Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng và phụ gia Mapefluid N100 SP để làm móng đường

Tóm tắt: Để vừa giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD) vừa sử dụng

được cấp phối thiên nhiên (CPTN) trong các lớp móng đường mà không kéo dài thời gian thi công, cần

xem xét áp dụng giải pháp gia cố CPTN bằng xi măng kết hợp các loại phụ gia đẩy nhanh quá trình

hình thành cường độ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình phát triển cường độ của CPTN

gia cố xi măng (GCXM) kết hợp phụ gia Mapefluid N100 SP. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đánh giá khả

năng sử dụng loại vật liệu này để làm các lớp móng đường và đưa ra khuyến nghị về thời gian bảo

dưỡng phù hợp

pdf 5 trang phuongnguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng và phụ gia Mapefluid N100 SP để làm móng đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng và phụ gia Mapefluid N100 SP để làm móng đường

Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng và phụ gia Mapefluid N100 SP để làm móng đường
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019 
79 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CẤP PHỐI 
THIÊN NHIÊN GIA CỐ XI MĂNG VÀ PHỤ GIA MAPEFLUID 
N100 SP ĐỂ LÀM MÓNG ĐƯỜNG 
RESEARCH ON USABILITY ASSESSMENT OF NATURAL DISTRIBUTION AS 
CEMENT REINFORCEMENT AND MAPEFLUID N100 SP ADDTITIVE TO MAKE 
SUBGRADE PAVEMENT 
1Nguyễn Văn Long, 2Diệp Thanh Tùng 
1Trường Đại học GTVT TP HCM, 2Sở GTVT Bình Định 
Tóm tắt: Để vừa giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD) vừa sử dụng 
được cấp phối thiên nhiên (CPTN) trong các lớp móng đường mà không kéo dài thời gian thi công, cần 
xem xét áp dụng giải pháp gia cố CPTN bằng xi măng kết hợp các loại phụ gia đẩy nhanh quá trình 
hình thành cường độ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình phát triển cường độ của CPTN 
gia cố xi măng (GCXM) kết hợp phụ gia Mapefluid N100 SP. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đánh giá khả 
năng sử dụng loại vật liệu này để làm các lớp móng đường và đưa ra khuyến nghị về thời gian bảo 
dưỡng phù hợp. 
Từ khóa: Cấp phối thiên nhiên, cường độ chịu nén, móng đường, mô đun đàn hồi, phụ gia 
Mapefluid N100 SP. 
Chỉ số phân loại: 2.4 
Abstract: In order to solve the problem of the deficient of crushed aggregate (CA) material source 
and to use NDM in subgrade pavement layers without extending construction time, it is very necessary 
to consider applying natural distribution materials (NDM) reinforcement solution as concrete combined 
with additives to accelerate the forming strength process. This paper will present the results of this 
research on the development process of strength of NDM CR combined with Mapefluid N100 SP 
additive. On that basis, the authors will evaluate the ability to use this material in making sugrade 
pavement layers and advancing recommendations on appropriate maintenance time. 
Keywords: Natural distribution materials, compressive strength, sugrade pavement, elastic 
modulus, additive Mapefluid N100 SP. 
Classification number: 2.4 
1. Giới thiệu 
Ở bất kỳ thời đại nào ngành giao thông 
vận tải luôn là mạch máu lưu thông của mỗi 
quốc gia, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong 
sự phát triển về mọi mặt của đất nước. Trong 
đó, giao thông vận tải đường bộ là một bộ 
phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - 
xã hội. 
