Kiến trúc sinh khí hậu - Trần Công Danh

MỞ ĐẦU

1. Chương 1: KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIÊM

KHÍ HẬU VIỆT NAM;

2. Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC - KHÍ HẬU -

CON NGƯỜI;

3. Chương 3: TIỆN NGHI SINH KHÍ HẬU;

4. Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU VIỆT NAM.

pdf 70 trang phuongnguyen 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến trúc sinh khí hậu - Trần Công Danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến trúc sinh khí hậu - Trần Công Danh

Kiến trúc sinh khí hậu - Trần Công Danh
Ths. KTS. TRẦN CÔNG DANH
03-2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐH QUỐC GIA TP.HCM
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN KIẾN TRÚC
KIẾN TRÚC
SINH KHÍ HẬU
1
 THUYẾT TRÌNH NHÓM: 10%
 BÀI TẬP LỚN: Thực hiện theo nhóm 30%
 SEMINAR: Giao lưu với các KTS, chuyên gia5%
 THAM QUAN : Tham quan 1 công trình điển hình có áp dụng
các giải pháp thiết kế sinh khí hậu. 5%
 THI CUỐI KỲ: Thi viết 50%
ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
2
MỞ ĐẦU
1. Chương 1: KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIÊM 
KHÍ HẬU VIỆT NAM;
2. Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC - KHÍ HẬU -
CON NGƯỜI;
3. Chương 3: TIỆN NGHI SINH KHÍ HẬU;
4. Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 
THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU VIỆT NAM.
NỘI DUNG MÔN HỌC
3
1. KHÍ HẬU KIẾN TRÚC
việt Hà – Nguyễn Ngọc Giả - NXB Xây Dựng.
2. KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI ẨM
PGS.TS Hoàng Tuy Thắng - NXB Xây Dựng.
3. KIẾN TRÚC SINH KHÍ HẬU
PGS.TS Phạm Đức Nguyên - NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
4. NHIỆT VÀ KHÍ HẬU KIẾN TRÚC
Phạm Ngọc Đăng – Phạm Hải Hà - NXB Xây Dựng.
5. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU VIỆT NAM
Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hòa, Trần Quốc Bảo - NXB Khoa Học & Kỹ Thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC SINH KHÍ HẬU
 Kiến trúc sinh khí hậu (bioclimatic architecture) là kiến trúc có xem xét đến 
điều kiện khí hậu của địa điểm tác động tới con người.
 Kiến trúc sinh khí hậu trước hết là kiến trúc vì con người, vì xã hội, vì môi 
trường sống của địa phương, quốc gia và thế giới. 5
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC SINH KHÍ HẬU
 Thiết kế và xây dựng các đô thị, công trình phù hợp với điều kiện khí 
hậu địa phương.
 Tận dụng tối đa môi trường - thiên nhiên thuận lợi.
 Nâng cao điều kiện sống tiện nghi và bảo vệ sức khoẻ cho con người 
trong các công trình.
 Khai thác nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng 
lượng nhân tạo.
 Tiết kiệm kinh phí đầu tư và sử dụng.
 Giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái trái đất.
6
1.1 CÁC YẾU TỐ CỦA KHÍ HẬU TOÀN CẦU 
1.1.1 Mặt trời
1.1.2 Hoàn lưu khí quyển
1.1.3 Độ ẩm không khí
1.1.4 Chế độ mưa
1.1.5 Bề mặt địa hình
1.1.2 Thảm thực vật
1.2 PHÂN VÙNG KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 
1.3 VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
1.4 KHÍ HẬU VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. KHÍ HẬU TOÀN CẦU & NHỮNG 
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
7
Khí hậu là quy luật diễn biến của thời tiết theo thời gian tại một khu vực, 
vùng lãnh thổ nhất định. 
Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
Những yếu tố tự nhiên tác động hình thành nên 
khí hậu toàn cầu và khu vực vùng lãnh thổ 
Mặt trời
Hoàn lưu 
khí quyển
Độ ẩm 
không khí
Chế độ 
mưa
Bề mặt 
địa hình
Thảm 
thực vật
Khí hậu
8
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
BỨC XẠ MẶT TRỜI
Mặt trời là nhân tố quan trọng quyết định đến sự hình thành khí hậu 
trên toàn cầu. Mặt trời cung cấp năng lượng (nhiệt & ánh sáng) cho 
sự sống và các quá trình biến đổi trên trái đất.
Biểu đồ quang phổ mặt trời và các loại sóng
9
MẶT TRỜI
BỨC XẠ MẶT TRỜI
a. Phản xạ từ mặt đất: 5% 
b. Phản xạ từ đám mây: 20%
c. Khí quyển hấp thu: 25%
d. Tán xạ tới mặt đất (H): 23%
e. Trực xạ tới mặt đất (S): 27%
Bức xạ mặt trời xuyên qua khí quyển tới mặt đất
Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
Tổng năng lượng BXMT 
truyền xuống mặt đất
J = H + S (kcal/cm² phút)
Tổng cộng tới mặt đất: 50% 10
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG BỨC XẠ NGÀY CỦA CÁC THÁNG Ở VIỆT NAM 
(cal/cm² /ngày)
Tháng Hà Nội Đà
Nẵng
Quy 
Nhơn
Nha
Trang
Tp 
HCM
Pleiku
1 236 236 278 339 346 374
2 230 297 337 404 422 495
3 222 357 406 461 456 495
4 309 420 461 515 434 515
5 469 439 429 540 369 482
6 445 447 425 527 389 463
7 466 468 409 473 385 453
8 407 413 409 499 369 393
9 405 465 347 492 348 389
10 373 314 331 338 331 406
11 281 237 267 276 325 359
12 270 240 214 368 335 346
Năm 317 372 362 452 376 431 11
TRÁI ĐẤT - MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 
HÌNH THÀNH NÊN 4 MÙA
12
TRÁI ĐẤT - MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 
HÌNH THÀNH NÊN 4 MÙA
Trong 1 chu kỳ di chuyển quanh
mặt trời, chúng ta có những cột
mốc mà thời tiết thay đổi rõ rệt
cho 4 mùa.
• Xuân phân 21/3 : Xuân
• Hạ chí 21/6 : Hạ
• Thu phân 23/9 : Thu
• Đông chí 21/12 : Đông
14
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
GÓC CAO ĐỘ h VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ A CỦA MẶT TRỜI
 Góc cao độ h: là góc hợp bởi mặt phẳng chân trời với độ cao mặt trời tại 
điểm quan sát.
 Góc phương vị A: là góc hợp bởi phương chính Nam với hình chiếu của 
mặt trời trên mặt phẳng chân trời. 16
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
GÓC CAO ĐỘ h VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ A CỦA MẶT TRỜI
17
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
CÔNG THỨC TÍNH GÓC CAO ĐỘ h VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ A
 Góc cao độ h
 Góc phương vị A
Sin h = Sin δ + Cos φ + Cos φ x Cos δ x Cos t 
Sin A = 
φ : Vĩ độ địa lý của địa phương (Ví dụ: Hà Nội 21ºB, TP.HCM 10º42B)
δ : Góc xích vĩ (góc hợp bởi tia nắng mặt trời với mặt phẳng xích đạo)
t : Góc giờ, tính theo giờ trung bình mặt trời, mỗi giờ tương ứng 15º 
Buổi sáng : - t Buổi chiều : + t 
Chính Đông : t =- 90 Chính Tây : t =+ 90
Chính Ngọ : t =0
Cos δ x Sin t
Cos h
18
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
GÓC XÍCH VỸ δ CỦA MỘT SỐ NGÀY ĐẶC TRƯNG
19
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI
Cylindrical Sun Path Diagram 
BIỂU ĐỒ HÌNH TRỤ
20
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI
Cylindrical Sun Path Diagram
BIỂU ĐỒ HÌNH TRỤ
21
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI
Stereographic Sun Path Diagram
BIỂU ĐỒ THEO PHÉP CHIẾU NỔI
22
MẶT TRỜI Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
VAI TRÒ CỦA BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI
1. Nghiên cứu quỹ đạo chuyển động của mặt trời nhằm xác định phương hướng,
hình khối công trình tối ưu về năng lượng: chiếu sáng và thông gió tự nhiên,
tiết kiệm và giảm tiêu hao năng lượng công trình, tối ưu hóa các thiết bị thu
năng lượng bức xạ mặt trời.
