Thực trạng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trình theo pháp luật về đấu thầu hiện nay

Tóm tắt: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây

dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số

38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội và các văn bản Hướng d n

thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng đã đưa

ra một số phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên việc đánh giá xếp hạng

các nhà thầu thi công xây dựng hiện nay ở nhiều chủ đầu tư v n chưa thực hiện đầy

đủ theo tinh thần của Pháp luật về đấu thầu qui định. Trong phạm vi bài viết này

tác giả sẽ phân tích thực trạng phương pháp xác định giá đánh giá để xếp hạng các

hồ sơ dự thầu thi công xây dựng và giới thiệu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

để xếp hạng hồ sơ dự thầu và xác định giá hợp lý theo đúng tinh thần của Pháp luật

về đấu thầu hiện nay.

pdf 6 trang phuongnguyen 3300
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trình theo pháp luật về đấu thầu hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trình theo pháp luật về đấu thầu hiện nay

Thực trạng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trình theo pháp luật về đấu thầu hiện nay
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 79 
THỰC TRẠNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU THI 
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO PHÁP LUẬT 
VỀ ĐẤU THẦU HIỆN NAY 
ThS. Nguyễn Nguyên Khang 
Phó Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây 
dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ 
sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 
38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội và các văn bản Hướng d n 
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng đã đưa 
ra một số phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên việc đánh giá xếp hạng 
các nhà thầu thi công xây dựng hiện nay ở nhiều chủ đầu tư v n chưa thực hiện đầy 
đủ theo tinh thần của Pháp luật về đấu thầu qui định. Trong phạm vi bài viết này 
tác giả sẽ phân tích thực trạng phương pháp xác định giá đánh giá để xếp hạng các 
hồ sơ dự thầu thi công xây dựng và giới thiệu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu 
để xếp hạng hồ sơ dự thầu và xác định giá hợp lý theo đúng tinh thần của Pháp luật 
về đấu thầu hiện nay. 
Từ khóa: Đánh giá hồ sơ dự thầu 
1. Thực trạng của việc xác định giá 
đánh giá hiện nay 
 Tại khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, 
bổ sung một số điều của các luật liên 
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 
38/2009/QH12 nêu rõ “giá đánh giá là 
giá được xác định trên cùng một mặt 
bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, 
thương mại và được dùng để so sánh, 
xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu 
mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói 
thầu EPC. Giá đánh giá bao gồm giá dự 
thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện 
gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu 
chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần 
thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi 
phí khác liên quan đến tiến độ, chất 
lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc 
công trình thuộc gói thầu trong suốt 
thời gian sử dụng”. 
 Xác định giá đánh giá là nội dung 
quan trọng trong quá trình lập hồ sơ 
mời thầu và đánh giá hồ sơ mời thầu. 
Vì vậy, trong chuẩn bị hồ sơ mời thầu, 
bên mời thầu cần nghiên cứu, xem xét 
đưa ra những yêu cầu phù hợp với tính 
chất của gói thầu nhằm giúp chủ đầu tư 
lựa chọn chính xác được nhà thầu trúng 
thầu, mang lại hiệu quả cao nhất cho 
dự án. 
 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 
15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật 
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng 
theo Luật Xây dựng qui định việc xác 
định giá đánh giá thực hiện theo trình tự 
sau đây: 
 - Xác định giá dự thầu; 
 - Sửa lỗi; 
 - Hiệu chỉnh các sai lệch; 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 80 
 - Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa 
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng 
tiền chung (nếu có); 
 - Đưa các chi phí về một mặt bằng 
để xác định giá đánh giá, bao gồm: 
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật 
như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, 
vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ 
công trình và các yếu tố kỹ thuật khác 
tùy theo từng gói thầu cụ thể; 
+ Điều kiện tài chính, thương mại; 
+ u đãi trong đấu thầu quốc tế 
(nếu có); 
+ Các yếu tố khác qui định trong 
hồ sơ mời thầu. 
