Phát triển bền vững-Sử dụng vật liệu FRP để sửa chữa và gia cố công trình bê tông cốt thép

TÓM TẮT

Sửa chữa gia cố công trình bê tông cốt thép bằng vật liệu FRP là một công nghệ mới được sử dụng trên thế giới

từ giữa những năm 1990. Công nghệ này khai thác khả năng chịu lực của vật liệu và phương pháp thi công đơn giản

đã nhanh chóng trở thành giải pháp phù hợp so với các giải pháp gia cố khác. Với những ưu điểm vượt trội như thời

gian thi công nhanh, không phá vỡ kết cấu hoặc thay đổi hình dạng kiến trúc ban đầu, không cần hệ ván khuôn phức

tạp, đặc biệt phù hợp với môi trường khắc nghiệt, cho thấy là công nghệ khả thi và hiệu quả trong điều kiện của Việt

Nam.

pdf 9 trang phuongnguyen 7580
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững-Sử dụng vật liệu FRP để sửa chữa và gia cố công trình bê tông cốt thép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững-Sử dụng vật liệu FRP để sửa chữa và gia cố công trình bê tông cốt thép

Phát triển bền vững-Sử dụng vật liệu FRP để sửa chữa và gia cố công trình bê tông cốt thép
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 127 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - SỬ DỤNG VẬT LIỆU FRP ĐỂ SỬA CHỮA VÀ GIA CỐ 
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP 
SUSTAINABLE DEVELOPMENT - USING FRP MATERIALS FOR REPAIRING AND 
STRENGTHENING OF CONCRETE STRUCTURES 
 TS. Nguyễn Thúc Bội Huyên 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
TÓM TẮT 
Sửa chữa gia cố công trình bê tông cốt thép bằng vật liệu FRP là một công nghệ mới được sử dụng trên thế giới 
từ giữa những năm 1990. Công nghệ này khai thác khả năng chịu lực của vật liệu và phương pháp thi công đơn giản 
đã nhanh chóng trở thành giải pháp phù hợp so với các giải pháp gia cố khác. Với những ưu điểm vượt trội như thời 
gian thi công nhanh, không phá vỡ kết cấu hoặc thay đổi hình dạng kiến trúc ban đầu, không cần hệ ván khuôn phức 
tạp, đặc biệt phù hợp với môi trường khắc nghiệt, cho thấy là công nghệ khả thi và hiệu quả trong điều kiện của Việt 
Nam. 
Từ khóa: Vật liệu FRP, nhựa epoxy, sửa chữa, gia cố, công trình. 
ABSTRACT 
Repair of reinforced concrete structures with Fiber Reinforced Polymer materials (FRP) is a new technology 
used in the world since the mid-1990s. This technology exploit high bearing capacity of the material and 
construction method is quite simple has quickly become a suitable solution when comparing with other 
reinforcement solutions. With the advantages such as fast execution, not breaking or structural changes original 
architectural shapes without complicated formwork system, particularly suitable for the harsh environments, this 
technology is still feasible and effective in the condition of Viet Nam. 
Key words: FRP materials, epoxy resin, repair, strengthen, structure. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong lĩnh vực xây dựng, việc sửa chữa gia cố và nâng cấp một số bộ phận, hạng mục hoặc 
cả công trình (gọi chung là công trình) là một hoạt động thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân 
gây ra như: vật liệu bị xuống cấp hư hỏng do lão hóa; thiếu sót từ các khâu khảo sát thiết kế, thi 
công, khai thác và bảo trì công trình; công trình phải chịu các tải trọng đặc biệt như động đất, 
