Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long-Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch

Nước ta có hệ thống làng nghề khá phong phú, rất thích hợp để khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng ấy vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Trong khi nhiều

làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một và lãng phí cơ hội thì những dự án

đầu tư vẫn còn nằm trên giấy. Đã đến lúc, để trở thành điểm du lịch hấp dẫn,

ngoài sự vận động của các làng nghề, cần phải có những giải pháp đồng bộ

từ phía các cơ quan chức năng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng du lịch làng

nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả kiến nghị những giải pháp trước mắt

và lâu dài để khôi phục và phát triển làng nghề phục vụ cho ngành du lịch tại

địa bàn này.

pdf 5 trang phuongnguyen 4860
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long-Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long-Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch

Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long-Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013
Phát Triển Nông Nghiệp & Nông Thôn ĐBSCL
62
1. Đặt vấn đề
Lợi ích của việc phát triển du 
lịch làng nghề không chỉ thể hiện 
lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc 
làm cho lao động địa phương mà 
còn bảo tồn được giá trị văn hoá 
ngàn đời của ông cha ta. Nắm bắt 
được cơ hội, một số tỉnh thành 
như: Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, 
Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Bến 
Tre, Cần Thơ, An Giang đang 
triển khai mạnh mẽ loại hình này. 
Trong đó, Bến Tre là một trong 
những địa phương tiên phong. Với 
khoảng 500 km sông, rạch chằng 
chịt, địa thế ấy đã tạo giúp Bến Tre 
có những vườn cây trái đặc sản, 
sân chim, nhà cổ... Lãnh đạo tỉnh 
xác định du lịch vườn là một trong 
những mũi nhọn phát triển kinh tế. 
Ông Nguyễn Duy Phương, Phó 
giám đốc Sở Thương mại - Du lịch 
Bến Tre cho biết: “Tỉnh khuyến 
khích người dân tham gia làm du 
lịch, gắn du lịch với xoá đói giảm 
nghèo”. Nhờ những chính sách hỗ 
trợ hợp lý và sự năng động của 
người dân, hiện Bến Tre đã có 29 
điểm du lịch vườn, dẫn đầu khu 
vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Nhiều điểm do người dân quản lý 
không chỉ khai thác giá trị kinh tế 
vườn mà còn giới thiệu những nghề 
truyền thống, văn hoá dân gian với 
du khách. 
Năm 2005, lượng khách du 
lịch tới Bến Tre tăng gần 151.000 
người, doanh thu trên 83 tỷ đồng 
(gấp đôi năm 2002). Đầu năm 
2006, trên 20 hãng lữ hành từ khắp 
các địa phương đã ký hợp đồng đưa 
khách đến các điểm du lịch ở “xứ 
dừa”. Tính đến tháng 05/2009, Bến 
Tre đã đón gần 100.000 du khách, 
trong đó có trên 30.000 khách quốc 
tế.
Những năm qua, để đào tạo 
nhân lực cho ngành du lịch, một 
số cơ sở đào tạo ở TP Cần Thơ đã 
nỗ lực đầu tư trang thiết bị, cán bộ 
giảng dạy... nhưng vẫn gặp không 
ít khó khăn. Chẳng hạn như ở 
Trường Đại học Cần Thơ, năm học 
2004-2005, Bộ môn Địa lý và Du 
lịch thuộc Khoa Sư phạm (nay là 
Bộ môn Lịch sử- Địa lý- Du lịch 
thuộc Khoa Khoa học và Xã hội 
nhân văn) đã mở khóa đầu tiên 
chuyên ngành Hướng dẫn viên du 
lịch hệ chính quy. Đến nay đã có 3 
khóa, với 250 sinh viên tốt nghiệp. 