 Theo quy định tại khoản 3, Điều 26 
Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định: đối 
với gói thầu xây lắp có thể lựa chọn các 
yếu tố kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; 
chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo 
dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố 
kỹ thuật khác để đưa về một mặt bằng 
đánh giá. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá 
thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được 
kiến nghị trúng thầu. 
 Tuy nhiên trong thực tế lựa chọn 
nhà thầu, việc xác định giá đánh giá để 
xếp hạng nhà thầu đã không thực hiện 
đầy đủ theo tinh thần của Pháp luật về 
đấu thầu quy định. Thực tế nhiều chủ đầu 
tư, tư vấn mời thầu không đưa ra được 
các yếu tố đánh giá về một mặt bằng 
trong hồ sơ mời thầu nên phải chấp nhận 
xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu sau 
khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Có 
nghĩa là các nhà thầu chỉ cần có đề xuất 
kỹ thuật đạt ngưỡng tối thiểu và có giá 
dự thầu (sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai 
lệch) thấp nhất là trúng thầu. Điều này 
dẫn đến những bất cập sau: 
 - Vô hiệu hóa giá đánh giá theo quy 
định của pháp luật về đấu thầu. 
 - Không lựa chọn được nhà thầu có 
điều kiện năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật 
công nghệ, khả năng tài chính, biện pháp 
thi công tốt nhất. 
 - Xuất hiện những mâu thuẫn, rào 
cản đối với những công trình có yêu cầu 
kỹ thuật, chất lượng, hệ số tin cậy, ổn 
định cao trong vận hành. Vì các nhà thầu 
đảm bảo yêu cầu trên nhưng giá dự thầu 
không phải là thấp nhất. 
 Thực trạng vấn đề trên xuất phát từ 
các yếu tố sau: 
 - Các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng 
như tư vấn lập hồ sơ mời thầu còn hạn 
chế trong việc xác định chi phí của các 
yếu tố này ảnh hưởng tới hiệu quả của 
gói thầu; hoặc nếu có đưa các yếu tố để 
đưa về một mặt bằng đánh giá nhưng 
không đưa ra cách tính hoặc công thức 
tính các chi phí đưa về một mặt bằng 
trong hồ sơ mời thầu. 
 - Thiếu cơ sở dữ liệu và tài liệu 
hướng dẫn có liên quan để có thể lượng 
hóa được các yếu tố như: tiến độ thực 
hiện, tuổi thọ công trình, điều kiện về tài 
chính thương mạithành chi phí để cộng 
gộp với giá dự thầu sau khi sửa lỗi và 
hiệu chỉnh sau lệch thành giá đánh giá. 
2. Giới thiệu phƣơng pháp dùng một 
chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp không 
đơn vị đo để xếp hạng hồ sơ dự thầu và 
xác định giá hợp lý 
 Bài viết của Ths.Vũ Quyết Thắng 
– Viện Kinh tế Xây dựng trên Tạp chí 
Kinh tế Xây dựng số 03/2013 đã đề 
xuất phương pháp đánh giá so sánh từ 
các chỉ tiêu cạnh tranh về một chỉ tiêu 
cạnh tranh tổng hợp không đơn vị đo để 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 81 
xếp hạng nhà thầu thi công xây dựng, 
cụ thể như sau: 
2.1. Khái niệm 
 Phương pháp dùng một chỉ tiêu 
cạnh tranh tổng hợp không đơn vị đo là 
phương pháp tính gộp tất cả các chỉ tiêu 
cạnh tranh cần so sánh có các đơn vị đo 
khác nhau sang một chỉ tiêu thống nhất 
được gọi là chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp 
để đánh giá, xếp hạng nhà thầu. Các chỉ 
tiêu cạnh tranh phải được làm mất đơn vị 
đo mới có thể tính gộp vào nhau được. 
2.2. Đề xuất phƣơng pháp áp dụng 
 - Phương pháp sử dụng chỉ tiêu 
cạnh tranh tổng hợp không đơn vị đo 
có tính đến trọng số của các chỉ tiêu 
cạnh tranh đưa vào tính toán. Việc tính 
chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp trên cơ sở 
một bộ chỉ tiêu cạnh tranh xác định rõ 
trong hồ sơ mời thầu. Các hồ sơ dự 
thầu được đánh giá, so sánh phải vượt 
qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật, 
bước xét giá dự thầu sau sửa lỗi số học 
và hiệu chỉnh sai lệch. Việc xếp hạng 
nhà thầu dựa trên chỉ tiêu cạnh tranh 
tổng hợp (tổng các chỉ tiêu cạnh tương 
quan của các chỉ tiêu) của từng nhà 
thầu, nhà thầu nào có chỉ tiêu cạnh 
tranh tổng hợp cao nhất thì được xếp 
hạng nhất. 
 - Bộ chỉ tiêu cạnh tranh đưa vào 
đánh giá bao gồm: điểm kỹ thuật của 
nhà thầu (không bao gồm điểm đánh giá 
về mặt thời gian thi công xây dựng 
công trình); giá dự thầu sau sửa đổi số 
học và hiệu chỉnh sai lệch; thời gian thi 
công xây dựng công trình; thời gian bảo 
hành công trình; giá trị bảo hành công 
trình; uy tín, thành tích của nhà thầu; 
các chỉ tiêu khác; 
 - Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm 
của gói thầu chủ đầu tư có thể quyết định 
bổ sung, giảm bớt các chỉ tiêu cạnh tranh 
trong bộ chỉ tiêu và trọng số tầm quan 
trọng của từng chỉ tiêu cho phù hợp. 
 - Chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp của 
từng nhà thầu được tính toán theo công 
thức sau: 