2. Xác định và ứng dụng các hình thức che chắn hợp lý (lam, ô-văng, pergola)
nhằm hạn chế sự chiếu rọi của BXMT (che nắng, chống nóng) lên các bề
mặt của cấu trúc và vào bên trong công trình.
23
Nghiên cứu bức xạ tác động lên công trình
Nghiên cứu chuyển động mặt trời nhằm đảm bảo sân trong luôn luôn
tiếp nhận được ánh sáng tự nhiên 24
Tối ưu hóa các thiết bị thu năng lượng bức xạ
Rotating Girasole Home Follows the Australian Sun
25
Tối ưu hóa các thiết bị thu năng lượng bức xạ
ROTATING GIRASOLE HOME FOLLOWS THE AUSTRALIAN SUN
26
3. Nghiên cứu bóng đổ công trình, sự ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các
công trình lân cận.
27
MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ MẶT TRỜI BIỂU KIẾN
28
BIỂU ĐỒ MẶT TRỜI BIỂU KIẾN
29
HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
Hoàn lưu khí quyển là sự di chuyển của các khối không khí trên bề mặt trái đất.
Hoàn lưu khí quyển
Hoàn lưu tín phong Hoàn lưu gió mùa
 Hoàn lưu tín phong (gió mậu dịch): gió thổi theo 1 hướng nhất định trong 
năm do cán cân BXMT và do quá trình tự quay của trái đất quanh trục. 
 Hoàn lưu gió mùa: gió thổi theo mùa, đổi hướng 2 lần/năm chủ yếu do 
chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương, gió mùa hải dương vào mùa 
Hè, gió mùa lục địa vào mùa Đông.
30
HOA GIÓ Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
 Hướng gió: Chia thành 8 hoặc 16 hướng.
 Vận tốc gió: m/s, km/h
 Tần suất gió: số lần xuất hiện gió trên mỗi hướng, đơn vị %
 % : Tần suất lặng gió
%
31
8.8
Summer Winter
> 3m/s
2-3m/s
1-2m/s
10%
Hà Nội
28.4% 33.6%
> 3m/s
2-3m/s
1-2m/s
10%
Dry season (Mar, Apr, May) Rainy season (Jul, Aug, Sep)
TP.HCM
Các yếu tố của khí hậu toàn cầuHOA GIÓ
32
Các yếu tố của khí hậu toàn cầuMỘT SỐ KIỂU HOA GIÓ
33
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG
Độ ẩm tuyệt đối f: là số gam hơi nước chứa trong 1 đơn vị khối lượng hoặc thể
tích không khí, đơn vị: g/m3.
Độ ẩm tương đốiφ: là tỷ số giữa độ ẩm không khí ở trạng thái khảo sát so với
trạng thái bão hòa hơi nước của khối không khí ở cùng nhiệt độ, đơn vị: %.
Độ ẩm cực đại F: là độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa hơi
nước ở áp suất và nhiệt độ xác định (đơn vị: g/m3)
φ = (f/F)x100%
 Độ ẩm tương đối được xét đến trong các yêu cầu về vệ sinh lao động, tính 
toán độ tiện nghi cho con người, tính toán bảo vệ độ bền vật liệu, chống ẩm 
mốc cho môi trường... 34
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
TRƯỜNG HỢP 1
Tăng nhiệt độ: T0C lên T10C (T1>T)
Khả năng chứa ẩm tối đa: tăng từ F lên F1 (F1>F)
 Độ ẩm tương đối φ1 =(f/F1)x100% < φ =(f/F)x100%
 Không khí trở nên khô hơn.