Năm học 2007-2008, Khoa Ngữ 
văn của Trường Đại học Tây Đô 
cũng đã mở khóa đầu tiên ngành 
VN học (chuyên ngành Du lịch) 
hệ chính quy. Đến nay, Trường ĐH 
Tây Đô đang đào tạo 4 khóa ngành 
VN học (chuyên ngành Du lịch) 
với hơn 500 sinh viên. TS. Đào 
Du lịch làng nghề ở Đồng bằng 
sông Cửu Long – Một lợi thế 
văn hóa để phát triển du lịch
ThS. nguyễn Phước Quý QuAng
Nước ta có hệ thống làng nghề khá phong phú, rất thích hợp để khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng ấy vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Trong khi nhiều 
làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một và lãng phí cơ hội thì những dự án 
đầu tư vẫn còn nằm trên giấy. Đã đến lúc, để trở thành điểm du lịch hấp dẫn, 
ngoài sự vận động của các làng nghề, cần phải có những giải pháp đồng bộ 
từ phía các cơ quan chức năng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng du lịch làng 
nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả kiến nghị những giải pháp trước mắt 
và lâu dài để khôi phục và phát triển làng nghề phục vụ cho ngành du lịch tại 
địa bàn này.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch, làng nghề, lợi thế văn 
hóa.
Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Nông Nghiệp & Nông Thôn ĐBSCL
63
Ngọc Cảnh, Trưởng Bộ môn Lịch 
sử - Địa lý - Du lịch, cho biết: “Nhu 
cầu xã hội ngày càng tăng nhưng 
mỗi năm bộ môn chỉ tuyển từ 80-
100 sinh viên cho chuyên ngành 
Hướng dẫn viên du lịch, vì năng 
lực của đơn vị có hạn, trang thiết bị 
còn thiếu thốn nhiều”. 
Theo TS. Đào Ngọc Cảnh, 
ngành du lịch ở TP. Cần Thơ và 
ĐBSCL phát triển nhanh, các công 
ty du lịch mở nhiều chi nhánh, văn 
phòng đại diện, kéo theo đó nguồn 
nhân lực cho ngành du lịch tăng. 
Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho 
ngành du lịch toàn vùng không ổn 
định, do tính chất hoạt động du lịch 
theo mùa vụ. Phần lớn đơn vị kinh 
doanh du lịch vừa và nhỏ nên chỉ 
cần nhân lực có trình độ cao đẳng, 
trung cấp là đủ. TS. Cảnh phân 
tích: “Khó khăn nhất là Bộ Giáo 
dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch vẫn chưa xây dựng 
mã ngành du lịch. Một số trường 
đại học, cao đẳng có đào tạo ngành 
nghề liên quan đến du lịch nhưng 
tên gọi mỗi nơi khác nhau. Điều 
này gây khó khăn cho sinh viên 
khi tìm việc làm, cũng như nhu cầu 
học tập nâng cao trình độ”. 
2. Thực trạng du lịch làng nghề 
ở ĐBScL
Thành phố Cần Thơ nói riêng, 
ĐBSCL nói chung, vốn có tiềm 
năng du lịch làng nghề, sinh thái, 
nhà vườn, biển đảo... nhưng chưa 
được khai thác đúng mức. Lưu 
lượng khách tham quan du lịch 
thường biến động, chưa thực sự 
tạo lực hút đối với du khách. Một 
trong những nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng này là do nguồn nhân lực 
thiếu và yếu. Trong khi đó, các cơ 
sở đào tạo nhân lực cho ngành du 
lịch, nhất là du lịch làng nghề tại 
TP. Cần Thơ và một số tỉnh trong 
khu vực vẫn còn lắm khó khăn... 
ĐBSCL hiện có hàng trăm làng 
nghề. Thực tế cho thấy dù là làng 
nghề truyền thống hay mới hình 
thành, thì đây đều là nguồn tạo ra 
không ít việc làm cho lao động tại 
chỗ... Năm 2006, phong trào đan 
giỏ xách nhựa ở ấp Tân Dinh (xã 
Tân Hòa, huyện Thanh Bình, Đồng 
Tháp) được UBND tỉnh công nhận 
là làng nghề sau 5 năm phát triển. 
Người khai sinh làng nghề này là 
ông Lê Minh Triết, chủ cơ sở sản 
xuất giỏ nhựa Ba Hưng. Không chỉ 
giải quyết việc làm cho lao động 
tại chỗ, hiện làng nghề đã mở thêm 
10 “chi nhánh” ở các huyện Tam 
Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng (cùng 
tỉnh); tạo việc làm ổn định cho trên 
400 lao động với thu nhập khoảng 
1,3 triệu đồng/tháng (thợ giỏi).