m
j
iijj WPV
1 
 + Pij = Gij/GiLN là chỉ tiêu tương 
quan cạnh tranh theo chỉ tiêu cạnh tranh 
thứ i của nhà thầu j (công thức được áp 
dụng với các chỉ tiêu mà nhà thầu đạt giá 
trị lớn nhất có chỉ tiêu tương quan cạnh 
tranh bằng 1, ví dụ như chỉ tiêu: điểm kỹ 
thuật, giá trị bảo hành, thời gian bảo 
hành,v.v..) 
 + Pij = GiNN/Gij là chỉ tiêu tương 
quan cạnh tranh theo chỉ tiêu cạnh trạnh 
thứ i của nhà thầu j (công thức được áp 
dụng với các chỉ tiêu mà nhà thầu đạt giá 
trị nhỏ nhất có chỉ tiêu tương quan cạnh 
tranh bằng một ví dụ như chỉ tiêu: giá dự 
thầu, thời gian thi công,v.v.); 
 Trong đó: 
 + Vj: là chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp 
của nhà thầu thứ j được xác định bằng 
tổng giá trị các chỉ tiêu tương quan cạnh 
tranh có tính đến tầm quan trọng của các 
chỉ tiêu cạnh tranh; 
 + Gij: là giá trị của chỉ tiêu cạnh 
tranh thứ i của nhà thầu thứ j; 
 + GiLN: là giá trị lớn nhất, GiNN là 
giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu cạnh tranh 
thứ i được lựa chọn từ các chỉ tiêu cạnh 
tranh thứ i của các nhà thầu vượt qua 
bước đánh giá về mặt kỹ thuật, bước xét 
giá dự thầu (sau sửa lỗi số học và hiệu 
chỉnh sai lệch); 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 82 
+ Wi là trọng số (tầm quan trọng) 
của chỉ tiêu cạnh tranh thứ i trong tổng 
các chỉ tiêu so sánh (∑Wi = 1); 
+ m là số lượng các chỉ tiêu cạnh 
tranh đưa vào tính toán; 
2.3. Ví dụ minh họa 
TT Nhà thầu 
Các chỉ tiêu 
Điểm kỹ 
thuật 
Giá dự 
thầu 
(tỷ đồng) 
Tiến độ thi 
công 
(ngày) 
Thời gian 
bảo hành 
(năm) 
Giá trị bảo 
hành (tỷ) 
Chỉ tiêu 
cạnh 
tranh 
tổng hợp 
1 
Công ty 
xây dựng 
A 
G11 = 89 G21 = 97,5 G31 = 355 G41 = 2 G51 = 5,5 
2 
Công ty 
xây dựng 
B 
G12 = 80 G22 = 98 G32 = 360 G42 = 1,5 G52 = 5 
3 
Công ty 
xây dựng 
C 
G13 = 75 G23 = 95 G33 = 370 G43 = 1 G53 = 5 
4 
Công ty 
xây dựng 
D 
G14 = 85 G24 = 97 G34 = 360 G44 = 1,5 G54 = 5 
5 
Công ty 
xây dựng 
E 
G15 = 88 G25 = 97 G35 = 355 G45 = 2 G55 = 5,5 
6 Trọng số W1 = 0,6 W2 = 0,2 W3 = 0,1 W4 = 0,05 W5 = 0,05 
Giá gói 
thầu (100 
tỷ) 
Tiến độ 
yêu cầu 
(400 ngày) 
7 
Giá trị tốt 
nhất của 
chỉ tiêu 
thứ j 
G1LN = 89 G2NN = 95 
G3NN = 
355 
G4LN = 2 G5LN = 5,5 
8 
Đánh giá 
cạnh tranh 
8.1 
Công ty 
xây dựng A 
P11 = 0,60 P21 = 0,195 P31 = 0,100 P41 = 0,050 P51 = 0,050 V1 = 0,995 
8.2 
Công ty 
xây dựng B 
P12 = 
0,539 
P22 = 0,194 P32 = 0,099 P42 = 0,038 P52 = 0,045 V2 = 0,915 
8.3 
Công ty 
xây dựng C 
