Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng

Tóm tắt: Hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây

dựng Việt Nam luôn gắn liền với quá trình phát triển

của ngành Xây dựng. Cho đến nay, hệ thốngquy

chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã đáp ứng cơ bản các

yêu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên hệ thống

này còn nhiều bất cập trong quá trình quản lý, biên

soạn và áp dụng. Bài báo này trình bày tóm tắt

thực trạng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng cho công tác hệ thống

hóa quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng Việt

Nam

pdf 7 trang phuongnguyen 11100
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
62 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 
HỆ THỐNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VÀ 
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 
ThS. TRƯƠNG THỊ HỒNG THÚY 
Viện KHCN Xây dựng 
Tóm tắt: Hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây 
dựng Việt Nam luôn gắn liền với quá trình phát triển 
của ngành Xây dựng. Cho đến nay, hệ thốngquy 
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã đáp ứng cơ bản các 
yêu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên hệ thống 
này còn nhiều bất cập trong quá trình quản lý, biên 
soạn và áp dụng. Bài báo này trình bày tóm tắt 
thực trạng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng 
Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng cho công tác hệ thống 
hóa quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng Việt 
Nam. 
Từ khóa:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quy 
chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng 
Việt Nam, Hệ thống hóa quy chuẩn, tiêu chuẩn. 
Abstract: System of National Technical 
Regulation (QCVN) and Vietnam's standards have 
always been associated with the development of the 
construction sector. Until now, this system has 
basically met the developing requirements of the 
sector. However, shortcomings in the process of 
management, compilation and application still 
remain in the system. This article presents current 
situation of the system of National Technical 
Regulation (QCVN) and Vietnam's standards and 
put forward some solutions to improve the quality of 
standardization of this system in the construction 
field. 
Keywords: National Technical Regulations, 
Vietnam Building Code, Vietnam Construction 
Standards, Standardization of National Technical 
Regulation (QCVN) and Vietnam's standards 
system. 
1. Mở đầu 
Hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt 
Nam luôn gắn liền với quá trình phát triển của 
ngành Xây dựng. Cho đến nay, hệ thống quy chuẩn, 
tiêu chuẩn xây dựng đã đáp ứng cơ bản các yêu 
cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên hệ thống này 
còn nhiều bất cập trong quá trình quản lý, biên soạn 
và áp dụng. Bài báo này trình bày tóm tắt thực trạng 
hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 
hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng cho công tác hệ thống hóa quy 
chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng Việt Nam. 
2. Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 
ngành Xây dựng 
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của 
Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng 
hiện nay đều tuân theo Luật số 68/2006 [1], trong 
đó: 
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) là viết 
tắt của Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam là quy định về 
mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản 
lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi 
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh 
tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ 
sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực 
vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, 
quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết 
yếu khác. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây 
dựng đề xuất, biên soạn, ban hành dưới dạng văn 
bản để bắt buộc áp dụng và Bộ KHCN thẩm định 
trước khi ban hành; 
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) là quy định về 
đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm 
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, 
dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng 
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng 
cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. 
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành (ký hiệu 
TCVN) chủ yếu do Bộ Xây dựng đề xuất và biên 
soạn, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, ban hành 
và quản lý dưới hình thức tự nguyện áp dụng. Tiêu 
chuẩn cơ sở do một tổ chức tự biên soạn và tự 
công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. 
Hiện nay, tổng số QCVN hiện nay có gần 700 
QCVN [2], do 13 Bộ quản lý chuyên ngành xây 
dựng, ban hành. Các QCVN liên quan đến ngành 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 63 
Xây dựng tính đến 12/2016 là 107 quy chuẩn, trong 
đó có 16 quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành 
(bảng 1) và một số quy chuẩn liên quan do các Bộ 
khác ban hành. Hệ thống Quy chuẩn lĩnh vực xây 
dựng chưa được hệ thống hóa và vẫn còn nhiều bất 
cập trong quá trình quản lý, biên soạn và áp dụng. 
