Temple stay ở hàn quốc một loại hình du lịch mới

Tóm tắt

Temple Stay trong tiếng Anh có nghĩa là nghỉ tại chùa. Khái niệm Temple Stay lần đầu tiên xuất hiện

vào năm 2002 ở Hàn Quốc. Những năm sau đó, số lượng khách đăng ký lưu trú tại các ngôi chùa của

Hàn Quốc liên tục tăng và Temple Stay đã nhanh chóng trở thành một chương trình được nhiều người

ưa chuộng nhất. Temple Stay là một loại hình du lịch sử dụng chùa, thiền viện làm phương tiện lưu

trú và được xây dựng trên cơ sở khai thác một loại tài nguyên du lịch đặc sắc, đó là văn hóa Phật giáo

truyền thống. Ở Việt Nam, gần đây, đã bắt đầu xuất hiện Temple Stay nhưng chưa thành phổ biến. Có

thể trong tương lai, loại hình du lịch mới này sẽ được nhiều người quan tâm.

pdf 8 trang phuongnguyen 8980
Bạn đang xem tài liệu "Temple stay ở hàn quốc một loại hình du lịch mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Temple stay ở hàn quốc một loại hình du lịch mới

Temple stay ở hàn quốc một loại hình du lịch mới
63Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Xã hội loài người đang không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được 
nâng cao, nhu cầu về du lịch cũng vì thế mà 
ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài việc 
tham gia vào các hoạt động du lịch truyền 
thống như du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi..., 
con người còn có nhu cầu tham gia vào các 
hoạt động du lịch mới như du lịch sinh thái, 
du lịch chữa bệnh... Nhu cầu về sử dụng dịch 
vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú cũng ngày càng 
đa dạng kéo thêm nhiều loại hình du lịch mới 
ra đời như du lịch bằng máy bay trực thăng, du 
lịch Home Stay, du lịch Temple Stay... 
1. Khái niệm du lịch Temple Stay
Hiện nay ở Việt Nam thuật ngữ du lịch 
Temple Stay hầu như chưa được nhắc đến 
nhưng loại hình du lịch này đã và đang phát 
triển dưới các tên gọi như Trại hè, Hội trại, 
Khóa tu (ở chùa). Để tìm hiểu về loại hình du 
TEMPLE STAY Ở HÀN QUỐC 
MỘT LOẠI HÌNH DU LỊCH MỚI
LÊ TUYẾT MAI
Tóm tắt
Temple Stay trong tiếng Anh có nghĩa là nghỉ tại chùa. Khái niệm Temple Stay lần đầu tiên xuất hiện 
vào năm 2002 ở Hàn Quốc. Những năm sau đó, số lượng khách đăng ký lưu trú tại các ngôi chùa của 
Hàn Quốc liên tục tăng và Temple Stay đã nhanh chóng trở thành một chương trình được nhiều người 
ưa chuộng nhất. Temple Stay là một loại hình du lịch sử dụng chùa, thiền viện làm phương tiện lưu 
trú và được xây dựng trên cơ sở khai thác một loại tài nguyên du lịch đặc sắc, đó là văn hóa Phật giáo 
truyền thống. Ở Việt Nam, gần đây, đã bắt đầu xuất hiện Temple Stay nhưng chưa thành phổ biến. Có 
thể trong tương lai, loại hình du lịch mới này sẽ được nhiều người quan tâm.
Từ khóa: Temple Stay, loại hình, du lịch, Hàn Quốc.
Abstract
Temple Stay is to stay at the temple. The concept Temple Stay appeared for the first time in 2002 in 
South Korea. In subsequent years, the number of guests who registered to stay at the temple constantly 
increased and Temple Stay has quickly become one of the most popular programs. Temple Stay is a 
kind of tourism which uses temples and meditation centers as accommodations and facilities, which is 
built on the basis of exploiting a unique tourism resource, it is a traditional Buddhist culture. In Vietnam, 
recently Temple Stay has appeared but not popular. Maybe in the future, this new type of tourism will 
be interested in by many people.
Keyword: Temple stay, type, tourism, South Korea.
Số 4 - Tháng 6 - 201364
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
lịch mới lạ này, trước hết cần hiểu thế nào là du 
lịch Temple Stay.
Temple Stay trong tiếng Anh có nghĩa là 
nghỉ tại chùa. Khái niệm Temple Stay lần đầu 
tiên xuất hiện vào năm 2002 ở Hàn Quốc. 
