Nguyên nhân sự cố và bài học kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và quản lý đê điều

Tóm tắt: Bài báo tổng kết các nguyên nhân gây ra sự cố đê điều trong thời gian gần đây.Đề

xuất một số hướng nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng

dẫn thiết kế-thi công, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho cơ quan quản lý, thiết kế và

thi công tránh được những sai sót có thể xảy ra

pdf 5 trang phuongnguyen 9540
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên nhân sự cố và bài học kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và quản lý đê điều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân sự cố và bài học kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và quản lý đê điều

Nguyên nhân sự cố và bài học kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và quản lý đê điều
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 1
NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU 
Phùng Vĩnh An 
Viện Thuỷ Công 
Tóm tắt: Bài báo tổng kết các nguyên nhân gây ra sự cố đê điều trong thời gian gần đây.Đề 
xuất một số hướng nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng 
dẫn thiết kế-thi công, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho cơ quan quản lý, thiết kế và 
thi công tránh được những sai sót có thể xảy ra. 
Summary: This study aims to summarize the reasons that cause the recent failures of river 
dykes. Some research directions are proposed in order to improve the quality of the legal 
documents, technical standards, design-construction guidelines; simultaneously experienced 
lessons will be obtained, which help the management agencies, design institutes and 
construction companies to avoid potential failures of river dykes. 
1. MỞ ĐẦU* 
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới 
có hệ thống sông ngòi dày đặc. Hiện nay, trên cả 
nước có khoảng 13.200 km đê, trong đó có gần 
2.600 km đê biển và khoảng 10.600 km đê sông 
(2.633km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn lại là 
đê dưới cấp III và đê chưa được phân cấp). 
Ngoài ra còn có 1.600 cống dưới đê cùng hệ 
thống công trình phụ trợ. Chính vì vậy, từ xa xưa 
hệ thống đê điều có một ý nghĩa đặc biệt quan 
trọng để phát triển sản xuất. Hiện nay, nó có tầm 
quan trọng hơn nữa, vì ngoài nhiệm vụ phòng 
chống lũ nó còn được kết hợp với giao thông để 
phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. 
Trong những năm gần đây, đã xảy ra nhiều sự 
cố đê và cống dưới đê. Ví dụ: cống Mai trang, 
cống Vĩnh mộ, cống trạm bơm Nhân hiền, 
cống A 27, cống Văn trai – Đào xá (Hà Nội), 
cống Tắc giang (Hà nam), cống Trà linh (Thái 
bình), đê Phú thịnh, đê Văn trai, đê Mỹ đức 
(Hà nội).vvv. Những công trình có sự cố 
này, có cái xảy ra ngay trong quá trình xây 
dựng, có cái đã vận hành nhiều năm. Cụ thể, 
Ngày nhận bài: 13/4/2017 
Ngày thông qua phản biện: 05/5/2017 
Ngày duyệt đăng: 15/5/2017 
có những cống xây dựng đã lâu như Mai trang, 
Vĩnh mộvv; những công trình đang vận 
hành như đê Phú thịnh, Mỹ đức; những công 
trình đang thi công như đê nối tiếp cống Trà 
linh, Trạm bơm Nhân hiền, cống Văn trai-Đào 
xá. Đặc biệt có những cống mới đưa vào sử 
dụng, điển hình là cống Tắc Giang (xảy ra vào 
ngày 01/8/2012). Ngoài ra, do phát triển giao 
thông, các sự cố liên quan đến vấn đề lún, nứt 
mặt đê xảy ra với tần suất ngày càng lớn, trong 
đó có những sự cố đặc biệt nghiêm trọng. 
Từ những vấn đề trên cho thấy, cần phải tiếp 
tục có những nghiên cứu mới và nghiên cứu 
tổng kết qua những sự cố đã và đang xảy ra, để 
hoàn thiện cơ sở khoa học về thiết kế, thi công, 
các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, 
hướng dẫn thiết kế-thi công nhằm hạn chế và 
phòng tránh những sự cố có thể xảy ra đối với 
hệ thống đê điều. 
2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ VÀ 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
2.1 Nguyên nhân gây ra sự cố đê và cống 
dưới đê và bài học kinh nghiệm 
Qua tổng kết, sự cố công trình đê và cống 
dưới đê xảy ra có thể là do một hoặc tổ hợp 
các nguyên nhân sau đây [1]: 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 2
1. Công trình được thiết kế không đảm bảo 
chất lượng; 
2. Công trình được thi công không đảm bảo 
chất lượng; 
3. Công trình được quản lý sai quy trình; 
4. Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản không 
tuân thủ các quy định; 
5. Thiên tai; 
6. Công trình phải làm việc trong trường hợp 
vượt quá tiêu chuẩn thiết kế. 