cháy nổ, quá tải; phát sinh yêu cầu thay đổi công năng, thêm khả năng chịu tải của công trình 
từ phía người sử dụng. 
Cách làm truyền thống là tăng tiết diện cấu kiện, thay đổi sơ đồ kết cấu, ốp bản thép hay gây 
ứng suất trước. Nhìn chung, các giải pháp gia cố truyền thống thì khá phức tạp từ khâu tính toán 
thiết kế đến thi công và phải thay đổi hình dáng kiến trúc mà hiệu quả không cao. 
Sử dụng công nghệ vật liệu FRP trong sửa chữa gia cố công trình xây dựng có thể xem là 
giải pháp thay thế và khắc phục nhược điểm cho công nghệ dán bản thép vào vùng chịu kéo của 
cấu kiện bê tông cốt thép nhằm tăng khả năng chịu uốn (Flaming và King, 1967). Tại Mỹ, vấn đề 
này được quan tâm từ những năm 1930 nhưng mãi đến 1980 mới đưa vào sử dụng. Ở Đức, công 
nghệ này được sử dụng sớm hơn từ năm 1978 (Wolf và Miessler, 1989). Châu Âu và Nhật 
(Fardis và Kalili, 1981) cũng có những báo cáo sử dụng FRP vào gia cố công trình vào năm 
1980, và thế giới đã sử dụng rộng rãi công nghệ này từ giữa những năm 1980. 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 128 
Về lý thuyết tính toán và hướng dẫn sử dụng vật liệu FRP cho công trình bê tông cốt thép 
đều được các nước Mỹ (ACI, 2002), Canada (CSA, 2000), Nhật (JSCE, 2001) và Châu Âu (FIB, 
2001) nghiên cứu và công bố. Tại Việt Nam từ năm 2005, rất ít nghiên cứu về vật liệu FRP cho 
công trình xây dựng nhưng thực tế áp dụng chưa rộng rãi và cũng chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật 
cho công nghệ này. 
Bài viết cho một cái nhìn tổng quan về công nghệ gia cố công trình bằng vật liệu FRP, giới 
thiệu các đặc trưng vật liệu FRP, nguyên lý căn bản gia cố kết cấu công trình và biện pháp thi 
công trên cơ sở tiêu chuẩn ACI 440.2R-2008 của Mỹ. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Theo thời gian sử dụng và trong những điều kiện khí hậu môi trường khác nhau, các công 
trình xây dựng sẽ bị xuống cấp dần nên cần phải sửa chữa gia cố. Đặc biệt đối với những di tích 
lịch sử hoặc công trình văn hóa mang tính nghệ thuật cao thì cần bảo tồn và trùng tu, tránh thay 
đổi hình dạng kiến trúc ban đầu hoặc phá vỡ kết cấu công trình. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày một 
giải pháp hiệu quả để sửa chữa gia cố công trình bê tông cốt thép, đó là công 
nghệ vật liệu FRP. Bao gồm: 
 - Giới thiệu vật liệu FRP 
 - Sử dụng vật liệu FRP trong gia cố công trình bê tông cốt thép 
 - Quy trình thi công sửa chữa gia cố 
 - Phương pháp kiểm tra chất lượng và nghiệm thu. 
3. GIỚI THIỆU VẬT LIỆU FRP 
FRP là vật liệu composite nền polymer gia cường bằng các loại sợi như sợi thủy tinh, sợi 
carbon, sợi aramid, ngoài ra có thể dùng sợi basalt, giấy, gỗ và thạch cao. Vật liệu polymer 
thường dùng là nhựa epoxy, vinylester, polyester không no và nhựa phenol formaldehyde. Vật 
liệu FRP sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực: sản phẩm công nghiệp, hàng không, giao thông và 
xây dựng,... 
Ưu điểm của các loại sợi gia cường như sợi thuỷ tinh, sợi carbon, sợi aramid là cường độ 
chịu kéo cao, mô đun đàn hồi lớn, trọng lượng nhẹ, cũng như khả năng chống mài mòn cao, cách 
điện tốt, chịu nhiệt tốt, bền theo thời gian. 
Bảng 1:Đặc trưng cơ lý của một số sợi 