Vào thời gian đó xứ sở kim chi được đăng cai 
tổ chức bóng đá World Cup, Chính phủ nước 
này đã cho phép các vị sư trụ trì của một số 
ngôi chùa trong cả nước cùng góp sức để có 
thể vừa huy động đủ cơ sở lưu trú vừa giới 
thiệu văn hoá truyền thống của Hàn Quốc 
cho người nước ngoài. Những năm sau đó, số 
lượng khách đăng ký lưu trú tại các ngôi chùa 
của Hàn Quốc vẫn liên tục tăng và Temple Stay 
đã nhanh chóng trở thành một chương trình 
được nhiều người ưa chuộng nhất. 
Trên website của KTO - Cơ quan Du lịch 
Quốc gia Hàn Quốc, Temple Stay được giới 
thiệu là một trong 6 phương tiện lưu trú* ở mục 
Cơ sở lưu trú (Accommodation), một chương 
trình du lịch theo chủ đề ở mục Điểm hấp dẫn 
(Attraction), một chương trình Temple Stay cho 
người nước ngoài ở mục Văn hóa.
Dựa theo khái niệm về loại hình du lịch, có 
thể gọi Temple Stay là một loại hình du lịch. 
Loại hình này gồm một tập hợp các chương 
trình du lịch khác nhau, không chỉ có chung 
đặc điểm sử dụng chùa, thiền viện làm phương 
tiện lưu trú , mà còn cùng được xây dựng trên 
cơ sở khai thác một loại tài nguyên du lịch, đó 
là văn hóa Phật giáo truyền thống.
GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh 
Hòa, hai tác giả cuốn Giáo trình Kinh tế du lịch, 
đã dựa vào 8 tiêu chí để phân du lịch thành 
các loại hình du lịch khác nhau, trong đó có 
tiêu chí phân loại “căn cứ vào phương tiện lưu 
trú”. Theo đó, du lịch được phân thành: du lịch 
ở khách sạn (Hotel), du lịch ở khách sạn ven 
đường (Motel), du lịch ở lều trại (Camping), 
du lịch homestay(1). Chúng tôi cho rằng, 
Temple Stay thuộc nhóm này. 
Dựa vào khái niệm về du lịch chuyên biệt 
(hay du lịch chuyên đề), Temple Stay chính là 
một loại hình du lịch được hình thành trên cơ 
sở khai thác nguồn tài nguyên du lịch được 
xác định là riêng biệt và nổi bật trong tổng thể 
tài nguyên du lịch ở địa phương (vùng, miền, 
quốc gia). Loại hình du lịch này hướng tới các 
giá trị đặc sắc, độc đáo của loại tài nguyên 
du lịch văn hóa Phật giáo để hình thành các 
chương trình du lịch sử dụng phương tiện lưu 
trú là chùa, thiền viện. Vì vậy, cũng có thể xếp 
Temple Stay vào loại hình du lịch chuyên biệt 
hay du lịch chuyên đề.
Tùy từng địa phương (vùng, miền, quốc 
gia), loại hình du lịch Temple Stay có thể được 
gọi bằng các tên khác nhau như: du lịch Temple 
Stay; du lịch ở chùa; du lịch nghỉ tại chùa; du 
lịch tu hành; du lịch cõi Phật, du lịch Phật giáo... 
Dù ở đâu, với tên gọi nào thì bản chất của loại 
hình du lịch này vẫn là sử dụng phương tiện 
lưu trú là các chùa, thiền viện; khai thác các 
giá trị của tài nguyên văn hóa Phật giáo để xây 
dựng các chương trình du lịch nhằm thỏa mãn 
nhu cầu tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc 
và hoạt động văn hóa tâm linh, nhu cầu trải 
nghiệm một hoặc vài ngày đêm sống trong 
môi trường của người xuất gia.
Chùa, thiền viện - cơ sở lưu trú của loại hình 
du lịch Temple Stay - hầu hết đều tọa lạc nơi có 
cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp hoặc ở vùng rừng 
núi, nơi có môi trường sinh thái trong lành, có 
không gian yên bình, đáp ứng được nhu cầu 
nghỉ ngơi, thư giãn hay chữa bệnh tinh thần. 
Các ngôi chùa thường là các di tích văn hóa 
chứa đựng trong mình các giá trị của văn hóa 
Phật giáo cũng như các giá trị riêng khác, sẽ 
là thế giới huyền diệu cho những người thích 
khám phá. Nhiều ngôi chùa được xây dựng 
cách đây hàng nghìn năm và đều có khuôn 
viên rất rộng, thuận tiện cho việc tổ chức các 
hoạt động tập thể. 
65Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Khi đến chùa hoặc thiền viện, du khách 
được sắp xếp nơi nghỉ, được phát quần áo 
đồng phục, phát thẻ ghi tên, tuổi và số đăng 
ký của từng người, sau đó được nghe giới 
thiệu về cách sinh hoạt, thời gian biểu hằng 
ngày tại chùa. Một điểm đặc trưng của Temple 
Stay là nơi nghỉ của du khách rất giản đơn, 
bữa ăn tự phục vụ và rất đạm bạc, ăn xong du 
khách tự làm sạch bát đũa và cất vào nơi quy 
định. Như vậy, dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn 
uống của loại hình du lịch Temple Stay không 
đòi hỏi phải đầu tư nhiều, không đòi hỏi phải 
xây dựng, lắp đặt mới nên không phá vỡ cảnh 
quan môi trường.
Các tác động tiêu cực của loại hình du lịch 
Temple Stay đến các tuyến, điểm du lịch, cộng 
đồng dân cư cũng như môi trường sinh thái 
hầu như không có, vì loại hình du lịch này tuy 
đang thu hút được rất nhiều khách du lịch 
nhưng lại rất kén khách. Du khách tham gia 
du lịch Temple Stay đều được quy y Tam bảo 
và thọ trì Ngũ giới, hay chí ít cũng phải cam kết 
tuân hành các quy định của nhà chùa.
2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 
Temple Stay ở Hàn Quốc**
Năm 2002, Temple Stay, chương trình “Lưu 
trú trải nghiệm văn hóa Phật giáo” tại chùa lần 
đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Đây là 
một chương trình văn hóa đặc biệt, trong đó 
những người tham gia được trải nghiệm cuộc 
sống hằng ngày của những người tu hành 
trong các ngôi chùa cổ, chứa đựng 1700 năm 
lịch sử Phật giáo Hàn Quốc. Dân chúng trong 
nước và du khách nước ngoài đều có thể trú 
ngụ tại chùa, sống đời phạm hạnh như một 
tăng sĩ, ngắn thì một ngày, dài thì ba tháng, thu 
nhập từ “dịch vụ” này gọi là “công quả”, được sử 
dụng để trùng tu lại chính ngôi chùa đó. 
Năm 2004, Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 
được thành lập và từ đó đến nay vẫn không 
ngừng truyền bá văn hóa Phật giáo thông qua 
nhiều dự án văn hóa khác nhau như dự án 
“Toàn cầu hóa đồ ăn chay”, “Hành hương đến 
33 ngôi chùa thờ Phật Quan Thế Âm”, “Phát 
triển chương trình Temple Stay”
Năm 2008, Temple Stay đoạt giải Grand 
Prize “Sản phẩm du lịch đặc sắc nhất Seoul” 
- Cuộc thi “Các tour du lịch khám phá Seoul” 
năm 2008.
Năm 2009, Temple Stay đoạt nhiều giải 
thưởng như: giải Best Exhibition Award tại Hội 
chợ Du lịch quốc tế ITB Berlin; giải “Tốp năm 
sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc nhất” do tổ 
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD bình 
chọn; giải “10 biểu tượng của Temple stay Hàn 
Quốc” do Thời báo Hàn Quốc (The Korea Time) 
bình chọn. Cũng trong năm 2009, Trung tâm 
đào tạo văn hóa Phật giáo truyền thống tại 
thành phố Gongju, Chungcheongnam-do và 
Trung tâm Seon (Thiền) quốc tế tại Seoul được 
thành lập.
Năm 2010, Temple Stay đoạt giải Best 
Exhibition Award khu vực châu Á và châu Úc 
tại Hội chợ Du lịch quốc tế ITB Berlin.
Trong năm 2012, Ban Văn hóa Phật giáo 
Hàn Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động xúc 
tiến, quảng bá Temple Stay ở trong nước cũng 
như ở nước ngoài như tổ chức lễ kỷ niệm 10 
năm của chương trình Temple Stay tại Seoul, 
tham gia Hội chợ quốc tế Intourmarket 2012 
tại Nga, tham gia Hội chợ JATA 2012 tại Nhật 
và nhiều hoạt động tương tự ở Mỹ. 
Tính đến cuối năm 2012, đã có hơn 1,9 triệu 
lượt người tham gia trải nghiệm chương trình 
này. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD 
đã đánh giá cao chương trình Temple Stay, xem 
đây là “một sản phẩm du lịch văn hóa chuyên 
biệt có sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao”.