Qua phân tích nguyên nhân gây ra sự cố công 
trình đê và cống dưới đê trong thời gian gần 
đây cho thấy chủ yếu sự cố xảy ra do 4 nguyên 
nhân đầu tiên. Ngoài ra, nguyên nhân do thiên 
tai cũng có nhưng hạn hữu mới xảy ra. 
Hình 1. Sự cố lún, nứt mặt đê Tả Hồng 
đoạn từ Km 81+300 đến Km 81+970 
- Nguyên nhân do thiết kế không đảm bảo 
chất lượng: Tại các công trình cống Mai 
trang, cống Vĩnh mộ, cống trạm bơm Nhân 
hiền, cống A 27, cống Trà linh đều có tình 
trạng nguyên nhân thiết kế không đảm bảo 
chất lượng. Tuy nhiên, bản chất sự cố hoàn 
toàn khác nhau, tại cống Mai trang, cống Vĩnh 
mộ, cống trạm bơm Nhân hiền, cống A 27 là 
sự cố về thấm và tại cống Trà linh là sự cố do 
lún sụt. Việc thiết kế không đảm bảo chất 
lượng ở đây bao gồm: (1) Khảo sát không 
đánh giá đúng điều kiện địa chất; (2) Giải pháp 
thiết kế không hợp lý; mà nguyên nhân việc 
thiết kế không đảm bảo chất lượng có 2 lý do: 
(1) Do khách quan; (2) Do chủ quan. Nguyên 
nhân khách quan là tại thời điểm khảo sát lĩnh 
vực thủy lợi chưa có tiêu chuẩn riêng cho việc 
khảo sát đê mà vận dụng tiêu chuẩn khảo sát 
hiện có, dẫn đến việc không đánh giá hết tình 
trạng địa chất. Ví dụ như công trình đê nối tiếp 
cống Trà linh, người thiết kế đưa ra phương án 
xử lý ổn định không hợp lý. Tại một số công 
trình khác, giải pháp xử lý thấm không triệt để, 
tầng cát sâu nhưng tường cừ không đủ chiều 
dài, hoặc phạm vi cống thì có chống thấm 
nhưng phạm vi đê đắp nối tiếp lại không có. Ví 
dụ như tại cống Vĩnh mộ, cống A 27, cống Tắc 
giang. Trong thiết kế không quy định rõ quy 
trình thi công đắp mang cống, không chú ý đến 
vai trò tầng phủ thượng và hạ lưu cống dẫn đến 
việc đào bỏ thượng và hạ lưu cống, gây ra xói 
ngầm diễn biến từ từ gây nên sự cố công trình 
ngay trong quá trình thi công hoặc ngay sau khi 
đưa vào vận hành, như cống trạm bơm Nhân 
hiền, cống Tắc giang. Giải pháp xử lý đất yếu 
do thiếu kinh nghiệm cũng là nguyên nhân gây 
ra sự cố, thậm chí sự cố đến hai lần như công 
trình đê nối tiếp cống Trà Linh. 
Hình 2. Sự cố lún, sụt nền và mang cống đập 
Phúc do xói ngầm 
Ngoài ra, hiện nay trên nhiều tuyến đê được 
cứng hóa mặt đường để phục vụ giao thông 
hiện tượng nứt mặt đường xảy ra phổ biến, gây 
khó khăn cho giao thông. Ví dụ: Đê tả Hồng 
đoạn Hưng Yên [3]; Đê Hữu Thương – Bắc 
Giang [4]..vvv. Nguyên nhân chủ yếu là 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 3
thân đê được đắp bằng loại đất có hàm lượng 
hạt bụi và hạt sét lớn. Hạt sét dễ gây trương nở 
vào mùa mưa và co ngót vào mùa khô, hạt bụi 
nhạy cảm với tải trọng động vì thế đê rất dễ bị 
nứt. Mặt khác theo TCVN 4054:2005 phải đáp 
ứng yêu cầu độ chặt dưới nền đường ở độ sâu 
tương đối lớn, việc này đòi hỏi phải đào sâu để 
đầm nện lại. Nhưng vì nguyên nhân khách 
quan nhiều trường hợp không đáp ứng được 
điều này. Vì thế, dễ xảy ra hiện tượng lún, nứt. 
Chưa kể là đối với đê nâng cấp mở rộng, độ 
chặt khác nhau giữa hai nửa đê cũ và mới cũng 
là một nguyên nhân gây nứt. 
