Quy trình thi công và tháo dỡ hệ văng chống kết hợp với kích thủy lực trong thi công hố đào sâu nhà cao tầng

Đặt vấn đề

Ngày nay, với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tại các thành phố lớn như: Hà

Nội, Hồ Chí Minh. thì nhu cầu về nhà ở, nhà làm việc, trung tâm thương mại là

rất lớn. Với phạm vi đất đô thị hạn chế, các công trình cao tầng mọc lên rất nhiều

nhằm giải quyết nhu cầu đó. Đi theo với các công trình cao tầng là tầng hầm,

nhằm phục vụ mục đích để xe, trung tâm thương mại. Việc đưa ra giải pháp thi

công chống đỡ thành hố đào khi thi công tường tầng hầm là rất quan trọng và

quyết định sự thành bại của công trình. Có rất nhiều giải pháp thi công hiện nay,

một trong số đó được áp dụng khá phổ biến là giải pháp văng chống ngang kết

hợp với kích thủy lực. Phương pháp này tạo ứng suất trước trong văng chống

bằng kích thủy lực trong giai đoạn khi chưa đào đất, khi đào đất ứng suất trước

được tạo ra trong văng chống sẽ triệt tiêu áp lực ngang của đất lên tường chắn hố

đào, nhằm giảm chuyển vị của đất nền hạn chế các sự cố sụt, lún thành hố đào và

giảm ảnh hưởng đến các công trình lân cận, bài báo xây dựng quy trình thi công

và tháo dỡ hệ văng chống và kích thủy lực

pdf 6 trang phuongnguyen 6380
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình thi công và tháo dỡ hệ văng chống kết hợp với kích thủy lực trong thi công hố đào sâu nhà cao tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình thi công và tháo dỡ hệ văng chống kết hợp với kích thủy lực trong thi công hố đào sâu nhà cao tầng

