Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng

ÓM TẮT

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa củ a khu vực miền Trung và Tây

Nguyên. Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ. Trên thực tế, đây là

ngành kinh tế mũi nhọn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Bài viết nêu lên

thực trạng và những định hướng phát triển cơ bản cho ngành du lịch Đà Nẵng nhằm

phát huy lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Trung.

pdf 5 trang phuongnguyen 8740
Bạn đang xem tài liệu "Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng

Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 
 158 
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN 
NGÀNH DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
MAIN SOLUTIONS FOR THE DEVELOPMENT OF TOURISM 
INDUSTRY OF DANANG CITY 
LÊ ĐỨC VIÊN 
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng 
TÓM TẮT 
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa củ a khu vực miền Trung và Tây 
Nguyên. Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ. Trên thực tế, đây là 
ngành kinh tế mũi nhọn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Bài viết nêu lên 
thực trạng và những định hướng phát triển cơ bản cho ngành du lịch Đà Nẵng nhằm 
phát huy lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. 
ABSTRACT 
Being an economic, political and cultural center of Central Vietnam and the Highlands, 
Danang has many advantages for developing of tourism and services, which are a vital 
industry attracting a lot of international and domestic tourists. This paper discusses the 
current situation and indicates the main directions for developing of tourism industry of 
Danang in order to employ comparative advantages in the socio-economic development 
strategy. 
1. Đặt vấn đề 
 Đà Nẵng là một thành phố cửa biển, là điểm nối của trục giao thông Đông - 
Tây, Nam – Bắc. Nơi đây có nhiều lợi thế so sánh so với các địa phương khác trên cả 
nước nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đà Nẵng gần như nằm giữa chiều dài đất nước, là 
gạch nối giữa các địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc – Trung – Nam. Về mặt địa lý, Đà 
Nẵng nằm kẹp giữa bốn trong năm di sản thế giới của Việt Nam; Huế, Phố cổ Hội An, 
Thánh địa Mỹ Sơn và Phong Nha Kẻ Bàng . Song trên thực tế Đà Nẵng chưa phát huy 
được lợi thế vốn có của mình, câu hỏi cho mỗi người dân Đà Nẵng là bao giờ thành phố 
sé trở thành thủ phủ của miền Trung? Bao giờ Đà Nẵng cất cánh. 
 Đi tìm câu trả lời đó, chính quyền và nhân dân Thành phố trong thời gian vừa 
qua đã cùng nhau hợp lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện nếp sống văn hoá, xây 
dựng môi trường xã hội lành mạnh nhằm cải thiện bộ mặt của Đà Nẵng trên nhiều lĩnh 
vực làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ 
cho một bước đi thích hợp của một thành phố đang trên đường phát triển. 
2. Những tiền đề phát triển cho ngành du lịch ở thành phố Đà Nẵng 
2.1. Tự nhiên, dân số 
 Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu trên tất cả lĩnh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 
 159 
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Nơi đây là mảnh đất có 
truyền thống anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, “trung dũng kiên cường đi đầu 
diệt Mỹ”, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Ngày 01/01/1997, Đà Nẵng được 
tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo 
nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội Khóa IX ngày 06/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát 
triển mới. Đà Nẵng là đô thị loại I cấp Quốc gia, có diện tích 1.256,2Km2 với dân số là 
815.000 người gồm 6 Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành 
Sơn, Cẩm Lệ và hai huyện: Hòa Vang, Hoàng Sa. 
 Đà Nẵng nằm trên một trong những tuyến đường biển, đường hàng không quốc 
tế, là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma 
và các vùng Đông Bắc Á thông qua tuyến hành làng kinh tế Đông – Tây với điểm kết 
thúc là cảng Tiên Sa. 
 Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 
250
2.2. Văn hóa, con người 
C, gần 300 ngày nắng ấm, độ ẩm không khí trung bình là 80%. Điều kiện khí hậu 
như thế là lý tưởng cho phát triển ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ. 
 Với vị trí tâm điểm đến với các di sản văn hóa thế giới của miền Trung với 
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng 
điêu khắc Chăm, thành Điện Hải, Bán đảo Sơn Trà, khu sinh thái nghỉ mát Bà Nà, Đèo 
Hải Vân Những bãi tắm đẹp, cảnh quan môi trường chưa bị ô nhiễm, chan hòa ánh 
nắng mặt trời như Xuân Thiều, Tiên Sa, Bãi Bụt, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước 
với hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản và đồng bộ. Lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển 
Đông hùng vĩ, người Đà Nẵng cởi mở, hồn hậu, mến khách và chân tình. Nếu trước đây 
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc người Đà Nẵng anh dũng kiên cường, thì ngày nay, 
