So sánh các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc

Tóm tắt: Móng cọc là giải pháp móng thường được lựa chọn cho các công trình có tải trọng

lớn trong những điều kiện địa chất phức tạp. Để đạt hiệu quả cao trong việc thiết kế và thi

công móng cọc đòi hỏi người thiết kế khi tính toán móng phải chọn phương pháp tính sức chịu

tải của cọc phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể. Bài viết này đánh giá khả năng chịu tải của

cọc theo đất nền cho từng phương pháp khác nhau được dùng phổ biến hiện nay: tính sức chịu

tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ; theo chỉ tiêu trạng thái (phương pháp thống kê); theo thí

nghiệm xuyên động (SPT); theo thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT); theo thí nghiệm tải trọng tĩnh.

pdf 8 trang phuongnguyen 4440
Bạn đang xem tài liệu "So sánh các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc

So sánh các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 132 
SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC 
Trần Đức Thắng, Nguyên Lê Yên, Trần Văn Tín, 
Trần Minh Tuấn, Trần Thị Thảo 
Sinh viên lớp C10X6 & C10X5, trường ĐHXD Miền Trung 
ThS. Nguyễn Văn Hải, ThS. Nguyễn Thanh Danh 
Khoa Xây dựng, trường ĐHXD Miền Trung 
Tóm tắt: Móng cọc là giải pháp móng thường được lựa chọn cho các công trình có tải trọng 
lớn trong những điều kiện địa chất phức tạp. Để đạt hiệu quả cao trong việc thiết kế và thi 
công móng cọc đòi hỏi người thiết kế khi tính toán móng phải chọn phương pháp tính sức chịu 
tải của cọc phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể. Bài viết này đánh giá khả năng chịu tải của 
cọc theo đất nền cho từng phương pháp khác nhau được dùng phổ biến hiện nay: tính sức chịu 
tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ; theo chỉ tiêu trạng thái (phương pháp thống kê); theo thí 
nghiệm xuyên động (SPT); theo thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT); theo thí nghiệm tải trọng tĩnh. 
Từ khóa: Móng cọc; sức chịu tải của cọc; chỉ tiêu cường độ; chỉ tiêu trạng thái; CPT; SPT; thí 
nghiệm tải trọng tĩnh. 
1. Tổng quan về móng cọc 
Móng cọc thuộc loại móng sâu, là loại 
móng khi tính sức chịu tải theo đất nền có kể 
đến thành phần ma sát xung quanh móng với 
đất và có chiều sâu chôn móng khá lớn so với 
bề rộng móng. Móng cọc có thể sử dụng cho 
các công trình có điều kiện địa chất, địa hình 
phức tạp mà các loại móng nông không đáp 
ứng được như vùng đất yếu hoặc công trình 
vượt sông (cầu) hoặc công trình đặt ở vùng 
ngập nước. 
Nhiệm vụ chủ yếu của móng cọc là 
truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất 
gánh đỡ cọc (bao gồm đất xung quanh và bên 
dưới mũi cọc). 
Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là cọc 
và đài cọc. 
Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề 
rộng tiết diện ngang để truyền tải trọng công 
trình xuống các tầng đất đá sâu hơn và đảm 
bảo cho công trình được ổn định. 
Đài cọc liên kết các cọc lại với nhau để 
cùng tham gia chịu tải trọng của công trình 
bên trên. 
2. Các phương pháp tính sức chịu tải của cọc 
Sức chịu tải của cọc bao gồm hai thành 
phần, sức chịu mũi và sức chịu hông. Sức 
chịu tải giới hạn (Qu) của cọc đơn được xác 
định theo công thức: 
Qu = Qp + Qf (1) 
h'
fs
 L Qf
Qp
L
Qu
Maët ñaát
Hình 1. Sơ đồ sức chịu tải của cọc 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 133 
Trong đó: 
Qp: sức chịu tải mũi cọc. 
Qp = Apqp (2) 
Qf: sức sức chịu hông. 
s
LL
L
sf fAQ 
0
 (3) 
qp, fs: sức chịu mũi, và chịu hông đơn 
vị. 