Huyện Giồng Trôm (Bến Tre) 
cũng có 4 làng nghề đã được công 
nhận. Đó là các làng nghề sản xuất 
bánh phồng Sơn Đốc, bánh tráng 
Mỹ Lồng, kìm - kéo Mỹ Thạnh và 
đan giỏ Phước Long - Hưng Phong. 
Trong đó, làng nghề sản xuất bánh 
tráng Mỹ Lồng có thâm niên trên 
100 năm. Với doanh thu bình quân 
gần 45 tỉ đồng/năm, các làng nghề 
này giải quyết việc làm cho trên 
3.200 lao động tại địa phương, 
chiếm gần 50%/tổng số lao động 
ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ 
công nghiệp tại huyện. Các làng 
nghề này đã minh chứng một thực 
tế: Với các ngành nghề phù hợp với 
khả năng lao động tại địa phương, 
làng nghề chính là “kênh” tạo việc 
làm đáng kể cho lao động tại chỗ; 
nhất là vùng nông thôn. 
Tuy nhiên, có một thực tế là số 
làng nghề sản xuất - kinh doanh 
ổn định, “ăn nên làm ra” trong 
tình hình hiện nay ở ĐBSCL chưa 
nhiều. Sau một quá trình hoạt động, 
nhiều làng nghề rơi vào tình cảnh 
lay lắt. Yếu kém chung của nhiều 
làng nghề là thiếu vốn, thiếu thông 
tin, thiết bị - máy móc lạc hậu và 
sản phẩm ngày càng khó tìm “đầu 
ra” do tính cạnh tranh kém. 
Ở Tiền Giang, một số làng nghề 
dù đã tồn tại trên 50 năm (chiếu 
Long Định, hủ tiếu Mỹ Tho...), đến 
trên 100 năm (tủ thờ Gò Công), 
song do không chủ động được 
nguồn nguyên liệu, “đầu ra” của 
sản phẩm khó mở rộng... nên cũng 
gặp nhiều khó khăn.
Ở TP. Cần Thơ có khá nhiều 
làng nghề như: làng trồng hoa Thới 
Nhựt, làng đan lưới Thơm Rơm, 
làng đan Lợp Thới Long, làng 
làm bánh tráng thì vấn đề thiếu 
vốn lại ngày càng đưa họ đi xa với 
ngành nghề truyền thống của mình, 
việc tồn đọng hàng hóa làm vơi đi 
lợi nhuận, ý chí kinh doanh rồi 
sự lạc hậu trong nhận thức đã làm 
giảm khả năng tiếp nhận ở họ về 
các lĩnh vực: công nghệ hiện đại, 
thông tin thị trường như vậy 
làm sao họ có thể nâng cao được 
lợi nhuận, rồi với sự lạc hậu trong 
công nghệ, họ phải vận dụng sức 
lao động của cả gia đình chỉ dành 
cho một vài sản phẩm, thực trạng 
hiện nay cho thấy vì không thể đáp 
ứng được nhu cầu của cuộc sống 
phần lớn nguồn nhân lực đã rời bỏ 
làng nghề và đến với các công ty 
cao hơn.
Một điều đáng chú ý nữa là do 
vấn đề thiếu vốn, các hộ gia đình 
hoạt động rời rạc gây ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến môi trường, mà 
Nhà nước thì không thể bỏ ra thật 
nhiều vốn để đầu tư xử lý rác thải 
cho từng cụm nhỏ, vậy thì phải giải 
quyết ra sao?
Vài năm gần đây, Trung tâm 
Khuyến công và Tư vấn phát triển 
công nghiệp các tỉnh/thành vùng 
ĐBSCL bắt đầu quan tâm tới việc 
hỗ trợ các làng nghề. Chương trình 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013
Phát Triển Nông Nghiệp & Nông Thôn ĐBSCL
64
quy hoạch - phát triển làng nghề 
ở Tiền Giang đã thực hiện 5 năm. 
An Giang cũng đã có đề án đầu tư 
cho các làng nghề vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, thực tế 
cho thấy: Nếu thiếu giải pháp đồng 
bộ, đầu tư chưa thỏa đáng thì việc 
vực dậy các làng nghề ở ĐBSCL 
sẽ không đạt hiệu quả như mong 
muốn để tạo ra việc làm ổn định 
cho người lao động. 