P13 = 0,511 P23 = 0,200 P33 = 0,096 P43 = 0,025 P53 = 0,045 V3 = 0,878 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 83 
8.4 
Công ty 
xây dựng D 
P14 = 
0,573 
P24 = 0,196 P34 = 0,099 P44 = 0,038 P54 = 0,045 
V4 = 
0,950 
8.5 
Công ty 
xây dựng E 
P15 = 
0,593 
P25 = 0,196 P35 = 0,100 P45 = 0,050 P55 = 0,050 
V5 = 
0,989 
 Qua ví dụ trên có thể rút ra nhận xét 
sau: Nhà thầu được xếp hạng 1 là công ty 
xây dựng A. Mặc dù công ty A có giá dự 
thầu sau sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai 
lệch là 97,5 tỷ (không phải có giá dự thầu 
thấp nhất) nhưng có điểm kỹ thuật cao 
nhất; giá trị bảo hành lớn nhất và thời 
gian bảo hành dài nhất và chỉ tiêu cạnh 
tranh tổng hợp là lớn nhất. Giá dự thầu 
hợp lý trong ví dụ này là: 97,5 tỷ. 
2.4. Các ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng 
pháp 
 - Ưu điểm của phương pháp: 
+ Việc đánh giá được thực hiện 
trên cơ sở xem xét toàn diện các yếu tố 
cạnh tranh; 
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu không 
chỉ phụ thuộc vào giá dự thầu của các 
nhà thầu; 
+ Có tính khả thi do khắc phục 
được nhược điểm không thể lượng hóa 
thành tiền các chỉ tiêu về kỹ thuật, chất 
lượng, tiến độ, uy tín nhà thầu; 
+ Tính minh bạch cao do phương 
pháp, các chỉ tiêu, cách thức đánh giá các 
chỉ tiêu đã được quy định ngay trong hồ 
sơ mời thầu; 
+ Xét tới mức độ tương quan, 
tầm quan trọng của các chỉ tiêu cạnh 
tranh của Nhà thầu khi đưa vào so sánh 
trong hồ sơ mời thầu; 
 - Nhược điểm của phương pháp: 
+ Phụ thuộc vào trình độ của 
nhóm lập hồ sơ mời thầu, đặc biệt là việc 
xác định hợp lý trọng số các chỉ tiêu đánh 
giá, tính khách quan trong đánh giá, tính 
khách quan trong đánh giá, cách thức 
đánh giá của Tổ chuyên gia chấm thầu; 
+ Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu 
nếu các chỉ tiêu đưa vào so sánh quá 
nhiều; 
+ Dễ phản ánh trùng lặp các chỉ tiêu 
nếu việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so 
sánh không hợp lý. 
2.5. Một số lƣu ý khi áp dụng phƣơng 
pháp này 
 - Các chỉ tiêu cạnh tranh đưa vào 
đánh giá phải phù hợp với đặc điểm, tính 
chất cụ thể của từng gói thầu; 
 - Tổ chuyên gia lập hồ sơ mời thầu, 
hồ sơ dự thầu phải có năng lực, kinh 
nghiệm chuyên môn cao phù hợp với loại 
hình công trình, cấp công trình và các 
yêu cầu cụ thể của từng gói thầu. Trong 
quá trình xác định các chỉ tiêu cạnh 
tranh, trọng số của các chỉ tiêu, các tổ 
chuyên gia phải thật sự trung thực, khách 
quan, công bằng; 
 - Phương pháp này có thể thay bằng 