người Đà Nẵng năng động, dám nghĩ, dám chấp nhận thử thách vượt qua nghèo nàn. Là 
giao điểm của các nền văn hóa, Đà Nẵng tiếp biến và dung hợp nhiều nét văn hóa của 
vùng miền trên cả nước tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của mình. 
2.3. Sự phát triển ngành du lịch 
 Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2001- 2006 
là 12%. Năm 2001 đón được gần 500 ngàn lượt khách, thì đến năm 2006 tăng lên gần 
800 ngàn lượt khách (tăng 1,6 lần). Trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng lượt khách du 
lịch đến thành phố đạt gần 600 ngàn lượt, tăng 35% so với cùng kỳ. Đặc biệt, có đến 38 
tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng với 17.000 khách, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ. Khách du 
lịch đường bộ cũng tăng đột biến với 11.000 khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Ước 
tính cả năm 2007, tổng lượt khách du lịch đến thành phố đạt hơn 1 triệu lượt khách, 
tăng 32 % so với năm 2006. Như vậy, năm 2007 là năm đầu tiên ngành du lịch thành 
phố đạt được con số 1 triệu khách du lịch. 
 Bên cạnh đó, doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001 -2006 tăng bình 
quân hàng năm đạt 9%. Từ gần 300 tỉ đồng năm 2001 đến n ăm 2006 đã tăng lên 435 tỉ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 
 160 
đồng tăng 1,5 lần. Thu nhập xã hội từ các hoạt động du lịch năm 2006 đạt 957 tỉ đồng. 
Trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng doanh thu chuyên ngành du lịch đạt gần 300 tỉ đồng, 
bằng cả năm 2001 và tăng 24% so với cùng kỳ. Ước tính cả năm 2007, tổng doanh thu 
chuyên ngành du lịch đạt 606 tỉ đồng, tăng 39% so với năm 2006. Thu nhập xã hội từ 
hoạt động du lịch đạt 1.515 tỉ. 
 Để đạt con số 1 triệu lượt khách đến thành phố năm 2007, hàng loạt các dự án 
phục vụ dân sinh và tạo điều kiện cho phát triển du lịch đã được đầu tư như: đường 
Nguyễn Tất Thành, đường Sơn Trà - Điện Ngọc; Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Công 
viên nước, Bán đảo Sơn Trà, Nhà hát Tuồng, Nhà hát Trưng Vương, nâng cấp khu danh 
thắng Ngũ Hành Sơn. Bên cạnh đó cũng đã tiến hành quy hoạch các tuyến, điểm du lịch 
với tổng diện tích 1.893 ha, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư được 43 dự án đầu tư 
du lịch; trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD 
(chiếm 53,1%) và 31 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư 14.320 tỉ đồng 
(chiếm 46,9%). 
 Ngoài ra, một số sản phẩm du lịch đã được đầu tư khai thác phục vụ du khách 
như: chương trình du lịch City tour, du lịch lặn biển, tour làng quê, leo núi, du lịch sinh 
thái, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội Quan Thế Âm Môi trường du lịch đã được cải thiện 
đáng kể, các tệ nạn chèo kéo khách, tăng giá đã được ngăn chặn kịp thời. Các chương 
trình quảng bá du lịch được tổ chức thường xuyên hơn: Famtrip, quảng bá du lịch Đà 
Nẵng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm du lịch; tổ chức 
Liên hoan Văn hoá - Du lịch Đà Nẵng năm 2004, 2005, Liên hoan Du lịch “Đà Nẵng - 
Biển gọi 2007” và Liên hoan du lịch Gặp gỡ Bà Nà hàng năm. Đầu năm 2008, nhân dịp 
kỷ niệm 33 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng và thống nhất đất nước, lần đầu tiên ở 
Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa quốc tế và hy vọng đây sẽ là cuộc thi thường niên, nhờ 
đó tạo nên hình ảnh riêng cho mình để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước 
3. Những định hướng cho tương lai 
 Để phát triển ngành du lịch đúng với tiềm năng và lợi thế của mình, chính quyền 
và nhân dân Đà Nẵng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thu hút khách 
du lịch trong và ngoài nước nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai. 
 Theo như dự báo của n gành du lịch Thành phố, đến năm 2010 sẽ có 2 triệu 
khách du lịch đến Đà Nẵng, trong đó có 800.000 khách quốc tế và 1.200.000 khách nội 
địa. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm từ 2007-2010 đạt 27%, về 
doanh thu tăng bình quân 29%. 
 Như vậy, để giữ vững tốc độ phát triển của lượng du khách từ nay đến năm 2010, 
ngay bây giờ thành phố Đà Nẵng cần có sự định hướng phát triển thu hút dòng du khách 
của khu vực Đông Nam Á, trước hết là có chiến lược xây dựng sản phẩm và tuyên truyền 
quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông Nam Á và Bắc Á, các nước 
ASEAN, đặc biệt thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... 
 Điều đó cũng đặt ra cho ngành du lịch Đà Nẵng đứng trước thử thách to lớn và 
vô cùng quan trọng đó là làm sao khai thác các thế mạnh, tiềm năng để tạo nên lợi thế 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 
 161 
cạnh tranh. 
 Bờ biển trải dài được Tạp chí Fober bầu chọn là một trong số ít bãi biển đẹp nhất 
thế giới và bên cạnh đó là những di tích lịch sử, văn hóa, những giá trị truyền thống của 
người Đà Nẵng chính là những lợi thế cạnh tranh, để biến lợi thế cạnh tranh thành động 
