng chạy thì phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng lấy trị số lớn. Trong phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng thường được phân chia thành 02 phần: Phần 30 cm trên cùng trực tiếp với đáy kết cấu áo đường (lớp nền trên cùng hoặc lớp nền thượng); Phần còn lại của chiều sâu khu vực tác dụng (50 cm đến 70 cm) phía dưới. Nếu kết cấu nền áo đường có bố trí thêm lớp đáy móng thì lớp này cũng thuộc khu vực tác dụng của nền đường và thay thế cho lớp 30 cm nền đường trên cùng. 4 Yêu cầu chung 4.1 Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước các yếu tố hình học như trong thiết kế. Sai số cho phép được quy định tại Bảng 1. Bảng 1: Sai số cho phép (so với thiết kế) về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công Yếu tố Loại và cấp hạng đường Cách kiểm tra Đường cao tốc cấp I, II, III Đường cấp IV, V, VI 1. Bề rộng đỉnh nền Không được nhỏ hơn thiết kế Không được nhỏ hơn thiết kế 50 m dài đo kiểm tra một vị trí. 2. Độ dốc ngang và độ dốc siêu cao (%) ± 0,3 ± 0,5 Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang bằng máy thuỷ bình. 3. Độ dốc ta luy (%) Không được dốc hơn thiết kế +10 (*) Không được dốc hơn thiết kế +15 (*) Cứ 20 m đo một vị trí bằng các loại máy đo đạc. TCVN 9436:2012 8 Bảng 1: Sai số cho phép (so với thiết kế) về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công (tiếp theo) 4. Vị trí trục tim tuyến (mm) 50 100 Cứ 50 m kiểm tra một điểm và các điểm TD (***), TC (****) của đường cong. 5. Cao độ trên mặt cắt dọc (mm) +10; -15 (+10; -20) (**) +10; -20 (+10; -30) (**) Tại trục tim tuyến. Cứ 50 m kiểm tra một điểm. 6. Độ bằng phẳng mặt mái ta luy đo bằng khe hở lớn nhất dưới thước 3 m - Mái ta luy nền đắp (mm) - Mái ta luy nền đào (mm) 30 50 50 80 - Không áp dụng cho mái ta luy đá. - Trên cùng một mặt cắt ngang, đặt thước 3 m rà liên tiếp trên mặt mái ta luy để phát hiện khe hở lớn nhất - Cứ 20 m kiểm tra một mặt cắt ngang. 7. Các loại rãnh không xây đá hoặc chưa gia cố: - Cao độ đáy rãnh (mm) - Kích thước mặt cắt - Độ dốc ta luy rãnh - Độ gẫy khúc của mép rãnh (mm) +0, -20 Không nhỏ hơn thiết kế Không dốc hơn thiết kế + 50 +0, -30 Không nhỏ hơn thiết kế Không dốc hơn thiết kế + 70 Cứ 50 m đo cao độ hai điểm bằng máy thuỷ bình Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang Cứ 50 m đo một vị trí. Dùng thước dây 20 m căng và đo chênh lệch giữa mép rãnh với thước. Cứ 50 m đo một vị trí. TCVN 9436:2012 9 Bảng 1: Sai số cho phép (so với thiết kế) về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công (kết thúc) 8. Các rãnh xây - Cường độ vữa xây - Vị trí tim rãnh (mm) - Kích thước mặt cắt (mm) - Bề dày lớp xây - Kích thước lớp đệm móng - Cao độ đáy rãnh (mm) - Độ gãy khúc của mép rãnh (mm). Đạt yêu cầu thiết kế 50 ± 30 Không nhỏ hơn thiết kế Không nhỏ hơn thiết kế ± 10 + 50 Đạt yêu cầu thiết kế 100 ± 50 Không nhỏ hơn thiết kế Không nhỏ hơn thiết kế ± 15 + 70 Với mỗi tỷ lệ pha trộn cứ một ca thi công làm hai tổ mẫu thử cường độ. Đo bằng máy kinh vĩ, cứ 50 m đo hai vị trí tim. Cứ 50 m đo một mặt cắt. Cứ 50 m đo một vị trí. Cứ 50 m đo một vị trí. Cứ 50 m đo một điểm. Như với rãnh không xây. (*) Áp dụng cho nền đào, đắp đá nhưng không được trên một đoạn đường dài liên tục quá 30m; (**) Áp dụng cho nền đào, đắp đá. (***) TD cọc tiếp đầu trong đường cong. (****) TC cọc tiếp cuối trong đường cong. 4.2 Mặt mỗi lớp đất đắp nền đường và mặt trên cùng của nền đường sau thi công (cả với nền đào và nền đắp) phải đạt được độ bằng phẳng qui định dưới đây: - Đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, độ bằng phẳng phải đạt mức 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm; - Đối với đường ô tô các cấp khác, độ bằng phẳng phải đạt mức 70% số khe hở đo được dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm. CHÚ THÍCH: - Cho phép có 5% số khe hở vượt quá trị số khe hở lớn nhất nhưng trị số khe hở lớn nhất không được quá 1,4 lần trị số qui định tương ứng với mức độ bằng phẳng yêu cầu; - Phương pháp đo và mật độ đo kiểm tra độ bằng phẳng tuân thủ TCVN 8864:2011. TCVN 9436:2012 10 4.3 Loại đất và sức chịu tải của vật liệu làm nền đường phải thỏa mãn các yêu cầu qui định tại điều 5. Nền đường phải đạt độ chặt đầm nén yêu cầu qui định tại Bảng 2 Bảng 2: Độ chặt đầm nén yêu cầu đối với nền đường (phương pháp đầm nén tiêu chuẩn theo 22 TCN 333-06). Loại và bộ phận nền đường Phạm vi độ sâu tính từ đáy áo đường trở xuống (cm) Độ chặt K của nền đường Đường cao tốc Đường cấp I đến cấp IV Đường cấp V đến cấp VI Nền đắp Khi áo đường dày trên 60cm 30 ≥ 1,0 ≥ 0,98 ≥ 0,95 Khi áo đường dày dưới 60cm 50 ≥ 1,0 ≥ 0,98 ≥ 0,95 Bên dưới chiều sâu nói trên Cho đến hết thân nền đắp (trường hợp vật liệu mới đắp). ≥ 0,98 ≥ 0,95 ≥ 0,93 Đất nền tự nhiên(*) Cho đến 80 ≥ 0,93 ≥ 0,90 Cho đến 100 ≥ 0,95 Nền đào và không đào không đắp (nền thiên nhiên (**)) 30 ≥ 1,0 ≥ 0,98 ≥ 0,95 30 đến 80 ≥ 0,93 ≥ 0,90 30 đến 100 ≥ 0,95 (*) Trường hợp này là trường hợp nền đắp thấp khu vực tác dụng có một phần nằm vào phạm vi đất nền thiên nhiên; (**) Nếu nền thiên nhiên không đạt độ chặt yêu cầu ở Bảng 2 thì phải đào phạm vi không đạt rồi đầm nén lại cho đạt yêu cầu. 4.4 Yêu cầu đầm nén đối với các lớp nền đường đắp bằng đất lẫn đá được qui định tại 7.3.11. 4.5 Hệ thống thoát nước trong phạm vi nền đường phải được thi công đúng như yêu cầu thiết kế (về vị trí, kích thước, vật liệu) và chất lượng thi công phải đạt các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này (Bảng 1). 4.6 Trong quá trình thi công nền đường phải có các biện pháp cần thiết ... thi công gây ra đối với môi trường. 12.3 Kiểm tra và nghiệm thu sau khi hoàn thành nền đường. 