Giải pháp xả bùn cát bằng cửa phai giữa dòng chính, ứng dụng cho công trình đập dâng vùng Tây Bắc

Tóm tắt:

Đập dâng là loại hình công trình phổ biến phục vụ nhu cầu nước tưới tiêu và sinh hoạt tại vùng Tây Bắc. Mặc dù sự

bồi lắng bùn cát đã được tính toán trong giai đoạn thiết kế, nhưng do nhiều nguyên nhân nên vẫn không được giải

quyết hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các công trình đập dâng, đặc biệt là với các đập dâng loại vừa

và nhỏ. Trên cơ sở phân tích các tồn tại trong công tác thiết kế và quản lý các công trình đập dâng vùng Tây Bắc

hiện nay, nhóm tác giả giới thiệu sơ đồ công nghệ của giải pháp sử dụng cửa phai xả bùn cát ở dòng chính, trình bày

các bước tính toán bùn cát, tải trọng và đề xuất hình thức bố trí kết cấu.

pdf 6 trang phuongnguyen 7280
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp xả bùn cát bằng cửa phai giữa dòng chính, ứng dụng cho công trình đập dâng vùng Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp xả bùn cát bằng cửa phai giữa dòng chính, ứng dụng cho công trình đập dâng vùng Tây Bắc