Trong những năm gần đây, quá trình đầu 
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt 
Nam diễn ra rất mạnh mẽ. Theo [1], đến năm 
2030 Việt Nam sẽ đầu tư, nâng cấp hệ thống 
quốc lộ gồm trục dọc Bắc – Nam: Quốc lộ 1, 
Đường Hồ Chí Minh; khu vực phía Bắc: các 
tuyến nan quạt, vành đai, quốc lộ khác; khu 
vực miền Trung: Quốc lộ 217, 45, 46, 47, 48, 
49; khu vực phía Nam, các khu vực Đông 
Nam Bộ, Tây Nam Bộ: Xây dựng và nâng cấp 
một số tuyến lên quốc lộ; phát triển hệ thống 
đường bộ ven biển, đường hành lang biên giới, 
đường tỉnh, giao thông đường bộ đô thị, giao 
thông nông thôn. Theo [2], Việt Nam sẽ nhanh 
chóng phát triển mạng đường bộ cao tốc, dự 
kiến đến năm 2030 có khoảng khoảng 
5.800km. 
CPĐD đang là loại vật liệu chủ yếu được 
sử dụng để làm các lớp móng kết cấu áo 
đường, nhưng nguồn vật liệu này đang ngày 
càng cạn kiệt và trong tương lai gần sẽ không 
đủ cung cấp cho tất cả các dự án nói trên. 
Mặt khác, ở Việt Nam nguồn vật liệu 
CPTN có trữ lượng rất lớn, nhưng vì CPTN có 
cường độ thấp, tính ổn định nhiệt và nước kém 
nên chủ yếu mới được sử dụng làm nền 
đường. Để có được nguồn vật liệu lớn sử dụng 
cho các dự án trong thời gian dài, đồng thời 
tận dụng tối đa nguồn vật liệu CPTN sẵn có 
tại địa phương, cần xem xét sử dụng chất kết 
 80 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 32, May 2019 
dính vô cơ để làm tăng cường độ và khả năng 
ổn định nước của vật liệu. Có nhiều nghiên 
cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở trong 
và ngoài nước, hầu hết đều cho kết quả tương 
đối khả quan như [3-9]. 
Tuy nhiên, khi sử dụng CPTN GCXM để 
làm các lớp móng của kết cấu áo đường thì cần 
thời gian bảo dưỡng 14 ngày, do đó làm chậm 
tiến độ của các dự án. Để giải quyết vấn đề 
này cần xem xét sử dụng các loại phụ gia giúp 
đẩy nhanh quá trình hình thành cường độ của 
CPTN GCXM, một trong số đó là phụ gia 
Mapefluid N100 SP. 
Mapefluid N100 SP là phụ gia siêu dẻo 
dạng lỏng, là dung dịch có chứa 34,5% 
polymer hoạt tính. Các polymer này có khả 
năng phân tán các hạt xi măng và làm chậm 
quá trình thủy hóa của xi măng. Theo công bố 
của nhà sản xuất, hiệu quả phân tán của 
Mapefluid N100 SP được thể hiện như sau: 
- Giảm nước so với bê tông không dùng 
phụ gia có cùng độ sụt, do đó làm tăng cường 
độ, độ chống thấm và độ bền cho bê tông. 
- Giảm đồng thời lượng nước và xi 
măng cho bê tông mà không làm thay đổi tính 
công tác của nó, nhờ vậy làm giảm co ngót, 
giảm bào mòn và giảm sự phát nhiệt trong bê 
tông trong quá trình thủy hóa. 
2. Nghiên cứu thực nghiệm 
2.1. Vật liệu thí nghiệm 
Vật liệu CPTN dùng trong nghiên cứu 
này được lấy trên địa bàn tỉnh Bình Định, tại 
bốn vị trí: Mẫu 01 - tại mỏ đất Thiết Đính, 
huyện Hoài Nhơn, mẫu 02 - tại mỏ đất Núi Đất 
Dẹo Hòn Than, huyện Phù Mỹ, mẫu 03 - tại 
mỏ đất Núi Một, huyện Phù Cát, mẫu 04 - tại 
mỏ đất Tân Đức, thị xã An Nhơn. 
Kết quả thí nghiệm xác định thành phần 
hạt của các mẫu CPTN nói trên cho thấy, chỉ 
có mẫu 04 đạt yêu cầu theo [10] để GCXM. 
Vì vậy các tác giả sử dụng mẫu vật liệu này để 
nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ 
thuật của CPTN được thể hiện trong bảng 2. 