Bảng 1. Danh mục QCVN liên quan đến ngành Xây dựng 
STT Số hiệu Tên Quy chuẩn 
1. QCXD Việt Nam Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Tập I, II, III 
2. Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình* 
3. QCVN 01:2008/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng 
4. QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng 
5. QCVN 03:2012/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị 
6. QCVN 05:2014/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ 
7. QCVN 06:2010/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình 
8. QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị 
9. QCVN 08:2009/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị. Phần 1: Tàu điện ngầm; Phần 2: Gara ô tô 
10. QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả 
11. QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng 
12. QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và công trình công cộng 
13. QCVN 14:2009/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn 
14. QCVN 16:2011/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 
15. QCVN 17:2013/BXD* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời 
16. QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng 
*) Các QCVN đang được soát xét 
3. Hệ thống Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) 
Hệ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được sử 
dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, giao thông 
vận tải và thuỷ lợi... với tổng số trên 1200 tiêu 
chuẩn, các lĩnh vực chủ yếu như: Quy hoạch - Kiến 
trúc xây dựng, Nền móng và công trình ngầm, Kết 
cấu xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng, Tiết kiệm năng 
năng lượng, An toàn trong xây dựng,... 
Hiện tại hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam được 
phân loại theo hệ thống tiêu chuẩn của ISO [2], 
Nhìn chung hệ thống tiêu chuẩn xây dựng sẽ đáp 
ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế song chưa 
thuận lợi cho người sử dụng. Trong thực tế việc sử 
dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các công trình xây 
dựng thường theo nhóm loại hình kết cấu đưa ra 
trong Chỉ dẫn kỹ thuật công trình như Kiến trúc, Kết 
cấu, Kỹ thuật hạ tầng, An toàn cháy và, loại hình 
công tác thi công như: Công tác thi công bê tông, bê 
tông cốt thép, kết cấu thép, khối xây, 
Để thuận lợi khi sử dụng, có thể phân loại tiêu 
chuẩn xây dựng Việt Nam theo các lĩnh vực như 
bảng 2. 
Bảng 2. Phân loại tiêu chuẩn xây dựng theo lĩnh vực 
STT Lĩnh vực Số lượng 
1 Kết cấu 153 
2 Kiến trúc 56 
3 Địa kỹ thuật, trắc địa 73 
4 Vật liệu 497 
5 Hạ tầng 220 
6 Môi trường 51 
7 Quy hoạch 12 
8 Máy Xây dựng 42 
9 Giao thông 53 
10 An toàn trong XD 15 
11 Lĩnh vực khác 61 
 Tổng số 1233 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
64 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 
4. Những vấn đề bất cập trong quá trình quản 
lý, biên soạn, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn 
ngành Xây dựng [3] 
4.1 Bất cập trong quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn 
xây dựng Việt Nam 
 Quản lý hệ thống: 
- Công tác quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn ở nước 
ta do Nhà nước thống nhất quản lý, thông qua Luật 
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68. Theo điều 
59, Bộ KH&CN là cơ quan quản lý, bao trùm tất cả 
các lĩnh vực quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tuy 
nhiên lại không chịu trách nhiệm về nội dung của 
các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Mặt khác, theo điều 60, 
Bộ Xây dựng (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan 
thuộc Chính phủ) là cơ quan chịu trách nhiệm từ 
việc đề xuất quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy 
chuẩn, tiêu chuẩn, xây dựng ban hành hoặc trình 
ban hành đến việc giải quyết các yếu tố khiếu nại 
liên quan của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 
Thêm vào đó Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là tổ 
chức tư vấn kỹ thuật do Bộ KH&CN thành lập cho 
từng lĩnh vực tiêu chuẩn có nhiệm vụ đề xuất quy 
hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng 
tiêu chuẩn quốc gia [Điều 16] nhưng không có kinh 
phí hoạt động thường xuyên, không kiểm soát được 
nội dung các tiêu chuẩn thuộc các Bộ khi đệ trình 
danh mục kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn hàng 
năm.. 
 Ngoài ra thực tế quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn 
xây dựng còn có một số bất cập như: 
- Lộ trình quy hoạch xây dựng hệ thống quy 
chuẩn không được triển khai liên tục, dẫn tới sự 
thiếu hụt văn bản quản lý của một số lĩnh vực; tính 
đồng bộ hệ thống quy chuẩn không cao. 
- Chưa có chủ trương xây dựng hệ thống quy 
chuẩn địa phương. 
- Quy hoạch và kế hoạch xây dựng quy chuẩn, 
tiêu chuẩn hàng năm của Bộ Xây dựng không được 
công bố rộng rãi dẫn tới tình trạng hoặc không nắm 
bắt được thực tế hoặc đề xuất xây dựng tiêu chuẩn 
mới có nội dung trùng lặp giữa các cơ quan, đơn vị 
trong Bộ. Do đó dẫn tới lãng phí thời gian và nguồn 
lực cũng như bỏ qua các cơ hội hợp tác với các đối 
tác quốc tế. 