12.3.1 Sau khi hoàn thành một đoạn nền đường và trước khi nghiệm thu đoạn đó phải khôi phục lại vị trí tuyến và các mốc cao độ chủ yếu để phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra nghiệm thu và cũng để làm cơ sở thi công các hạng mục khác. Việc khôi phục tuyến phải được thực hiện theo các quy định tại 6.5.1 nhưng trên các đoạn đường thẳng khoảng cách các vị trí khôi phục có thể tăng lên 50 m. 12.3.2 Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải: - Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các cách đã qui định tại 12.2 để sửa chữa hoàn thiện khiếm khuyết. Nếu phải đắp bù, bề dầy lớp đắp bù ít nhất phải là 10 cm (cần bù ít hơn thì phải xáo xới phía dưới cho đủ 10 cm). Việc bù phụ lề phải đảm bảo liên kết tốt với phần lề đã đắp. Quan sát bằng mắt, các đoạn nền đường đã hoàn thành phải chuyển tiếp đều đặn, không lồi lõm, không gãy khúc kể cả về bề rộng và mái ta luy. - Nhà thầu cũng phải chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến các biên bản kiểm tra nghiệm thu các công trình ẩn dấu và các biên bản kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công. - Phải dọn sạch sẽ hiện trường thi công theo yêu cầu tại điều 4, tại 11.3.1 và dọn các đống đất thừa vi phạm quy định tại 8.3.1 12.3.3 Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu một đoạn nền đường phải được thực hiện với các nội dung sau: - Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công. - Kiểm tra các yếu tố hình học với cách kiểm tra tương ứng qui định tại Bảng 1 - Kiểm tra chất lượng trồng cây, cỏ gia cố mái ta luy theo quy định tại 10.2.5 và kiểm tra tầng phòng hộ xếp khan hoặc xây vữa theo quy định tại 10.3.9. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy một số nội dung chưa đạt yêu cầu, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu. TCVN 9436:2012 30 12.3.4 Trường hợp có nghi ngại về chất lượng vật liệu đắp và chất lượng đầm nén hoặc chất lượng móng các hạng mục ẩn dấu thì khi kiểm tra nghiệm thu có thể thực hiện lại các nội dung như kiểm tra trong quá trình thi công qui định tại 12.2 nhưng phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. 12.4 Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình đặc biệt. Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình nền đường không qui định trong tiêu chuẩn này, việc kiểm tra nghiệm thu ở mọi bước phải tuân thủ các quy định của chỉ dẫn kĩ thuật trong hồ sơ thiết kế. TCVN 9436:2012 31 Phụ lục A (Tham khảo) Chọn máy thi công đào đắp đất Bảng A.1: Phạm vi sử dụng của một số loại máy chủ yếu Loại máy Phạm vi sử dụng Công tác chuẩn bị Công tác đào đắp đất Các công tác khác Máy ủi - Làm đường tạm. - Đốn cây, nhổ gốc cây. - Dẫy cỏ, bóc lớp đất hữu cơ. - San tạo dốc. - Lấp hồ, mương rãnh. - Tạo bậc cấp trên sườn dốc. - Đào đất và vận chuyển đi dưới 120 m. - Đào đất và đẩy lên nền đắp cao dười 3,5 m. - San đầm sơ bộ các lớp đất rải (*) - Hỗ trợ máy cạp khi xén đất. - Kéo máy, kéo xe bị sa lầy. Máy xúc các loại - Làm đường tạm (máy xúc gầu nghịch). - Đào và đổ đất trong phạm vi 5 m đến 10 m (đổ lên ôtô