Bảng 1. Thành phần hạt của CPTN dùng nghiên cứu. 
Cỡ sàng 
Lượng 
sót trên 
sàng, 
Tỷ lệ sót 
trên 
sàng 
Tỷ lệ lọt 
sàng 
TCVN 
8858 – 
2011 
(mm) (g) (%) (%) 
CPTN 
loại B 
37,5 0 0 100 
25,0 205 6,78 93,22 75-95 
9,5 711 23,50 69,72 40-75 
4,75 568 18,78 50,94 30-60 
2,0 362 11,97 38,98 20-45 
0,425 421 13,92 25,06 15-30 
0,075 338 11,17 13,88 5-15 
< 0,075 420 13,88 0 
Bảng 2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của CPTN. 
№ Chỉ tiêu Kết quả Theo [10] 
1 
Độ ẩm đầm 
nén tối ưu, % 
12,18 - 
2 
Giới hạn chảy, 
% 
30,08 ≤ 35 
3 Chỉ số dẻo, % 10,44 ≤ 12 
4 CBR, % 36 ≥ 30 
5 
Độ hao mòn 
Los Angeles, 
% 
34,35 
≤ 35 đối vơi 
móng trên 
≤ 45 đối vơi 
móng dưới 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy mẫu CPTN 
dùng trong nghiên cứu này đạt yêu cầu kỹ 
thuật để GCXM làm móng đường theo [10]. 
Xi măng Nghi Sơn PCB40, thỏa mãn các 
yêu cầu trong TCVN 2682-2009 [11]. 
Phụ gia Mapefluid N100 SP do công ty 
Mapei Việt Nam cung cấp. 
2.2. Lựa chọn hàm lượng xi măng cho 
hỗn hợp CPTN GCXM kết hợp phụ gia 
Mapefluid N100 SP 
Để có cơ sở lựa chọn hàm lượng xi măng 
hợp lý, nhóm tác giả đã tiến hành thí nghiệm 
xác định các chỉ tiêu cường độ đối với các tổ 
mẫu CPTN gia cố 5%, 6%, 7%, 8% và 9% xi 
măng theo khối lượng hỗn hợp. Mẫu thí 
nghiệm được chế tạo và bảo dưỡng theo các 
quy định ở [12, 13, 14]. Kích thước và số 
lượng mẫu thí nghiệm được tổng hợp trong 
bảng 3. 
Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén 
(Rnén) và chịu ép chẻ (Rkc) được tiến hành sau 
khi mẫu được bảo dưỡng đủ 14 ngày, còn mô 
đun đàn hồi được xác định ở 14 và 28 ngày 
tuổi - (Edh14) và (Edh28). Thí nghiệm xác định 
các chỉ tiêu cường độ của CPTN GCXM được 
thực hiện theo quy định của các tiêu chuẩn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019 
81 
hiện hành: cường độ chịu nén theo [12], cường 
độ chịu ép chẻ theo [13], còn mô đun đàn hồi 
theo [14]. Các kết quả thí nghiệm được tổng 
hợp trong bảng 4. 
Bảng 3. Kích thước và số lượng mẫu thí nghiệm. 
Chỉ 
tiêu 
Kích thước 
mẫu 
Hàm lượng xi măng 
gia cố, % 
D H 5 6 7 8 9 
Rnén 152 117 3 3 3 3 3 
Rkc 152 117 3 3 3 3 3 
Edh14 100 100 3 3 3 3 3 
Edh28 100 100 3 3 3 3 3 
Bảng 4. Tổng hợp kết quả thí nghiệm xác định các chỉ 
tiêu cường độ của CPTN GCXM. 