phương pháp chấm điểm đánh giá. Khi 
đó hồ sơ mời thầu quy định tổng điểm và 
dòng trọng số các chỉ tiêu cạnh tranh 
được thay bằng điểm đánh giá tối đa các 
chỉ tiêu. Cách thức đánh giá không thay 
đổi. Kết quả là điểm đánh giá với từng 
nhà thầu. Nhà thầu nào có điểm đánh giá 
cao nhất được kiến nghị trúng thầu. 
 - Trường hợp khó phân định trọng 
số của các chỉ tiêu cạnh tranh thì không 
đưa đại lượng Wi vào công thức trên. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 84 
2.6. Kết luận 
Việc áp dụng phương pháp sử dụng 
một chỉ tiêu cạnh tranh tổng hợp sẽ lựa 
chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt 
nhất tổng thể các chỉ tiêu đặt ra khắc 
phục được tình trạng không lượng hóa 
được các yếu tố kỹ thuật, chất lượng, uy 
tín, tính đảm bảo sau khi đưa công trình 
vào khai thác.v.v. Khi áp dụng phương 
pháp này thì cần phải khắc phục những 
nhược điểm nói chung của phương pháp 
và một số lưu ý khi áp dụng phương pháp 
này như đã nêu trên. 
 Tóm lại muốn thực hiện tốt công 
tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu 
thầu, cần phải có các chuyên gia có 
chuyên môn sâu và hiểu rõ về gói thầu, 
có khả năng lựa chọn các yếu tố thích 
hợp để đưa về một mặt bằng, đồng thời 
phải đưa ra được cách tính những chi phí 
ảnh hưởng của các yếu tố này trong suốt 
vòng đời thực hiện dự án. Với yêu cầu 
này, các chuyên gia khi xây dựng hồ sơ 
mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự 
thầu cần phải có kiến thức chuyên ngành 
phù hợp với gói thầu, có chuyên môn sâu 
về gói thầu mới có thể thực hiện được. 
Do đó việc lựa chọn tư vấn để giúp chủ 
đầu tư xây dựng hồ sơ mời thầu cần phải 
được xem xét cẩn thận, để có thể đảm 
bảo có được một hồ sơ mời thầu mà 
trong đó đưa ra đầy đủ, chính xác các yếu 
tố đưa về một mặt bằng đánh giá phù hợp 
với điều kiện cụ thể của gói thầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; 
[2] Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; 
[3] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ 
bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; 
[4] Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu 
và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; 
[5] Nguyễn Văn Chọn. 2003. Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng. 
[6] Viện Kinh tế Xây dựng. 2013. Tạp chí Kinh tế Xây dựng số 03/2013. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phuong_phap_danh_gia_ho_so_du_thau_thi_cong_xay_d.pdf