Thực tế cho thấy trong một vài 
năm trở lại đây, du lịch làng nghề 
đã trở thành một điểm nhấn quan 
trọng trong tiến trình phát triển du 
lịch, nó thể hiện rõ những nét văn 
hóa đặc trưng của từng khu vực, 
từng ngành nghề. Thế nhưng, làm 
thế nào để đưa loại hình du lịch này 
lên tầm phát triển cao, đóng vai trò 
quan trọng trong hầu hết các tour 
du lịch, đồng thời góp phần đẩy 
mạnh các làng nghề cho phù hợp 
với thời kỳ hội nhập kinh tế, điều 
đó vẫn đang chờ từ câu trả lời từ 
chúng ta.
Về phương diện du lịch, hiện 
nay trên địa bàn các tỉnh khu vực 
ĐBSCL, du lịch làng nghề vẫn chưa 
được phát triển, các tour du lịch rời 
rạc làm cho người dân không thu 
được lợi nhuận gì sau một chuyến 
tham quan của du khách, sản phẩm 
họ bán ra tiêu thụ không được vì 
phần lớn đó là những vật dụng của 
vùng đồng bằng sông nước. Đồng 
thời, việc ô nhiễm môi trường tại 
các nơi đến làm giảm số lượng du 
khách một cách đáng kể, với tình 
hình như vậy thì làm sao ta có thể 
nâng cao được khả năng phát triển 
của các làng nghề?.
Nguyên nhân chủ yếu là do 
thiếu sự phối hợp giữa các ngành 
liên quan trong xây dựng, quy 
hoạch du lịch làng nghề. Sự biến 
động của thị trường, khó khăn trong 
cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa khiến 
nhiều làng nghề ở ĐBSCL đang 
dần bị mai một, hoạt động cầm 
chừng, không tạo được môi trường 
du lịch có sức hút mạnh. Bên cạnh 
đó, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vệ 
sinh môi trường làng nghề cũng 
chưa được chú trọng. Công tác đào 
tạo, bồi dưỡng các nghệ nhân và 
hướng dẫn viên du lịch làng nghề 
còn hạn chế.
Việc giữ gìn và phát huy giá trị 
của các làng nghề không những 
có vai trò quan trọng trong phát 
triển du lịch mà còn tác dụng đến 
việc duy trì nét đẹp văn hóa truyền 
thống quê hương, chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, mua 
bán hàng thủ công mỹ nghệ, tạo 
việc làm và thu nhập cho người lao 
động, góp phần xây dựng văn hóa, 
văn minh nông thôn.
Theo Viện Nghiên cứu Phát 
triển du lịch, đến tháng 8 năm 2010, 
toàn ngành du lịch vùng ĐBSCL 
có trên 17.300 lao động, trong đó, 
lao động có trình độ từ đại học trở 
lên chỉ chiếm 6,3%. Đáng lo ngại 
hơn, tỷ lệ 6,3% này bao gồm cả 
các ngành khác chứ không phải là 
chuyên ngành du lịch. Vấn đề phát 
triển nhân lực cả lượng và chất 
đang là vấn đề cấp bách của toàn 
ngành du lịch vùng ĐBSCL nói 
chung, TP. Cần Thơ nói riêng. 