Số 4 - Tháng 6 - 201366
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
3. Chương trình và quảng bá Temple Stay
Chương trình Temple Stay
Có 3 loại chương trình Temple Stay chính:
- Temple Stay thư giãn: Tĩnh dưỡng cơ thể và 
trí óc thông qua thiền định và thực hành các 
nghi lễ Phật giáo
- Temple Stay trải nghiệm: Tìm hiểu các 
truyền thống, văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 
thông qua bữa ăn theo nghi thức của người tu 
hành, lạy 108 lạy Hồng Danh Sám Hối, làm đèn 
lồng hoa sen, tham quan các di sản văn hóa 
(chùa chiền)
- Temple Stay tu tập: Sống cuộc sống của 
người tu hành, thực hiện các nghi lễ Phật giáo, 
quán chiếu bản thân thông qua thiền định.
Ngoài ra còn có các loại chương trình khác 
như trải nghiệm văn hóa truyền thống, trải 
nghiệm sinh thái, khám phá vùng nông thôn, 
đi bộ trên núi (trekking) hoặc đón năm mới ở 
chùa. Có chùa còn có chương trình giúp du 
khách giải tỏa stress hoặc giảm cân. Tóm lại, 
có rất nhiều chương trình được tổ chức quanh 
năm tại các ngôi chùa trong cả nước. Giá mỗi 
chương trình trong khoảng từ 20.000 đến 
100.000 won, tùy thuộc vào thời gian lưu trú 
(thường trong khoảng từ 1 đến 3 đêm). Hầu 
hết các chùa đều phát đồng phục cho khách 
du lịch Temple Stay. Mỗi nơi có Temple Stay đều 
thiết lập website riêng để tiện việc thông tin 
và liên lạc.
Hiện nay ở Hàn Quốc, loại hình du lịch 
Temple Stay phát triển rất mạnh. Có rất nhiều 
loại chương trình du lịch Temple Stay cho du 
khách lựa chọn. Có chương trình trong 2 hoặc 
3 giờ, có chương trình 2 ngày 1 đêm (thường 
vào cuối tuần), thậm chí có cả chương trình 
kéo dài 1 tuần liền. Du khách chọn một ngày 
cụ thể trên lịch để biết trong ngày hôm đó có 
những chương trình nào phù hợp với mình rồi 
đăng ký.
Hầu hết các chùa của Hàn Quốc đều nằm 
ở ngoại ô hay các công viên quốc gia với môi 
trường thiên nhiên được bảo tồn rất cẩn thận 
nên các chương trình Temple Stay sẽ giúp cho 
du khách có cơ hội thư giãn, được tiếp thêm 
sinh khí, được hòa mình vào thiên nhiên yên 
bình và có cơ hội tìm thấy con người thực 
của chính mình. Du khách có thể tham gia 
vào nhiều hoạt động và nghi lễ tôn giáo theo 
truyền thống của các chùa ở Hàn Quốc như:
Yebul (Lễ Phật) là một nghi lễ tụng kinh ba 
lần một ngày để tán thán Đức Phật và để thanh 
tịnh tâm trí. 
Barugongyang (bữa ăn theo nghi thức của 
người tu hành) là một nghi thức ăn uống đòi 
hỏi phải tuyệt đối giữ im lặng và không được 
phép bỏ phí thức ăn (dù chỉ là một hạt cơm). 
Chamseon là phép thiền định, có hai 
loại: jwaseon (tọa thiền) và haengseon (thiền 
hành), trong đó con người tự quán chiếu bản 
thân mình. 
Dado (thiền trà) là một phương pháp quán 
chiếu khác bằng cách quan sát mọi vật một 
cách cẩn thận từ ấm trà, lá trà, nhiệt độ, hương 
vị và bạn đạo cùng uống trà với mình. 
Làm đèn lồng hoa sen: Hoa sen mọc lên giữa 
chốn bùn lầy, biểu trưng cho sự thanh khiết, 
cho nên hoa sen trong Phật giáo tượng trưng 
cho sự vươn lên, giác ngộ, giải thoát ngay tại 
cõi đời ô trọc.
Pháp lạy 108 lạy Hồng Danh Sám Hối: Thực 
hành pháp môn lạy Phật, hướng du khách tới 
việc tự khám phá con người thật của mình, 
vừa tiêu trừ tội chướng mà cũng vừa có thêm 
sức khỏe. 
Sakyung (chép kinh Phật): Từng nét chữ 
trong kinh Phật được kiên nhẫn chép bằng tay 
hoặc in theo cách thủ công truyền thống, sẽ 
khắc sâu từng lời Phật dạy vào trong tâm trí 
người chép.
67Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Ulyeok (làm việc tập thể) có nghĩa bóng 
là những đám mây tích tụ lại thành một đám 
mây giông lớn có sức mạnh vĩ đại. Cũng giống 
như con người, biết hợp sức lại khi làm việc sẽ 
đạt được những thành công lớn. 