Quy trình thi công và tháo dỡ hệ văng chống kết hợp với kích thủy lực trong thi công hố đào sâu nhà cao tầng
34 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Quy trình thi công và tháo dỡ hệ văng chống kết hợp 
với kích thủy lực trong thi công hố đào sâu nhà cao tầng
The process of the construction and dismantling by using the prop system with hydraulic jacks in 
the deep excavation construction of high-rise buildings
Phạm Quang Vượng
Tóm tắt
Bài báo trình bày quy trình thi công và tháo 
dỡ hệ văng chống và kích thủy lực trong thi 
công hố đào sâu nhà cao tầng.
Từ khóa: Hệ văng chống, kích thủy lực, hố đào sâu, 
nhà cao tầng
Abstract
This paper presents the process of the construction 
and dismantling by using the prop system with 
hydraulic jacks in the deep excavation construction 
of high-rise buildings.
Key words: The prop system, hydraulic jack, the 
deep excavations, high-rise buildings
ThS. Phạm Quang Vượng
Bộ môn Công nghệ và tổ chức thi công 
Khoa Xây dựng 
Email: phamquangvuong.kt.hn@gmail.com 
ĐT: 0975527523
Ngày nhận bài: 11/05/2017 
Ngày sửa bài: 08/06/2017 
Ngày duyệt đăng: 22/10/2019
Đặt vấn đề
Ngày nay, với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tại các thành phố lớn như: Hà 
Nội, Hồ Chí Minh... thì nhu cầu về nhà ở, nhà làm việc, trung tâm thương mại là 
rất lớn. Với phạm vi đất đô thị hạn chế, các công trình cao tầng mọc lên rất nhiều 
nhằm giải quyết nhu cầu đó. Đi theo với các công trình cao tầng là tầng hầm, 
nhằm phục vụ mục đích để xe, trung tâm thương mại. Việc đưa ra giải pháp thi 
công chống đỡ thành hố đào khi thi công tường tầng hầm là rất quan trọng và 
quyết định sự thành bại của công trình. Có rất nhiều giải pháp thi công hiện nay, 
một trong số đó được áp dụng khá phổ biến là giải pháp văng chống ngang kết 
hợp với kích thủy lực. Phương pháp này tạo ứng suất trước trong văng chống 
bằng kích thủy lực trong giai đoạn khi chưa đào đất, khi đào đất ứng suất trước 
được tạo ra trong văng chống sẽ triệt tiêu áp lực ngang của đất lên tường chắn hố 
đào, nhằm giảm chuyển vị của đất nền hạn chế các sự cố sụt, lún thành hố đào và 
giảm ảnh hưởng đến các công trình lân cận, bài báo xây dựng quy trình thi công 
và tháo dỡ hệ văng chống và kích thủy lực. 
1. Quy trình thi công hệ thanh chống và kích thủy lực
Quy trình thi công hệ thanh chống và kích thủy lực được thi công theo trình 
tự hình vẽ sau
1.1. Chuẩn bị, xác định vị trí lắp đặt giằng biên, thanh chống
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế thi công, bản vẽ biện pháp thi công, báo cáo khảo sát 
địa chất, các tài liệu liên quan kèm theo...
- Bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ thi công. Bố trí xe vận 
chuyển thiết bị, hướng dẫn lối vào, ra công trường, tuân thủ thời gian vận chuyển 
trên công trường
- Dùng máy kinh vĩ, toàn đạc xác định chính xác các vị trí cần lắp đặt giằng 
biên, thanh chống được đánh dấu bằng sơn đỏ trên tường chắn và King- Post
1.2. Lắp đặt chân chống ê ke
- Xác định cao độ lắp đặt hệ giằng chống. Định vị các vị trí lắp đặt chân chống 
ê ke ở tường chắn và ở King-post
- Cứ một giằng biên lắp 2 chân chống ê ke
- Khoan bắt bu lông ở tường chắn và King-post
- Lắp đặt chân chống ê ke, siết chặt bu lông
1.3. Lắp đặt giằng biên
- Lắp đặt: Sau khi lắp đặt chân chống ê ke ở tường chắn, tiến hành lắp đặt 
giằng biên. Sử dụng cẩu kết hợp công nhân lắp đặt để đưa các thanh giằng vào 
vị trí lắp đặt.
- Nối đầu các thanh tổ hợp bằng bu lông và bản mã theo thiết kế.
- Cố định phần góc bằng khóa góc. 
1.4. Lắp đặt “cục nối góc” để khóa góc
1.5. Lắp đặt giằng chống
- Nối bu lông giằng chống với giằng biên
- Liên kết hai giằng chống với nhau bằng bu lông và bản mã
- Tại vị trí giằng chống và King-post được khóa lại bằng cùm
- Hai giằng chống chồng lên nhau và được khóa lại bằng cùm và bu lông 
1.6. Lắp đặt giằng chéo
- Lắp ráp trước trên mặt đất. 
- Treo và lắp đặt giằng chéo vào đúng vị trí. Vặn chặt bu lông.
35 S¬ 36 - 2019
1.7. Lắp kích thủy lực
- Lắp kích vào vị trí thiết kế
- Siết chặt bu lông
1.8. Lắp vỏ bảo vệ cho kích và cố định kích
- Lắp đặt bảo vệ kích vào đúng vị trí và siết chặt bu lông.
- Lắp đặt “đồng hồ đo lực” (PG) với “hộp đo” (PGB)
1.9. Đổ bê tông chèn giữa giằng biên và tường vây
1.10. Tăng tải kích
Sau khi bê tông chèn khe đạt yêu cầu về cường độ, quá 
trình tăng tải trước cho kích sẽ được tiến hành. Ứng suất cho 
mỗi thanh chống sẽ được thiết lập cho tới ứng suất yêu cầu 
tương đương, dữ liệu trên các đồng hồ áp lực sẽ được ghi lại 
và được trình cho kỹ sư tư vấn. Công tác này sẽ được lặp lại 
tại mỗi thanh chống đã được lắp đặt.
1.11. Kiểm tra và vặn chặt lại bu lông
2. Quy trình tháo dỡ hệ văng chống kết hợp với kích 
thủy lực
Khi tháo dỡ cần tháo theo nguyên tắc những cấu kiện lắp 
sau thì tháo trước, các cấu kiện lắp trước thì tháo sau (Hình 
16). Khi tháo cần giảm tải giá trị lực kích về 0 hãy tháo tránh 
khi giảm tải chưa hết mà đã tháo sẽ gây khó khan trong quá 
trình tháo dỡ cấu kiện.
3. Biện pháp an toàn lao động
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, hướng dẫn trình tự 
làm việc, chỉ đạo an toàn.
- Phải kiểm tra các dụng cụ, công cụ, máy móc, thiết bị sẽ 
sử dụng trước khi bắt đầu công việc. 
- Trường hợp mang những máy móc, thiết bị mới vào 