3. Một số đề xuất và kiến nghị
Trên cơ sở thực trạng chung 
như vậy, chúng tôi đề xuất và kiến 
nghị một số giải pháp như sau:
3.1. Giải pháp trước mắt
Đầu tiên, muốn khôi phục lại 
các làng nghề, phải có một ban 
ngành riêng biệt, cụ thể để quản lý 
hệ thống các làng nghề phát triển 
trên cả hai phương diện: kinh tế và 
du lịch. Từ đó, đầu tư một số vốn 
để giúp đỡ các hộ dân, đảm bảo 
quá trình hoạt động của họ được 
diễn ra một cách bình thường như 
trước, đồng thời thực hiện một số 
hoạt động cụ thể như sau:
- Xây dựng mô hình tổ chức đặc 
trưng cho làng nghề, có hệ thống 
WC phù hợp, đảm bảo sự phát 
triển liên tục, bền vững, an toàn vệ 
sinh môi trường, có hệ thống xử lý 
rác thải, hệ thống thùng đựng rác 
rải đều cho từng khu vực riêng biệt 
phù hợp và hiệu quả, 
- Giáo dục đào tạo người dân, 
đồng thời mở những khóa học 
nâng cao tay nghề của các nghệ 
nhân, có những phương pháp hợp 
lý để giáo dục cách ứng xử tiếp xúc 
giữa dân bản địa với du khách (trẻ 
con không được chèo kéo, ăn xin, 
người bán hàng không lợi dụng bán 
giá cao cho khách du lịch)
 - Nhanh chóng tiếp nhận thông 
tin đồng thời mang đến cho người 
dân những công nghệ, thông tin 
mới nhất đảm bảo cho họ có thể áp 
dụng thật nhanh chóng và hiệu quả, 
tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ 
khoa học cao như thế nào thì vẫn 
phải giữ lại những nét văn hóa đặc 
sắc đế bảo tồn truyền thống, một 
phần phục vụ cho khách du lịch. 
Bên cạnh đó, cần thu thập thông 
tin về các làng nghề để quảng bá 
rộng rãi cho du khách cũng như 
các nhà đầu tư (in poster, mạng 
Internet, trong các tour du lịch ), 
hàng năm chọn một ngày cụ thể 
để tổ chức “ngày hội làng nghề”, 
khi đó tập hợp tất cả các nghệ nhân 
trong vùng cùng với các sản phẩm 
đặc trưng của họ quảng bá cho tất 
cả mọi người, đồng thời nâng cao 
ý chí quyết tâm của họ - nghệ nhân 
sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới để 
phục vụ cho ngày hội.
- Phối hợp với các công ty du 
lịch để tuyển chọn ra hướng dẫn tại 
chỗ dành phục vụ cho du khách, 
đồng thời thu phí từ các công ty du 
lịch sau mỗi lần tham quan, lấy tiền 
Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Nông Nghiệp & Nông Thôn ĐBSCL
65
phí đó phục vụ cho công tác phát 
triển làng nghề. 
- Hướng dẫn cho một số hộ gia 
đình, ngoài việc làm nghề truyền 
thống thì để ra một vài người buôn 
bán thức ăn, nước uống cho khách 
hàng. Bên cạnh đó, nếu như các 
sản phẩm của làng nghề là cái lọp 
hay các vật dụng đánh bắt cá, du 
khách không thể mua về sử dụng 
được, ta có thể cho người dân làm 
với kích cỡ nhỏ hơn, làm quà kỉ 
niệm cho du khách, hoặc có những 
“căn chòi nhỏ” dùng để bán hàng 
lưu niệm
- Dần dần đưa các điểm tham 
quan làng nghề vào các tour du 
lịch nhiều hơn, sáng tạo ra nhiều 
phương án thu hút du khách, về 
loại hình du lịch sinh thái, chúng ta 
đã có một ngày làm nông dân rồi, 
vậy thì “một ngày làm nghệ nhân” 
sẽ ra sao? 
Như vậy, trong hoàn cảnh và 
thực trạng hiện nay của các làng 
nghề việc phát triển một cách 
nhanh chóng là điều khó thực hiện, 
chúng ta cần tìm ra nhiều giải pháp 
khác nhau và cân nhắc khi áp dụng. 
Trên đây là một vài ý kiến và giải 
pháp cụ thể trước mắt chúng tôi 
đưa ra, hy vọng phần nào giúp ích 
cho sự phát triển của các làng nghề 
ở ĐBSCL.