TRƯỜNG HỢP 2
Giảm nhiệt độ: T0C lên T20C (T2<T)
Khả năng chứa ẩm tối đa: giảm từ F lên F2 (F2<F)
 Độ ẩm tương đối φ2 =(f/F2)x100% > φ =(f/F)x100%
 Không khí trở nên ẩm hơn
TRƯỜNG HỢP 3
Tiếp tục giảm nhiệt độ cho đến khi khả năng chứa hơi ẩm tối đa F1=f
 Không khí sẽ bão hòa hơi nước
 Độ ẩm tương đối φi =(f/Fi)x100% =100% 
 Nhiệt độ ở trạng thái này gọi là nhiệt độ điểm sương 35
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
BIỂU ĐỒ TRẠNG THÁI 
KHÔNG KHÍ
Humidity Charts
36
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ ẨM
 Chu kỳ ngày và đêm: 
Ban ngày lớp không khí sát mặt đất bị nung nóng Độ ẩm tương đối 
giảm Tốc độ bốc hơi nước tăng. 
Ban đêm trời mát, độ ẩm tương đối tăng đến điểm bảo hòa hơi nước, 
hơi ẩm thừa sẽ ngưng tụ dưới dạng hạt sương nên còn gọi là “điểm 
sương”. 
 Chế độ gió, nguồn gốc gió, sự biến tính của gió
 Địa hình
 Nhận xét: Nhiệt độ và độ ẩm tạo nên sắc thái đa dạng của thời 
tiết, tác động đến điều kiện vi khí hậu trong công trình kiến trúc ảnh 
hưởng trực tiếp sức khỏe người sử dụng. 
37
CHẾ ĐỘ MƯA Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
 Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh (các dạng 
mưa: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa tuyết, sương) 
Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị 
bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác 
của sự ngưng đọng.
 Chế độ mưa ảnh hưởng lớn đến thiết kế công trình trong việc giải
quyết thoát nước mưa, chống thấm công trình, chống mưa tạt vào nhà 
 Thiết kế Kiến trúc cần quan tâm đến 3 đặc trưng sau:
 Vũ lượng mưa (đơn vị mm): chiều dày lớp nước mưa tạo ra trên mặt
phẳng ngang. Trị số này thường đặc trưng cho lượng mưa trung bình
trong 1 ngày, tháng, mùa và năm.
 Số ngày mưa kết hợp với vũ lượng mưa có thể xác định mùa khô hay 
mùa mưa của từng địa phương. 
 Hướng gió trong khi mưa, góc nghiêng của mưa (độ tạt) 38
CHẾ ĐỘ MƯA Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
Hiệu ứng “Phơn” (Foehn) 
Mưa trong thành phố 39
YẾU TỐ ĐỊA HÌNH Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
Địa hình: mức độ bằng phẳng và độ trống trải của khu vực, độ dốc của 
địa hình, hướng dốc, sự có mặt đồi núi và độ cao của chúng, có thung 
lũng nằm trong hoặc nằm kề khu đất, có sông ngòi hay ao hồ
Mặt đất: có hay không sự can thiệp tự nhiên của con người (đất hoang 
hay đất trồng trọt, đất xây dựng), tính phản xạ, thẩm thấu, mức độ ô 
nhiễm, ảnh hưởng tới thực vật và ảnh hưởng của nó ngược lại đến khí 
hậu (thực vật, đường lát, mặt nước)
Các vật thể: như cây cối, vị trí khu đất, công trình, có thể gây ảnh 
hưởng đến hướng gió, vận tốc gió, tạo ra bóng đổ trên mặt đất và lên 
công trình, khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất và bề mặt công trình.