- Quy trình nghiệm thu quy chuẩn tại Bộ chưa 
hợp lý: thời gian kéo dài, tổ chức họp nghiệm thu 
nhiều. 
- Quy trình thẩm định ban hành do Bộ KHCN đảm 
nhiệm bị kéo dài gây chậm tiến độ áp dụng tiêu 
chuẩn cần thiết trong thực tế. 
4.2 Bất cập trong biên soạn quy chuẩn, tiêu 
chuẩn xây dựng Việt Nam 
- Trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ quản 
lý Nhà nước, kết hợp thực trạng áp dụng QCVN, 
TCVN trong lĩnh vực Xây dựng, Viện KHCN Xây 
dựng đã tổng hợp một số thông tin như sau: 
a) QCVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng 
- Điều 2.5.2: “Các công trình bệnh viện không bố 
trí tiếp giáp với các trục đường cấp đô thị trở lên”. 
Quy định này không thuận lợi cho những công trình 
bệnh viện đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách. 
- Điều 2.8.4 quy định khoảng cách đầu hồi 2 dãy 
nhà có chiều cao >46m là ≥15m cần xem xét lại. 
Thực tế với qui mô các công trình như bây giờ, 
chiều cao công trình có thể >120m(>40 tầng) thì 
khoảng cách này là quá bé , đẩy mật độ lên quá 
cao. Ví dụ cụm công trình nhà cao tầng của ông 
Nguyễn Thanh Thản 
- Điều 2.10.2: Đề nghị điều chỉnh lại quy định về 
khối tích công trình: đề nghị nêu rõ về công trình 
đơn lẻ, công trình thuộc dãy phố thì có quy định 
khối tích như điều 2.10.2 
- Điều 2.10.6: Quy định “Trường hợp tăng mật độ 
xây dựng hoặc tầng cao xây dựng hoặc phá đi xây 
lại, phải tuân theo các quy định về mật độ xây dựng 
thuần net-tô tối đa trong các khu quy hoạch cải tạo 
nêu trong điều 2.8.6 của quy chuẩn” đề nghị nghiên 
cứu điều chỉnh lại cho phù hợp với các đô thị cũ do 
hiện nay diện tích lô đất trong các đô thị cũ thường 
là 80-100 m2, nên để mật độ xây dựng 100 %; mật 
độ xây dựng quy định tại mục 2.8.6 của quy chuẩn 
để áp dụng đối với các khu quy hoạch trong khu đô 
thị mới. 
- Điều 6.1.2: Quy định: “tỷ lệ chất thải rắn được 
xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá 15 
% tổng lượng chất thải rắn thu gom được” là không 
khả thi do hiện nay chi phí xử lý chất thải rắn ở Việt 
Nam còn thấp và cần quy định rõ tỷ lệ chôn lấp cho 
phép đối với từng loại rác thải: rác sinh hoạt, rác 
công nghiệp, rác nguy hại 
- Điều 6.1.3: Quy định “phải có hệ thống thu gom 
nước thấm từ các khu mộ hung tang để xử lý tập 
trung hợp vệ sinh, trước khi xả ra môi trường”. Quy 
định này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp chôn 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 65 
thường không xử lý và hiện nay giải pháp này rất 
khó áp dụng trong thực tế. 
- Quy chuẩn thiếu các chỉ tiêu tính toán phần hạ 
tầng kỹ thuật (cấp nước, điện, thoát nước thải) 
cho các loại hình quy hoạch đặc thù như: sân golf, 
khu xử lý rác). 
- Một số chủ đầu tư có ý kiến về khoảng lùi quy 
định trong quy chuẩn 1996 quy định theo góc tới 
hạn dễ thực hiện hơn. Quy định về khoảng lùi trong 
khu đô thị hiện hữu khó thực hiện. Quy định về mở 
cửa đi, cửa sổ nhà ở riêng lẻ khi khoảng cách nhỏ 
hơn 2 m cũng là vấn đề khó khăn trong quản lý. Chỉ 
tiêu cấp nước và điện chiếu sang quy định tại 
QCVN 01:2008/BXD và QCVN 07:2010/BXD chưa 
thống nhất. 