Giải pháp xả bùn cát bằng cửa phai giữa dòng chính, ứng dụng cho công trình đập dâng vùng Tây Bắc
4261(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Do điều kiện tự nhiên của vùng đồi núi phía Bắc có đất 
canh tác hẹp, phân tán, mật độ sông suối lớn, khe suối ngắn 
và dốc, địa hình bị chia cắt, nên đập dâng là loại hình công 
trình khá phổ biến. Theo thống kê của Vũ Đình Hùng [1], 
loại hình này chiếm khoảng 70÷80% tổng lượng công trình 
thuỷ lợi. Một số tỉnh thống kê được như Sơn La có tổng 
số 493 công trình thủy lợi, trong đó có 399 công trình là 
đập dâng, phai; Yên Bái có tổng số 887 công trình thủy lợi, 
trong đó có 720 đập dâng, phai.
Hiện tượng bồi lắng của đập dâng khu vực Tây Bắc đang 
là vấn đề gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của công 
trình, nhất là các đập dâng có chiều cao đập thấp (<2 m). 
Theo thống kê, có tới hơn 80% số đập dâng nhỏ đã bị bồi 
lắng, quá trình bồi lắng gây ra sự suy giảm năng lực cấp 
nước của đập dâng. Nhiều nơi chiều dày tầng bồi lắng đã 
vượt ngưỡng cống lấy nước, làm cho cống không còn hoạt 
động được, thậm chí có những đập lượng bồi lắng đã chiếm 
chỗ và lấp đầy khu vực cống xả bùn cát của đập. Thực tế bồi 
lấp thượng lưu đập dâng điển hình như hình 1. 
Mặc dù việc thiết kế và thi công các công trình đã được 
nghiệm thu nhưng do các yếu tố khách quan (điều kiện khí 
hậu thay đổi, canh tác, chặt phá rừng đầu nguồn...) cũng như 
nguyên nhân chủ quan (lựa chọn tính toán, đặt vị trí cống 
xả bùn cát, quản lý vận hành, và không đủ tài liệu phục vụ 
tính toán...) dẫn đến hiện tượng bối lấp đập dâng đang xảy 
ra phổ biến hiện nay.
Để có thể khắc phục được hiện tượng bồi lấp đập dâng, 
ngoài các giải pháp công trình khác, cần nghiên cứu tính 
toán sử dụng công trình có cửa phai xả bùn cát ở giữa dòng 
chính nhằm tránh hiện tượng bồi lấp dần cửa lấy nước, làm 
cho công trình không phát huy được hiệu quả như thiết kế 
ban đầu trong công tác thiết kế mới cũng như sửa chữa nâng 
cấp đập dâng.
Cơ sở khoa học
Đặc điểm địa hình và địa chất lòng suối khu vực Tây 
Bắc
Địa hình lòng suối khu vực Tây Bắc thường có dạng 
chữ U, độ dốc hai bên sườn núi rất dốc, thường từ 10÷400, 
thậm chí có khu vực 50÷600. Độ dốc dọc lòng suối lớn thay 
đổi từ 10-25%, thậm chí nhiều nơi đến trên 30%. Chính vì 
độ dốc dọc suối lớn dẫn đến lượng bùn cát tập trung dẫn về 
Giải pháp xả bùn cát bằng cửa phai giữa dòng chính,
ứng dụng cho công trình đập dâng vùng Tây Bắc
Nguyễn Chí Thanh*, Nguyễn Huy Vượng, Trần Văn Quang, Vũ Lê Minh
Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Ngày nhận bài 20/4/2018; ngày chuyển phản biện 24/4/2018; ngày nhận phản biện 14/6/2018; ngày chấp nhận đăng 20/6/2018
Tóm tắt: 
Đập dâng là loại hình công trình phổ biến phục vụ nhu cầu nước tưới tiêu và sinh hoạt tại vùng Tây Bắc. Mặc dù sự 
bồi lắng bùn cát đã được tính toán trong giai đoạn thiết kế, nhưng do nhiều nguyên nhân nên vẫn không được giải 
quyết hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các công trình đập dâng, đặc biệt là với các đập dâng loại vừa 