lực phát triển, ngành Du lịch thành phố đã đề ra phương hướng phát triển trong tương 
lai. Theo chúng tôi, các biện pháp cần phải thực hiện, cụ thể: 
− Trước hết, cần đầu tư, phát triển giao thông, kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo dựng 
được sự kết nối bốn di sản văn hóa thế giới ở miền Trung, đẩy mạnh phát triển 
du lịch sinh thái, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước ở một số điểm tham quan 
trọng điểm, chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp. 
− Thứ hai, rà soát và điều chỉnh qui hoạch tổng thể du lịch theo qui hoạch kinh tế -
xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Qui hoạch chi tiết khu du lịch Bà 
Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, khu làng Vân, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn... 
− Thứ ba, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ: bán đảo 
Sơn Trà, khu vực Bà Nà, khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 
− Thứ tư, đẩy mạnh và có kế hoạch cụ thể để triển khai nhanh các dự án đầu tư du 
lịch hiện có; Phấn đấu đến năm 2010 có thêm 2.445 phòng; nâng tổng số phòng 
đến năm 2010 đạt từ 6.000 - 7.000 phòng. 
 Một yêu cầu bức xúc hiện nay là cần phải có những bước đột phá, nhằm tạo ra 
những sản phẩm du lịch đặc trưng cho Đà Nẵng và không ngừng nâng cao chất lượng 
dịch vụ du lịch: 
− Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua thuyền 
buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay, tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển; 
đôn đốc triển khai nhanh dự án Coral Reef kêu gọi đầu tư xây dựng bến tàu du 
lịch tại cảng Đà Nẵng. 
− Đầu tư nâng cấp các bảo tàng, nhất là Bảo tàng Chăm tạo sự hấp dẫn cho du khách. 
− Hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm bùn, khu giải trí. Giáo dục văn minh đô 
thị, văn minh thương mại cho những người dân tham gia bán hàng lưu niệm tại 
khu vực này. 
− Phát triển nghệ thuật múa rối nước phục vụ du khách. 
− Tổ chức các lễ hội truyền thống của Đà Nẵng mang đậm chất văn hóa địa 
phương một cách thường xuyên với chất lượng tốt. 
− Xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn 
cao tại Bán đảo Sơn trà, Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, xây dựng các tuyến du 
lịch đường sông gắn các hoạt động của du khách với sinh hoạt truyền thống của 
các làng nghề. 
− Đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mua sắm, giải trí theo hướng đa dạng, mang 
tính giải trí cao cấp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 
 162 
− Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng. 
− Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển du lịch trên 
địa bàn thành phố, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, Công viên 
Nước Đà Nẵng 
− Tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh trật 
tự, cứu hộ tại các khu điểm du lịch, đặc biệt là tại các bãi biển, xây dựng Đà 
Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách. 
− Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp, điều hành du lịch; 
mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ tiếp 
thị du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; đào 
tạo tiếng Thái, Nhật và tiếng Trung. 
− Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng để đào tạo nguồn nhân lực 
du lịch cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, đáp ứng yêu cầu tăng 
tốc du lịch Đà Nẵng và miền Trung. 
4. Kêt luận 
 Bước đi thích hợp đối v ới sự phát triển Đà Nẵn g ở hiện tại v à tron g tương lai 
dường như đã có câu trả lời bằng Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố 
Đà Nẵng trong thời kỳ mới, trong đó nêu rõ: sau năm 2010 về cơ bản cơ cấu kinh tế thành 
phố Đà Nẵng chuyển dịch theo hướng Dịch vụ, Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp. 
 Tuy nhiên sự phát triển trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng 
và lợi thế của mình. Là thành phố đang từng ngày khởi sắc, Đà Nẵng là điểm hẹn lý thú 
cho du khách trong và ngoài nước với thế mạnh vốn có của mình và chính sách phát 
triển đúng đắn của Đảng bộ thành phố, với sự quyết tâm cao độ của nhân dân, có thể tin 
tưởng trong tương lai gần, Đà Nẵng sẽ là điểm đến hấp dẫn cho ngành du lịch trong cả 
nước góp phần xây dựng Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị - khoa học của miền 
Trung và cả nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban chấp hành TW, Nghị quyết số 33 –NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và 
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
[2] Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ 
yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 
[3] UBND Thành phố Đà Nẵng, Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai 
đoạn 1997 – 2007 và Phương hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến 2020. 
[4] Sở Du lịch Đà Nẵng, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2007 và phương 
hướng nhiệm vụ 2008. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_giai_phap_co_ban_nham_phat_trien_nganh_du_lich_cua_tha.pdf