b) QCVN 05:2008/BXD- Quy chuẩn quốc gia về 
Nhà ở và công trình công cộng. An toàn sinh 
mạng và sức khỏe 
- Quy định tổng của hai lần chiều cao cộng với 
chiều rộng bậc thang (2H+B) nằm trong khoảng 
550mm-700mm tương đương với 1 bước chân của 
người lớn, nên khi áp dụng thiết kế cho những công 
trình mầm non tiểu học là không hợp lý. Kết hợp với 
quy định chiều cao bậc thang trong cơ sở giáo dục 
mầm non ≤ 120mm thì chiều rộng bậc thang tương 
ứng là ≥ 310 mm. Khi đó không đáp ứng yêu cầu 
thiết kế TCVN 3907:20011 về độ dốc của cầu thang 
từ 22o – 24o. 
- Các quy định đối với trường mầm non, tiểu học 
cần xem xét lại và tham chiếu với TC thiết kế sau 
này. 
- Cần bổ sung thêm nội dung trong điều 3.4.1 là 
áp dụng cho thang công cộng trong tòa nhà . Đối 
với các thang thoát hiểm (Thang nằm trong buồng 
thang kín) theo quy định trong QCVN 06:2010 
c) QCVN 06:2010/BXD An toàn cháy cho nhà và 
công trình 
- Điều 1.1.9 “Đối với nhà ở riêng lẻ cho hộ gia 
đình có chiều cao từ 06 tầng trở xuống không bắt 
buộc áp dụng quy chuẩn này mà thực hiện theo 
hướng dẫn riêng, phù hợp cho từng đối tượng nhà 
và khu dân cư”. Tuy nhiên đến nay chưa có hướng 
dẫn riêng cho trường hợp này, mà trong thực tế thì 
việc đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy, nổ là cần 
thiết. 
- Quy định về nhà cao tầng trên 28 m phải có ít 
nhất một thang bộ không nhiễm khói N1 đối với 
nhiều công trình khó thực hiện. 
- Đối với công trình siêu cao tầng trên 100 m việc 
sử dụng thang N1 không hiệu quả và có thể người 
bị hút ra bên ngoài. Khoảng cách an toàn phòng 
cháy chữa cháy giữa các công trình trong khu đô thị 
hiện hữu khó thỏa mãn. 
- Quy định về bố trí phòng học bậc tiểu học và 
trung học cơ sở từ tầng 4 trở xuống cũng gây khó 
khăn cho các đô thị lớn vì quỹ đất hạn hẹp. 
- PCCC: không quy định cho nhà < 6 tầng. Cần 
bổ sung yêu cầu PCCC tối thiểu cho loại hình này. 
- Đối với các cửa đi lắp trên lối thoát nạn dẫn vào 
buồng thang bộ, quy định trong QCVN 06:2010/BXD 
hiện nay mới chỉ đề cập vấn đề cửa phải được mở 
một cách thuận tiện theo hướng di chuyển từ không 
gian bên trong nhà vào buồng thang bộ chứ chưa 
có yêu cầu rõ về việc tại một số khu vực nhất định 
những cửa đó không được tự do mở theo chiều 
ngược lại (tức là mở tự do từ phía trong buồng 
thang bộ) nếu không gian phía ngoài cửa không 
đảm bảo được điều kiện ngăn khói xâm nhập vào 
buồng thang. Những quy định này, nếu có, sẽ cho 
phép hạn chế nguy cơ người thoát nạn đi nhầm vào 
các tầng không được bảo vệ đồng thời cũng tạo 
điều kiện tốt hơn cho công tác đảm bảo an ninh. 
Trong Bảng G2a, Phụ lục G quy định khoảng 
cách giới hạn cho phép từ cửa gian phòng tới lối 
thoát nạn gần nhất của trường mầm non áp dụng 
theo cột 6, như vậy khoảng cách từ lớp học ở hành 
lang cụt đến cầu thang chỉ từ 5m, 7m, 10m là quá 
ngắn, Các công trình mầm non thiết kế trong đô thị 
với quỹ đất nhỏ khó có thể đáp ứng. 
d) QCVN 09:2013/BXD- Quy chuẩn Các công 
trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả 
- Tính ứng dụng của QCVN09:2013/BXD trong 
thực tế chưa cao. 