và nhỏ. Trên cơ sở phân tích các tồn tại trong công tác thiết kế và quản lý các công trình đập dâng vùng Tây Bắc 
hiện nay, nhóm tác giả giới thiệu sơ đồ công nghệ của giải pháp sử dụng cửa phai xả bùn cát ở dòng chính, trình bày 
các bước tính toán bùn cát, tải trọng và đề xuất hình thức bố trí kết cấu.
Từ khóa: bồi lắng, cửa phai, đập dâng, Tây Bắc.
Chỉ số phân loại: 2.1
*Tác giả liên hệ: Email: thanhthuyloi@gmail.com
Hình 1. Bồi lấp đầu mối đập dâng công trình.
4361(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
đập nhanh.
Cấu trúc bồi tích lòng suối thường cấu tạo bởi một lớp 
cát cuội sỏi phía trên, phía dưới là đá gốc hoặc là lớp tàn tích 
phong hóa từ đá gốc. Tùy theo đặc điểm địa hình, địa mạo 
và địa chất tầng phủ, có thể phân chia lớp bồi tích thành các 
dạng vật liệu bồi tích khác nhau như hình 2.
Các tồn tại gây nên bồi lắng đập dâng hiện nay
Mặc dù cống xả bùn cát là một hạng mục quan trọng cấu 
thành nên sự vận hành an toàn và hiệu quả của công trình, 
nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến 
hiện tượng các công trình bị bồi lấp chỉ sau một vài năm vận 
hành, không phát huy hết hiệu quả theo thiết kế. Có thể đánh 
giá tồn tại này qua các nguyên nhân chủ yếu sau:
Tồn tại trong công tác thiết kế:
•	Đối với đập cao, nhiều nhà thiết kế có quan điểm cố 
gắng giảm thiểu các thiết bị bên trong thân đập và càng 
giảm bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
•	Mặc dù việc bố trí cống xả bùn cát có tác dụng xả bớt 
lũ và bùn cát nhưng qua điều tra khảo sát các đập dâng cho 
thấy, có đến 60% số đập không thiết kế cống xả bùn cát.
•	Việc thiết kế cống xả cát không hợp lý dẫn đến khi bùn 
cát đổ về cống không phát huy được hiệu quả.
Tồn tại trong quản lý vận hành:
•	Tồn tại lớn nhất là việc quản lý vận hành đa phần giao 
cho các địa phương tự quản lý, dẫn đến không có cán bộ kỹ 
thuật chuyên trách đảm nhận.
•	Công trình do Nhà nước đầu tư xây dựng cho người 
dân hưởng lợi, do đó người dân không đóng tiền để duy tu 
bảo dưỡng công trình.
Nhiều đập dâng nằm ở xa khu dân cư, đường đi lên đầu 
mối khó khăn, do đó công tác vận động người hưởng lợi 
đi lên nạo vét và vệ sinh công trình là không thể thực hiện 
được.
Tồn tại trong tính toán xả bùn cát:
Phạm vi xói rửa bùn cát (hình 3) thường được tính toán 
trong một vùng nhất định, sau đó mới thiết kế cống lấy nước 
bố trí trong phạm vi xói rửa đó. Phạm vi xói rửa được tính 
theo công thức kinh nghiệm sau:
A solution to flush sediment 
by penstocks in main stream, 
applying for groundwater dams 
in the Northwest Vietnam
Chi Thanh Nguyen*, Huy Vuong Nguyen, 
Van Quang Tran, Le Minh Vu
Hydraulic Construction Institute,
Vietnam Academy for Water Resources
Received 20 April 2018; accepted 20 June 2018
Abstract: 
To meet the water demand for the Northwest area, 
the groundwater is an effective solution. Even though 
the sedimentation has been well considered during 
the design process, this issue has not been effectively 
solved in reality. It has strong effects on groundwater 