2.1. Xác định sức chịu tải của cọc dựa vào 
chỉ tiêu cường độ 
- Sức chịu tải của cọc trong đất rời: 
LtguKNAQ
LL
L
vlsqvpu 
 0
'  (4) 
- Sức chịu tải của cọc trong đất dính: 
0
L L
u p c a
L
Q A cN u c L
  (5) 
2.2. Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ 
tiêu trạng thái 
- Sức chịu tải của cọc chống: Sức chịu 
tải tiêu chuẩn của cọc chống được xác định 
theo công thức tổng quát sau: 
Qtc = mqtcF (6) 
Sức chịu tải cho phép: 
at
tc
a k
QQ (7) 
Trong đó: m - hệ số điều kiện làm việc; 
kat - hệ số an toàn phụ thuộc vào số lượng 
cọc trong móng; F - diện tích tiết diện ngang 
của cọc; qtc - cường độ tiêu chuẩn của đất 
nền ở mặt phẳng mũi cọc. 
- Sức chịu tải của cọc treo (cọc ma 
sát): Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc treo 
được tính bằng tổng sức chịu mũi (sức 
kháng do ma sát thành) và sức chịu mũi 
của đất nền. 
  itciftcRtc lfmuFqmmQ (8) 
Sức chịu tải cho phép: 
at
tc
a k
QQ (9) 
Trong đó: mR, mf - các hệ số điều kiện 
làm việc của đất ở mũi cọc và ở mặt bên của 
cọc; u - chu vi tiết diện ngang của cọc; fitc - 
cường độ tiêu chuẩn của lớp đất thứ i của đất 
nền theo mặt bên của cọc; li - chiều dày của 
lớp đất thứ i tiếp xúc với mặt bên của cọc. 
2.3. Xác định sức chịu tải của cọc từ kết 
quả thí nghiệm SPT 
- Theo Meyerhof (1976): 
2 40u s p
LQ NA N A
D
 (10) 
Trong đó: L - chiều dài cọc; D - đường 
kính hay bề rộng cọc. 
- Theo Decourt (1982): 
u s p l tbQ CLf A K N (11) 
Trong đó: C - chu vi cọc; L - chiều dài 
cọc ; 
Nếu Ntb là giá trị trung bình của N dọc 
theo thân cọc thì: 10
3,0
 tbs
Nf , kN/m2 
Nếu Ntb < 3 chọn giá trị là 3, còn nếu 
Ntb > 50 thì chọn giá trị là 50 
Kl là hệ số phụ thuộc vào loại đất. 
- Theo TCXD 195: 
Qa = 1,5NAp + (0,15NsLs + 0,43NcLc)u - Wp
 (12) 
Trong đó: N - giá trị SPT trung bình 
của đất trong khoảng 1D dưới mũi cọc và 4D 
trên mũi cọc. Nếu N > 60, khi tính toán lấy N 
= 60; nếu N > 50 thì lấy N = 50; Ns, Nc - giá 
trị trung bình SPT trong lớp đất rời và đất 
dính; Ls, Lc - chiều dài phần thân cọc nằm 
trong lớp đất rời và đất dính; u - chu vi cọc; 
Wp - hiệu số trọng lượng cọc và trọng lượng 
đất do cọc thay thế. 
- TCXD 205: 1998: Qu = KlNAp + 
K2NtbAs (13) 
Trong đó: N - giá trị SPT trung bình 
trong khoảng 1D dưới mũi cọc và 4D trên 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 134 
mũi cọc; Ap - diện tích tiết diện cọc; Ntb - giá 
trị SPT trung bình dọc theo thân cọc trong 
phạm vi lớp đất rời; As - diện tích mặt bên 
cọc trong phạm vi lớp đất rời; K1 - hệ số, lấy 
bằng 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc 
khoan nhồi; K2 - hệ số lấy bằng 2 cho cọc 
đóng và 1 cho cọc khoan nhồi. (Hệ số an 
toàn khi tính sức chịu tải cho phép lấy bằng 
2,5 ÷ 3). 