Loại 
sợi 
Biến dạng phá 
hủy(%) 
Khối lượng 
riêng(kg/m
3
) 
Mô đun đàn 
hồi(GPa) 
Sức chịu 
kéo(MPa) 
GFRP 
CFRP 
1,2-3,1 
0,5-1,7 
1250-2150 
1500-1600 
35-51 
120-580 
483-1600 
600-3690 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 129 
AFRP 1,9-4,4 1250-1400 41-125 1720-2540 
*GFRP, CFRP, AFRP: Vật liệu polymer gia cường bằng các sợi thuỷ tinh, carbon và aramid. 
Vật liệu FRP được dùng ở các dạng như tấm lớn, thanh tròn, vải cuộn hoặc thanh dãi băng,... 
Trong quá trình sửa chữa gia cố công trình thường dùng vật liệu FRP ở hai dạng: dạng mềm như 
vải cuộn và dạng cứng như thanh dãi băng. 
4. SỬA CHỮA GIA CỐ CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG VẬT LIỆU FRP 
4.1. Gia cố bên ngoài cấu kiện 
Với cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi khá lớn, vật liệu FRP được dùng để tăng khả năng 
chịu lực của công trình hiện hữu theo yêu cầu sử dụng mà không cần thay đổi hình dạng kích 
thước. Vật liệu FRP được gia cố ở bên ngoài cấu kiện theo hai cách: 
- Dán bằng các thanh dãi băng cứng (Laminate) 
- Bọc bằng các tấm vải cuộn mềm (Fabric). 
4.2. Gia cố theo sơ đồ kết cấu, sơ đồ tải trọng và hình dạng vết nứt 
4.2.1. Gia cố kết cấu chịu uốn 
  Moment dương 
Các kết cấu dầm hoặc dầm khung khi chịu tải trọng sẽ xuất hiện vết nứt ở vùng moment 
dương (M = ql2/24 ) tại vị trí ở giữa dầm, vì vậy sẽ dùng vật liệu FRP để gia cố. Khi thi công, vật 
liệu FRP sẽ đặt tại vị trí moment dương ( Hình 1a và 1b). 
Tương tự có thể dùng vật liệu FRP để gia cố cho các cấu kiện chịu uốn như dầm, sàn, 
tường, và cho cả kết cấu bê tông cốt thép chịu ứng suất trước. Kết quả thực nghiệm theo tài 
liệu nước ngoài cho thấy khả năng chịu uốn có thể tăng đến 40%. 
Hình 1: Sơ đồ tải trọng có moment dương trước và sau khi gia cố bằng vật liệu FRP. 
(a): Vết nứt xuất hiện ở vùng moment dương. 
(b): Gia cố kết cấu bằng vật liệu FRP. 
  Moment âm 
(a) (b) 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 130 
Kết cấu chịu uốn thường bị nứt ở vùng gối do chịu moment âm (M = ql2/12)vì vậy có thể gia cố 
kết cấu bằng vật liệu FRP (Hình 2a và 2b). Kết quả thực nghiệm của các tài liệu nước ngoài cho 
thấy sau khi gia cố, khả năng chịu uốn của kết cấu tăng đáng kể như trường hợp gia cố moment 
dương. 
Hình 2:Sơ đồ tải trọng có moment âm trước và sau khi gia cố bằng vật liệu FRP. 
(a): Vết nứt xuất hiện ở vùng moment âm. 
(b): Gia cố vết nứt ở vùng moment âm. 
4.2.2. Gia cố kết cấu chịu lực cắt 
Đối với các kết cấu có những vùng chịu lực cắt, sẽ xuất hiện những vết nứt xiên do tác dụng 
kéo (Hình 3a).Việc gia cố được thực hiện bằng cách đặt từng thanh FRP theo hướng thẳng đứng 
hay xiên. Các thanh này sẽ được đặt liên tục cách khoảng đều nhau (Hình 3b). Việc gia cố trên 
được thực hiện cho các loại kết cấu như: dầm, vách cứng, lõi cứng. 
(a) (b) 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 131 
Hình 3:Sơ đồ tải trọng của kết cấu chịu cắt trước và sau khi gia cố bằng vật liệu FRP. 
(a): Vết nứt xiên do chịu kéo. 
(b): Lắp đặt các thanh FRP. 
4.2.3. Gia cố kết cấu chịu nén 
Đối với các kết cấu chịu nén như các dạng cột, vách thì khi kết cấu nứt cần phải gia cố bằng 
cách bó cột. Kết quả nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy là sau khi sửa chữa gia cố thì khả năng 