dams operation, especially for small and moderate 
dams. By analysing the drawbacks of the current 
design and management procedure of groundwater 
dams, we introduce a new method of using penstocks in 
main stream, present the procedures to determine and 
calculate the effective load and amount of sediments, 
and then propose the structure of penstock system.
Keywords: groundwater dam, Northwest Vietnam, 
penstock, sedimentation. 
Classification number: 2.1
(A)
5%i <
1. Bùn sét pha; 2. Sét pha, cát pha; 3. Cát pha lẫn dăm sạn; 4. Đá gốc.
(B)
5% 20%i≤ ≤
1. Bùn sét pha; 2. Sét pha, cát pha; 3. Cuội sỏi lẫn cát sạn; 4. Sét pha lẫn dăm sạn; 5. Đá gốc.
(C) 
20%i >
1. Sét pha, cát pha; 2. Cuội sỏi lẫn cát sạn; 3. Sét pha lẫn dăm sạn; 4. Đá gốc.
Hình 2. Các kiểu cấu trúc bồi tích lòng suối điển hình khu vực 
Tây Bắc với các độ dốc i khác nhau.
4461(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
2
cotg
x
Q
R H
HV
ϕ
π
= +
(1)
Trong công thức (1), chúng ta thấy, phạm vi xói rửa bùn 
cát phụ thuộc vào Q (lưu lượng qua cống xả), H (chiều sâu 
nước thượng lưu đến đáy cống xả cát) và V (vận tốc cho 
phép không xói của hạt bùn cát), φ (góc ma sát trong của 
bùn cát lắng đọng trước cống). Như vậy, chỉ cần giá trị H, 
V, φ thay đổi thì năng lực làm việc của cống xả cát sẽ không 
đảm bảo nữa.
Theo thực tế dòng chảy lũ thì lượng bùn cát thường lắng 
đọng chủ yếu vào giai đoạn cuối của đợt lũ. Lúc đó vận 
tốc dòng chảy giảm, làm cho lượng bùn cát lắng đọng và 
trôi nổi không đến được vị trí cống xả mà bồi lấp dần phía 
thượng lưu và xung quanh phạm vi xói rửa. Theo thời gian, 
nó sẽ lấp đầy dần vùng trước đập dâng dẫn đến các thông số 
tính toán ban đầu không còn phù hợp nữa.
Giải pháp nghiên cứu
Sơ đồ công nghệ của giải pháp
Giải pháp áp dụng thích hợp cho các đập dâng kết cấu 
bê tông, bê tông cốt thép vừa và nhỏ. Bố trí mặt bằng và bố 
trí không gian của giải pháp được minh họa như trong hình 
4 và 5.
Tính toán lượng bùn cát chảy về công trình
Tính toán lưu lượng bùn cát: cho đến nay, Việt Nam 
vẫn chưa có quy định hướng dẫn tính toán dòng chảy bùn 
cát và bồi lắng hồ chứa. Kết quả tính toán thường sai khác 
nhiều so với thực tế xảy ra trong quá trình vận hành. Theo 
Phạm Đình và Hồ Việt Cường (2014) [2], nguyên nhân sự 
sai khác này là do: 1. Việc tính toán do thiếu nguồn tài liệu 
nên lượng bùn cát di đẩy được lấy bằng 20÷40% lượng bùn 
cát lơ lửng; 2. Phương pháp tính toán chưa xét hết các yếu 
tố ảnh hưởng đến lượng bùn cát vào ra và quá trình bồi lắng. 
Hiện nay, chúng ta thường sử dụng các phương pháp sau để 
xác định lượng bùn cát bồi lắng:
● Tính toán lưu lượng bùn cát như một hàm của lực kéo:
0 0
0
10 Cs
s C
q qI
τ τρ
ρ ρ τ
−
=
− 
(2)
trong đó: ρ , sρ lần lượt là khối lượng riêng của nước và 
của bùn cát; I là độ dốc mặt nước; q là lưu lượng đơn vị trên 
một thủy trực; 0τ , 0Cτ lần lượt là ứng suất đáy và ứng suất 
bùn cát lúc bắt đầu chuyển động.
● Tính toán lưu lượng bùn cát như một hàm của vận tốc 
dòng chảy:
( )
3 1
0
0
1 ( )
n
s
U d
q n d U U
U h
ε
   = − −   
   