- TCXD 226: 1999: Qa = 3
1 [αNaAp + 
(0,2NsLs +uLc)πD] (14) 
Trong đó: Ap - tiết diện cọc; D - đường 
kính cọc; Ls, Lc - chiều dài đoạn cọc nằm 
trong đất cát và đất sét tương ứng; Na - giá 
trị SPT của đất dưới mũi cọc, búa/30cm; Ns - 
giá trị SPT của đất cát bên thân cọc; u - chu 
vi cọc; - hệ số phụ thuộc vào biện pháp thi 
công, = 30 với cọc bê tông cốt thép, đóng 
hoặc khoan dẫn hoặc khoan dẫn có bơm vữa 
xi măng thành và đáy, = 15 với cọc khoan 
nhồi. 
- Tập đoàn Bachy – Soletanche: Qu = 
NtbAp + 0,15NAs (15) 
Trong đó: N - giá trị SPT trung 
bình của đất dọc theo cọc; Ntb - giá trị SPT 
trung bình của đất trong khoảng 1D dưới 
mũi cọc và 4D trên mũi cọc. Nếu Ntb > 60, 
khi tính toán lấy Ntb = 60; nếu Ntb > 50, khi 
tính toán lấy Ntb = 50. 
2.4. Xác định sức chịu tải của cọc từ kết 
quả thí nghiệm CPT 
- Theo Meyerhof (1953): 
u p p s sQ q A f A (16) 
Trong đó: qp = qc, các thí nghiệm kiểm 
chứng của Meyerhof cho thấy qp dao động từ 
3
2 qc đến 1,5qc; fs = 2f (f là sức kháng ma sát 
thành đo được từ xuyên tĩnh Hà Lan), hoặc 
200
c
s
qf 
- Theo TCXD 205: 1998: 
 Qu = qpAp + u∑lsifsi (17) 
Trong đó: qp = Kcqc ;
i
ci
si
qf
 ;
 maxsi sf f 
; qc - sức chống xuyên 
trung bình, lấy trong khoảng 3D trên mũi cọc 
và 3D dưới mũi cọc; u - chu vi tiết diện cọc ; 
lsi - độ dài của cọc trong lớp đất thứ i; fsi - ma 
sát thành đơn vị của lớp đất thứ i và được xác 
định theo sức chống xuyên đầu mũi qc ở cùng 
độ sâu; Kc và là các hệ tra bảng. 
2.5. Xác định sức chịu tải của cọc từ kết 
quả thí nghiệm tải trọng tĩnh 
Tải trọng giới hạn được xác định như 
sau: 
P (T)
S (mm) S (mm)
P (T) P (T)
S (mm)
Pgh = 2P Pgh Pgh Pgh0 00
20
40
Hình 2. Đường cong quan hệ giữa độ lún và tải trọng 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 135 
+ Nếu mũi cọc tựa trên đất hòn lớn, đất 
cát hạt to và hạt trung ở trạng thái chặt cũng 
như đất sét ở trạng thái cứng thì ta thấy biểu 
đồ quan hệ S = f(P) có dạng thoai thoải 
(Hình 2a). 
+ Tải trọng lớn nhất Pmax khi thí 
nghiệm có thể lấy gần đúng bằng 2P (P – 
sức chịu tải tính toán của cọc. Trong trường 
hợp này, Pgh sẽ lấy bằng Pmax. 
+ Nếu đường cong quan hệ S = f(P) có 
điểm gãy khúc thì Pgh được xác định tương 
ứng với điểm gãy khúc trên đường cong 
(Hình 2b). Ở trạng thái này, mặc dù tải trọng 
tăng ít nhưng độ lún tăng rất nhanh. Đây 
chính là trường hợp phổ biến nhất trong thí 
nghiệm cọc . 