chịu nén tăng thêm 20%. Giá trị nhỏ hơn so với kết cấu chịu uốn nhưng lại giảm biến dạng khá 
lớn khi cột chịu tải trọng tới hạn. Kết quả là độ bềncó thể tăng khoảng từ 3 đến 4 lần. 
Ngoài ra, đối với kết cấu có dạng cột lớn thì khi gia cố cần phủ nhiều vòng nhằm giúp kết 
cấu giảm biến dạng hông. 
Hình 4: Sơ đồ tải trọng của kết cấu chịu nén trước và sau khi gia cố bằng vật liệu FRP. 
5. QUY TRÌNH THI CÔNG SỬA CHỮA GIA CỐ CÔNG TRÌNH BẰNG VẬT LIỆU 
FRP 
Quy trình gia cố các công trình bê tông cần thực hiện các bước sau đây: 
 - Công tác chuẩn bị bề mặt bê tông 
(a) (b) 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 132 
 - Công tác chuẩn bị vật liệu 
 - Thi công gia cố bằng vật liệu FRP theo phương pháp khô và ướt. 
5.1. Công tác chuẩn bị bề mặt bê tông 
Bao gồm các công việc sau đây: 
a) Sửa chữa bê tông: cần phá bỏ các phần bê tông bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn. 
b) Vệ sinh bề mặt bê tông: phải thật sạch, phẳng và không còn bụi. Cần dùng khí nén hoặc 
xịt nước. 
c) Xử lý các vết nứt (nếu có): bơm epoxy khi bề rộng vết nứt lớn hơn 0,25mm. 
d) Mài các góc của cấu kiện (nếu có) 
Hình 5: Công tác chuẩn bị bề mặt bê tông. 
(a): Sửa chữa bê tông (b): Vệ sinh bề mặt bê tông 
(c): Xử lý vết nứt (d): Làm tròn góc. 
5.2. Công tác chuẩn bị vật liệu 
a) Đo và cắt vật liệu FRP: phải cẩn thận và chính xác kích thước. 
b) Chuẩn bị keo epoxy: phải trộn đúng tỷ lệ pha trộn và dùng thiết bị khuấy trộn phù hợp. 
Cần kiểm tra nhiệt độ, thời gian và mức độ nhiễm bẩn cho phép theo hướng dẫn sử dụng của nhà 
sản xuất. 
5c 5d 
5b 
5a 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 133 
5.3. Quy trình thi công gia cố bằng vật liệu FRP theo phương pháp khô (Dry lay-up) 
Bao gồm các bước sau: 
a) Quét lớp sơn lót: lên bề mặt bê tông cần gia cố, có thể sử dụng cọ lăn. 
b) Trét mat tic bằng bay. 
c) Quét keo epoxy lớp thứ nhất bằng cọ lăn, thường dày từ 15mm đến 20mm. 
d) Lắp tấm FRP lên keo epoxy còn ướt, ấn nhẹ nhàng vào lớp keo dán. Trước khi lột giấy 
mặt sau, dùng cọ lăn bằng cao su lăn theo chiều dọc thớ vải. 
e) Quét lớp keo epoxy thứ hai sau khi lắp tấm FRP được 30 phút. 
5.4. Quy trình thi công gia cố bằng vật liệu FRP theo phương pháp ướt (Wet lay-up) 
Trình tự thi công cũng giống như phương pháp khô, chỉ khác là công đoạn thoa keo. Trong 
phương pháp ướt, tấm FRP khô được tẩm keo đến khi bão hòa và đem dán vào mặt bê tông đã xử 
lý. Ưu điểm của phương pháp ướt là có thể dán những bề mặt kết cấu có tiết diện lớn, lực bám 
dính giữa lớp FRP và bê tông hoặc giữa các lớp FRP tốt hơn. Vì vậy sẽ tốn keo hơn và thời gian 
thi công chờ keo khô sẽ lâu hơn. 
6. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU 
6.1. Kiểm tra 
Trong quá trình thi công sửa chữa gia cố, cần kiểm tra trực quan về: 
- Vị trí kích thước các vị trí cần sửa chữa gia cố, 
- Chất lượng các mối nối, 
- Chất lượng bám dính, chất lượng công tác sơn, 
- Chất lượng keo epoxy: bề mặt phải phẳng, đồng nhất màu sắc, chất liệu, không lồi lõm, 
không hở keo. 
6.2. Nghiệm thu 
Công tác nghiệm thu cần phải làm 2 thí nghiệm: thí nghiệm kéo nhổ và thí nghiệm tách lớp. 
6.2.1. Thí nghiệm kéo nhổ (Pull test) 