3.2. Giải pháp lâu dài
Để khai thác tiềm năng và phát 
triển bền vững du lịch làng nghề ở 
ĐBSCL, thiết nghĩ cần phải thực 
hiện đồng bộ và lâu dài các giải 
pháp sau:
Một là, rà soát và điều chỉnh 
quy hoạch phát triển làng nghề, 
gắn quy hoạch làng nghề với 
những điểm du lịch văn hóa, du 
lịch tự nhiên của tỉnh và những địa 
phương trong vùng để đa dạng hóa 
lịch trình, tạo ra những tour hấp 
dẫn và có sức cạnh tranh cao.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và 
bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh 
quan làng nghề đáp ứng nhu cầu 
phát triển du lịch trong tiến trình 
hội nhập kinh tế quốc tế và khu 
vực. Mỗi làng nghề nên lựa chọn 
những gia đình còn giữ được nghề 
truyền thống, có mặt bằng rộng 
để có thể giới thiệu cho khách du 
lịch tham quan hoặc tham gia vào 
một số công đoạn của quá trình 
sản xuất. Tùy theo điều kiện cụ 
thể, mỗi làng nghề có thể thành lập 
phòng giới thiệu sản phẩm chung 
hoặc ở từng hộ gia đình để tạo hệ 
thống dịch vụ, bán sản phẩm, đồ 
lưu niệm cho du khách, giúp tăng 
thu nhập cho nhân dân trong vùng. 
Ngoài ra, ở từng làng nghề cần có 
quy hoạch chi tiết các khu vực bãi 
đỗ xe, khu ăn uống, vệ sinh công 
cộng... để tạo nên các chương trình 
du lịch trọn gói và các dịch vụ liên 
hoàn.
Hai là, hoàn thiện sản phẩm du 
lịch theo hướng bảo tồn và phát 
triển sản phẩm các làng nghề, đáp 
ứng nhu cầu đa dạng của khách đến 
tham quan. Tăng cường đầu tư máy 
móc thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng 
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản 
xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm tạo 
ra hàng hóa phù hợp với thị hiếu 
người tiêu dùng.
Mặt khác, cần duy trì các sản 
phẩm truyền thống mang đặc thù 
của từng làng nghề. Thực tế hiện 
nay, nhiều du khách muốn đến tận 
làng nghề để tham quan, tìm hiểu 
xem cách thức của người xưa sản 
xuất làm ra sản phẩm như thế nào 
và hơn thế nữa họ muốn được trực 
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất 
ấy, thậm chí đó là một sản phẩm 
theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng 
cho du khách.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền quảng bá, thu hút khách và 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013
Phát Triển Nông Nghiệp & Nông Thôn ĐBSCL
66
giúp các làng nghề tiêu thụ sản 
phẩm, duy trì sản xuất. Xây dựng 
và đưa các thông tin liên quan 
đến làng nghề như quá trình sản 
xuất, lịch sử phát triển, các truyền 
thuyết (nếu có) lên website của 
ngành, địa phương và mạng 
Internet. Xuất bản các ấn phẩm 
chuyên về làng nghề và phân 
phát trong các hội chợ, hội thảo, 
phòng thông tin du lịch ở sân bay, 
nhà ga, khách sạn. Tổ chức đoàn 
khảo sát giới thiệu sản phẩm cho 
các công ty lữ hành quốc tế và lữ 
hành nội địa. Tăng cường quảng 
bá du lịch làng nghề ở ĐBSCL 
trên các báo, tạp chí, truyền hình 
trong và ngoài tỉnh để thu hút 
khách du lịch trong nước.
Đẩy mạnh hợp tác với các 
tỉnh, thành phố lân cận để đa 
dạng hóa lịch trình điểm đến của 
tour. Một điểm quan trọng khi 
đến các làng nghề, khách tham 
quan thường có thói quen mua 
các đồ của địa phương làm kỷ 
niệm, chính điều đó đã góp phần 
quan trọng trong việc quảng bá 
sản phẩm, mở rộng thị trường 
tiêu thụ, thu hút khách du lịch 
cho các làng nghề.
Bốn là, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực cho phát triển du 
lịch làng nghề. Quy hoạch, đào 
tạo và bồi dưỡng đội ngũ nghệ 
nhân sản xuất giỏi các mặt hàng 
thủ công mỹ nghệ ở các làng 
nghề truyền thống. Hàng năm 
nên tổ chức “Lễ hội làng nghề” 
để tôn vinh các nghệ nhân, tăng 
tính hấp dẫn và thu hút sự chú ý 
của khách du lịch.