+ Nếu đường cong quan hệ S = f(P) có 
độ dốc lớn (Hình 2c) thì việc xác định tải 
trọng giới hạn trong trường hợp này gặp 
nhiều khó khăn. Trị số Pgh có thể xác định 
dựa vào độ lún giới hạn cho phép của công 
trình. Đối với loại công trình có tính nhạy 
lún ít thì trị số Pgh đôi khi lấy bằng trị tải 
trọng có độ lún 20mm. Đối với đất yếu thì 
Pgh có thể lấy bằng trị số tải trọng ứng với độ 
lún là 40mm. 
3. Áp dụng tính toán 
3.1. Tòa nhà 38 Nguyễn Huệ, Thành phố 
Hồ Chí Minh 
- Điều kiện đất nền: Lớp 1: 0,5 m đất 
đắp, qc = 1800 kPa; Lớp 2: 1,5 m sét dẻo 
cứng, qc = 1500 kPa; Lớp 3: 3 m sét mềm, qc 
= 1000 kPa; Lớp 4: 1 m cát hạt trung, qc = 
6000 kPa; Lớp 5: 11,5 m cát sét, qc = 5000 
kPa; Lớp 6: 1,5 m sét cứng, qc = 4000 kPa; 
Lớp 7: 11,5 m cát hạt mịn, qc = 7000 kPa. 
- Kích thước cọc: Cọc 25x25 cm2, dài 
25m, diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ap = 
0,0625 m2, chu vi cọc u = 1 m. 
- Sức chịu tải giới hạn: Qu = 
0,0625.7000 + 1(0,5.9 + 1,5.7,5 + 1.30 
+11,5.25 + 1,5.20 +6.35) = 1026 kN = 102,6 
tấn 
- Kết quả thử tải tĩnh xác định được sức 
chịu tải giới hạn Pgh = 80 tấn 
3.2. Tòa nhà ở phi trường Hà Nội 
- Điều kiện đất nền: Lớp 1: 0,5 m lớp 
đất đắp, qc = 2000 kPa; Lớp 2: 3 m sét dẻo 
cứng, qc = 1500 kPa; Lớp 3: 3,5 m sét mềm, 
qc = 600 kPa; Lớp 4: 2,5 m cát hạt mịn, qc = 
3400 kpa; Lớp 5: 4 m cát hạt trung, qc = 
6500 kPa; Lớp 6: 12 m bùn sét, qc = 1000 
kPa; Lớp 7: cuội sỏi ở độ sâu > 26 m, qc > 
20000 kPa. 
- Kích thước cọc: Cọc  55 cm, dài 27 
m, diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ap = 
0,24 m2, chu vi cọc u = 1,72m. 
- Sức chịu tải giới hạn: Qu = 0,24.15000 
+ 1,72(0,5.10 + 3.7,5 + 3,5.3 + 2,5.17 + 4.32,5 
+ 12.5 + 1,5.7,5) = 4260 kN = 426 Tấn 
 - Kết quả thử tải tĩnh xác định được 
sức chịu tải giới hạn Pgh = 400 tấn 
3.3. Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em (IPCH), 
Hà Nội 
- Điều kiện đất nền: Lớp 1: 5 m cát đắp, 
qc = 5000 kPa; Lớp 2: 1 m sét, qc = 2000 
kPa; Lớp 3: 5 m sét mềm, qc = 1000 kPa; 
Lớp 4: 3 m sét dẻo cứng, qc = 3000 kPa; Lớp 
5: từ 14 m đến hết chiều sâu hố xuyên, qc = 
6000 kPa. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 136 
- Kích thước cọc: Cọc dài 18 m, diện 
tích tiết diện ngang mũi cọc Ap = 0,0235 m2, 
chu vi cọc u = 0,585 m. 
