Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung đô thị

Tóm tắt

Nội dung của bài báo đề cập đến Lồng ghép

ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trong quy

hoạch chung (QHC) đô thị là một quá trình

nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp

quy hoạch, trong đó chú trọng quá trình lập

đồ án QHC đô thị từ lựa chọn mô hình tổng

quát đô thị, chọn đất xây dựng phát triển

đô thị, xác định cấu trúc đô thị, đề xuất giải

pháp quy hoạch không gian và sử dụng đất,

giải pháp quy hoạch giao thông và hạ tầng

kỹ thuật, quy hoạch không gian xanh và bảo

vệ môi trường, sự tham gia của cộng đồng,

gắn kết với các giải pháp kiểm soát sử dụng

đất là một hướng đi căn bản để thực hiện lập

QHC đô thị có nội dung lồng ghép ứng phó với

BĐKH

pdf 96 trang phuongnguyen 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung đô thị

Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung đô thị
Tìng biãn tâp 
PGS.TS.KTS. Lã QuÝn
Hîi ½ëng khoa hÑc
PGS.TS.KTS. Lã QuÝn 
ChÔ tÌch Hîi ½ëng
PGS.TS.KTS. Nguyçn TuÞn Anh 
TS.KTS. Ngé ThÌ Kim Dung 
PGS.TS. Lã Anh DÕng
PGS.TS.KTS. PhÂm TrÑng Thuât 
PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh 
Thõñng trúc Hîi ½ëng
Biãn tâp v¿ TrÌ sú 
PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh 
Trõòng Ban biãn tâp
CN. VÕ Anh TuÞn 
Trõòng Ban trÌ sú
TrÉnh b¿y - Chä bÀn 
ThS. Trßn Hõïng Tr¿ 
To¿ soÂn
PhÎng Khoa hÑc & Céng nghè 
Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi
Km10, ½õñng Nguyçn TrÁi, Thanh XuÝn, H¿ Nîi
}T: 024 3854 2521 Fax: 024 3854 1616
Email: tapchikientruchn@gmail.com
GiÞy phÃp sê 651/GP-BTTTT ng¿y 19.11.2015 
cÔa Bî Théng tin v¿ Truyån théng
Chä bÀn tÂi: Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi 
In tÂi nh¿ in Nh¿ xuÞt bÀn XÝy dúng
Nîp lõu chiæu: 08.2018
2 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHªMÖc lÖc
Sê 31/2018 - TÂp chÈ Khoa hÑc Kiän trÒc - XÝy dúng
Khoa hÑc v¿ céng nghè
4 Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch 
chung đô thị 
Phạm Thanh Huy
9 Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở 
truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái 
ngày nay 
Nguyễn Quốc Tuấn
13 Xác định nhu cầu sử dụng thang máy trong các chung 
cư cao tầng 
Vương Hải Long
18 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị của 
thời kỳ Pháp thuộc tại khu phố cổ Savannakhet hướng 
tới du lịch bền vững
Khamphouphet Vanivong
23 Nhận dạng, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng đến quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn 
tại các đô thị ven biển tỉnh Quảng Ninh 
Ngô Thị Kim Dung, Nghiêm Vân Khanh
29 Đổi mới chương trình đào tạo – Chương trình Tiên tiến 
ngành Kiến trúc công trình - Trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội
Lê Chiến Thắng
34 Hệ số uốn dọc của cột liên hợp thép- bê tông 
Nguyễn Lệ Thủy, Chu Thị Bình
38 Đánh giá đặc điểm địa chất công trình của các lớp đất 
yếu trong đô thị Hà Nội khi xây dựng công trình 
Nguyễn Hoài Nam
44 Thiết kế dầm công xôn ngắn bằng mô hình chống - 
giằng theo tiêu chuẩn ACI318-11 
Phùng Thị Hoài Hương
50 Ảnh hưởng của chiều dài và tiết diện đến sự làm việc 
của cọc chịu tải trọng ngang 
Vương Văn Thành, Nguyễn Tiến Dũng
53 Quản lý bể chứa và hồ điều hoà nước mưa
Vũ Văn Hiểu, Phạm Văn Vượng
58 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật nông thôn Việt Nam 
Đinh Tuấn Hải, Lê Công Thành
64 Xây dựng marketing hỗn hợp của doanh nghiệp xây 
dựng trong nền kinh tế hội nhập quốc tế 
Đặng Thế Hiến
68 Sử dụng phương pháp học tập tích hợp Blended learning 
để đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC cho sinh 
viên tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trần Thị Mai Phương
71 Giải pháp năng lượng cho bếp ăn và chống rét cho trâu 
bò vùng núi tỉnh Lạng Sơn
Hà Minh Tuấn, Phạm Thị Nhật Minh, Lê Quỳnh Phương
Nguyễn Trung Hiếu, Đường Minh Quang, Ngô Thám
74 Tổ chức không gian nội thất theo phương pháp giáo dục 
mới ở các trường mầm non tư thục tại Việt Nam
Trần Phương Thảo, Nguyễn Thanh Hiền, 
