Nghiên cứu xác định khoảng cách tối thiểu giữa đường lò tới phay phá đứt gãy bằng phương pháp số

Phay phá đứt gãy thường gây trở ngại cho công tác thiết kế và thi công các công trình

ngầm, đường lò. Thông thường khi thi công các công trình ngầm, đường lò gần đến các đứt

gãy hoặc đào qua các đứt gãy thường xảy ra các sự cố trượt lở đất đá vào trong khoảng

trống làm nguy hiểm cho người và máy móc thiết bị, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng

đến tốc độ thi công chung của công trình. Các công trình ngầm, đường lò nằm song song

gần đứt gãy phay phá thì khoảng cách giữa công trình ngầm, đường lò đến đứt gãy có ảnh

hưởng đến độ ổn định của công trình, khoảng cách này càng nhỏ thì mức độ ổn định của

công trình càng kém, khoảng cách càng lớn thì độ ổn định càng cao. Chính vì thế xác định

khoảng cách tối thiểu giữa công trình ngầm, đường lò tới đứt gãy có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đến độ ổn định của công trình. Bài báo sử dụng phần mềm Flac mô phỏng xác định

khoảng cách tối thiểu từ đứt gãy đến vị trí đặt đường lò khi đường lò đào song song với các

đứt gãy

pdf 5 trang phuongnguyen 6220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định khoảng cách tối thiểu giữa đường lò tới phay phá đứt gãy bằng phương pháp số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định khoảng cách tối thiểu giữa đường lò tới phay phá đứt gãy bằng phương pháp số