Hình 3. Sự cố lún, nứt đê Phú Thịnh-Hà Nội 
- Nguyên nhân do thi công không đảm bảo 
chất lượng: Nguyên nhân do thi công chiếm 
tỷ trọng lớn trong các nguyên nhân gây ra sự 
cố cho công trình. Tại một số công trình cống 
dưới đê có đặc thù là nền cát chảy. Nhà thầu 
thi công do thiếu kinh nghiệm đã tự ý thay đổi 
biện pháp thi công hố móng, sử dụng máy 
bơm công suất lớn để bơm tiêu nước, làm cho 
dòng chảy mặt kéo theo đất mặt nền [2]. Khi 
công trình nằm trên hệ cọc, dòng thấm tiếp xúc 
làm cho liên kết giữa nền và công trình giảm 
đi, tạo điều kiện cho xói ngầm ngay trong quá 
trình thi công và tiếp tục phát triển khi công 
trình đưa vào vận hành. Việc thi công rãnh tiêu 
nước, đắp mang cống không tuân thủ 
TCVN8297:2009 cũng là một nguyên nhân mà 
rất nhiều công trình mắc phải. Ở nhiều công 
trình, rãnh tiêu nước không dỡ bỏ đá và vải 
ĐKT sau khi làm xong đã vô tình tạo ra đường 
thấm nhân tạo. Tại công trình cống Tắc giang, 
sự thiếu kinh nghiệm của Nhà thầu thi công là 
nguyên nhân chính gây nên sự cố. Tương tự, 
tại cống trạm bơm Nhân hiền, cũng do thiếu 
kinh nghiệm đơn vị thi công đã đào mất lớp 
đất sét phủ mặt gây ra sự cố công trình. Những 
sự cố nêu trên đều không phải chỉ do lỗi của 
Nhà thầu thi công mà còn do sự thiếu kinh 
nghiệm hoặc trách nhiệm của tư vấn giám sát, 
chủ đầu tư. Ngoài ra còn do thiếu tiêu chuẩn 
kỹ thuật thi công các hạng mục quan trọng, 
đặc thù. 
- Nguyên nhân do quản lý: Việc xây dựng 
trong phạm vi hành lang bảo vệ đê không phải 
là hiếm gặp. Trên nhiều đoạn đê việc chất tải 
quá mức lên thân đê đã gây lún sụt đê, ví dụ 
đoạn đê Phú thịnh – Hà nội đã tập kết cát lên 
thân đê, gây lún sụt đê. Đơn vị trực tiếp khai 
thác công trình trong nhiều trường hợp đã 
không nhận thức đầy đủ hoặc thiếu kinh 
nghiệm trong quá trình vận hành dẫn đến vận 
hành sai quy trình hoặc không tuân thủ quy 
trình khai thác do tư vấn thiết kế lập dẫn đến 
sự cố hoặc không phát hiện ra sự cố ngay 
trong quá trình vận hành, ví dụ như công tác 
lắp đặt và sử dụng thiết bị quan trắc ở cống 
Tắc giang. 
-Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 
không tuân thủ các quy định: Do nhiều 
nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc vi 
phạm Nghị định 209 của Chính phủ về quản lý 
chất lượng công trình xây dựng vẫn xảy ra 
ngay từ khi đấu thầu và trong quá trình xây 
dựng [2]. Trong đấu thầu, việc chấm thầu 
nhiều khi không xem xét kỹ đặc điểm công 
trình, để loại bỏ những nhà thầu không đảm 
bảo năng lực kỹ thuật. Do đó, đã chọn phải 
những nhà thầu không có kinh nghiệm thi 
công loại công trình đó, vì vậy đã gây ra 
những sự cố đáng tiếc. Một số trường hợp, vai 
trò của chủ đầu tư không được thực hiện đầy 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 4
đủ, nhiều chủ đầu tư do năng lực yếu dẫn đến 
việc quản lý yếu kém, phó thác cho tư vấn 
giám sát và nhà thầu thi công dẫn đến làm đâu 
hỏng đó, thậm chí có trường hợp chủ đầu tư 
còn bị nhà thầu vô hiệu hóa. 
Hình 4. Sập gian điều hành cống Tắc Giang 
do xói ngầm 
- Bài học kinh nghiệm: Qua việc phân tích, 
đánh giá các sự cố đê và cống dưới đê nêu trên 
cho thấy rằng, sự cố đê và cống dưới đê xảy ra 
không phải chỉ có một nguyên nhân mà thường 
là do tổ hợp của nhiều nguyên nhân cùng xảy ra 
đồng thời. Đó là hệ quả của những sai sót từ 
khâu khảo sát-thiết kế, đấu thầu, thi công. 