 Các yếu tố này kết hợp lại có thể tạo cho khu vực nghiên cứu có các 
đặc điểm khí hậu đặc trưng riêng biệt so với đại khí hậu. 
40
THẢM THỰC VẬT Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
 Hệ thống cây xanh – thảm thực vật có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có 
khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi 
nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi 
nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
 Bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi 
độc hại. ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà 
mực nước ngầm. 
 Hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.
41
1.1. Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
1.1.1 Mặt trời
1.1.2 Hoàn lưu khí quyển
1.1.3 Độ ẩm không khí
1.1.4 Chế độ mưa
1.1.5 Bề mặt địa hình
1.1.2 Thảm thực vật
1.2. Phân vùng khí hậu trên thế giới
1.3. Vùng khí hậu nhiệt đới
1.4. Khí hậu Việt Nam
Chương 1. KHÍ HẬU TOÀN CẦU & NHỮNG ĐẶC ĐIỂM 
KHÍ HẬU VIỆT NAM
42
Một cách tổng quan khí hậu trên thế giới có thể chia thành 3 kiểu chính
như sau:
1. Khí hậu nhiệt đới: Đới nóng, dải nhiệt đới nằm 2 bên đường xích
đạo đến lân cận 2 đường vỹ tuyến 30º Bắc và Nam. Khí hậu nhiệt
đới lại chia thành 2 loại: Nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô.
2. Khí hậu ôn đới: Đới ôn hòa, hai dải ôn đới nằm giữa 2 khoảng vỹ
tuyến 60º Bắc và Nam.
3. Khí hậu hàn đới: Đới lạnh, hai dải hàn đới nằm từ vỹ tuyến 60º về
các cực Bắc và Nam của Trái đất. 
CÁC VÙNG KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
43
CÁC VÙNG KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
Bản đồ các vùng khí hậu trên thế giới
HÀN ĐỚI
ÔN ĐỚI
NHIỆT ĐỚI
ÔN ĐỚI
HÀN ĐỚI
44
CÁC VÙNG KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
Bản đồ các vùng khí hậu trên thế giới
45
1.1. Các yếu tố của khí hậu toàn cầu
1.1.1 Mặt trời
1.1.2 Hoàn lưu khí quyển
1.1.3 Độ ẩm không khí
1.1.4 Chế độ mưa
1.1.5 Bề mặt địa hình
1.1.2 Thảm thực vật
1.2 Phân vùng khí hậu trên thế giới
1.3. Vùng khí hậu nhiệt đới
1.4 Khí hậu Việt Nam
Chương 1. KHÍ HẬU TOÀN CẦU & NHỮNG ĐẶC ĐIỂM 
KHÍ HẬU VIỆT NAM
46
Vùng khí hậu nhiệt đới
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
Những vùng khí hậu nóng về cơ bản nằm giữa 2 chí tuyến Cancer và
Capricorn của trái đất với các đặc trưng sau:
 Diện tích dải khí hậu nhiệt đới lớn hơn 1/3 diện tích trái đất.
 Nhiệt độ trung bình hàng năm ≥ 200C
 Độ ẩm cao hoặc độ khô rất cao
 Lượng mưa hàng năm cao
 Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt..
 Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng rụng lá 
vào mùa khô, rừng ngập mặn...
47
Vùng khí hậu nhiệt đớiBẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI THẾ GIỚI
48
KHÍ HẬU XÍCH ĐẠO
KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI KHÔ
Vùng khí hậu nhiệt đới
49
KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM – NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
KHÍ HẬU ĐỊA TRUNG HẢI
Vùng khí hậu nhiệt đới
50
KHÍ HẬU NÓNG VÙNG CAO
KHÍ HẬU SA MẠC
Vùng khí hậu nhiệt đới
51
Vùng khí hậu nhiệt đới
52
1.1. CÁC YẾU TỐ CỦA KHÍ HẬU TOÀN CẦU 
1.1.1 Mặt trời
1.1.2 Hoàn lưu khí quyển
1.1.3 Độ ẩm không khí
1.1.4 Chế độ mưa
1.1.5 Bề mặt địa hình
1.1.2 Thảm thực vật
1.2 PHÂN VÙNG KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 
1.3. VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
1.4 KHÍ HẬU VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. KHÍ HẬU TOÀN CẦU & NHỮNG ĐẶC ĐIỂM 
KHÍ HẬU VIỆT NAM
53
Khí hậu Việt Nam
ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHÍ HẬU VIỆT NAM
 Khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu tác 
động gió mùa.