Ban đầu, chương trình Temple Stay khá đơn 
giản, nhưng giờ đây, các chùa đã có những 
ý tưởng sáng tạo để thu hút du khách, kể cả 
người lớn và trẻ em. 
Có thể đưa ra đây một vài ví dụ minh họa:
Chùa Mihwangsa ở Jeollanam-do xây dựng 
các chương trình thích hợp với trẻ em và sinh 
viên, giúp các em vừa có trải nghiệm an lạc 
trong chùa vừa được tham gia các lớp học chữ 
Hán. Các lớp học này dạy chữ Hán và văn hóa 
truyền thống, tạo cho các em cơ hội khám phá 
các hoạt động, trò chơi cổ vì chữ Hán – ngôn 
ngữ có vai trò quan trọng trong việc hiểu tiếng 
Triều Tiên. 
Chùa Buseoksa ở Chungcheongnam-do có 
những chương trình dành riêng cho các mùa. 
Chẳng hạn như mùa đông có chương trình 
“Các loài chim, thiên nhiên với con người là 
một” để tìm hiểu môi trường sống của những 
loài chim di trú thông qua hoạt động quan sát 
và cho chim ăn nhằm giáo dục tình yêu thương 
muôn loài. Chương trình còn có cả các chuyến 
dã ngoại trong rừng để quan sát các loài chim 
ngụ cư, đoán tên từng loài qua tiếng hót của 
chúng, khám phá ý nghĩa tiếng gọi của các loài 
chim. Mùa xuân có chương trình về những loài 
hoa đồng nội phủ khắp các cánh đồng
Chùa Yonjoo thuộc Gyeonggi-do có 
“Chương trình Giáo dục Đạo hiếu”, nơi trẻ em 
và cha mẹ có thể học cách người Hàn Quốc 
sống với người lớn tuổi hơn, đặc biệt là sống 
với cha mẹ già. Chương trình này tổ chức nhiều 
buổi nói chuyện, trao đổi về quan hệ trong gia 
đình, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên 
gia đình, cả về cách thức làm dịu những quan 
hệ bất hòa hay băng giá nên sẽ rất hiệu quả 
khi có cả cha mẹ và con cái cùng tham gia.
Quảng bá Temple Stay
Để có được những giải thưởng và con số ấn 
tượng về du lịch Temple Stay như đã kể trên, 
Hàn Quốc đã rất chú trọng đến công tác tuyên 
truyền, quảng bá cả ở trong và ngoài nước. 
Không chỉ Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 
đảm đương công tác này mà các hãng phát 
thanh và truyền hình Hàn Quốc, các cơ quan 
báo chí (như tờ Thời báo Hàn Quốc Korean 
News), hãng hàng không Hàn Quốc Korean 
Air, Tập đoàn vận tại quốc tế Hanjin Travel... và 
nhiều tổ chức khác cũng chung tay góp sức.
Đơn vị chuyên trách đảm nhiệm việc 
tuyên truyền quảng bá là Trung tâm Thông tin 
Temple Stay, có trụ sở tại số 71 Gyeongji-dong, 
Jongno-gu, Seoul, có website chính thức là 
www.templestay.com. Ngoài bộ phận Trung 
tâm Thông tin, tại trụ sở còn có các văn phòng 
chính của Temple Stay, có Trung tâm Giáo dục, 
một nhà hàng ăn chay truyền thống (nhà hàng 
Balwoo Gongyang), tiệm cà phê Hoa sen và 
hiệu sách Phật giáo. Tại đây có phiên dịch viên 
nhiều thứ tiếng khác nhau, du khách có thể 
dễ dàng tìm kiếm thông tin về Temple Stay và 
các chương trình du lịch Temple Stay hoặc mua 
đồ lưu niệm trực tuyến, cũng có thể “nếm thử 
mùi vị” của Temple Stay qua một ly cà phê hoa 
sen hay một bữa ăn chay trước khi chính thức 
quyết định chọn một chương trình Temple Stay 
để trải nghiệm. 