Có kế hoạch tuyển chọn, bồi 
dưỡng đội ngũ thuyết minh viên 
du lịch từ những nghệ nhân, 
người thợ ở các làng nghề. Nâng 
cao nhận thức của cộng đồng dân 
cư địa phương về lợi ích của du 
lịch làng nghề để họ tham gia tích 
cực vào các hoạt động đón tiếp 
du khách, cũng như ý thức bảo 
tồn, phát huy các giá trị truyền 
thống của sản phẩm làng nghề 
và văn hóa đặc sắc địa phương, 
tạo môi trường văn minh, lịch sự, 
hấp dẫn du khách đến tham quan 
làng nghề.
Chính quyền địa phương 
cần có chính sách hỗ trợ công 
tác khôi phục lại các làng nghề 
truyền thống. Trong khai thác du 
lịch làng nghề, các doanh nghiệp 
du lịch đưa khách đến thăm quan 
cần thực hiện phân chia lợi nhuận 
thu được qua các hình thức đóng 
góp xây dựng đối với cộng 
đồng làng nghề và trả lương cho 
những nghệ nhân, thợ thủ công 
và thuyết minh viên ở các cơ sở 
để họ yên tâm với nghề.
 Du lịch làng nghề sẽ thực sự 
hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp 
ủy, chính quyền địa phương và 
ngành du lịch quan tâm tổ chức 
thực hiện những chủ trương, 
chính sách đúng đắn, thiết thực 
và mang tính chiến lược lâu dài. 
Bên cạnh đó là chú trọng công 
tác quảng bá, thu hút khách, nâng 
cao chất lượng sản phẩm và đội 
ngũ những người làm công tác 
du lịch làng nghềl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo về du lịch của các Sở Văn hóa, 
Du lịch & Thể thao các tỉnh ĐBSCL
nghe-con-bi-bo-quen/10725987/254/
age=news&do=detail&category_
id=217&news_id=1427
vn/news/163/Lang-nghe-truyen-
thong.aspx
1. Tổng quan bức tranh kinh tế 
Vn năm 2012
Năm 2012 đã khép lại. VN 
cũng như hầu hết các quốc gia trên 
thế giới đã chứng kiến một nền 
kinh tế trong năm qua với những số 
liệu thống kê không mấy lạc quan 
như: tăng trưởng sụt giảm, nguy cơ 
lạm phát cao, số lượng các doanh 
nghiệp phá sản gia tăng, hàng tồn 
kho gia tăng, đóng băng bất động 
sản và sự tê liệt của thị trường 
chứng khoán. 
1.1 Tăng trưởng kinh tế tiếp tục 
sụt giảm
Tốc độ tăng trưởng tổng sản 
phẩm trong nước (GDP) năm 2012 
chỉ đạt 5,03%. Mức này thấp hơn 
đáng kể so với dự báo gần nhất là 
5,2 – 5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 
4,64%, quý II tăng 4,8%, quý III 
tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.‎ 
Như vậy, tăng trưởng trong năm 
2012 là thấp nhất trong giai đoạn 
từ 2000 đến nay và thấp hơn nhiều 
các nước đang phát triển châu Á – 
Thái Bình Dương (Hình 1).
Trong giai đoạn 2003 - 2012 tốc 
độ tăng trưởng kinh tế của VN so 
với các đang phát triển trong khu 
vực châu Á - Thái Bình Dương 
tăng trưởng của VN luôn thấp hơn 
và dao động từ 1,5% đến 4%. Như 
vậy, dưới góc độ tăng trưởng kinh 
tế, VN đang bị tụt hậu so với các 
nước này, Hình 2. 
1.2 Lạm phát đã được kiềm chế, 
nhưng rủi ro bùng nổ vẫn cao
So với năm 2011, tình hình 
lạm phát năm 2012 đã có chuyển 
biến tốt hơn, nhờ thực hiện đồng 
bộ các giải pháp chính sách, như: 
thắt chặt tiền tệ, quản lý chặt chẽ 
chi tiêu và giảm bội chi ngân sách 
nhà nước, cắt giảm vốn đầu tư và 
đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư 
công. Tỷ lệ lạm phát năm 2012 là 
6,81%. Như vậy, chúng ta đã kéo 

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_lang_nghe_o_dong_bang_song_cuu_long_mot_loi_the_van.pdf