% XM 
Rnén, 
MPa 
Rkc, 
MPa 
Edh14, 
MPa 
Edh28, 
Mpa 
5 2.52 0.25 122.29 300.76 
6 2.74 0.32 146.42 327.53 
7 3.06 0.36 152.12 372.46 
8 3.34 0.38 169.36 398.06 
9 3.73 0.44 176.09 404.34 
Từ các kết quả thí nghiệm ở bảng 4, xây 
dựng được các biểu đồ quan hệ giữa các chỉ 
tiêu cường độ của CPTN GCXM với hàm 
lượng xi măng như trên các hình 1 – 3. Từ đó, 
nhóm tác giả rút ra một số nhận xét như sau: 
- Các chỉ tiêu cường độ của CPTN 
GCXM trong nghiên cứu này tăng gần như 
tuyến tính khi hàm lượng xi măng tăng trong 
khoảng 5 ÷ 9%; 
- Khi hàm lượng xi măng tăng từ 5 ÷ 
9%, mô đun đàn hồi của mẫu CPTN GCXM ở 
14 ngày tuổi tăng chậm hơn so với mẫu ở 28 
ngày tuổi; 
- Mô đun đàn hồi của mẫu CPTN 
GCXM ở 14 ngày tuổi bằng 41 ÷ 45% so với 
mô đun đàn hồi ở 28 ngày tuổi. 
Hình 1. Biểu đồ quan hệ giữa cường độ chịu nén 
 và hàm lượng xi măng. 
Hình 2. Biểu đồ quan hệ giữa cường độ ép chẻ 
 và hàm lượng xi măng 
Hình 3. Biểu đồ quan hệ giữa mô đun đàn hồi 
và hàm lượng xi măng. 
Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm, nhóm 
tác giả tiến hành đánh giá khả năng sử dụng 
loại vật liệu này làm các lớp móng kết cấu áo 
đường theo [10]. 
Bảng 5. Đánh giá khả năng sử dụng CPTN GCXM 
làm móng đường theo chỉ tiêu cường độ chịu nén. 
% 
XM 
Rnén, 
MPa 
Đánh giá khả năng sử dụng theo 
TCVN 8858-2011 
Móng dưới Móng trên 
5 2.52 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Không đạt 
6 2.74 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Không đạt 
7 3.06 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
8 3.34 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
9 3.73 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
 82 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 32, May 2019 
Bảng 6. Đánh giá khả năng sử dụng CPTN GCXM 
làm móng đường theo chỉ tiêu cường độ ép chẻ 
% 
XM 
Rkc, 
MPa 
Đánh giá khả năng sử dụng theo 
TCVN 8858-2011 
Móng dưới Móng trên 
5 0.25 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Không đạt 
6 0.32 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Không đạt 
7 0.36 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
8 0.38 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
9 0.44 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với đường 
cấp III trở xuống 
Kết quả ở các bảng 5 – 6 cho thấy, với 
hàm lượng xi măng gia cố từ 5%, mẫu CPTN 
GCXM dùng trong nghiên cứu này đạt yêu 
cầu làm lớp móng dưới kết cấu áo đường trong 
mọi trường hợp. Với hàm lượng xi măng gia 
cố từ 7%, mẫu vật liệu này đạt yêu cầu làm lớp 
móng trên cho đường từ cấp III trở xuống theo 
[10]. Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kinh tế 
và kỹ thuật, trong nghiên cứu này, nhóm tác 
giả chọn hàm lượng xi măng 7% theo khối 
lượng hỗn hợp để tiến hành khảo sát ảnh 
hưởng của phụ gia Mapefluid N100 SP đến 
quá trình hình thành cường độ của CPTN 
GCXM. 
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của phụ gia 
Mapefluid N100 SP đến quá trình hình 
thành cường độ của CPTN GCXM 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh 
giá ảnh hưởng của phụ gia Mapefluid N100 
SP đến quá trình hình thành cường độ chịu nén 
và cường độ ép chẻ của CPTN GCXM 7%. 
Phụ gia Mapefluid N100 SP được sử dụng với 
hàm lượng 0,8 lít/100 kg xi măng theo khuyến 
cáo của nhà sản xuất. 
Các polymer cải tiến trong phụ gia Mapefluid 
N100 SP có tác dụng phân tán các hạt xi măng 
trong quá trình thủy hoá làm đẩy nhanh quá 
trình phát triển cường độ của CPTN GCXM. 