Nghiên cứu xác định khoảng cách tối thiểu giữa đường lò tới phay phá đứt gãy bằng phương pháp số
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TỐI THIỂU GIỮA ĐƯỜNG LÒ TỚI 
PHAY PHÁ ĐỨT GÃY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ 
TS. Đào Viết Đoàn - Trng Đi hc M-Đa cht 
(Mã s	:2443) 
Phay phá đứt gãy thường gây trở ngại cho công tác thiết kế và thi công các công trình 
ngầm, đường lò. Thông thường khi thi công các công trình ngầm, đường lò gần đến các đứt 
gãy hoặc đào qua các đứt gãy thường xảy ra các sự cố trượt lở đất đá vào trong khoảng 
trống làm nguy hiểm cho người và máy móc thiết bị, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng 
đến tốc độ thi công chung của công trình. Các công trình ngầm, đường lò nằm song song 
gần đứt gãy phay phá thì khoảng cách giữa công trình ngầm, đường lò đến đứt gãy có ảnh 
hưởng đến độ ổn định của công trình, khoảng cách này càng nhỏ thì mức độ ổn định của 
công trình càng kém, khoảng cách càng lớn thì độ ổn định càng cao. Chính vì thế xác định 
khoảng cách tối thiểu giữa công trình ngầm, đường lò tới đứt gãy có ý nghĩa vô cùng quan 
trọng đến độ ổn định của công trình. Bài báo sử dụng phần mềm Flac mô phỏng xác định 
khoảng cách tối thiểu từ đứt gãy đến vị trí đặt đường lò khi đường lò đào song song với các 
đứt gãy. 
1. Cách nhận biết và đặc điểm đất đá xung quanh đứt gãy 
Những dấu hiệu khi găp đứt gãy là [2]: 
 Các đá nằm cạnh nhau có khác biệt nhau về thế nằm hoặc thời gian thành tạo tuổi của 
đá; 
 Có dăm kiến tạo, mặt trượt dọc theo đới phá hủy; 
 Xuất hiện những nguồn lộ nước nóng có độ khoáng hóa cao, các điểm tích tụ quặng; 
 Ranh giới của các miền trường có đặc tính khác nhau như cường độ, cấu trúc. 
Đặc điểm đất đá xung quanh đứt gãy là: 
 Đất đá xung quanh đứt gãy thường phân hủy nứt nẻ mạnh, vỡ vụn, cà nát. Đứt gãy 
cũng có thể coi là vùng có mạng khe nứt dày đặc, độ bền của đất đá vùng này giảm hẳn so 
với các vùng khác trong khối đá thậm chí có khi phải xem như là đất đá rời rạc; 
 Xung quanh đứt gãy thường tồn tại các vùng có quy luật phân bố ứng suất đặc biệt; 
 Trong các phay phá, đứt gãy có thể chứa bùn, sét, nước và các thành phần phong hóa 
khi thi công các công trình ngầm qua khu vực này gây sập đổ, tai nạn trong khi thi công; 
 Chúng có tác động đến mức độ ổn định của công trình ngầm tùy thuộc vào thế nằm so 
với trục của công trình ngầm. 
2. Phân loại đứt gãy 
Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định. Đứt gãy 
đi đôi với những đới dập nát mà trong quá trình đứt gãy hình thành nên (đứt gãy làm đá hai 
bên cánh của đứt gãy dịch chuyển hai bên của mặt trượt làm cho đá bị phá hủy). Dựa vào 
quan hệ dịch chuyển đương đối giữa hai bờ đứt gãy chia đứt gãy ra làm 3 loại là: đứt gãy 
thuận (Normal fault), đứt gãy nghịch (Thrust fault) và đứt gãy dịch chuyển ngang (Strike -slip 
fault). 
 Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt đứt gãy nghiêng cùng chiều với cánh hạ xuống, đứt 
gãy thuận đặc trưng cho sự giãn của vỏ trái đất và thường được gọi là đứt gãy trọng lực 
hoặc đứt gãy do lực kéo căng (Gravity or tension fault) bề mặt trượt so với mặt phẳng nằm 
ngang bằng 650÷900, trong cùng một khu vực thường xuất hiện ở dạng nhóm đứt gãy ít khi 
ở dạng đơn lẻ, thể hiện trên H.1.a. 
a) 
b) 
c) 
H.1. Các dạng của đứt gãy: a - Đứt gãy thuận; b - Đứt gãy nghịch; c - Đứt gãy dịch 
chuyển ngang [1]. 
 Đứt gãy nghịch: là đứt gãy nghiêng ngược chiều với cánh hạ xuống, đứt gãy nghịch 
đặc trưng cho sự nén ép của vỏ trái đất và thường được gọi là đứt gãy nén ép (compression 