- Sức chịu tải giới hạn: Qu = 
0,0235.6000 + 0,585(5.25 + 1.10 + 5.5+3.15 
+ 4.30) = 331 kN =33,1 tấn 
- Kết quả thử tải tĩnh xác định được sức 
chịu tải giới hạn Pgh = 35 tấn 
Nhận xét: 
Bảng 1. Sức chịu tải giới hạn Qu , Pgh từ kết quả xuên tĩnh CPT và từ kết quả thử tải trọng tĩnh 
Công trình Qu, Tấn (a) Pgh, Tấn (b) 
Tòa nhà 38 Nguyễn Du, TPHCM 102,6 80 
Tòa nhà ở phi trường Hà Nội 426 400 
Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em (IPCH), Hà Nội 33,1 35 
(a): từ xuyên tĩnh CPT theo Meyerhof (1953); (b): từ kết quả thử tải trọng tĩnh 
Qua các ví dụ 3.1, 3.2, 3.3 nhận thấy 
rằng kết quả xác định sức chịu tải của cọc 
từ thí nghiệm xuyên tĩnh CPT theo 
Meyerhof (1953) gần đúng với kết quả thử 
tải tĩnh. Do đó có thể sử dụng phương pháp 
CPT này để kiểm chứng kết quả tính sức 
chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ, chỉ 
tiêu trạng thái và SPT. 
3.4. Công trình 4D Đồn Đất, Quận 1, 
Thành phố Hồ Chí Minh 
- Điều kiện đất nền: Lớp 1: 0,5 m đất 
đắp, qc = 210 kPa; Lớp 2: 2,3 m sét pha, N = 
2, qc = 740 kPa; Lớp 3: 32,2 m cát hạt trung, 
chặt vừa, N = 13, qc = 6000 kPa; Lớp 4: 15 
m sét, N = 66, qc = 10000 kPa; Lớp 5: 2,5 m 
sét pha, N = 33, qc = 12000 kPa. 
Bảng 2. Các chỉ tiêu cơ lý công trình 4D Đồn Đất , TPHCM 
Lớp 
W 
(%) 
γ 
(G/cm
3) 
eo 
Wch 
(%) 
Wd 
(%) 
A B 
c 
(kG/c
m2) 
φ 
1 - - - - - - - - - 
2 37,43 1,84 1,052 37 20 17 1,02 0,176 6o03’ 
3 17,12 2,06 0,521 - - - - 0,068 30o42’ 
4 18,28 2,1 0,525 42 22 20 - 0,07 0,2 18o12’ 
5 18,73 2,05 0,556 33 19 14 0,2 0 24o03’ 
6 18,64 2 0,586 - - - - 0,057 32o10’ 
- Kích thước cọc: Cọc 25x25 cm2, dài 
36 m, diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ap = 
0,0625 m2, chu vi cọc u = 1 m. 
- Tính sức chịu tải theo chỉ tiêu cường 
độ φ, c: 
+ Sức chịu mũi: Qp = ApcNc = 
0,0625.2.9 = 1,125 Tấn 
+ Sức chịu hông: Qf = uKstgδ’vl∆L = 
1.1.0,24.35,78.32,2 = 276,6 tấn 
+ Sức chịu tải giới hạn: Qu = Qp + Qf 
= 1,125 + 276,6 = 278 Tấn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 137 
- Tính sức chịu tải cho phép theo chỉ 
tiêu trạng thái (phương pháp thống kê) 
Qa = m(mRqtcF + umffitcli)/kat 
Qa = 1[0,7.1500.0,0625 + 1.1( 
0,3.2,3 + 7,6.32 + 1.9 )]/1,65 = 135 tấn 
- Tính sức chịu tải giới hạn của cọc từ 
CPT 
+ Theo Meyerhof (1953): Qu = 
0,0625.10000 + 1(0,5.1,05 + 2,3.3,7 + 
32,2.30 + 1.50) = 1650 kN =165 tấn 
+ Theo TCXD 205: 1998: Qu = 
0,0625.5500 + 1(0,5.7 + 2,3.15 + 32,2.60 + 
1.35) = 2349 kN = 234,9 tấn 
- Tính sức chịu tải giới hạn của cọc từ 
SPT 
+ Theo TCXD 205:1998: Qu = 
400.66.0,0625 + 2.13.32,2 = 2487 kN = 
248,7 tấn 
+ Theo Decourt (1982): Qu = 495 + 
2008 = 2503 kN = 250,3 tấn 
+ Theo TCXD 195: 1997: Qa = 1,5NAp 
+ u(0,15NsLs + 0,43NcLc) - Wp = 
1,5.66.0,0625 + 1(0,15.13.32,2 + 0,43.2.2,3 
+ 0,43.66.1) – 36.0,0625(2,5-2) = 98,2 tấn 
+ Tập đoàn xây dựng nền móng Bachy 
– Soletanche (Pháp): Qa = NpAp + 
0,15NsAs= 60.0,0625 + 1.0,15(2.2,3 + 
13.32,2 + 66.1) = 77 tấn 
3.5. Công trình 93 Nguyễn Du, Quận 1, 
Thành phố Hồ Chí Minh 
- Điều kiện đất nền: Lớp 1: 2 m đất 
đắp, qc = 4000 kPa; Lớp 2: 2 m sét, N = 11, 
qc = 5400 kPa; Lớp 3: 39 m cát hạt trung, 
chặt vừa, N = 12, qc = 6000 kPa; Lớp 4: sét 
ở độ sâu từ 41  44m cho đến hết hố khoan; 
Mực nước ngầm ở độ sâu 4m. 