chuyển đi). - Đào hào. - Đào đất dười nước (gầu dây). - Vét bùn. Máy cạp chuyển - Rẫy cỏ. - Đào lớp đất hữu cơ và đắp đất. - Đào đất và tự chuyển đi (cự ly thích hợp từ 100 m đến 1000 m tùy dung tích gầu). - Tự rải đất thành lớp để đắp. - Đầm nén sơ bộ sau khi đào đất. Máy san tự hành - Rẫy cỏ. - Bóc đất hữu cơ. - Đánh bậc cấp. - Lấy đất thùng đấu để đắp nền cao dưới 75 cm. - Đào nền sâu dưới 60 cm. - Gọt phẳng taluy, đào và đắp từng đợt cao 2 m. - Đào rãnh thoát nước. - San phẳng tạo độ dốc ngang mui luyện. Máy xới - Cày xới mặt, nền cũ. - Đốn cây, đánh gốc cây, rẫy các cây nhỏ. - Xới trước các loại đất cứng để tạo thuận lợi cho các máy đào đất khác. (*) Sử dụng cho công việc này không tận dụng được công suất máy nên không kinh tế TCVN 9436:2012 32 Phụ lục B (Tham khảo) Chọn phương tiện đầm nén đất nền đường B I. Tùy thuộc loại đất, có thể tham khảo chọn tổ hợp thiết bị đầm nén khi thi công nền đắp đường ô tô theo Bảng B.1 dưới đây: Bảng B.1: Chọn phương tiện đầm nén tùy loại vật liệu đắp Loại vật liệu đắp Loại phương tiện đầm nén Đất hạt mịn Đất cát Đất sỏi cuội Đất hạt thô Phạm vi sử dụng Lu 2 bánh, bánh nhẵn: 6 tấn đến 8 tấn + + + + Dùng lu sơ bộ tạo phẳng Lu 3 bánh, bánh nhẵn: 12 tấn đến 18 tấn + + + - Rất thường sử dụng Lu bánh lốp: 25 tấn đến 50 tấn + + + + Rất thường sử dụng Lu chân cừu + - o o Có thể dùng cho đất cát lẫn sét, lẫn bụi đất dính Lu chấn động - + + + Rất thường sử dụng Lu chấn động có vấu + + + + Hay dùng khi lu đất hạt mịn có độ ẩm cao Lu chấn động đẩy tay - + + o Dùng đầm nén các chỗ chật hẹp Đầm bản chấn động - + + - Dùng nơi chật hẹp, loại bản đầm nặng ≥ 800 kG mới dùng đầm đất hạt thô được Đầm chấn động đẩy tay + + + - Dùng nơi chật hẹp Máy ủi, máy cạp chuyển + + + + Dùng để san phẳng và lu sơ bộ TCVN 9436:2012 33 Bảng B.1: Chọn phương tiện đầm nén tùy loại vật liệu đắp (tiếp theo) CHÚ THÍCH: 1. Các ký hiệu đánh dấu trong mỗi ô có ý nghĩa sau: + thích dụng; - không thích dụng nhưng có thể dùng; o: không thích dụng 2. Tên các loại đất tương ứng với phân loại ở TCVN 5729:2012 3. Khi dùng lu chân cừu, lu chấn động, lu chấn động có vấu phải có lu bánh nhẵn phối hợp để làm phẳng B II. Bề dày lớp đất rải trước khi đầm nén tương ứng với các loại lu (tham khảo) - Lu chân cừu 6 tấn đến 8 tấn: ≤ 30 cm - Lu chấn động 10 tấn đến 12 tấn: ≤ 40 cm - Lu chấn động 15 tấn đến 18 tấn: ≤ 50 cm - Lu bánh nhẵn 8 tấn đến 12 tấn: 20 cm đến 25 cm - Lu bánh nhẵn 12 tấn đến 15 tấn: 25 cm đến 30 cm - Lu bánh lốp 12 tấn đến 20 tấn : 20 cm đến 30 cm - Lu bánh lốp 40 tấn đến 50 tấn: 50 cm đến 60cm - Đầm chấn động đẩy tay: 20 cm - Đầm thủ công: ≤ 20 cm TCVN 9436:2012 34 Phụ lục C (Qui định) Cách thiết lập các chỉ tiêu kiểm soát chất lượng đầm nén đối với lớp đất lẫn đá thông qua đoạn thi công thử nghiệm C I. Nguyên lý. Trong tiêu chuẩn này việc kiểm tra chất lượng đầm nén lớp đất lẫn đá trước hết vẫn dựa vào khối lượng thể tích khô (độ chặt) lớn nhất max có thể đạt được tương ứng với tổ hợp máy và công nghệ đầm nén thích hợp nhất thực có, thực làm trên đoạn thi công thử nghiệm hiện trường, tức là lấy trị số max xác định ở hiện trường nói trên làm độ chặt tiêu chuẩn thay cho độ chặt tiêu chuẩn xuất phát từ thử nghiệm đầm nén trong phòng thí nghiệm. Độ chặt max hiện trường này sẽ thay đổi tùy thuộc nguồn gốc, thành phần hạt của đất lẫn đá, tùy thuộc tổ hợp máy đầm nén, bề dày lớp rải, độ ẩm, công đầm nén (số lượt lu đầm) và tốc độ lu. Từ mối tương quan giữa độ chặt hiện trường max lấy làm tiêu chuẩn với các yếu tố thay đổi nói trên khi kết thúc việc thi công thử nghiệm phải đưa ra được các chỉ tiêu đặc trưng cho công nghệ đầm nén đã lựa chọn cùng với một chỉ tiêu gián tiếp khác, đó là trị số giảm bề dày lớp đầm nén ΔH để dựa vào chúng kiểm soát quá trình thi công đầm nén và kiểm tra nghiệm thu chất lượng đầm nén như đã qui định tại 7.3.11. C II. Xác định độ chặt tiêu chuẩn hiện trường max. Các nội dung phải thực hiện: 1. Lựa chọn tổ hợp máy đầm nén thích hợp và thực có trong điều kiện cụ thể của dự án: Ngoài các loại lu nhẹ, lu vừa dùng để lu sơ bộ ban đầu và lu hoàn thiện cuối cùng, máy lu chủ đạo nên có là lu chấn động nặng từ 15 tấn trở lên (nếu không có thì phải dùng lu chấn động nặng nhất có thể huy động được). 2. Rải thử nghiệm và bố trí đoạn thi công thử nghiệm. a. Vật liệu đất lẫn đá rải thử nghiệm phải cùng loại với vật liệu đắp đại trà về nguồn gốc và thành phần hạt. b. Nên bố trí rải thử tối thiểu với hai bề dày rải khác nhau. - Một bề dày tương ứng với bề dày tối thiểu khoảng từ 1,65 đến 1,8 lần cỡ hạt lớn nhất Dmax có trong vật liệu đắp (để sau khi đầm nén chặt còn khoảng 1,5Dmax). - Một bề dày bằng khoảng 40 cm nếu dùng lu chấn động từ 15 tấn trở lên hoặc bằng khoảng 32 cm nếu dùng lu chấn động từ 10 tấn đến 12 tấn. - Tương ứng với mỗi bề dày nên cho độ ẩm thay đổi tối thiểu 3 mức trong khoảng từ 0,95 Wo đến 1,05 Wo, với Wo ở đây là độ ẩm tốt nhất của vật liệu đắp sau khi loại trừ các cỡ hạt trên 19 mm (thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn với cối to ở trong phòng thí nghiệm theo 22TCN 333-06. - Khi rải vật liệu đắp phải chú ý quy định tại 7.3.2. Như vậy đoạn thi công thử nghiệm phải gồm ít nhất sáu đoạn ngắn. CHÚ THÍCH: Việc bố trí đoạn thử nghiệm có thể gồm nhiều đoạn ngắn hơn (hoàn toàn do tư vấn quyết định) dựa theo các điều kiện thực tế tại chỗ (cho thay đổi nhiều bề dày và độ ẩm hơn). 3. Thiết kế sơ đồ lu, trình tự lu và tốc độ lu. TCVN 9436:2012 35 a. Phải dựa vào các quy định tại 7.3 để thiết kế bao gồm cả các bước lu sơ bộ, lu chặt và lu hoàn thiện lớp mặt. b. Tốc độ lu chặt nên khống chế dưới 4 km/h. c. Soạn thảo chỉ dẫn kỹ thuật rải và đầm nén cho thi công thử nghiệm (yêu cầu phải thật tỉ mỉ chi tiết). 