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành thí 
nghiệm xác định cường độ chịu nén và cường 
độ ép chẻ của CPTN GCXM kết hợp phụ gia 
Mapefluid N100 SP ở 3 và 5 ngày tuổi. Quy 
trình đúc mẫu, bảo dưỡng mẫu và thí nghiệm 
cường độ chịu nén được thực hiện theo [12], 
cường độ chịu ép chẻ theo [13]. Kết quả thí 
nghiệm và đánh giá khả năng sử dụng CPTN 
GCXM kết hợp phụ gia Mapefluid N100 SP 
theo [10] được thể hiện trong bảng 7. 
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cường độ của 
CPTN GCXM kết hợp phụ gia Mapefluid N100 SP. 
Kết quả thí 
nghiệm 
Đánh giá khả năng sử dụng 
theo TCVN 8858-2011 
Rnén, 
MPa 
Rkc, 
MPa 
Móng dưới Móng trên 
Kết quả thí nghiệm ở 3 ngày tuổi 
3.12 0.40 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với 
đường cấp III 
trở xuống 
Kết quả thí nghiệm ở 5 ngày tuổi 
3.72 0.42 
Đạt trong mọi 
trường hợp 
Đạt đối với 
đường cấp III 
trở xuống 
Từ các các bảng 5 – 7, nhóm tác giả rút ra 
một số nhận xét như sau: 
- Các polymer cải tiến trong phụ gia 
Mapefluid N100 SP có tác dụng phân tán các 
hạt xi măng trong quá trình thủy hoá làm đẩy 
nhanh quá trình phát triển cường độ của CPTN 
GCXM. 
- Giá trị cường độ chịu nén của mẫu 
CPTN GCXM 7% có sử dụng phụ gia 
Mafeiluid N100 SP ở 03 ngày tuổi (3.12 MPa) 
đạt 83.87% giá trị cường độ chịu nén ở 05 
ngày tuổi (3.72 MPa) và lớn hơn so với mẫu 
không sử dụng phụ gia ở 14 ngày tuổi (3.06 
MPa); 
- Giá trị cường độ chịu nén của mẫu 
CPTN GCXM 7% có sử dụng phụ gia 
Mafeiluid N100 SP ở 05 ngày tuổi (3.72 MPa) 
lớn hơn so với mẫu không sử dụng phụ gia ở 
14 ngày tuổi (3.06 MPa) và đạt 99.73% giá trị 
cường độ chịu nén của mẫu CPTN GCXM 9% 
ở 14 ngày tuổi (3.73 MPa); 
- Giá trị cường độ ép chẻ của mẫu 
CPTN GCXM 7% có sử dụng phụ gia 
Mafeiluid N100 SP ở 03 ngày tuổi (0.40 MPa) 
đạt 95.24% giá trị cường độ ép chẻ ở 05 ngày 
tuổi (0.42 MPa) và lớn hơn so với mẫu không 
sử dụng phụ gia 14 ngày tuổi (0.36 MPa); 
- Cường độ ép chẻ của mẫu CPTN 
GCXM 7% có sử dụng phụ gia Mafeiluid 
N100 SP ở 05 ngày tuổi (0.42 MPa) lớn hơn 
so với mẫu không sử dụng phụ gia ở 14 ngày 
tuổi (0.36 MPa) và đạt 95,54% so với giá trị 
cường độ ép chẻ của mẫu CPTN GCXM 9% 
không sử dụng phụ gia ở 14 ngày tuổi (0.44 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019 
83 
MPa); 
- Mẫu CPTN GCXM 7% có sử dụng 
phụ gia Mafeiluid N100 SP ở 03 và 05 ngày 
tuổi đều thỏa mãn các yêu cầu về cường độ 
chịu nén và cường độ ép chẻ để làm lớp móng 
dưới kết cấu áo đường trong mọi trường hợp 
và móng trên đối với đường cấp III trở xuống 
theo [10][10]. Như vậy, sử dụng phụ gia 
Mapefluid N100 SP trong hỗn hợp CPTN 
GCXM có thể rút ngắn thời gian bảo dưỡng 
sau thi công từ 14 ngày xuống còn từ 3 đến 5 
ngày. 