 Nhiệt độ thấp hơn so với các vùng 
nhiệt đới khác. Tuy nhiên lượng mưa 
và độ ẩm cao hơn.
 Lãnh thổ kéo dài 15 vỹ tuyến, ¾ là 
đồi núi. 
 Khí hậu Việt Nam có thể phân chia 
thành 2 miền, lấy đèo Hải Vân – vỹ 
tuyến 16ºB làm ranh giới.
54
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC
Phần lãnh thổ phía Bắc đèo Hải Vân thuộc loại hình khí hậu đặc biệt: 
Nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh.
 Đặc điểm nổi bật là có nền nhiệt độ mùa Đông hạ thấp đáng kể. Thấp
hơn 4-5ºC so với các khu vực khác trên cùng vỹ tuyến.
 Khí hậu không có 4 mùa theo Mặt trời mà chỉ có 2 mùa theo mùa gió, với
1 thời kỳ chuyển tiếp ngắn xen giữa (tháng 9 và tháng 10-11). Mùa Đông
lạnh ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều
 Tính bất ổn định cao trong diễn biến thời tiết khí hậu
 Chịu tác động của gió “Phơn” (Foehn) hình thành kiểu thời tiết khô
nóng rất đặc trưng và thời tiết gió Tây, tồn tại khá mạnh mẽ trên toàn bộ
vùng ven biển phía Đông Trường Sơn.
Khí hậu Việt Nam
55
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
Phần lãnh thổ phía Nam đèo Hải Vân thuộc loại hình khí hậu gió mùa
điển hình với các đặc điểm sau:
 Đặc điểm cơ bản là có nền nhiệt độ cao, gần như không thay đổi quanh
năm. Nhiệt độ trung bình năm: 26-27ºC. Chênh lệch nhiệt độ tháng nóng
và lạnh nhất không quá 4-5ºC.
 Một năm có thể phân biệt thành 2 mùa: mùa khô trùng với mùa Đông, 
mùa mưa trùng với gió mùa mùa hè. 
 Mùa mưa độ ẩm vượt trên 85%, mùa khô độ ẩm xuống thấp khoảng
75%.
 Khí hậu miền Nam ít biến động nhất là trong chế độ nhiệt.
Khí hậu Việt Nam
56
Biến thiên nhiệt độ ở Hà Nội
Khí hậu Việt Nam
Biến thiên nhiệt độ ở TP.HCM
57
GIÓ MÙA Ở VIỆT NAM
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC GIÓ MÙA ĐÔNG NAM GIÓ MÙA TÂY NAM & GIÓ PHƠN
Khí hậu Việt Nam
GIÓ MÙA TÁC ĐỘNG ĐẾN KHÍ HẬU VIỆT NAM
58
Khí hậu Việt Nam
ĐỊA HÌNH VÀ HƯỚNG GIÓ Ở ĐÔNG NAM Á
59
Khí hậu Việt Nam
BẢN ĐỒ GIÓ MÙA VIỆT NAM
60
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (gió bấc)
 Từ tháng 9 đến cuối tháng 6 năm sau
 Mang theo rét đột ngột, nhiệt độ thay đổi
bất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa
các ngày cao (có khi trên 10º).
 Có 2 loại gió mùa Đông Bắc:
 Gió mùa Đông Bắc cực đới từ vùng
áp cao Mông Cổ & Siberi có tính
chất khô và lạnh.