công trường để sử dụng, thì phải xuất trình giấy chứng nhận, 
kiểm định có thể sử dụng máy móc đó, kèm theo biên bản 
kiểm tra máy móc khi mang vào công trường và phải được 
sự cho phép của chỉ huy trưởng công trường. 
- Cán bộ phụ trách an toàn lao động phải thường xuyên 
giám sát công nhân có sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, đai 
an toàn và các dụng cụ bảo hộ khác không.
- Hướng dẫn những công nhân mới, người trẻ tuổi và 
cao tuổi hiểu về những điểm cơ bản cần lưu ý trong đảm bảo 
an toàn, phòng ngừa tai nạn, phân công công việc một cách 
phù hợp.
Hình 1: Giải pháp thi công hệ văng chống kết hợp với kích thủy lực
Hình 2: Trình tự thi công hệ thanh chống và kích thủy lực
36 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Hình 3: Cấu tạo hệ thanh chống và kích thủy lực
Hình 4: Tập kết vật tư, thiết bị trên công trường
1. Tường trong đất, cừ 
2. ABC 
3. Đầu bò 
4. Bản mã 
5. Thanh chống chéo 
6. Thanh giằng 
7. Thanh chống góc 
8. Thanh giằng biên 
9. Cục góc 
10. Cục DP
11. Ke chống
12. Kích thủy lực
13. Bảo vệ kích
14. Bu lông dài
15. Cùm
16. Bản mã hình thang
17. Bê tông chèn
18. Cọc trụ
Hình 5: Khoan lỗ bu lông neo ở tường chắn đất và thổi lỗ Bu- lông ở King - Post
37 S¬ 36 - 2019
- Thông qua những người phụ trách các công việc, nâng 
cao ý thức an toàn cho công nhân, hướng dẫn, chỉ đạo 
phương thức làm việc đúng đắn. Sử dụng biển báo để thông 
báo nguy hiểm.
- Đội mũ bảo hiểm, cài quai, sử dụng đai an toàn khi làm 
việc trên cao. 
- Sau khi tháo các thiết bị an toàn, phải lắp lại như cũ.
- Không được hút thuốc lá trong giờ làm việc.(chỉ hút 
thuốc tại nơi quy định) 
- Trường hợp thao tác máy móc hạng nặng hay các công 
việc nguy hiểm khác, phải thực hiện các biện pháp cấm 
người không có liên quan đi vào trong khu vực làm việc. 
- Không để vật liệu, phế liệu đã xử lý tại đường đi.
- Đặt dụng cụ, thiết bị đúng nơi quy định.
- Những công việc đòi hỏi chuyên môn phải do những 
người có chuyên môn đảm nhiệm.
- Tất cả công nhân tham gia lao động trên công trường 
đều có hồ sơ quản lí, khám sức khỏe định kỳ.
- Huấn luyện an toàn lao động cho công nhân lao động.
- Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng 
đầy đủ trên các tuyến đường giao thông đi lại và các khu vực 
đang thi công về ban đêm hoặc thiếu ánh sáng. Không cho 
phép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng.
- Trên công trường phải có đủ các công trình phục vụ các 
nhu cầu về sinh hoạt, vệ sinh, nước uống cho cán bộ, công 
nhân.
4. Tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép 
toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 5574: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép 
- Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 9343: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – 
Hướng dẫn công tác bảo trì
- TCVN 9276: 2012 Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng 
dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công.
Kết luận 
- Chống đỡ thành hố đào sâu bằng hệ văng chống kết 
hợp với kích thủy lực là một giải pháp hiệu quả nhằm hạn 
chế chuyển vị ngang của tường chắn đất đảm bảo điều kiện 
ổn định và an toàn cho bản thân công trình và các công trình 
lân cận.
Hình 7. Lắp đặt giằng biên
Hình 6. Lắp đặt ke chống ở tường chắn và ở King - Post
Hình 8. Lắp đặt cục nối góc
38 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Hình 9. Cẩu lắp giằng chống
Hình 10. Lắp đặt giằng chéo
Hình 11. Lắp đặt kích thủy lực
Hình 12. Lắp vỏ bảo vệ cho kích và cố định kích Hình 13. Đổ bê tông chèn giữa giằng biên và tường 
vây
39 S¬ 36 - 2019
Hình 14. Tăng tải kích Hình 15. Kiểm tra và vặn chặt lại bu lông bằng cờ 
lê lực
Hình 16: Trình tự tháo dỡ hệ văng chống và kích thủy lực
T¿i lièu tham khÀo
1. Đỗ Đình Đức (2002), Thi công hố đào cho tầng hầm nhà cao tầng 
trong đô thị Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật.
2. Nguyễn Bá Kế (2008), Xây dựng công trình ngầm đô thị theo phương 
pháp đào mở, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
3. Bùi Văn Chúng (2007), Plaxis 8.2, Tài liệu giảng dạy đại học Bách 
Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Văn Quảng (2008), Nền móng và tầng hầm nhà cao tầng, 
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
5. Đoàn Thế Tường. Các dạng nền tại đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ 
Chí Minh và đánh giá chúng phục vụ xây dựng công trình ngầm, 
Bài báo khoa học.
6. Cassadra Rutherfor, Giovanna Biscontin, and Jean –Loius Briaud 
Texas A&M University); Design manual for excavation support 
using deep mixing technology
7. Wong kai sin 2009, esign analysis deep excavations, (Nanyang 
Technological University)
8. Thomas Telford (1996), Deep Excavations: a practical manual, 
London.
- Khi chống đỡ bằng hệ thanh chống kết hợp với kích, 
có thể dễ dàng điều chỉnh ứng suất trong thanh chống bằng 
cách tăng giảm áp lực kích trong trường hợp quan trắc thấy 
chuyển vị bất thường của tường tầng hầm.
- Chuyển vị của tường phụ thuộc vào lực kích, trình tự 
kích, loại đất nền trong phạm vi chiều sâu hố đào.
- Với các loại nền đất khác nhau thì hiệu quả của việc sử 
dụng kích cũng khác nhau./.

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_thi_cong_va_thao_do_he_vang_chong_ket_hop_voi_kich.pdf