- Các quy định về lớp vỏ bao che cần được 
nghiên cứu thêm. Thực chất, các quy định có ý 
nghĩa lớn chỉ khi các công trình này không được 
thông gió tự nhiên. QC có đưa ra giá trị quy định về 
OTTV nhưng không quy định phương pháp tính 
toán. Quy định về WWR và SHGC cần xem xét 
thêm, chúng chưa tính đến ảnh hưởng của nhiều 
yếu tố khác như khung cửa sổ (kính có SHGC thấp 
nhưng dùng với khung nhôm dẫn nhiệt cao thì hiệu 
quả tổng thể sẽ bị hạn chế nhiều) 
- Phụ lục về thông số của vật liệu cần được xem 
xét thêm. Nếu các giá trị của vật liệu thực tế sử 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
66 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 
dụng khác với giá trị trong bảng thì sao? Ngoài ra, 
trong điều kiện nóng ẩm của miền bắc, cần tính đến 
độ ẩm cân bằng của vật liệu và ảnh hưởng của nó 
đến hệ số dẫn nhiệt. 
e) QCVN 16:2014/BXD (thay thế QCVN 
16:2011/BXD) Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây 
dựng 
- Quy chuẩn quy định cho khá nhiều loại sản 
phẩm. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được các 
yêu cầu đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây 
dựng. Một số loại vật liệu ảnh hưởng lớn đến chất 
lượng, an toàn công trình chưa được quy định ở 
đây (VD. có quy định cho cốt liệu nhưng không có 
quy định cho hỗn hợp bê tông trộn sẵn) 
- Đánh giá hợp quy sản phẩm theo phương thức 
5 với điều kiện doanh nghiệp phải có ISO 9001 là 
không phù hợp do có nhiều hình thức quản lý chất 
lượng khác cho doanh nghiệp; 
- Bắt buộc chứng nhận cho vật liệu cát đá sỏi 
không hợp lý do thực tế không kiểm soát được 
nguồn cung ứng 
- Một số vật liệu quy định thử nghiệm theo tiêu 
chuẩn nước ngoài là chưa hợp lý: Tính chống cháy 
của tấm lợp (BS 476:2004); Độ bền hóa chất trong 
dung dịch nước muối của băng chặn nước (JIS K 
7112:1999). 
- Phương thức 5 đánh giá cho sản phẩm nhập 
khẩu có hiệu lực 1 năm không kiểm tra được hồ sơ 
của nhà sản xuất . 
- Vướng mắc: Hiện tại công trình đang gặp 
vướng mắc về hợp quy vật liệu của gạch bông lát 
nền và gỗ tự nhiên từ các nhà cung cấp (sản xuất 
quy mô nhỏ, khối lượng sử dụng nhỏ). 
- Chưa có quy định về nội dung giấy chứng nhận 
hợp quy trong quy chuẩn. Mặt hàng cửa quy định 
phải thử 03 mẫu, đối với các công trình sản xuất 
cửa tại hiện trường số lượng ít là khó khăn. 
- Kiến nghị: Đối với các dự án có tính chất đặc 
thù như công trình trùng tu, phục chế kiến trúc cổ có 
sử dụng các loại vật liệu đặc trưng, không thường 
xuyên lưu thông trên thị trường và khối lượng sử 
dụng nhỏ, Ban quản lý dự án kiến nghị cơ quan 
quản lý nghiên cứu phương án hợp quy vật liệu phù 
hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư 
trong quá trình triển khai các dự án. 
f) Các quy chuẩn khác: 
* QCVN 07:2011/BKHCN về Thép làm cốt bê 
tông: 
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2011/BCT về 
Thép làm cốt bê tông do Bộ Công thương biên soạn 
chủ yếu dựa trên quy định trong TCVN 1651: 2008 
chưa phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng hiện có. 
 Ký hiệu của mác thép: CB 240 hoặc CB 2; CB 
300 hoặc CB 3; CB 400 hoặc CB 4; CB 500 hoặc 
CB 5 không phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế hiện có 
(TCVN 5574: 2012 (TCXDVN 356:2005 cũ), TCVN 
5575:2012 (TCXDVN 338:2005) vẫn được tính toán 
theo mác thép của TCVN 1651:1985 như nhóm CI, 
A-I, CII, A-II, ) 
 (Mác thép ký hiệu theo TCVN 1651:2008 kèm 
theo các yêu cầu kỹ thuật mới thay cho mác thép ký 
hiệu C (I, II,III,IV) theo TCVN 1652:1985. Tuy nhiên 
tiêu chuẩn mới không thể hiện mối liên hệ giữa mác 
thép cũ và mác thép mới nên tiêu chuẩn thiết kế và 
một số tiêu chuẩn liên quan không có cơ sở chuyển 
đổi giữa hai hệ thống mác thép). 