fault) bề mặt dịch chuyển so với mặt nằm ngang thường bằng 450 thể hiện trên H.1.b; 
 Đứt gãy dịch chuyển ngang: là đứt gãy các cánh đứt ra di chuyển theo phương ngang, 
không dịch chuyển theo phương thẳng đứng trên dưới và cũng có thể gọi là đứt gãy xoay 
(wrench fault) thể hiện trên H.1.c. 
a) 
b) 
c) 
H.2. Ba trạng thái ứng suất hình thành 3 dạng đứt gãy và hình thức biểu hiện [1] 
Theo H.2 ta có thể thấy rằng: 
 Hình thành trạng thái ứng suất của đứt gãy thuận là do ứng suất chính lớn nhất theo 
phương thẳng đứng б1, ứng suất nằm ngang б2 và б3, trong đó б2 cùng phương với đường 
hướng dốc của đứt gãy. Dựa vào trạng thái ứng suất của đứt gãy thuận và vòng tròn Mohr 
thấy rằng điều kiện để dẫn đến hình thành đứt gãy thuận là do ứng suất chính lớn nhất б1 
theo phương thẳng đứng tăng dần và ứng suất chính nhỏ nhất б3 theo phương ngang giảm. 
Do vậy sự kéo giãn theo phương ngang và đè xuống theo phương thẳng đứng là điều kiện 
hình thành đứt gãy thuận; 
 Hình thành trạng thái ứng suất của đứt gãy nghịch là do ứng suất chính lớn nhất б1 và 
ứng suất chính б2 theo phương ngang, ứng suất chính nhỏ nhất б3 theo phương thẳng 
đứng, trong đó ứng suất б2 song song với đường hướng dốc của đứt gãy. Dựa vào trạng 
thái ứng suất của đứt gãy nghịch và vòng tròn Mohr thấy rằng điều kiện để dẫn đến hình 
thành đứt gãy nghịch là do ứng suất б1 theo phương ngang tăng dần hoặc ứng suất chính 
nhỏ nhất б3 giảm dần. Do vậy sự nén ép theo phương ngang là điều kiện hình thành đứt gãy 
nghịch; 
 Hình thành trạng thái ứng suất dịch chuyển ngang là do ứng suất chính lớn nhất б1 và 
ứng suất chính nhỏ nhất б3 theo phương ngang, ứng suất chính б2 theo phương thẳng 
đứng, trong đó ứng suất б2 vuông góc với đường hướng dốc của đứt gãy. Hướng trượt cũng 
vuông góc với ứng suất б2. 
3. Các thông số đầu vào mô phỏng 
Mô hình mô phỏng có 11 lớp đất đá chiều dầy các lớp theo chiều từ dưới lên trên như 
sau: 10; 18; 6; 2; 4; 2; 8 ; 4; 12; 10 và 4 m chiều rộng chiều cao của mô hình là 80x80 m, đứt 
gãy hợp với phương nằm ngang một góc bằng 600, đường lò hình chữ nhật kích thước rộng 
x cao bằng 5x3,5 m. Mặt trên mô hình cách mặt đất 400m, đặt tải trọng phân bố đều, tải 
trọng này chính bằng tải trọng các lớp đất đá phía trên tác dụng lên, trong mô hình giả sử 
các lớp đất đá phía trên đều có trọng lượng thể tích γ=ρ.g=25 KN/m3 khi đó tải trong tác 
dụng lên mặt trên của mô hình là 10 MPa. Mặt dưới và hai mặt bên được cố định, mô hình 
bài toán thể hiện trên H.3. 
Bảng 1. Bảng tham số cơ học đầu vào của khối đá và đứt gãy 
Lớp đá 
Chiều 
dày 
m 
Mật độ 
kg/m3 
Mô đun đàn 
hồi, K/GPa 
Góc ma 
sát trong 
ϕ 
Lực 
dính kết 
c, MPa 
Độ bền kéo 
σ*K, MPa 
1 4 2500 4.0 30 5.1 3.5 
2 10 2500 4.0 28 4.1 3.5 
3 12 2300 4.0 30 3.0 2.6 
4 4 2500 2.6 28 2.8 2.9 
5 8 2200 1.8 28 1.5 2.0 
6 2 2300 1.8 25 1.4 1.8 
7 4 1400 1.7 25 1.4 1.8 
8 2 2300 2.3 27 1.8 2.6 
9 6 2400 2.7 30 2.0 2.8 
10 18 2400 4.6 30 4.8 2.9 
11 10 2500 4.6 30 4.8 4.5 
Đứt gãy 2 1800 1 15 0.2 0.1 
FLAC3D 3.00
Itasca Consulting Group, Inc.
Minneapolis, MN USA
Step 12895 Model Perspective
11:20:03 Tue Jan 14 2014
Center:
 X: 4.483e+001
 Y: 1.650e+000
 Z: 4.000e+001
Rotation:
 X: 0.000
 Y: 0.000
 Z: 0.000
Dist: 2.495e+002 Mag.: 1.25
Ang.: 22.500
Block Group
01
02
03
04
meiceng
06
07
08
09
10
00
H.3. Mô hình thể hiện phay phá và vị trí bố trí đường lò 
4. Phân tích kết quả mô phỏng 
4.1 Phân b	 
ng sut theo phơng thng đ
ng Szz 
Phân bố ứng suất theo phương thẳng đứng Szz ứng với vị trí đường lò cách đứt 2 m; 3 