 Gió mùa Đông Bắc từ biển có tính
lạnh và ẩm.
Khí hậu Việt Nam
61
Khí hậu Việt Nam
GIÓ MÙA ĐÔNG NAM (gió chướng)
 Do sự phân bố khí áp không đều ở phía Bắc và biển Thái Bình Dương
nên gió Đông Nam xuất hiện trong cả mùa nóng và mùa lạnh.
 Mùa lạnh biển nóng hơn lục địa nên khi qua biển Đông không khí trở
thành nóng và ẩm nên gió mùa Đông Nam trong mùa lạnh đem lại thời
tiết ấm áp dễ chịu.
 Mùa nóng biển mát hơn lục địa nên gió mùa Đông Nam mang theo
không khí mát và ẩm.
Nhận xét: 
Gió mùa Đông Nam là loại gió rất tốt, trong
thiết kế kiến trúc cần tận dụng nguồn gió
này để tổ chức thông gió tự nhiên.
62
Khí hậu Việt Nam
GIÓ MÙA TÂY NAM 
 Gió có nguồn gốc từ tín phong Nam bán cầu, ẩm ướt, không nóng.
 Gió mùa khu vực Tây Nam Á nóng và ít ẩm
 Xuất hiện trong mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9.
GIÓ PHƠN (FOEHN - gió Lào)
 Gió phơn nóng khô, nhiệt độ thường >350C làm độ ẩm có thể hạ 
thấp xuống 45%. 
 Số ngày có gió “phơn” khoảng 10-25 ngày/năm, ảnh hưởng chủ yếu 
từ Nghệ An trở vào Thừa Thiên Huế 63
Đặc trưng khí hậu Tiêu chuẩn
nhiệt đới
Bắc Việt Nam Nam Việt Nam
tb năm > 210C 
(theo Milơ)
22-240C Đồng bằng: 25-270C
Tây nguyên: 20-220C
ttháng lạnh nhất > 180C 
(theo Kopen)
15-190C Đồng bằng: 200C
Tây nguyên: 180C
Số tháng có t < 200C < 4 tháng 
(theo Đơmađon)
2-4 tháng Đồng bằng: 0
Tây nguyên: 2-4 tháng
A1 năm 1-60C 
(theo Becgơ)
9-140C 3-50C
Vũ lượng năm 800-1000mm 
(theo Kaigorôđop)
1500-2500mm 1500-2500mm
Gió thịnh hành
mùa đông
Nhiệt đới Nhiệt đới và cực 
đới biến tính
Nhiệt đới
Gió thịnh hành
mùa hè
Nhiệt đới và xích 
đạo (theo Alixop)
Nhiệt đới và xích 
đạo
Nhiệt đới và xích đạo
SO SÁNH 1 SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM VỚI 
TIÊU CHUẨN KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
Khí hậu Việt Nam
64
Khí hậu Việt Nam
LÃNH THỔ VIỆT NAM
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
A1 A2 A3 B4 B5 B6
Theo TCVN 4088-85 lãnh thổ Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu 
lớn, trong từng miền lại chia ra các phân vùng khí hậu xây dựng nhằm 
mục đích phân chia lãnh thổ theo chỉ tiêu đặc trưng về khí hậu phục vụ cho 
công tác thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc.
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
65
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG VIỆT NAM
66
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG VIỆT NAM
67
VÙNG KHÍ HẬU A1
 Vùng núi Đông Bắc, Việt Bắc.
 Vùng chịu tác động trước tiên của gió mùa Đông Bắc vào lãnh thổ Việt Nam.
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng: 26ºC – 27ºC
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: 13ºC – 14ºC
 Mùa đông lạnh nhất Việt Nam nhiệt độ có nơi dưới 0ºC
 Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bố không đều do ảnh
hưởng địa hình.
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC
A1 A2 A3
NHẬN XÉT 
 Là vùng nhận không khí lạnh đầu tiên.