Đồng hành cùng với website của Trung tâm 
Thông tin Temple Stay còn có các website của 
các cơ quan du lịch Hàn Quốc từ trung ương 
đến địa phương như: trang chủ thông tin chính 
thức của thành phố Seoul www.visitseoul.net; 
trang chủ thông tin chính thức của Cơ quan Du 
lịch Quốc gia Hàn Quốc KTO www.visitkorea.
or.kr; trang chủ thông tin của Hội đồng Du lịch 
Hàn Quốc VKC www.visitkoreayear.com  
Số 4 - Tháng 6 - 201368
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Để đẩy mạnh việc quảng bá ra nước ngoài, 
Temple Stay không chỉ được đem đi tham dự 
các hội chợ, triển lãm quốc tế... tại nhiều nước 
trên thế giới mà còn được quảng bá ngay trên 
“sân nhà”, trong các dịp diễn ra các sự kiện quốc 
tế như các Liên hoan phim quốc tế tại Pusan, 
Kỳ họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch 
thế giới UNWTO năm 2010 tại Gyeongju, Hội 
chợ quốc tế Seoul 2010... Trong các dịp như 
vậy, Temple Stay luôn được dành một không 
gian để trưng bày, giới thiệu và phát các ấn 
phẩm quảng cáo (sách, báo, tạp chí, băng đĩa, 
tờ rơi, tập gấp và cả quà lưu niệm có in hoặc 
gắn biểu tượng của Temple Stay) cho các vị 
khách và đại biểu nước ngoài đến dự***. 
4. Các điều kiện để phát triển loại hình du 
lịch Temple Stay 
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nhân hoại có 
xu hướng khai thác các giá trị nhân văn, quay 
về với yếu tố nhân bản. Vì thế mà loại hình du 
lịch tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa bản 
địa của các dân tộc, các cộng đồng dân cư, 
tìm hiểu các yếu tố độc đáo, mới lạ nhưng có 
tính nhân văn trong xã hội, ngày càng được ưa 
chuộng. Du lịch Temple Stay là loại hình du lịch 
chuyên biệt phù hợp với xu thế phát triển của 
du lịch hiện đại. 
Áp lực lớn của xã hội công nghiệp (môi 
trường sống thay đổi, đời sống kinh tế có 
nhiều biến động) và áp lực do công việc, học 
hành khiến con người dễ bị căng thẳng quá 
mức; hay những bức xúc về xã hội, công việc, 
khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh 
làm cho các bệnh của đời sống hiện đại như 
rối loạn giấc ngủ, các bệnh về tim mạch, máu 
huyết, thần kinh gia tăng. Trong bối cảnh 
đó, chương trình du lịch Temple Stay đóng 
vai trò là chương trình “chữa bệnh tinh thần” 
mệt mỏi, là chương trình du lịch đưa người 
của cuộc sống hiện đại đi tìm lại chính mình. 
Những người bị stress, bị căn bệnh sợ hãi, bị 
các chứng bệnh tâm lý chắc chắn sẽ rất tốt sau 
những ngày tham gia trải nghiệm Temple Stay. 
Hàn Quốc, một quốc gia, nơi mà người dân 
có mức sống cao (thu nhập bình quân của 
người dân Hàn Quốc năm 2012 đạt khoảng 
23.680 USD theo tài liệu của IMF) lại cũng 
chính là nơi rất nhiều người đã và đang tìm 
đến với những trải nghiệm của đời sống tu 
hành thanh tịnh. Du lịch Temple Stay ở Hàn 
Quốc đang thu hút được sự yêu mến của rất 
nhiều người trong và ngoài nước. Loại hình du 
lịch Temple Stay cũng đã có mặt ở một số nước 
khác như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan nhưng 
không phải bất cứ quốc gia nào cũng có điều 
kiện để phát triển loại hình du lịch này.
Qua trường hợp điển hình là du lịch Temple 
Stay ở Hàn Quốc, ta có thể thấy được các điều 
kiện để một vùng, miền, khu vực hay một 
quốc gia có thể phát triển được loại hình du 
lịch này là:
- Có loại tài nguyên du lịch chuyên biệt “di 
sản văn hóa chùa chiền với bề dày lịch sử văn 
hóa Phật giáo lâu đời”.
- Có các ngôi chùa hoặc thiền viện tọa lạc 
tại những nơi có cảnh quan tự nhiên tươi đẹp 
hoặc ở những nơi có môi trường sinh thái tự 
nhiên trong lành.
- Được chính phủ cho phép phối hợp cùng 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương 
trình Temple Stay, thành lập Ban Văn hóa Phật 
giáo – một tổ chức chuyên trách hợp pháp - 
chăm lo, tổ chức và thực hiện các chương trình, 
dự án, chiến dịch nhằm tuyên truyền quảng 
bá và phát triển Temple Stay.
- Vận động các vị sư trụ trì những ngôi chùa 
69Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hoặc thiền viện có đủ điều kiện phát tâm tổ 
chức các chương trình Temple Stay.