Thiều Minh Tuấn
78 Tổ chức không gian cảnh quan khu vui chơi cho trẻ tự 
kỷ áp dụng cho công viên Cầu Giấy
Nguyễn Lưu Thảo Nguyên, Đàm Thị Hạnh Nguyên, 
Lê Thúy Ngân, Nguyễn Mạnh Tài, Vũ Hoàng Yến
83 Giải pháp nâng cao nhận thức của cư dân về an toàn 
trong sử dụng chung cư cao tầng tại thành phố Hà Nội 
(nghiên cứu trường hợp chung cư HH Linh Đàm - Hoàng 
Mai - Hà Nội)
Nguyễn Thị Diệu Ly, Phan Quang Huy, Dương Văn Nam, 
Nguyễn Huy Dần
86 Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý bụi bằng phương pháp lọc 
ướt kết hợp hoàn nguyên dung dịch lọc bằng bơm airlift 
thử nghiệm tại làng nghề Đa Sỹ, quận Hà Đông, Hà Nội
Hoàng Văn Long, Nguyễn Đức Long, Đinh Chiến Thắng 
Dương Quang Thanh, Nguyễn Thị Toán, 
Nguyễn Quốc Anh
90 Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp cát nhân tạo và cát 
thiên nhiên đến tính chất cơ bản của bê tông
Hoàng Hồng Vân, Hà Huy Hiếu, Nguyễn Mạnh 
Cường, Phạm Văn Thịnh, Nguyễn Duy Hiếu, 
Trương Thị Kim Xuân, Đỗ Trọng Toàn
Tin töc v¿ sú kièn
3 S¬ 31 - 2018
KHOA H“C & C«NG NGHª Contents
Number 31/2018 - Science Journal of Architecture & Construction
Science and technology
4 Integrating climate change adaptation in urban planning
Phạm Thanh Huy
9 The Commonality between the standpoints in Hue 
traditional houses and ecological architecture trends 
nowadays
Nguyễn Quốc Tuấn
13 Specifying demand of using elevators in high-rise 
apartment buildings
Vương Hải Long
18 Conservating and promoting the values of architectural - 
urban heritages of French colonial period in Savannakhet 
old quarter towards sustainable tourism 
Khamphouphet Vanivong
23 Identifying and assessing the impact of climate change 
and sea level rise on the sewage system planning in the 
coastal urbans of Quang Ninh province
Ngô Thị Kim Dung, Nghiêm Vân Khanh
29 Curriculum renewal of the Advanced training program in 
Architecture – Hanoi Architectural University
Le Chien Thang
34 Buckling factor of composite steel and concrete columns
Nguyễn Lệ Thủy, Chu Thị Bình
38 Evaluation of Hanoi’s geological characteristics of soft 
soil layers under construction
Nguyễn Hoài Nam
44 Design of corbels using the strut - and - tie model 
accodding to ACI318-11
Phùng Thị Hoài Hương
50 The effect of length and section on behavior of laterally 
loaded piles
Vương Văn Thành, Nguyễn Tiến Dũng
53 Quản lý bể chứa và hồ điều hoà nước mưa
Vũ Văn Hiểu, Phạm Văn Vượng
58 Current situation of rural technical infrastructure in 
Vietnam
Đinh Tuấn Hải, Lê Công Thành
64 The establishment of marketing mix in construction 
enterprises in international economic integration
Đặng Thế Hiến
68 Applying Blended learning in TOEIC – oriented English 
language teaching for students at Hanoi Architectural 
University
Trần Thị Mai Phương
71 Energy solution for kitchen and opposing cold for cattle 
in mountainous area of Lang Son province
Hà Minh Tuấn, Phạm Thị Nhật Minh, Lê Quỳnh Phương, 
Nguyễn Trung Hiếu, Đường Minh Quang, Ngô Thám
74 The organization of interior space of private Vietnamese 
kindergardens which are pursuing a new teaching 
method
Trần Phương Thảo, Nguyễn Thanh Hiền, 
Thiều Minh Tuấn
78 Creating recreation area for autistic children applied to 
Cau Giay park
Nguyễn Lưu Thảo Nguyên, Đàm Thị Hạnh Nguyên, 
Lê Thúy Ngân, Nguyễn Mạnh Tài, Vũ Hoàng Yến
83 Solution for improving awareness of the residents on 
safety issues when using of high-rise condominiums 
in Hanoi city (Case study: HH Linh Đam high-rise 
condominiums, Hoang Mai district, Hanoi city)
Nguyễn Thị Diệu Ly, Phan Quang Huy, Dương Văn Nam 
Nguyễn Huy Dần
86 Design and manufacture of dust cleaning equipment by 
using wet scrubber method combined with reversible 
solution filter by airlift pump in Da Sy handicraft village, 
Ha Dong district, Hanoi city
Hoàng Văn Long, Nguyễn Đức Long, Đinh Chiến Thắng 
Dương Quang Thanh, Nguyễn Thị Toán, 
Nguyễn Quốc Anh
90 Reasearch on the influence of artificial sand in 
combination with natural sand on major properties of 
concrete
Hoàng Hồng Vân, Hà Huy Hiếu, 
Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Văn Thịnh, 
Nguyễn Duy Hiếu, Trương Thị Kim Xuân, Đỗ Trọng Toàn
information & events
4 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu 
trong quy hoạch chung đô thị 
Integrating climate change adaptation in urban planning
Phạm Thanh Huy
Tóm tắt
Nội dung của bài báo đề cập đến Lồng ghép 
ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trong quy 
hoạch chung (QHC) đô thị là một quá trình 
nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp 
quy hoạch, trong đó chú trọng quá trình lập 
đồ án QHC đô thị từ lựa chọn mô hình tổng 
quát đô thị, chọn đất xây dựng phát triển 
đô thị, xác định cấu trúc đô thị, đề xuất giải 
pháp quy hoạch không gian và sử dụng đất, 
giải pháp quy hoạch giao thông và hạ tầng 
kỹ thuật, quy hoạch không gian xanh và bảo 
vệ môi trường, sự tham gia của cộng đồng,
gắn kết với các giải pháp kiểm soát sử dụng 
đất là một hướng đi căn bản để thực hiện lập 
QHC đô thị có nội dung lồng ghép ứng phó với 
BĐKH.
Từ khóa: Quy hoạch đô thị; quy hoạch chung; lồng 
ghép, ứng phó biến đổi khí hậu 
Abstract
The article mentions to the integrate climate 
change adaptation in the master plan, it is a 
process which is order to complete the content and 
methodology of urban planning. Several useful 
methods that should to focus on: urban model, 
land use for urban development, determining the 
urban structure, proposing the solutions of spatial 
and land use planning, transport and infrastructure 
planning, green space planning and environmental 
protection and community participation which are 
linked to the control solutions of land use as a basic 
method to implement urban planning adapting 
climate chage.
Key words: Urban planning, master plan; 
integration, climate change adaptation
TS. Phạm Thanh Huy
Viện Kiến trúc Nhiệt đới 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
ĐT: 0936.689183 
Email: huyphamthanh1978@gmail.com
Ngày nhận bài: 31/7/2018 
Ngày sửa bài: 10/8/2018 
Ngày duyệt đăng: 13/8/2018
1. Đặt vấn đề
Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến 
năm 2025 và tầm nhìn 2050, sẽ có 50 % dân số đô thị vào năm 2025, phần lớn 
các đô thị quan trọng có vị trí ở vùng đồng bằng ven biển, còn lại là các đô thị 
được phân bố ở vùng núi và trung du. Quá trình phát triển đô thị hiện nay phải đối 
mặt với các tác động tiêu cực của môi trường như thiên tai, hiện tượng BĐKH... 
đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu có 
tính bước ngoặt như Báo cáo đánh giá thứ IV (IPCC, 2007); Nghiên cứu của 
Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) và các Kịch bản BĐKH cho Việt Nam 2009, 2012 
và mới nhất 2016 đã cho thấy Việt Nam “đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những ảnh 
hưởng bất lợi của BĐKH”.. Các tác động của BĐKH, đặc biệt là mực nước biển 
dâng (NBD), ảnh hưởng đến hệ thống đô thị ngày càng nghiêm trọng. Theo ISET 
(2016), Việt Nam hiện có khoảng 300 đô thị ven biển chịu tác động bởi ngập lụt, 
xâm nhập mặn, triều cường và khoảng 140-150 đô thị ở khu vực miền núi chịu 
ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, quy hoạch đô thị (QHĐT) ở Việt Nam là công 
cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và 
phát triển đô thị, bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị bền vững và bảo vệ môi 
trường, ứng phó với BĐKH. Trong đó đồ án QHC đô thị là loại hình quy hoạch căn 
bản nhất (Bảng 1), làm cơ sở cho việc thực hiện chiến lược đầu tư và phát triển 
đô thị, là cơ sở để triển khai các bước quy hoạch tiếp theo.
Bảng 1. Khung lập Quy hoạch chung đô thị
Loại hình QHĐT Nội dung và quy mô lập quy hoạch
QHC đô thị - Các thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các thành phố thuộc tỉnh, thị xã.
- Thị trấn, đô thị loại 5 chưa được công nhận là thị trấn.
- Đồ án QHC đô thị mới.
Đối với các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn lập đồ án QHC đô thị hiện 
hành, các nội dung chính có liên quan đến ứng phó BĐKH được đề cập khá sơ 
sài (Bảng 2).