* Kiến nghị thống nhất các quy định chung giữa 
Quy chuẩn và tiêu chuẩn, ví dụ quy định về khe co 
giãn của tập 2 Quy chuẩn xây dựng năm 1997 và 
TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt 
thép 
* Một số nội dung về Phòng cháy chữa cháy 
được quy định tại các Quy chuẩn chưa thống nhất 
với nhau và với Tiêu chuẩn PCCC, cụ thể: 
 Việc quy định khoảng cách các trụ nước chữa 
cháy tại Mục 5.3.1 QCVN 01:2008/BXD về Quy 
hoạch xây dựng: khoảng cách giữa các họng nước 
chữa cháy là 150 m; tại mục 2.8.1 QCVN 
07:2010/BXD – Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô 
thị: khoảng cách giữa các họng chữa cháy không 
quá 300 m; 
 Việc quy định khoảng cách trạm xăng dầu trong 
đô thị: tại mục 2.8.16 QCVN 01:2008/BXD về Quy 
hoạch xây dựng: trạm xăng dầu cách nơi tụ họp 
đông người, công trình công cộng là 100 m; tại mục 
6.2.2 QCVN 07:2010/BXD – Các công trình hạ tầng 
kỹ thuật đô thị: vị trí trạm xăng dầu đến chân các 
công trình công cộng khác là 50 m; tại Bảng 4 
QCVN 01:2013/BCT: khoảng cách an toàn từ bể 
chứa và cột bơm đến công trình công cộng là 50 m; 
 Việc áp dụng số lối thoát nạn ra khỏi nhà theo 
QCVN 06:2010/BXD về An toàn cháy cho nhà và 
công trình: quy định số lượng người nhiều nhất 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 67 
thoát ra qua 1 cửa là hợp lý, trong khi đó các Tiêu 
chuẩn khác như TCVN 2622:1995, TCVN 
6161:1996, TCVN 9211:2011 quy định tổng số 
chiều rộng thoát nạn qua các cửa cho số người 
thoát nạn là không hợp lý vì khi có cháy có thể tất 
cả mọi người chỉ dồn thoát nạn 1 cửa. 
 Chưa có tiêu chuẩn về phòng Karaoke, đề nghị 
ban hành sớm: tập trung đông người, kín nên khó 
thoát nạn. 
5. Đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng hệ 
thống quy chuẩn quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn 
quốc gia (TCVN) ngành xây dựng 
5.1 Về quy hoạch hệ thống quy chuẩn ngành xây 
dựng 
Do hệ thống Quy chuẩn và Tiêu chuẩn chưa có 
sự phân định, còn trùng lặp nên cần có những đổi 
mới một cách hệ thống và toàn diện trên mọi 
phương diện : 
- Quy chuẩn là bắt buộc áp dụng nên cần Nhà 
nước quản lý. Nội dung quy chuẩn cần đơn giản, rõ 
ràng dể hiểu. Nội dung quy chuẩn đưa ra yêu cầu 
kỹ thuật tối thiểu hoặc tối đa phù hợp cho tất cả các 
đối tượng ở các vùng miền. Đối với các thành phố, 
địa phương có yêu cầu khác thì cần biện soạn Quy 
chuẩn kỹ thuật địa phương. 
- Có quy định soát xét quy chuẩn định kỳ 3-5 
năm, nhằm đảm bảo nội dung quy chuẩn áp dụng 
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. 
Việc biên soạn các quy chuẩn phân chia theo 
loại công trình cụ thể hoặc một đối tượng kỹ thuật 
cụ thể như hiện nay dẫn tới sẽ có rất nhiều quy 
chuẩn và các quy chuẩn đó lại có những nội dung 
tương tự, trùng lặp, chưa kể các loại công trình hay 
đối tượng kỹ thuật cụ thể rất đa dạng, nhiều khi khó 
tách bạch và dễ thay đổi theo thời gian. Nên dành 
nhiệm vụ điều tiết này cho Tiêu chuẩn. Mặt khác. 
việc có nhiều Quy chuẩn kỹ thuật dành cho các đối 
tượng kỹ thuật cụ thể, trong nội dung có chứa 
những điều kiện chặt chẽ về định lượng có thể là 
rào cản kỹ thuật khi Việt Nam hội nhập với thế giới 
theo các hiệp định thương mại. 