3. Kết luận và khuyến nghị 
Trong điều kiện về vật liệu và thí nghiệm 
như trong nghiên cứu này, các tác giả rút ra 
một số kết luận như sau: 
- CPTN GCXM thỏa mãn yêu cầu để làm 
các lớp móng đường ô tô theo [10], giúp giải 
quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vật liệu CPĐD; 
- Có thể sử dụng mẫu CPTN GCXM từ 
5% để làm lớp móng dưới trong mọi trường 
hợp, mẫu CPTN GCXM từ 7% để làm lớp 
móng trên cho đường từ cấp III trở xuống; 
- Sử dụng phụ gia Mapefluid N100 SP với 
hàm lượng 0.8 lít/100kg xi măng trong hỗn 
hợp CPTN GCXM có thể rút ngắn thời gian 
bảo dưỡng sau thi công từ 14 ngày xuống còn 
từ 3 đến 5 ngày; 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của 
mình, nhóm tác giả khuyến nghị các cơ quan 
chức năng cho phép sử dụng vật liệu CPTN 
GCXM 7% kết hợp phụ gia Mapefluid N100 
SP với hàm lượng 0.8 lít/100kg xi măng để 
làm các lớp móng kết cấu áo đường 
Tài liệu tham khảo 
[1] Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 
2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh 
Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam 
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 
[2] Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao 
tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 
năm 2030.
[3] Võ Việt Chương (2016), Nghiên cứu sử dụng đất 
gia cố xi măng và tro bay trong xây dựng đường 
giao thông nông thôn tại huyện Đức Hòa, tỉnh 
Long An, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. 
[4] Nguyễn Thanh Giang (2016), Nghiên cứu sử dụng 
đất sỏi gia cố xi măng trong xây dựng đường ô tô 
tại tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. 
[5] Phạm Ngọc Anh Kha (2016), Nghiên cứu sử dụng 
đất gia cố xi măng và vôi trong xây dựng đường 
giao thông nông thôn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh 
Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. 
[6] Phạm Hoàng Nhân (2016), Nghiên cứu sử dụng 
phụ gia SA44/LS40 gia cố đất trong xây dựng 
đường giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận 
văn thạc sĩ kỹ thuật. 
[7] Trần Văn Nhường (2016), Nghiên cứu sử dụng 
đất gia cố xi măng trong xây dựng đường ô tô tại 
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ 
kỹ thuật. 
[8] Trần Văn Vĩnh (2016), Nghiên cứu sử dụng đất 
gia cố xi măng làm móng, mặt đường giao thông 
nông thôn tại huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. 
[9] Podolsky Vl.P., Nguyen Van Long, Nguyen Duc 
Sy (2014), On the Possibility of the Expansion of 
a Road Construction Resource by the Soil 
Stabilization and Consolidation, Scientific Herald 
of the Voronezh State University of Architecture 
and Civil Engineering, no 1(33)/2014, pp. 102-
111. 
[10] TCVN 8858-2011: Móng CPĐD và CPTN 
GCXM trong kết cấu áo đường ô tô - Thi công và 
nghiệm thu. 
[11] TCVN 2682-2009. Xi măng poóc lăng - Yêu cầu 
kỹ thuật. 
[12] 22 TCN 333-06. Quy trình đầm nén đất đá dăm 
trong phòng thí nghiệm 
[13] TCVN 8862-2011. Quy trình thí nghiệm xác định 
cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết 
bằng các chất kết dính. 
[14] TCVN 9843-2013. Xác định mô đun đàn hồi của 
vật liệu đá gia cố chất kết dính vô cơ trong phòng 
thí nghiệm. 
 Ngày nhận bài: 8/4/2019 
 Ngày chuyển phản biện: 11/4/2019 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 2/5/2019 
 Ngày chấp nhận đăng: 10/5/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_kha_nang_su_dung_cap_phoi_thien_nhien_gi.pdf