m; 4 m; 5 m; 6 m và 7 m thể hiện trên H.4. 
Từ kết quả mô phỏng trên H.4 ta có thể thấy rằng, khoảng cách bố trí đường lò cách đứt 
gãy thay đổi từ 2÷7 m thì quy luật phân bố ứng suất theo phương thẳng đứng xung quanh 
đường lò như sau: 
 Phía bên hông trái (tiếp giáp đứt gãy): khi khoảng cách từ hông đường lò đến đứt gãy 
bằng 2÷4 m ứng suất phía bên hông trái nhỏ hơn ứng suất phía bên hông phải, điều này 
được lý giải bởi đất đá xung quanh đứt gãy đất đá thường bị vỡ vụn cà nát do đó không có 
sự tập trung ứng suất lớn tại vùng này, và đường lò gần khu vực này thường mất ổn định do 
đất đá có chứa mạng khe nứt dày đặc, đất đá rời rạc chứ không phải mất ổn định do sự tập 
trung ứng suất. Khi khoảng cách đường lò bằng 5÷7 m thấy rằng tại bên hông trái tại vùng 
giữa đường lò và đứt gãy suất hiện sự tập trung ứng suất điều này chứng tỏ đất đá giữa 
hông đường lò và đứt gãy ở trạng thái ổn định, không bị phá hủy, giá trị ứng suất tập trung 
hai bên hông đường lò gần như bằng nhau, như vậy với khoảng cách từ đứt gãy đến hông 
trái đường lò lớn hơn 5 m thì đường lò không còn ảnh hưởng của đứt gãy do đó vị trí đặt 
đường lò với điều kiện đầu vào mô phỏng như trên phải lớn hơn 5 m. 
4.2. Bin dng xung quanh đng lò 
Biến dạng nóc và nền đường lò ứng với các vị trí đường lò cách đứt 2 m; 3 m; 4 m; 5 m; 
6 m và 7 m thể hiện trên H.5. 
Từ kết quả mô phỏng trên H.5 ta có thể thấy rằng, khoảng cách bố trí đường lò cách đứt 
gãy thay đổi từ 2÷7 m thì quy luật biến dạng nóc và nền đường lò như sau: 
Tại nóc đường lò: 
 Vùng đất đá biến dạng dịch chuyển mở rộng về phía đứt gãy và giảm dần khi khoảng 
cách từ đường lò đến đứt gãy tăng dần, và đạt tới trạng thái gần cân bằng về biến dạng đều 
trên nóc tại vị trí đặt đường lò tới đứt gãy bằng 7 m; 
 Giá trị biến dạng có xu hướng giảm khi khoảng cách từ đường lò tời đứt gãy tăng, cụ 
thể giá trị biến dạng tại nóc đường lò với khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy bằng 2 m là 
60mm và giảm xuống còn 30 mm tại khoảng cách bằng 7 m. 
Tại nền đường lò: 
 Tại nền đường lò vùng đất đá biến dạng dịch chuyển cũng mở rộng về phía đứt gãy và 
giảm dần khi khoảng cách từ đường lò đến đứt gãy tăng dần và đạt tới trạng thái cần bằng 
về biến dạng đều phía nền tại vị trí đặt đường lò tới đứt gãy lớn hơn 5 m; 
 Giá trị biến dạng có xu hướng giảm khi khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy tăng, cụ 
thể giá trị biến dạng nền tại đường lò với khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy bằng 2 m là 
35 mm và giảm xuống còn 10 mm tại khoảng cách bằng 7 m. 
Biến dạng hai bên hông đường lò ứng với các vị trí đường lò cách đứt 2 m; 3 m; 4 m; 5 
m; 6 m và 7 m thể hiện trên H.6. 
Từ kết quả mô phỏng trên hình H.6 ta có thể thấy rằng, khoảng cách bố trí đường lò cách 
đứt gãy thay đổi từ 2÷7 m thì quy luật biến dạng hai bên hông đường lò như sau: 
 Khi khoảng cách đường lò tới đứt gãy bằng 2÷4 m đường lò nằm gần tiếp giáp với đứt 
gãy do đó biến dạng phía hông trái (tiếp giáp đứt gãy) lớn hơn giá trị phía hông phải, cụ thể 
tại khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy bằng 2 m giá trị biến dạng bên hông trái bằng 130 
mm, bên hông phải bằng 40 mm, tại khoảng cách bằng 4 m giá trị biến dạng biên hông trái 
bằng 50 mm còn bên hông phải tại khoảng cách bằng 4 m bằng 30 mm. 
 Khi khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy lớn hơn 5 m giá trị biến dạng hai bên hông 
đường lò gần tương đương nhau và nằm trong khoảng 30 mm, điều này chứng tỏ khi 