Do vậy, quy hoạch hệ thống quy chuẩn nên theo 
hướng tập trung, theo các lĩnh vực lớn như biên 
soạn quy chuẩn năm 1997. Theo đó, các nội dung 
chuyên ngành được phân thành các nhóm trong bộ 
quy chuẩn, chỉ giữ lại và soát xét một số Quy chuẩn 
cốt lõi như Quy chuẩn an toàn cho người và công 
trình, Quy chuẩn an toàn cháy, Quy chuẩn sử dụng 
năng lượng hiệu quả, Quy chuẩn số liệu điều kiện 
tự nhiên dùng trong xây dựng. Định hướng quy 
hoạch hệ thống quy chuẩn có thể theo các nhóm 
vấn đề chính như sau: 
- Nhóm 1 - Quy định chung : Số liệu điều kiện tự 
nhiên ; Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình 
xây dựng 
- Nhóm 2 - Quy hoạch xây dựng : Đô thị, Nông 
thôn 
- Nhóm 3 - Công trình : An toàn Kết cấu, Cháy, 
Thi công; Đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận 
công trình, Tiết kiệm năng lượng 
- Nhóm 4 – Sử dụng và Quản lý công trình : Vật 
liệu, Bảo trì, Sữa chữa, Biển quảng cáo 
5.2 Về quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn ngành xây 
dựng 
Việc đổi mới hệ thống tiêu chuẩn VN trong lĩnh 
vực xây dựng cũng thực sự cần thiết. Nhận thức về 
tiêu chuẩn, hệ thống hóa tiêu chuẩn cần được đổi 
mới. 
Tiêu chuẩn được tự nguyện áp dụng nên Nhà 
nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phối 
hợp xây dựng và quản lý. Nên khuyến khích các tổ 
chức, doanh nghiệp, hội nghề nghiệp tham gia xây 
dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực hoạt động, nhà nước 
thống nhất quản lý, tổ chức thẩm tra, kiểm định. 
Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng cần rà soát lại tất cả 
các lĩnh vực xây dựng để lập danh mục tiêu chuẩn 
cần xây dựng có lộ trình và thực hiện theo nguyên 
tắc: 
- Xây dựng tiêu chuẩn về thuật ngữ định nghĩa; 
- Xây dựng tiêu chuẩn về thiết kế, yêu cầu kỹ 
thuật; 
- Xây dựng tiêu chuẩn về phương pháp thử, thi 
công, nghiệm thu và đánh giá sự phù hợp. 
Với hiện trang hệ thống tiêu chuẩn xây dựng đa 
dạng, không đồng bộ cần có định hướng hoàn 
thiện, phát triển và hội nhập tiêu chuẩn theo xu 
hướng Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc hay tự biên soạn 
mà vẫn phù hợp với khung phân loại quốc tế cho 
các tiêu chuẩn (gọi tắt là ICS) do tổ chức ISO đưa 
ra. Có thể tiến hành theo hai phương án : 
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN 
68 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2017 
Phương án 1 : Giữ nguyên, hoàn thiện hệ thống 
TCVN ngành xây dựng hiện có 
- Lập đề án rà soát lại toàn bộ nội dung 1200 tiêu 
chuẩn hiện có, đánh giá mức độ hội nhập với các 
hệ tiêu chuẩn các nước ; 
- Quy hoạch hệ thống theo khung phân loại hoặc 
mức độ quan trọng như : 
o Ưu tiên các tiêu chuẩn có nội dung phục vụ nội 
dung Quy chuẩn 
o Các Tiêu chuẩn cơ bản (chủ đạo) trong từng 
lĩnh vực 
o Các tiêu chuẩn phục vụ cho TC thiết kế; 
- Lập lộ trình thực hiện 
Phương án 2 : Giữ nguyên, hệ thống TCVN ngành 
xây dựng hiện có. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn 
xây dựng phát triển theo 1 hệ tiêu chuẩn mới. 
- Đối với hệ TCVN hiện nay : chỉ soát xét, xây 
dựng tiêu chuẩn then chốt như tiêu chuẩn nguyên 
tắc, tiêu chuẩn thiết kế. 