Bảng 3. Các chỉ tiêu cơ lý công trình 93 Nguyễn Du, Tp. Hồ Chí Minh 
Lớp 
W 
(%) 
γ 
(G/cm3) 
eo 
Wch 
(%) 
Wd 
(%) 
A B 
c 
(kG/cm2) 
φ 
1 22,6 1,96 0,718 - - - - 0,08 27o41’ 
2 16,63 2,06 0,505 39 20 19 - 0,18 0,23 15o12’ 
3 20,59 2,05 0,567 - - - - 0,06 28o47’ 
4 18,12 2,12 0,519 40 20 20 - 0,1 0,93 15o19’ 
- Kích thước cọc: Cọc 25x25 cm2, dài 
32 m, diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ap = 
0,0625 m2, chu vi cọc u = 1 m. 
- Tính sức chịu tải theo chỉ tiêu cường 
độ φ, c: 
+ Sức chịu mũi: Qp = Ap’vNq = 
0,0625.37,5.20 = 47 tấn 
+ Sức chịu hông: Qf = uKstgδ’vl∆L = 
1.1.0,395.20,76.28 = 229 tấn 
+ Sức chịu tải giới hạn: Qu = Qp + Qf 
= 47 + 229 = 276 tấn 
- Tính sức chịu tải cho phép theo chỉ 
tiêu trạng thái (phương pháp thống kê) 
Qa = m(mRqtcF + umffitcli)/kat 
Qa = 1[1.550.0,0625 + 1.1(2.5 + 
28.7,4 )]/1,65 = 130 Tấn 
- Tính sức chịu tải giới hạn của cọc từ 
CPT 
+ Theo Meyerhof (1953): Qu = 
0,0625.6000 + 1(2.20 + 2.27 + 28.30) = 
1309 kN =130,9 tấn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 138 
+ Theo TCXD 205: 1998: Qu = 
0,0625.3000 + 1(2.35 + 2.35 + 28.60) = 
2007 kN = 200,7 tấn 
- Tính sức chịu tải giới hạn của cọc từ 
SPT 
+ Theo TCXD 205:1998: Qu = 
400.12.0,0625 + 2.12.28 = 927 kN = 92,7 
tấn 
+ Theo Decourt (1982): Qu = 300 + 
1494 = 1794 kN = 179,4 tấn 
+ Theo TCXD 195: 1997: Qa = 1,5NAp 
+ u(0,15NsLs + 0,43NcLc) - Wp = = 
1,5.12.0,0625 + 1(0,15.12.28 + 0.43.11.2 ) – 
32.0,0625(2,5 – 2) = 60 tấn 
+ Tập đoàn xây dựng nền móng Bachy 
– Soletanche (Pháp): Qa = NpAp + 0,15NsAs= 
12.0,0625 + 1.0,15(11.2 + 12.28) = 54 tấn 
Nhận xét: 
 Bảng 4. Sức chịu tải giới hạn Qu 
Qu, Tấn (a) Pgh, Tấn (b) 
Tên công trình 
Qu (Tấn) từ 
chỉ tiêu 
cường độ φ, 
C 
Meyerhof 
(1953) 
TCXD 
205:1998 
Decourt 
(1982) 
TCXD 
205:1998 
4D Đồn Đất, Quận 
1, TPHCM 278 165 234,9 250,3 248,7 
93 Nguyễn Du, 
Quận 1, TPHCM 276 131 200,7 179,4 97,2 
(a): từ xuyên tĩnh CPT ; (b): từ xuyên tiêu chuẩn SPT 
Bảng 5. Sức chịu tải cho phép Qa 
Qa (Tấn) từ kết quả xuyên tiêu chuẩn SPT 
Tên công trình 
Qa (Tấn) từ 
chỉ tiêu trạng 
thái TCXD 195: 1997 
Bachy – Soletanche 
(Pháp) 
4D Đồn Đất, Quận 
1, TPHCM 135 98,2 77 
93 Nguyễn Du, 
Quận 1, TPHCM 130 60 54 