(3)
trong đó: n, n1 - hệ số thực nghiệm; ε - hệ số rỗng của lớp 
bùn cát đáy; U0 - vận tốc không xói; U - vận tốc trung bình 
trên một thủy trực; h - độ sâu trung bình của mặt cắt; d - 
đường kính hạt.
Khi 0,5 1,0d mm> ÷ mm và 42*10d h
−> , lưu lượng 
bùn cát có thể tính toán theo công thức Levi (1948) [3]:
( )
0.25
4
07.6*10
9.81
s
U d
q d U U
hd
−    = −       
(4)
Hình 4. Mặt bằng giải pháp cửa phai xả bùn cát giữa dòng chính.
Hình 3. Phạm vi xói rửa bùn cát R.
R
Hình 5. Bố trí không gian giải pháp cửa phai xả bùn cát giữa 
dòng chính.
4561(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
Khi 45*10d h
−< , lưu lượng bùn cát được tính theo 
công thức Grixahin:
( )0
0
0.015s
U
q d U U
U
 
= − 
  
(5)
● Tính lưu lượng bùn cát theo quan điểm xác suất: được 
đề xuất bởi Einstein (1950) [4]:
( )
2.17
1s
q
f ϕ
=
− 
(6)
trong đó: f(φ) - xác suất di chuyển bùn cát, theo thực nghiệm 
f (φ) = e0,39φ (φ - hệ số ổn định của bùn cát).
Tính toán lượng bùn cát bồi lắng: công thức vận chuyển 
bùn cát tổng được đề xuất bởi Engelund và Hansen (1967) 
[5], Ackers và White (1973) [6], White và cs (1975) [7], Van 
Rijn (1993) [8] chủ yếu có dạng quan hệ giữa thông số vận 
chuyển bùn cát ψ và thông số dòng θ như sau:
( )fψ θ= (7)
Một phương pháp khác đơn giản và được áp dụng phổ 
biến hiện nay là so sánh thể tích để tính toán bồi lắng. Từ 
số liệu đo đạc địa hình, tiến hành tính toán chênh lệch dung 
tích giữa hai lần đo liên tiếp, đó chính là phần bị bồi hay xói 
trong khoảng thời gian tính toán:
ΔV=VT - VS (8)
Ngoài ra, lượng bùn cát bồi lắng cũng có thể được xác 
định dựa trên nguyên lý cân bằng giữa lượng bùn cát vào và 
ra qua cửa phai:
ΔV= Wvào - Wgiữa - Wra (9)
Tính toán phạm vi và thời gian xói rửa bùn cát
•	Phạm vi xói rửa (R) được tính theo công thức thực 
nghiệm (1).
•	Thời gian xói rửa bùn cát t
x
 chính là thời gian cần thiết 
để xói rửa hết khối bùn cát lắng đọng trước cống trong phạm 
vi xói rửa R tính theo công thức:
100 b
x
W
t
pQ
=
(10)
trong đó p là hàm lượng bùn cát của dòng xói = 2÷8% và 
Wb là thể tích bùn cát lắng đọng trước cống, Q là lưu lượng 
dòng nước.
Tính toán lưu lượng cống xả cát
Cống xả cát được coi như một dạng cống hở để tính 
toán. Khả năng tháo nước của cống phụ thuộc vào chiều 
rộng B, dạng ngưỡng, cao trình ngưỡng và chênh lệch mực 
nước thượng hạ lưu. Ngưỡng cống thường có dạng đập tràn 
đỉnh rộng. Tùy thuộc vào điều kiện vận hành và tốc độ lắng 
đọng bùn cát trước cống, có thể chia thành các dạng sau để 
tính toán:
● Trường hợp chiều dày lớp bồi lắng lớn, dâng cao gần 
mặt đập: tính theo điều kiện chảy ngập, cửa van xả hoàn 
toàn.
( )0 1 0 12Q Bh g H hϕ ε= − (11)
trong đó h1 - độ sâu nước trên đỉnh tràn; H0 - chiều sâu mực 
nước trước đập; 0ϕ - hệ số lưu tốc; B - chiều rộng đỉnh tràn, 
g là gia tốc trọng trường.
•	Trường hợp chiều dày lớp bồi lắng thấp (H
bồi lắng
< 0,5H
đập
): 
tính toán theo sơ đồ chảy ngập dưới cửa van (hình 6). Trong 
đó: a - độ mở cửa van; h
c 
- độ sâu mặt cắt co hẹp; h
c
” - độ 
sâu liên hiệp với h
c
; h
z 
- độ sâu mực nước ngập sau cửa van; 
hh - độ sâu mực nước hạ lưu.
α
Hình 6. Sơ đồ tính toán chảy ngập.
Nếu h
c
”<hh và hc<hz, nước chảy tiến sát về phía cửa van 
tạo sự chảy ngập:
( )02c zQ Bh g H hϕε= − (12)
Nếu h
c
”hz, nước chảy sau cửa van là chảy êm:
( )02c cQ Bh g H hϕε= − (13)
Các hình thức bố trí kết cấu cửa phai xả bùn cát
Theo phương án truyền thống, cửa phai thường được 
thiết kế thành một đơn nguyên và có kết cấu dạng thép, bê 
4661(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
tông cốt thép. Chính vì vậy, trọng lượng cửa phai lớn nên 
thường phải sử dụng máy đóng mở để vận hành. Như thế 
rất khó bố trí hạng mục cho công trình, độ kín khít trong thi 
công cần phải kiểm soát nghiêm ngặt. Do đó giải pháp đề 
xuất của chúng tôi như sau:
Thiết kế cửa phai nhiều lớp: mỗi đơn nguyên cánh phai 
sẽ chia nhau đảm nhiệm một phần cao trình xả khác nhau 
và 2 cánh phai hoạt động độc lập nhau; chiều cao mỗi cánh 
phai nên chọn từ 30-50 cm, sao cho đảm bảo có thể vận 
hành bằng thủ công.
Sử dụng công nghệ vật liệu mới trong công tác thi công 
cửa phai (dạng vật liệu composite): cửa phai và khe phai 
bằng vật liệu mới có ưu điểm hơn so với các vật liệu truyền 
thống (bê tông và thép) như sau:
+ Trọng lượng cửa phai nhỏ hơn, dễ nâng hạ (có thể nhấc 
bằng thủ công).
+ Khe phai và cửa phai có thể chế tạo sẵn trong xưởng 
nên kiểm tra được độ kín khít giữa phai và khe phai, có thể 
mang đến hiện trường lắp ráp luôn, không mất thời gian 
chờ đợi.
+ Chất liệu composite không bị nước gây oxy hóa như 
với cửa phai bằng thép nên tuổi thọ công trình kéo dài hơn.
Cửa phai nhiều lớp có thể thiết kế đóng mở bằng cơ cấu 
lật hoặc nâng hạ theo khe phai thẳng đứng (hình 7).
Cơ cấu cửa phai lật.
Cơ cấu cửa phai thẳng đứng.
Tính toán tải trọng tác dụng lên cửa phai
Tải trọng tác dụng lên cửa phai cống xả bùn cát gồm áp 
lực thủy tĩnh, thủy động, bùn cát, và lực hút, lực đẩy, lực 
thấm ở đáy cửa phai khi đóng, mở. Ngoài ra, có lực ma sát, 
lực tác động của máy đóng mở. Tùy vào tình hình bùn cát 
lắng đọng trước đập để bố trí cửa phai đơn hoặc cửa phai hai 
lớp như trong hình 8.
P
h Pb
H
b
Cửa phai đơn.
P
h Pb2
H
b2
2
P1
2
H1
h Pb1b1
Cửa phai hai lớp.
•	Áp lực thủy tĩnh và áp lực bùn cát: phân bố như trong 
hình 8.
•	Lực hút do chân không: xuất hiện khi dòng chảy bị 
tách rời bên dưới cửa phai và phương đi xuống làm tăng lực 
mở cửa phai. Thành phần lực này được tính theo công thức: 
h ck c cP p b l= (14)
trong đó: p
ck 
- cường độ áp lực chân không; b
c
 - bề rộng 
của vật chắn nước tiếp xúc với ngưỡng; l
c
 - chiều dài chịu 
tải của vật chắn nước.
•	Áp lực thủy động (sinh ra khi mở cửa phai): cường độ 
và dạng phân bố áp lực thủy động gần bằng áp lực thủy tĩnh. 
Vì không có tài liệu thí nghiệm nên lấy áp lực thủy động 
bằng áp lực thủy tĩnh. Lực thủy động tại đáy cửa phai hướng 
lên trên làm tăng lực đóng cửa phai.
•	Áp lực thấm: áp lực nước thấm hướng lên trên tác dụng Hình 7. Kết cấu cửa phai.
Hình 8. Phân bố áp lực lên cửa phai (cửa van) cống xả cát.
4761(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
lên mặt tiếp xúc của vật chắn nước cửa phai với đáy cống 
được xác định theo công thức:
1
2t t c c
P H b lγ=
(15)
trong đó: Ht - chiều cao cột nước thượng lưu tính đến đáy 
cửa phai; b
c
, l
c 
- chiều dài và chiều rộng của vật chắn nước; 
ɤ - trọng lượng riêng của nước.
Kết luận 
Đập dâng là biện pháp công trình phổ biến tại vùng Tây 
Bắc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khu vực. Tuy nhiên 
sự bồi lắng bùn cát đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các 
công trình đập dâng, đặc biệt là với các loại đập vừa và 
nhỏ. Bài báo đề xuất biện pháp bố trí cống xả bùn cát giữa 
dòng chính để giải quyết vấn đề trên. Nhóm tác giả đã phân 
tích đặc điểm công trình đập dâng khu vực Tây Bắc và các 
nguyên nhân tồn tại trong vấn đề thiết kế và vận hành để đưa 
ra các phương pháp tính toán và kết cấu công trình hợp lý. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này thuộc nội dung của Đề tài độc lập cấp 
quốc gia “Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp 
khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công 
trình đập dâng vùng Tây Bắc” mã số: KHCN-TB.14C/13-18, 
do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì. Các tác giả xin 
trân trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Đình Hùng (2006), Đập dâng miền núi phía Bắc, Nhà xuất 
bản Nông nghiệp.
[2] Phạm Đình, Hồ Việt Cường (2014), “Xây dựng công thức tính 
lượng vận chuyển bùn cát sông Hồng và quan hệ hình thái lòng sông 
giai đoạn 2009-2012”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 23, 
tr.68-72.
[3] I.I. Levi (1948), On the non permanent motion in unstable 
channels, Troudy Leningradskovo Politechniskov Instituta.
[4] H.A. Einstein (1950), The bed-load function for sediment 
transportation in open channel flows, 71pp, Citeseer.
[5] F. Engelund and E. Hansen (1967), A monograph on sediment 
transport in alluvial streams, Technical University of Denmark.
[6] P. Ackers and W.R. White (1973). “Sediment transport: new 
approach and analysis”, Journal of the Hydraulics Division, 99(11), 
pp.2041-2060.
[7] W.R. White, et al. (1975), “Sediment transport theories”, 
Proceedings of the Institution of Civil Engineers, 59(2), pp.265-292.
[8] L.C. Van Rijn (1993), Principles of sediment transport in 
rivers, estuaries and coastal seas, Aqua publications Amsterdam. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_xa_bun_cat_bang_cua_phai_giua_dong_chinh_ung_dung.pdf