khoảng cách từ đứt gãy đến đường lò lơn hơn 5m thì độ ổn định của đường lò không còn bị 
ảnh hưởng của đứt gãy. 
Từ những phân tích trên và giá trị biến dạng xung quanh đường lò ta có thể chọn khoảng 
cách bố trí đường lò cách đứt gãy với điều kiện đầu vào mô phỏng như trên lớn hơn 5 m. 
4.3 Phá hy do xung quanh đng lò 
Phá hủy dẻo xung quanh đường lò ứng với các vị trí đường lò cách đứt 2 m; 3 m; 4 m; 5 
m; 6 m và 7 m thể hiện trên H.7. 
Từ kết quả mô phỏng trên H.7 ta có thể thấy rằng, khoảng cách bố trí đường lò cách đứt 
gãy thay đổi từ 2÷7 m thì quy luật phá hủy dẻo xung quanh hông đường lò như sau: 
 Khi khoảng cách đường lò tới đứt gãy bằng 2÷4 m đường lò nằm gần tiếp giáp với đứt 
gãy do đó vùng phá hủy dẻo phía hông trái (tiếp giáp đứt gãy) lớn hơn vùng phá hủy dẻo 
hông phải; 
 Khi khoảng cách từ đường lò tới đứt gãy lớn hơn 5 m vùng phá hủy dẻo hai bên hông 
đường lò gần tương đương nhau, điều này chứng tỏ khi khoảng cách từ đứt gãy đến đường 
lò lớn hơn 5 m thì độ ổn định của đường lò không còn bị ảnh hưởng của đứt gãy. 
Từ kết quả mô phỏng thể hiện trên hình và phân tích trên ta có thể chọn khoảng cách bố 
trí đường lò cách đứt gãy với điều kiện đầu vào mô phỏng như trên lớn hơn 5 m. 
2m 3m 4m 
FLAC3D 3.00
Itasca Consulting Group, Inc.
Minneapolis, MN USA
Step 10620 Model Perspective
20:55:07 Tue Jan 14 2014
Center:
 X: 2.800e+001
 Y: 0.000e+000
 Z: 3.800e+001
Rotation:
 X: 0.000
 Y: 0.000
 Z: 0.000
Dist: 2.484e+002 Mag.: 2.5
Ang.: 22.500
Block State
None
shear-n shear-p
shear-n shear-p tension-p
shear-p
5m 6m 7m 
H.7. Phá hủy xung quanh đường lò 
5. Kết luận 
Dựa vào quan hệ dịch chuyển đương đối giữa hai bờ đứt gãy chia đứt gãy ra làm 3 loại 
là: đứt gãy thuận (Normal fault), đứt gãy nghịch (Thrust fault) và đứt gãy dịch chuyển ngang 
(Strike-slip fault). Một trong những nguyên nhân chính hình thành lên các đứt gãy chủ yếu là 
do phương tác dụng của các thành phần ứng suất. 
Từ kết mô phỏng với điều kiện đầu vào như trên ta có các nhận xét sau: 
 Khu vực xung quanh đứt gãy thường là vùng có ứng suất giảm, mất ổn định của các 
công trình ngầm, đường lò khi đào gần khu vực đứt gãy thường là do đất đá xung quanh đứt 
gãy bị vò nhàu cà nát rời rạc gây ra chứ không phải do ứng suất tập trung gây ra; 
 Khi đào các công trình ngầm song song với đứt gãy thì biến dạng và phá hủy dẻo xuất 
hiện bên hông tiếp giáp trực tiếp với đứt gãy thường lớn hơn bên hông không tiếp giáp trực 
tiếp với đứt gãy. Chính vì thế khi thi công công trình ngầm đường lò song song với đứt gãy 
cần chú ý tăng cường sử dụng các biện pháp gia cố bảo vệ bên hông tiếp giáp trực tiếp với 
đứt gãy; 
 Với điều kiện đầu vào và kết quả mô phỏng bằng phân mềm Flac như trên thì khi đào 
công trình ngầm, đường lò song song với đứt gãy thì khoảng cách tối thiểu từ công trình 
ngầm, đường lò tới đứt gãy phải lớn hơn 5 m. 
Tài liệu tham khảo 
1. Xue Zhi Peng. Simulation of roadway damagc induced by fault reactivation. Master 
thesis. HeNan Polytechnic University. 2010. 
2. Nguyễn Quang Phích. Bài giảng cơ học đá. Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội. 
1992. 
3. Chen Yu Min. Cơ sở và các thí dụ công trình thực tế FLAC/FLAC3D. Nhà suất bản 
thủy điện thủy lợi Trung Quốc (sách tiếng Trung) 
4. Peng Wen Bin. Giáo trình thực hành FLAC 3D. Nhà suất bản công nghiệp cơ khí (sách 
tiếng Trung) 
5. Itasca. FLAC Fast Lagrangian Analysis of Continua. User’s Guide. Third Edition (FLAC 
Version 5.0). April. 2005. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_khoang_cach_toi_thieu_giua_duong_lo_toi.pdf