4. Thi công thử nghiệm và lấy mẫu thí nghiệm. a. Rải và đầm nén theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật đã soạn thảo. b. Sau khi lu chặt bằng lu chấn động được 6 lần/điểm, 8 lần/điểm, 10 lần/điểmphải thực hiện thử nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của lớp đầm nén tại hiện trường theo ASTM D5030- 04 hoặc ASTM D4914-99 như qui định tại 7.3.11. c. Sau khi lu sơ bộ, trước khi lu chặt phải đo cao độ bề mặt lớp và sau khi lu chặt 6 lần/điểm, 8 lần/điểm, 10 lần/điểmphải đo lại cao độ bề mặt lớp ở cùng 1 chỗ để tính ra trị số giảm bề dày lớp ΔH theo quy định tại 7.3.11, từ đó xác đỉnh ra ΔH trung bình của cả mặt cắt ngang kiểm tra. 5. Chọn độ chặt tiêu chuẩn hiện trường max. Dựa vào kết quả thí nghiệm thu được vẽ các đồ thị thể hiện sự biến đổi khối lượng thể tích khô với số lượt lu và độ ẩm cho mỗi bề dày lớp rải thử, từ đó có thể thấy xu thế tăng chậm dần của độ chặt khi số lượt lu tăng lên và có thể xác định được một công nghệ đầm nén có lợi nhất. Tuy nhiên vẫn phải chọn trị số khối lượng thể tích khô lớn nhất tuyệt đối trong toàn bộ tập kết quả thu được làm độ chặt tiêu chuẩn hiện trường max. Trị số này chính là độ chặt lớn nhất có thể đạt được trong điều kiện thực tế, với các tổ hợp máy thực có và với quy trình công nghệ đầm nén thích hợp nhất. 6. Xác định các chỉ tiêu kiểm tra khác. a. Từ trị số max sẽ xác định được các thông số của công nghệ đầm nén tương ứng: bề dày rải trước khi đầm nén, độ ẩm khi đầm nén, số lượt và tốc độ lu các bước (đặc biệt là bước lu chặt). Đồng thời cũng xác định được trị số giảm bề dày lớp ΔH tương ứng cho mỗi mặt cắt ngang kiểm tra, đây chính là các chỉ tiêu dùng để kiểm soát và kiểm tra chất lượng đầm nén đối với từng lớp thi công. b. Có thể có trường hợp các thông số công nghệ đầm nén khác nhau nhưng cùng đạt được max xấp xỉ nhau (chẳng hạn như trường hợp bề dày lớp rải nhỏ lu ít lần hơn vẫn cho max xấp xỉ bằng trường hợp lu lớp dày nhưng nhiều lần hơn, hoặc có thể ở một số độ ẩm thích hợp thì hiệu quả đầm nén cao hơn). Lúc này có thể chọn một quy trình công nghệ đầm nén có lợi hơn về kinh tế để thi công đại trà. Các trị số max được xem là xấp xỉ nhau khi chúng sai khác nhau không qúa 0,02 max. c. Nếu có thiết bị và có các quan hệ tương quan đủ tin cậy thì nên kiểm tra trị số CBR của lớp đất lẫn đá sau khi đầm nén đạt max bằng các thử nghiệm hiện trường như đo CBR hiện trường để suy ra trị số CBR tương ứng. Khi kết quả đo cho trị số CBR đạt yêu cầu ở Bảng 3 thì việc lựa chọn max làm độ chặt tiêu chuẩn cũng có cơ sở chắc chắn hơn. 7. Soạn thảo quy trình công nghệ đầm nén đất lẫn đá ứng dụng chính thức cho thi công đại trà. Quy trình phải thể hiện đầy đủ các thông số của công nghệ đầm nén được áp dụng, các chỉ tiêu phải kiểm soát chặt trong quá trình thi công và các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành đầm nén mỗi lớp. 8. Kiểm nghiệm quy trình đầm nén. TCVN 9436:2012 36 Trong đợt ứng dụng đầu tiên khi thi công đại trà cần kiểm nghiệm sự đúng đắn và thích hợp