 Không có bão nhưng có lũ quét do độ
dốc địa hình
 Kiến trúc chống lạnh.
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
68
VÙNG KHÍ HẬU A2
 Vùng núi Tây Bắc, Bắc Trường Sơn (Sapa, Lai Châu...)
 Vùng có mùa đông lạnh nhưng ấm hơn vùng A1 và A3.
 Nhiệt độ cao hơn vùng A1, A3: 1oC 3oC
 Chịu tác động của thời tiết gió Tây khô nóng, số ngày có nhiệt độ >40oC 
khoảng 40 ngày/năm.
 Mùa đông ấm và khô. Khí hậu lục địa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và
đêm lớn.
 Không có mưa phùn, lạnh ẩm, nồm ẩm. Bắc Tây Bắc
có vũ lượng mưa cao: 2000-3000mm/năm.
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC
A1 A2 A3
NHẬN XÉT
 Chịu ảnh hưởng của gió Lào.
 Độ ẩm cao, hay xảy ra hiện tượng đọng sương trên bề
mặt kết cấu.Ở nhà sàn chống lũ, chống ẩm. Kiến trúc
chống nóng, chống gió Lào.
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
69
VÙNG KHÍ HẬU A3
 Vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ
Các tỉnh thành: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh...
 Vùng có mùa đông lạnh nhưng ấm hơn vùng A1 do gần biển
 Nhiệt độ trung bình: 23oC-24oC. Biên độ dao động nhiệt độ: 12oC
 Mùa đông ẩm và cuối đông đầu xuân có mưa phùn lạnh ẩm ướt, nồm ẩm
30-40 ngày/năm.
 Chịu tác động của thời tiết gió Tây khô nóng, 
nhiệt độ > 40oC (khoảng 25 ngày/năm vào tháng 4-5)
 Chịu ảnh hưởng của bão ven biển. 
 Bắc Trung bộ có mùa mưa từ giữa mùa hè
(tháng 8) đến giữa mùa đông (tháng 12), lượng
mưa 2500 3000mm/năm
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC
A1 A2 A3
NHẬN XÉT: 
Tính chất gần giống như vùng A2
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
70
VÙNG KHÍ HẬU B4
 Vùng núi Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng).
 Mùa Đông có chịu ảnh hưởng ít của gió mùa Đông Bắc, song mức độ lạnh 
do độ cao địa hình quyết định.
 Mùa hè nóng, cường độ mưa lớn, vũ lượng mưa 1800-2800mm/năm.
 Độ ẩm cao 75-90%.
 Địa hình từ 500-1000m Nhiệt độ giảm 3oC-6oC so với 
đồng bằng.
 Biên độ dao động nhiệt độ: 4oC-5oC.
 Dao động nhiệt ngày đêm lớn: 15oC.
NHẬN XÉT:
Khí hậu ôn hoà, mát mẻ, ở các khu vực núi thấp giải pháp 
kiến trúc chủ yếu vẫn là chống nóng.
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
B4 B5 B6
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
71
VÙNG KHÍ HẬU B5 – B6
 Vùng Đồng bằng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có nhiều nét tương đồng với khí hậu 
xích đạo. Nhiệt độ cao nhất có thể lên đến hơn 40oC.
 Không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ thấp nhất không dưới 10oC 
 Biên độ dao động nhiệt độ: 4oC-5oC.
 Có 2 mùa mưa và nắng trùng với 2 mùa gió.
 Cường độ mưa khá lớn (2000-3000mm) ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ 
có lượng mưa ít hơn (800-1500mm).
NHẬN XÉT
 Kiến trúc tận dụng tối đa thông gió tự nhiên, 
chống nóng.
 Nghiên cứu kiến trúc thích ứng với biến đổi
khí hậu: ngập lụt, mực nước biển dâng...
MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
B4 B5 B6
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
72

File đính kèm:

  • pdfkien_truc_sinh_khi_hau_tran_cong_danh.pdf