- Đối với hệ tiêu chuẩn mới lựa chọn (Châu Âu 
hoặc Mỹ hoặc Nga) : Dịch nội dung hoàn toàn 
tương đương và ban hành song ngữ. Áp dụng lấy ý 
kiến phản hồi sau 1-5 năm sử dụng. Sau đó lập Phụ 
lục quốc gia chỉnh sửa các nội dung phù hợp. Kết 
thúc lộ trình chuyển đổi hoàn toàn hệ tiêu chuẩn 
mới thành TCVN 
- Xây dựng lại các giáo trình giảng dạy, các khóa 
đào tạo. Việc này cũng mất nhiều năm mới thực 
hiện được. 
5.3 Về quản lý hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn 
ngành xây dựng 
Quản lý hệ thống 
Xem xét điều chỉnh Luật để cho phép biên soạn hệ 
thống tiêu chuẩn mở như một số nước mà điển hình 
là Trung quốc không và các TCVN thuộc ngành xây 
dựng nên để Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm, xây 
dựng, ban hành và quản lý. 
Nguồn lực xây dựng 
- Tài chính: Cần đa dạng hoá các nguồn tài chính 
trong hoạt động tiêu chuẩn hóa. Cụ thể ngoài vốn 
ngân sách từ Nhà nước, nguồn tài chính này cần 
được khuyến khích sử dụng từ các tổ chức trong và 
ngoài nước bằng việc tạo điều kiện thuận lợi về các 
thủ tục hành chính. 
- Con người: Cần xây dựng các ban kỹ thuật bao 
gồm các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường 
học và doanh nghiệp có trình độ ngoại ngữ và 
chuyên môn tốt. Các ban kỹ thuật này sẽ thực hiện 
việc xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu 
chuẩn hóa cũng như trực tiếp tham gia biên soạn, 
soát xét các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 
Phổ biến áp dụng 
- Cần xây dựng chương trình thường xuyên, lâu 
dài phổ biến các cập nhật của các văn bản pháp 
quy có liên quan như Luật, Thông tư, Nghị định, 
Quy chuẩn và tiêu chuẩn Xây dựng. 
- Tập huấn phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn 
mới đặc biệt là các tiêu chuẩn được soát xét, thay 
thế. Ví dụ QCVN 07:2011/BKHCN, TCVN 
1651:2008 về thép cốt bê tông thay thế cho TCVN 
1651:1985, có nội dung hoàn toàn khác nhưng do 
không có tập huấn nên nhiều cơ quan vẫn sử dụng 
tiêu chuẩn cũ trong thực tế do vậy cần tập huấn cho 
những người trực tiếp sử dụng thì mới đưa tiêu 
chuẩn vào cuộc sống. 
6. Kết luận 
 Nhìn tổng thể, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, 
các tiêu chuẩn xây dựng hiện nay ở Việt Nam đã 
bao phủ đa phần các lĩnh vực của ngành Xây dựng 
tạo cơ sở phục vụ tốt cho thực tế sản xuất và cơ 
bản kiểm soát được quá trình thiết kế, thi công công 
trình xây dựng. Tuy nhiên mức bao phủ còn mỏng 
và có nhiều chỗ còn tạo khoảng hở do chưa đủ quy 
chuẩn, tiêu chuẩn để đáp ứng cho nhu cầu phát 
triển xây dựng trong thời gian qua, ngoài ra cũng có 
khá nhiều bất cập về qui mô bao quát, bố cục cũng 
như nội dung chi tiết và hình thức áp dụng. Do vậy 
để góp phần thúc đấy phát triển khoa học, công 
nghệ, kỹ thuật xây dựng hội nhập quốc tế, bảo đảm 
an toàn cho công trình, con người, xã hội, hệ thống 
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cần được 
hoàn thiện, đổi mới đảm bảo sự thống nhất về quản 
lý nhà nước và trách nhiệm của các cá nhân, tổ 
chức tham gia hoạt động xây dựng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật số 68/2006/QH 11 – Luật Tiêu chuẩn và quy 
chuẩn kỹ thuật. 
2. Danh mục Tiêu chuẩn quốc gia – TCVN - năm 2016. 
3. Báo cáo nhiệm vụ thường xuyên về “Tổng hợp cơ sở 
dữ liệu hệ thống hóa Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây 
dựng trong lĩnh vực khảo sát, Thiết kế và Thi công 
Xây dựng” di Viện KHCN Xây dựng thực hiện năm 
2015, 2016. 
4. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam: 11 tập – 
Nhà xuất bản xây dựng năm 1997. 
Ngày nhận bài: 03/7/2017. 
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 10/8/2017. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_va_tieu_chuan_quoc_gia.pdf