Quá trình quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị hiện nay còn hạn chế về 
công tác lồng ghép BĐKH, việc mở rộng xây dựng đô thị vào các khu vực có nguy 
cơ thiên tai tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu 
cầu phát triển đô thị. Trong khi đó, thực tiễn đồ án QHC đô thị còn tồn tại các đặc 
điểm: 
- Về phương pháp quy hoạch: chủ yếu chú trọng về kỹ thuật và nghệ thuật tổ 
chức không gian, chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế kinh 
tế đô thị để hỗ trợ các giải pháp ứng phó BĐKH.
- Về nội dung quy hoạch: thiếu đánh giá, phân tích những tác động của 
BĐKH. Chưa đề xuất hợp lý mô hình đô thị, đánh giá lựa chọn đất xây dựng, 
cấu trúc không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, v.v. ứng phó 
với BĐKH. Các giải pháp QHC chủ yếu tập trung khai thác triệt để nguồn lực đô 
thị, gia tăng sử dụng đất, thiếu chú trọng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi 
trường sinh thái.
Các nghiên cứu về lồng ghép ứng phó BĐKH đáng chú ý là tài liệu Hướng 
dẫn ‘’Lồng ghép ứng phó tác động BĐKH trong QHĐT ở Việt Nam’’ thuộc Dự án 
ACCCRN - Quỹ Rockefeller “Lồng ghép các xem xét, thích ứng và giảm thiểu 
BĐKH trong QHĐT tại Việt Nam” (VIAP, 2013) và các nghiên cứu khác nhưng 
5 S¬ 31 - 2018
KHOA H“C & C«NG NGHª
chưa có các văn bản pháp lý được ban hành chính thức. Do 
chưa có các cơ sở pháp lý ràng buộc nên hầu hết các đồ án 
QHC hiện nay vẫn chưa chú trọng đến khả năng ứng phó với 
BĐKH. Vì vậy, QHC đô thị có vai trò quan trọng để ứng phó 
với BĐKH trên quy mô tổng thể đô thị. Việc điều chỉnh, cải 
tiến và bổ sung về phương pháp và nội dung thực hiện đồ án 
QHC đô thị ứng phó với BĐKH là cần thiết, đảm bảo sự phát 
triển bền vững đô thị. 
Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, chủ yếu đề cập 
đến công tác QHC cho các đô thị ven biển, là đối tượng dễ bị 
tổn thương nhất của BĐKH và NBD. Đối tượng nghiên cứu 
tập trung vào các yếu tố có khả năng phòng tránh thiên tai 
và ứng phó BĐKH trong đồ án QHC: mô hình phát triển đô 
thị, lựa chọn đất xây dựng đô thị, cấu trúc đô thị, định hướng 
phát triển không gian, sử dụng đất, các công trình hạ tầng xã 
hội (HTXH), hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở thực hiện lồng ghép ứng phó Biến đổi khí hậu
Hiện nay, tổng quát về cách thức ứng phó với BĐKH 
được chia làm hai nhóm: thích ứng (dự đoán và lập kế hoạch 
đối phó với các ảnh hưởng) và giảm nhẹ (giảm thiểu lượng 
khí thải nhà kính để ngăn chặn những ảnh hưởng) [32]. Để 
chủ động ứng phó BĐKH, Đảng và Nhà nước đã ban hành 
các chủ trương, chính sách, cụ thể là Nghị quyết 24/NQ-T.Ư 
của BCH Trung ương Đảng và Quyết định số 2623/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển các 
đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013 - 2020”. 
Các nội dung chính có liên quan đến ứng phó BĐKH trong 
QHĐT được đề cập trong hệ thống khung văn bản pháp lý 
sau (Bảng 3):
Trên thế giới, để ứng phó với BĐKH khi thực hiện QHĐT 
thì chủ yếu có các phương pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật. 
Bảng 2. Hệ thống khung văn bản pháp lý Quy hoạch đô thị liên quan đến biến đổi khí hậu
Loại văn bản Nội dung liên quan đến BĐKH Điều, mục
Luật QHĐT số 30/2009/QH12 Điều 25. Đồ án QHC thành phố trực thuộc trung ương; Điều 26. 
Đồ án QHC thành phố thuộc tỉnh, thị xã; Điều 27. Đồ án QHC thị 
trấn và Điều 28. Đồ án QHC đô thị mới chưa đề cập đến BĐKH.
Điều 25, 26, 
27 và 28
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của 
Chính phủ, ngày 7/4/2010 về “Lập, 
thẩm định, phê duyệt và quản lý QHĐT
Điều 15. Nội dung đồ án QHC thành phố trực thuộc trung ương; 
Điều 16. Nội dung đồ án QHC TP thuộc tỉnh, TX và Điều 17. Đồ 
án QHC thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn chưa đề 
cập đến BĐKH.
Điều 15, 16 
và 17
Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ 
Xây dựng, ngày 27/1/2011 về Hướng 
dẫn đánh giá môi trường chiến lược 
trong đồ án QHXD, QHĐT
Điều 12. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong 
quy hoạch chung đã đề xuất các khu vực cách ly bảo vệ môi 