5. Từ du lịch Temple Stay ở Hàn Quốc đến du 
lịch Temple Stay ở Việt Nam
Du lịch Temple Stay ở Hàn Quốc không chỉ 
góp phần tích cực trong việc quảng bá và thu 
hút khách du lịch đến với mảnh đất đã sinh 
ra nó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho chính 
những người tham gia trải nghiệm nó. Chính 
những hiệu quả**** mà Temple Stay đem lại đã 
thu hút ngày càng nhiều người tìm đến với loại 
hình du lịch này (2). 
Ở Việt Nam, mấy năm trở lại đây, tại một số 
chùa và thiền viện, cũng có những hoạt động 
du lịch Temple Stay như Trại hè, Hội trại, Lớp 
học đạo đức, Khóa tu mùa hè, Khóa tu 2 ngày... 
Đối tượng tham gia các hoạt du lịch trên phần 
đông là thanh thiếu niên, thường là học sinh, 
sinh viên. Các em học sinh còn nhỏ tuổi được 
gia đình gửi đến để học kỹ năng sống, học đạo 
đức  hoặc để được tận hưởng sinh khí vui 
tươi thoải mái sau một năm học vất vả. Các em 
học sinh lớn hơn hoặc sinh viên các trường đại 
học, cao đẳng thì thường chủ động tìm đến 
đăng ký thông qua sự giới thiệu của bạn bè, 
của hội sinh viên hay các câu lạc bộ
Các khóa tu như khóa tu mùa hè (7 ngày) 
tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, 
huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), khóa tu “Hương 
sen Tịnh Độ” tại chùa Thường Lệ (xóm Đại 
Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội), các khóa tu 
2 ngày dành cho các thiện nguyện viên Hương 
sen Đại Bi tại chùa Hưng Khánh (xã Phù Lưu Tế, 
Mỹ Đức, Hà Nội) là loại chương trình tổ chức 
cho đối tượng học sinh, sinh viên. Các em được 
trải nghiệm những ngày tu tập sống không 
ồn ào, không điện thoại, không tivi, không 
internet, phải ngủ dậy sớm, ăn cơm trong 
chính niệm (để hiểu được hết ý nghĩa của việc 
thụ nhận thức ăn), tự rửa bát, ngày 2 lần vào 
sáng sớm và buổi tối ngồi thiền hoặc nghe 
giảng về Phật pháp ... Thời gian tu tập (sống và 
hành theo lời Phật dạy) tuy ngắn nhưng cũng 
đủ đem đến cho các em nguồn an vui nơi nội 
tâm, giúp các em biết tìm về với nội tâm, làm 
việc có ý thức, bớt “tham, sân, si”. Từ những bài 
giảng về qui luật sự sống và cách sống sao cho 
luôn có “niềm an vui”, các em sẽ biết cách trân 
trọng những hạnh phúc mình đang có như 
được hưởng tình thương yêu của cha mẹ, được 
cắp sách đến trường, được vui chơi với bạn bè, 
không bị bệnh tật để từ đó biết thương yêu 
mọi người, biết quan tâm chia sẻ với những 
người không có được hạnh phúc như mình  
và “biết trân trọng sự sống của muôn loài”. 
Các chương trình trại hè, hội trại như Trại 
hè Lý Công Uẩn (tổ chức tại Đại Nam Lạc Cảnh 
ở Bình Dương), hội trại “Búp sen xanh” (tổ chức 
tại Chùa Thường Lệ, xóm Đại Thịnh, huyện Mê 
Linh, TP. Hà Nội), trại hè “Hương sen Đại Bi” (tổ 
chức tại chùa Hưng Khánh xã Phù Lưu Tế, Mỹ 
Đức, Hà Nội) là những chương trình không 
chỉ mang đến cho giới trẻ có thêm một sân 
chơi lành mạnh mà còn hướng các em đi vào 
nề nếp đạo đức, làm cho các bậc cha mẹ bớt 
đi nỗi lo về các tệ nạn đang rình rập cám dỗ 
trong cuộc sống. Tùy từng nơi, trại hè hay hội 
trại được tổ chức với rất nhiều các nội dung 
khác nhau. Chẳng hạn, nội dung sinh hoạt của 
trại hè Lý Công Uẩn là nhằm khích lệ tinh thần 
yêu nước và phụng sự Đạo trong giới trẻ, noi 
theo gương đức vua Lý Thái Tổ anh minh. Các 
bộ môn sinh hoạt trại “giúp các em rèn luyện 
nhân cách, giao lưu văn hóa, trao đổi kỹ năng 
sống, trải nghiệm đời sống đạo đức tâm linh, 
góp phần xây dựng một môi trường xanh, 
không có thói quen tiêu cực, từ bỏ thuốc lá, 
hướng đến lối sống lành mạnh, biết hiếu thảo, 
Số 4 - Tháng 6 - 201370
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
làm lợi mình lợi người” (3). Tại Trại hè Lý 
Công Uẩn, các trại sinh còn được tư vấn cho 
mùa thi, thi viết tìm hiểu về kiến thức Phật 
giáo. Một số trại hè khác các em còn được 
nghe diễn giảng về đời sống thực tế, phương 
hướng hội nhập, đạo đức cá nhân xen lẫn 
văn nghệ, vui chơi và tu tập. Tại Trại hè “Hương 
sen Đại Bi” ngoài việc được thực hành các nghi 
lễ Phật giáo như các nơi khác, các em còn được 
tham gia vào nhiều hoạt động khác như: lễ hội 
hoa đăng lung linh, màu nhiệm; chương trình 
“Sinh nhật hướng thượng theo nghi thức Phật 
giáo”; chương trình “ Âm vang hương sen pháp 
hỷ” (một phiên bản của trò chơi rung chuông 
vàng, nhưng số lượng người chơi lên đến hơn 
500 người và các câu hỏi đều liên quan đến 
Phật giáo)...