của quy trình đầm nén bằng cách làm thí nghiệm xác định lại khối lượng thể tích khô theo ASTM nói trên sau khi đầm nén xong một lớp đúng như quy trình và so kết quả xác định được với trị số max rút ra từ thi công thử nghiệm. Nếu có sự chênh lệch giữa chúng quá 0,02 max thì phải tìm nguyên nhân và có sự chỉnh sửa cần thiết đối với quy trình. TCVN 9436:2012 37 Phụ lục D (Qui định) Phương pháp thí nghiệm xác định tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất. D.1 Nguyên lý D.1.1 Khi chưng cạn dung dịch lọc (pha chế theo qui định tại mục D.1.2), các muối dễ hòa tan được kết tinh lại, tiếp đó đem sấy khô ở 1000C – 1050C rồi cân thì sẽ xác định được tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất. D.1.2 Pha chế dung dịch lọc 1. Cân 200g đất trong không khí (đất đã nghiền nhỏ rây qua mắt rây 1 mm nhặt hết rễ cây và xác hữu cơ rồi sấy khô ở 1050C và để nguội trong không khí) cho vào chai thủy tinh 500 ml có miệng hẹp. 2. Lấy 500 ml nước cất đã đun sôi còn ấm đổ vào chai đã có đất nói trên (nước cất phải đun sôi để thải khí CO2). Nút chặt nút chai và lắc đều trong 30 phút. D.2 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất D.2.1 Dụng cụ thí nghiệm 1. Cốc mỏ 50 ml 2. Ống hút 50 ml 3. Bình hút ẩm 4. Tủ sấy 5. Cân với độ chính xác 0,0002 g D.2.2 Hóa chất cần có Dung dịch H2O2 10% và nước cất. Nước cất phải tinh khiết không hòa lẫn các ion lạ như Cl-, Ca+, Fe+++, Mg++. D.3 Trình tự thí nghiệm D.3.1 Hút 50 ml (hoặc 25 ml) dung dịch lọc (qui định tại mục D.1.2) cho vào cốc mỏ (đã biết khối lượng cốc). Đặt cốc lên bếp cách thủy và chưng cho đến khi cạn khô. Nếu cặn có màu vàng hay đen tức là đất có lẫn hữu cơ đã hòa tan, lúc đó nhỏ vài giọt dung dịch H2O2 10% cho ướt đều rồi lại đem chưng cạn. Khi nào cặn có mầu trắng thì ngừng việc xử lý (ngừng nhỏ) bằng H2O2. D.3.2 Cho cốc mẫu và tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong 1 h đến 2 h rồi làm nguội đến nhiệt độ bình thường trong bình hút ẩm và đem cân khối lượng mẫu. Sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong vòng 0,5 h để nguội và cân cho đến khi khối lượng cốc mẫu không thay đổi nữa là được. D.4 Tính toán tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất A được tính theo biểu thức (2) K V V G GGA .. 1 01 g/100g đất khô (2) Trong đó: G0 khối lượng cốc không (g); G1 khối lượng cốc và cặn sau khi sấy khô (g); G khối lượng toàn bộ mẫu đất dùng để pha dung dịch lọc (g); TCVN 9436:2012 38 V thể tích toàn bộ dung dịch lọc (ml); V1 thể tích dung dịch lọc đem thí nghiệm (ml); K hệ số khô biệt của đất xác định theo (3). W K 100 100 (3) Trong đó: W (%) là độ ẩm của mẫu đất để nguội trong không khí (độ ẩm đất khô để trong không khí). Độ ẩm này xác định từ mẫu đất lấy trước khi cho vào chai thủy tinh ở điểm 1 mục D.1.2 __________________________________________
File đính kèm:
- tieu_chuan_quoc_gia_tcvn_94362012_nen_duong_o_to_thi_cong_va.pdf