trường (các không gian xanh, hành lang bảo vệ sông hồ, các khu 
vực hạn chế phát triển...).
Điều  ... i 
ma sát giữa các hạt cốt liệu tăng làm giảm tính lưu động của 
HHBT; mặt khác sự dính bám giữa hồ xi măng với bề mặt 
cốt liệu được cải thiện làm vùng chuyển tiếp giữa đá xi măng 
và hạt cốt liệu sau khi rắn chắc trở nên bền vững hơn, do đó 
cường độ mẫu bê tông này cũng được cải thiện. Đối với mẫu 
chỉ sử dụng cát tự nhiên loại mịn, để HHBT đạt độ sụt xấp xỉ 
như hỗn hợp (1) đã phải tăng lượng dùng nước, điều này làm 
suy giảm đáng kể cường độ của nó.
3.5. Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế
Để đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hỗn 
hợp cát nghiền và cát tự nhiên hạt mịn trong chế tạo BT, đề 
tài tính toán sơ bộ giá thành nguyên vật liệu của các cấp phối 
bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật: mác M30, độ sụt SN = 12 - 16 
cm, cụ thể:
+ Cấp phối 1 (sử dụng hỗn hợp cát, thành phần BT tối 
ưu đã thiết kế ở trên): X = 384kg; Cn = 646kg; Cm = 440kg; 
Đ=743kg; N = 185kg; PGSD = 3,45kg.
+ Cấp phối 2 (sử dụng cát vàng Mđl = 2,69; thiết kế 
theo [6]): X = 404kg; Cv = 628g; Đ = 1158kg; N = 187kg; 
PGSD=4,0kg.
+ Cấp phối 3 (sử dụng cát nghiền, thiết kế theo [7]): 
X=392kg; Cn = 521kg; Đ = 1263kg; N = 205kg; PGSD=3,53kg.
Tính toán cho thấy giá thành vật liệu cho 1m3 bê tông ứng 
với từng cấp phối là: CP1 - 654.991 đồng; CP2 - 748.203 
đồng; CP3 - 696.254 đồng (theo đơn giá VLXD tại thị trường 
Hà Nội quý IV năm 2017 [8]). Theo đó cho thấy việc sử dụng 
phối hợp cát nghiền và cát tự nhiên hạt mịn hợp lý giúp giảm 
chi phí vật liệu lần lượt khoảng 14,23% và 6,3% so với bê 
tông chỉ sử dụng cát vàng tự nhiên hoặc cát nghiền.
4. Kết luận
- Hỗn hợp cát nhân tạo và cát thiên nhiên loại mịn có thể 
được sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông mà vẫn đảm bảo 
yêu cầu kinh tế - kỹ thuật.
- Bằng phương pháp nghiên cứu đã sử dụng, xác định 
được thành phần hợp lí của hỗn hợp cát, tùy thuộc mác của 
BT (hay tỷ lệ N/X). Trong nghiên cứu này đã xác định được 
thành phần tối ưu của bê tông sử dụng phối hợp cát tự nhiên 
hạt mịn và cát nghiền:
X = 384 kg; Cn = 646 kg; Cm = 440 kg; Đ = 743 kg; N = 
185 kg; PGSD = 3,84 kg.
Với N/X = 0,48 giá trị phù hợp của hàm lượng cát nghiền 
trong hỗn hợp cát và mức ngậm cát của cốt liệu tương ứng 
là 60% và 59%.
- Tính toán sơ bộ giá thành vật liệu cho 1m3 bê tông cho 
thấy việc sử dụng phối hợp cát nghiền và cát tự nhiên hạt 
mịn hợp lý giúp giảm chi phí vật liệu lần lượt khoảng 14,23% 
và 6,3% so với bê tông chỉ sử dụng cát vàng hạt thô hoặc 
cát nghiền./.
T¿i lièu tham khÀo
1. Bazenov IU., Bạch Đình Thiên, Trần Ngọc Tính, Công nghệ 
bê tông, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2009.
2. Bộ Xây dựng, Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các 
loại, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2000. 
3. Trần Hoàng Hân, Nghiên cứu sử dụng cát nhân tạo thay thế 
cát tự nhiên làm cốt liệu cho bê tông tự lèn, Trường Đại học 
Xây dựng, Hà Nội, 2017.
4. Nguyễn Duy Hiếu, Công nghệ bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chất 
lượng cao, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2016.
5. Nguyễn Tấn Quý, Nguyễn Thiện Ruệ, Giáo trình Công nghệ 
bê tông xi măng tập 1 (Lý thuyết bê tông), Nhà xuất bản 
Giáo dục. Hà Nội, 2000. 
6. Nguyễn Minh Tuyển, Quy hoạch thực nghiệm, Nhà xuất bản 
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
7. TCVN 9382:2012 - Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê 
tông sử dụng cát nghiền.
8. UBND Thành phố Hà Nội, Giá vật liệu xây dựng quý 
IV/2017.
95 S¬ 31 - 2018
TIN T¸C & S¼ KIªN
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
trao bằng thạc sĩ
Chiều 18/08/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã 
long trọng tổ chức Lễ trao bằng thạc sĩ (khóa 2016 - 2018) 
cho 411 học viên cao học thuộc các chuyên ngành: Kiến trúc 
công trình, Quy hoạch vùng đô thị, Quản lý đô thị và công 
trình, Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp 
và Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.
Tới dự buổi lễ; về phía khách mời có ông Lê Minh Đức - 
Đại diện Công ty CPVLXD Đông Dương - Nhà tài trợ chính 
cho chương trình.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS.TS.KTS. Lê 
Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS.KTS. 
Ngô Thị Kim Dung- Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng 
Nhà trường; PGS.TS. Lê Anh Dũng - Thường vụ Đảng ủy, 
Phó Hiệu trưởng và PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu 
trưởng . PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội 
đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo. Dự buổi lễ còn có các 
thầy giáo, cô giáo lãnh đạo các đơn vị; các nhà khoa học và 
đặc biệt là các tân Thạc sĩ cùng gia đình, bạn bè và đồng 
nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phương - Trưởng khoa Sau 
đại học đọc Báo cáo tổng kết khóa 2016 - 2018; công bố 
Quyết định Tốt nghiệp và cấp bằng Thạc sĩ; Quyết định khen 
thưởng các học viên có thành tích trong học tập và công tác.
PGS.TS. KTS. Lê Quân đã phát biểu và chúc mừng các 
tân Thạc sĩ. Hiệu trưởng Lê Quân cho biết: “Trong năm qua, 
được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, công tác đào tạo sau đại học của Trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất 
lượng đào tạo và tiến tới hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo 
sau đại học của nhà trường đã luôn đáp ứng yêu cầu phát 
triển của kinh tế xã hội đất nước”
PGS.TS. KTS. Lê Quân cũng gửi lời cảm ơn sự quan 
tâm của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội trong việc đào tạo cán bộ có trình độ, phục vụ tốt 
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiệu 
trưởng cũng cảm ơn sự hợp tác của các nhà khoa học, các 
thầy cô giáo, sự cố gắng nỗ lực của các tập thể giảng viên, 
cán bộ, viên chức và các học viên; sự quan tâm, tạo điều 
kiện giúp đỡ và tài trợ của các cơ quan, các tập đoàn, các hội 
nghề nghiệpvì sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường.
Seminar khoa học: Khảo sát số lượng 
BIM thông minh của CubiCost
Sáng 23/8/2018 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; 
Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Khoa Xây dựng phối hợp 
với CubiCost Việt Nam tổ chức seminar khoa học với chủ đề 
“Khảo sát số lượng BIM thông minh”.
Tham dự buổi seminar có PGS.TS. Lê Anh Dũng - Phó 
Hiệu trưởng nhà trường. Về phía CubiCost Việt Nam có ông 
Tổng Giám đốc Frank Cui.
CubiCost là thương hiệu mới của Glodon trên thị trường 
quốc tế chuyên cung cấp các giải pháp về chi phí cho khách 
hàng. CubiCost bao gồm 4 phần mềm riêng biệt trên nền 
tảng BIM (TAS, TRB, TME, TBQ). Bộ phần mềm này đáp 
ứng hầu hết các yêu cầu của dự toán chi phí xây dựng. Mô 
hình BIM và các dữ liệu liên quan có thể dễ dàng trao đổi 
giữa các phần mềm, tạo khả năng dự toán chi phí một cách 
chuyên nghiệp, hiệu quả và chính xác.
Tại Việt Nam, việc áp dụng BIM trong thiết kế, xây dựng 
và quản lý vận hành công trình còn hạn chế. Tuy nhiên, các 
chuyên gia hàng đầu đánh giá BIM là một xu thế tất yếu của 
ngành Xây dựng trong tương lai. Đây là cơ hội cho các kỹ sư 
xây dựng tương lai, nắm bắt xu hướng và có kế hoạch đầu 
tư nghiêm túc phát triển sự nghiệp của bản thân.
Mô hình hóa thông tin công trình BIM là quá trình tạo lập 
và sử dụng mô hình thông tin trong các khâu thiết kế, xây 
dựng và vận hành của công trình. BIM đã được ngành xây 
dựng của nhiều quốc gia áp dụng và được đánh giá là xu 
hướng công nghệ chủ đạo của ngành Xây dựng trong tương 
lai. Việc triển khai hợp tác đào tạo, tổ chức các cuộc hội thảo, 
seminar chuyên ngành và đưa ứng dụng BIM vào giảng dạy 
tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tạo cơ hội công tác đào 
tạo tiếp cận các công nghệ mới cũng như mở ra nhiều cơ hội 
việc làm cho các sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp
Tiếp và làm việc với công ty tư vấn 
Minami Fuji Nhật Bản
Chiều 08/8/2018 , PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó 
Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tiếp và làm 
việc với đoàn chuyên gia đến từ Công ty tư vấn Minami Fuji 
Nhật Bản.
PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh đã giới thiệu với đoàn 
về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao 
công nghệ và hợp tác quốc tế của Nhà trường.
Đại diện Công ty tư vấn Minami Fuji Nhật Bản đã trao đổi 
về việc cùng phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
tổ chức các cuộc thi dành cho sinh viên, khuyến khích sinh 
viên tham gia các cuộc thi mang tầm cỡ Quốc tế. Minami 
Fuji sẽ tiếp nhận đào tạo sinh viên Trường Đại học Kiến 
trúc Hà Nội sau khi ra trường có nhu cầu học tập và làm việc 
tại Nhật Bản.
PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao những chí 
hợp tác của của Công ty Nhật Bản và cho rằng hợp tác này 
sẽ mang thêm nhiều cơ hội cho sinh viên Nhà trường. Nhà 
trường đã đặt quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, 
các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, phi chính phủ trên 
thế giới. Riêng với Nhật Bản, Nhà trường đã có quan hệ 
truyền thống với một số trường đại học, tập đoàn và đã phối 
hợp tổ chức nhiều chương trình giao lưu, triển lãm, hội thảo, 
workshop mang tính khoa học.
PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh ghi nhận các ý kiến trao 
đổi và hoan nghênh đề xuất cùng Minami Fuji tổ chức các 
diễn đàn, triển lãm và hy vọng chuyến thăm và làm việc tại 
Việt Nam lần này của Minami Fuji sẽ mở ra một mối quan hệ 
hợp tác mới, tiến tới cùng xây dựng một chương trình hợp 
tác về mọi mặt giữa hai tổ chức.
Hợp tác giữa trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội và Hội các trường đại học Đài 
Loan
Ngày 14/08/2018 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
(HAU) đã diễn ra Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Hội các trường đại học 
Đài Loan.
Tham dự lễ ký kết, về phía Trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu 
trưởng Nhà trường; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó 
Hiệu trưởng Nhà trường cùng đại diện lãnh đạo Viện Đào 
96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
TIN T¸C & S¼ KIªN
THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI 
CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG
1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu 
của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp 
chí nào khác.
2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được 
đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản 
(phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề 
dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm).
3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh 
thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ 
và ảnh phải được chú thích đầy đủ.
4. Các công thức và các thông số có liên quan phải 
được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công 
thức hoặc các thành phần của công thức có trên các 
dòng văn bản).
5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các 
thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ 
biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa 
học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang 
trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính).
6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện 
thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội 
dung bài báo.
7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các 
từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt 
bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 
từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết.
8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung 
khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo 
phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc 
các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, 
những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề 
cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng 
tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 
trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng 
không quá 8 trang.
9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch 
tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công 
nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự.
10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./.
tạo và Hợp tác Quốc tế, lãnh đạo các khoa, phòng ban chức 
năng trong Trường.
Về phía Hội các trường đại học Đài Loan có GS. Lưu 
Quốc Vũ - Trưởng Bộ phận Hợp tác Quốc tế, Khoa Kỹ sư 
Điện, Trường Đại học Minh Tuyến; PGS.TS. Quách Phú 
Thành - Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc và PGS.TS. 
Fu-Sheng Shih - Đại học Đông Ngô.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Hội các trường đại 
học Đài Loan cùng thỏa thuận hợp tác với các nội dung: Trao 
đổi giảng viên, sinh viên, nhà khoa học; Thực hiện các dự án 
hợp tác nghiên cứu; Tổ chức các khóa giảng bài và hội nghị, 
hội thảo chuyên đề; Trao đổi thông tin và tài liệu học tập cùng 
các thỏa thuận thúc đẩy hợp tác học thuật khác trong phạm 
vi và sứ mệnh của cả hai tổ chức
Phát biểu tại lễ ký kết hợp tác, Hiệu trưởng Lê Quân bày 
tỏ sự vui mừng khi kế hoạch hợp tác giữa HAU và Hội các 
trường đại học Đài Loan được khởi động ngay từ những 
ngày đầu năm học mới. Hiệu trưởng hy vọng đây là dấu hiệu 
tốt cho một năm học sôi nổi và hiệu quả.
Đại diện phía Đài Loan cho rằng việc ký biên bản ghi nhớ 
hợp tác giữa hai bên là sự kiện quan trọng góp phần thúc 
đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy, trao đổi giảng viên, học viên 
và sinh viên, đồng thời củng cố và phát triển mối quan hệ 
hữu nghị vốn có.
Tiếp và làm việc với Công ty Traum Việt 
Nam
Chiều 16/8/2018; PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu 
trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tiếp và làm việc 
với đại diện lãnh đạo Công ty TRAUM Việt Nam tới thăm và 
đặt quan hệ hợp tác.
Lãnh đạo Nhà trường và đại diện TRAUM Việt Nam đã 
trao đổi các thông tin và giới thiệu sơ lược về lịch sử, quy mô 
cũng như vai trò và vị trí của mỗi bên.
Traum Việt Nam là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất 
khẩu lao động Nhật Bản với 4 năm kinh nghiệm đã được Bộ 
Lao động - Thương binh - Xã hội cấp phép hoạt động. Hàng 
năm, Traum Việt Nam đã trợ giúp hàng ngàn lao động sang 
Nhật Bản làm việc với mức lương tốt, giúp giải quyết một 
phần vấn đề việc làm và tạo cơ hội vươn lên chứng tỏ bản 
thân. Rất nhiều tu nghiệp sinh, thực tập sinh sau khi kết thúc 
hợp đồng làm việc đã về nước mở công ty, cửa hàng, xưởng 
kinh doanh và đã có những thành công vượt bậc.
Đầu năm 2018, TRAUM được Hiệp hội xuất khẩu lao 
động Việt Nam VAMAS đánh giá xếp hạng 5 sao trong việc 
thực hiện bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp 
hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm 
việc. Với chứng nhận này, TRAUM đã chính thức trở thành 
một trong những doanh nghiệp phái cử lao động uy tín nhất 
tại Việt Nam trong số hơn 300 đơn vị phái cử có giấy phép 
xuất khẩu lao động của Bộ LĐTB&XH.
Đại diện TRAUM Việt Nam đã khen ngợi nỗ lực học hỏi 
và làm việc của sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra 
trường. Đại diện TRAUM cũng cam kết tạo mọi điều kiện hỗ 
trợ về học bổng; tổ chức các cuộc thi dành cho sinh viên Kiến 
trúc, khuyến khích sinh viên có thể tham gia vào các cuộc thi 
mang tầm cỡ quốc tế. TRAUM cũng sẽ tiếp nhận đào tạo 
sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sau khi ra trường 
có nhu cầu học tập và làm việc tại Nhật Bản.
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao những ý tưởng 
về chương trình hợp tác mà đại diện TRAUM đề xuất và cho 
rằng việc tiếp cận các chương trình hợp tác với Nhật Bản 
sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên áp dụng kiến 
thức và trau dồi kỹ năng trong môi trường công nghiệp quốc 
tế, tăng cường cơ hội học và sử dụng ngoại ngữ trong thời 
đại hội nhập.

File đính kèm:

  • pdflong_ghep_ung_pho_bien_doi_khi_hau_trong_quy_hoach_chung_do.pdf