Để thay cho lời kết của bài viết về loại hình 
du lịch Temple Stay – một loại hình du lịch còn 
khá mới mẻ ở Việt Nam, tác giả xin được trích 
một đoạn trong bài “Tổ chức Temple Stay & 
nhân rộng khắp cả nước” của Tỳ kheo Thích 
Vân Phong:
“Temple stay hiện nay đã trở thành tài sản 
văn hóa quý giá nhất Hàn Quốc, đó là sự kết 
hợp của truyền thống bản sắc dân tộc và các 
hoạt động văn hóa tâm linh, cả hai yếu tố này 
đều là những thành phần quan trọng trong 
việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Ước mong Việt Nam Phật giáo chúng ta, 
từng bước hòa nhập với cộng đồng quốc tế 
trong thời hiện đại hóa đất nước, thì mô hình 
Temple stay này sẽ có trong tương lai và từng 
bước nhân rộng khắp nơi, để góp phần làm 
đậm nét tôn giáo dân tộc và văn hóa tâm linh 
Việt Nam, cũng như phát triển kinh tế du lịch 
cho nước nhà” (4).
 L.T.M
(Ths, GV Khoa Văn hóa du lịch)
Chú thích:
* Sáu phương tiện lưu trú chính ở Hàn Quốc là: 
bình dân Budget (motel/nhà nghỉ/... được gắn logo 
Goodstay của Du lịch Hàn Quốc) sử dụng cho Budget 
Tour ; cao cấp Exclusive (resort/phòng luxurious có 
dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe và giải trí) sử 
dụng cho Luxery Tour; khách sạn Hotel; Temple Stay 
(chùa) sử dụng cho cho Temple Stay Tour; Hanok Stay 
(nhà Hanok truyền thống) cho Hanok Stay Program 
và cho thuê ngắn hạn Sort Term Rentals (khách sạn 
kiểu căn hộ cho thuê).
** Một số tư liệu trong mục này được lấy từ tài liệu 
tham khảo số 5 và 6.
*** Ý tưởng và nhiều nguồn tài liệu dùng để viết 
bài báo này cũng được lấy từ một gian trưng bày 
quảng bá về Temple Stay tại Gyeongju vào thời gian 
diễn ra Kỳ họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch 
thế giới UNWTO năm 2010.
**** Năm hiệu quả của Temple Stay: chữa bệnh, 
dưỡng tâm, tiêu tán bệnh tật, quan tâm và giao tiếp, 
nghỉ ngơi thư giãn.
Tài liệu tham khảo
 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh 
Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao 
động – Xã hội, Hà Nội.
2. 
CU/_EN_8_3_4.jsp 
3. Minh Mẫn, Hội trại Lý Công Uẩn, http://
phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name
=News&op=viewst&sid=2156
4. Tỳ kheo Thích Vân Phong, Tổ chức Temple 
Stay & nhân rộng khắp cả nước
h t t p : / / w w w. p h a t g i a o . v n / P r i n t V i e w.
aspx?Language=vi&ID=525210 
5. Cultural Corps of Korean Buddhism, 
Templestay – A journey to Self-discovery; Door to 
Korea’s Traditional Culture
6. Cultural Corps of Korean Buddhism, A journey 
in search of myself, CD-ROM
 Ngày nhận bài: 12/11/2012
Ngày phản biện, đánh giá: 28/2/2013
Ngày chấp nhận đăng: 26/4/2013

File đính kèm:

  • pdftemple_stay_o_han_quoc_mot_loai_hinh_du_lich_moi.pdf