Qua hai ví dụ 3.4 và 3.5 cho thấy sự 
khác nhau khi tính toán sức chịu tải từ CPT 
theo Meyerhof (1953) và từ các phương 
pháp khác. Từ đó có thể lựa chọn hệ số an 
toàn F để xác định sức chịu tải tính toán của 
cọc sao cho sử dụng hiệu quả khả năng chịu 
tải của đất nền với độ tin cậy cao. 
4. Kết luận 
- Khi tính toán sức chịu tải cho cọc, 
người thiết kế cần phải lựa chọn phương 
pháp tính toán phù hợp với công trình và 
điều kiện đất nền cụ thể. Từ phương pháp đã 
chọn tiến hành khảo sát địa kỹ thuật, tìm các 
thông số cần thiết để tính toán sức chịu tải. 
Cần chú trọng các phương pháp thí nghiệm 
hiện trường như xuyên tĩnh CPT và xuyên 
động SPT. 
- Hầu hết các công thức tính toán sức 
chịu tải của cọc theo các tác giả nước ngoài 
đều dựa vào một quy trình cụ thể, ứng với 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 139 
loại đất và công nghệ thi công. Do đặc điểm 
này và tính phức tạp của đất nền, cần thận 
trọng trong việc áp dụng các công thức này. 
- Sức chịu mũi giới hạn và sức chịu 
hông giới hạn của cọc không phát triển đồng 
thời trong quá trình chịu tải. Do đó, chỉ nên 
dùng sức chịu mũi hoặc sức chịu hông khi 
tính toán sức chịu tải của cọc. 
- Tùy theo các dữ liệu có được mà 
dùng các phương pháp tính khác nhau. 
Thông số quan trọng nhất là góc ma sát 
trong cần được xác định chính xác từ thí 
nghiệm trong phòng với sự chú ý về sự khác 
biệt về ứng suất giữa thí nghiệm trong phòng 
và thực tế lớn hơn do mũi cọc ở dưới sâu. 
- Có thể dùng phương pháp tính sức 
chịu tải của cọc từ thí nghiệm CPT theo 
Meyerhof (1953) để kiểm chứng các phương 
pháp tính từ chỉ tiêu cường độ, chỉ tiêu trạng 
thái, từ SPT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Trường Tiến. 1987. Dynamic and static behaviour of driven piles, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Trường Tiến. 1987. Design and construction of pile foundation, Hà Nội. 
[3] Châu Ngọc Ẩn. 2000. Bài giảng nền móng, Trường ĐH Bách khoa TPHCM. 
[4] Nguyễn Thanh Danh. 7 – 2011. Luận văn tốt nghiệp đại học, TPHCM. 
[5] Nguyễn Văn Hải, Phạm Ngọc Tân. 2012. Bài giảng nền móng, Trường ĐHXD Miền 
Trung. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_cac_phuong_phap_xac_dinh_suc_chiu_tai_cua_coc.pdf