Cần đảm bảo áp lực nhỏ nhất, khoảng 14kg/cm2 và tránh xảy ra hiện tượng phá hủy (bóc 
tách) lớp bê tông trong quá trình thực hiện thí nghiệm. 
6.2.2. Thí nghiệm tách lớp (Tap test) 
Cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 
 - Diện tích tách lớp không được lớn hơn 12,5cm2 
 - Đồng thời không được quá 10 vị trí bị tách lớp trên diện tích 1m2 thí nghiệm 
 - Tổng diện tích bị tách lớp không quá 5% diện tích thí nghiệm. 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 134 
Trường hợp: Tổng diện tích bị tách lớp nhỏ hơn 160cm2, thì tùy theo trường hợp cụ thể về 
kích thước, số lượng và vị trí thì có thể gia cố bằng cách bơm keo hay dán lại. 
Hình 6: Thí nghiệm kiểm tra chất lượng. 
(a): Thí nghiệm kéo nhổ. 
(b): Thí nghiệm tách lớp. 
7. KẾT LUẬN 
Hiện nay tại Việt Nam, còn rất ít nghiên cứu về mặt lý luận và chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật 
về gia cố bằng vật liệu FRP để áp dụng vào thực tế, vì vậy trong quá trình đô thị hóa hầu hết các 
công trình cũ khi sửa chữa bảo trì nâng cấp mở rộng thường chọn giải pháp đập bỏ và xây dựng 
lại mới hoàn toàn. Việc này vừa không hiệu quả gây lãng phí vừa tốn thời gian, lại không bảo tồn 
được kiến trúc di tích lịch sử của một số công trình văn hóa. 
Từ các kết quả nghiên cứu nước ngoài và một số ít công trình nghiên cứu trong nước, cho 
thấy ưu điểm gia tăngcường độ khá cao của kết cấu công trình khi được gia cố bằng vật liệu 
FRP.Hơn nữa,việc gia công chế tạo vật liệu FRP cũng như quy trình thi công khá đơn giản dẫn 
đến rút ngắn thời gian thi công,giảm thiểu chi phí duy tu bảo trì mà vẫn bảo tồn nguyên dạng kiến 
trúc xây dựng ban đầu Vì vậy nếu được quan tâm nghiên cứu sâu thêm mang tính hệ thống các 
vấn đề về vật liệu, về kết cấu công trình, về tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng vật liệu FRP trong điều 
kiện đặc thù Việt Nam, về lâu dài việc sử dụng vật liệu FRP chắc chắn sẽ là công nghệ gia cố 
hiệu quả và bền vững đối với ngành xây dựng Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thúc Bội Huyên, Quy trình công nghệ gia cố công trình xây dựng bằng vật liệu 
composite. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Hoá học và Vật liệu – Phát triển bền vững”, 12.2014. 
[2]. ACI 440.2R-2008, Guide for the Design and Construction of Externally Bonded FRP 
Systems for Strengthening Concrete Structures, American Concrete Institue, First Printing by 
Farmington Hill, Michigan, USA, 2008. 
[3]. ACI 440.2R-2008, Design of Externally Bonded FRP Systems for Strengthening Concrete 
Structures, American Concrete Institue, ACI Document 440.2R-08, USA, 2008. 
6a 6b 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 135 
[4]. Saratt Witt, The design of fiber reinforced composite material for strengthening of existing 
structures, Professional Development Advertising Section, Fyfe Company LLC, USA, 2012. 
[5]. Brian J. Stratman, Strengthening Concrete Structures with FRP Systems, SC Engineering 
Conference and Trade Show, BASF Coporation, USA, 2012. 
[6]. Jerome S. O’Connor, FRP Composites for Bridge Applications, Transportation Research, 
University of Buffalo, USA, 2009. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_su_dung_vat_lieu_frp_de_sua_chua_va_gia.pdf