Trong đó, vai trò và năng lực của chủ đầu tư, 
kinh nghiệm và năng lực của tư vấn thiết kế, tư 
vấn giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc 
công trình đảm bảo an toàn, đặc biệt là vai trò 
của chủ đầu tư. Để hạn chế sự được cố cần: (1) 
Hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ 
thuật liên quan đến đê và cống dưới đê; (2) 
Chọn được chủ đầu tư có năng lực, tư vấn thiết 
kế và Nhà thầu thi công có kinh nghiệm đối với 
từng loại hình công trình cụ thể; (3) Giám sát 
chặt chẽ việc thực hiện Ngh ị định 46/2015 về 
quản lý chất lượng công trình. 
2.2 Những vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện 
Như đã nêu trên, từ các sự cố đê và cống dưới 
đê xảy ra trong những năm gần đây cho thấy, 
để hạn chế và giảm thiểu thiệt hại cần phải 
sớm phát hiện ra nguy cơ sự cố. Tuy nhiên, do 
tuyến đê thường rất dài vì vậy không đủ kinh 
phí để lắp đặt thiết bị quan trắc hết toàn tuyến 
mà chỉ có thể lắp đặt tại những cống lớn và 
quan trọng. Vấn đề khó khăn nữa là dòng thấm 
xuất hiện ở hạ lưu, nhưng trong nhiều trường 
hợp không biết chắc chắn nó xuất phát từ vị trí 
nào ở thượng lưu. Vì vậy, giải pháp xử lý 
nhiều khi không trúng và lãng phí. Vì vậy, để 
phát hiện sớm nguy cơ sự cố đê và cống dưới 
đê cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện 
pháp quản lý và thiết bị quan trắc. Bằng quy 
trình quản lý phù hợp, khi có nghi ngờ những 
vị trí có khả năng xảy ra sự cố thì sử dụng thiết 
bị quan trắc để đánh giá định lượng. Vì vậy, 
cần phải sớm hoàn thiện những vấn đề về thể 
chế, quy định liên quan đến việc phát hiện sớm 
nguy cơ sự cố. 
Đối với vấn đề nứt mặt đê, đây là vấn đề mới 
xuất hiện trong thời gian gần đây và chiếm tỷ 
trọng lớn trong các sự cố đê điều, nhưng sự 
hiểu biết về cơ chế phá hoại và giải pháp 
phòng ngừa, xử lý còn nhiều hạn chế. Trong 
khi đó, nhu cầu phát triển giao thông trên đê là 
yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế. Vì vậy, 
đề nghị các cơ quan quản lý sớm cho nghiên 
cứu về vấn đề này. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Mặc dù kinh nghiệm hộ đê phòng lụt đã có từ 
hàng ngàn năm, nhưng sự cố vẫn xảy ra. Có 
những lý do khách quan, nhưng phần lớn là do 
chủ quan. Thời gian gần đây, tình hình phát 
triển kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi cho việc 
bảo vệ an toàn đê điều (như việc xây dựng các 
hồ chứa ở thượng nguồn), nhưng cũng có 
nhiều mặt gây bất lợi như đê không được thử 
thách hàng năm, lấn chiếm hành lang thoát lũ 
và phạm vi bảo vệ đê, yêu cầu giao thông trên 
đê để phát triển kinh tế-xã hộivvv. Đó là 
những vấn đề, cần phải tiếp tục nghiên cứu để 
đảm bảo sự an toàn của đê điều. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 5
[1]. Báo cáo tổng hợp“Nghiên cứu đánh giá các sự cố đê, cống dưới đê và đề xuất 
giải pháp xử lý”, Đề tài nghiên cứu thường xuyên theo chức năng- Viện Thủy 
Công, Năm 2015; 
[2]. Báo cáo “Báo cáo đánh giá, xác định nguyên nhân sự cố cụm công trình đầu 
mối cống, âu thuyền Tắc giang – Hà Nam”, Hội đập lớn và phát triển nguồn nước, 
Năm 2013; 
[3]. Báo cáo “Báo cáo khảo sát hiện trạng, đánh giá sơ bộ nguyên nhân sự cố lún, nứt và 
đề xuất giải pháp xử lý đê tả Hồng đoạn km 81+700 đến km82+050 huyện Văn Giang, 
tỉnh Hưng Yên”, Viện Thủy Công, Năm 2016; 
[4]. Báo cáo “Báo cáo đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý đê tả Hữu 
Thương, tỉnh Bắc Giang”, Viện Thủy Công, Năm 2016; 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_nhan_su_co_va_bai_hoc_kinh_nghiem_trong_thiet_ke_thi.pdf