Đánh giá kết quả điều trị của một số phác đồ kháng virus trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng và đánh giá kết quả điều trị của các thuốc

kháng virus trên bệnh nhân HIV/AIDS. Đối tƣợng: các bệnh nhân đang đƣợc

quản lý và điều trị bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh

viện A Thái Nguyên. Phƣơng pháp: nghiên cứu mô tả. Kết quả: bệnh nhân là

nam giới chiếm 60,3%, độ tuổi từ 30-39 (62,8%). 53,8% số bệnh nhân không có

nghề nghiệp. Trƣớc điều trị, bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn lâm sàng II và III

(39,7% và 24,4%); 70,5% có kết quả ≤ 200 tế bào/mm3 máu. Thuốc ARV đƣợc sử

dụng chính là phác đồ 1c (53,8%). Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III giảm từ 24,4%

xuống 1,3%; giai đoạn IV giảm từ 11,5% xuống 2,6% (p <0,05). số="" lƣợng="" tế="">

CD4 tăng sau thời gian điều trị từ 140 lên 227 tế bào/mm3 máu. Tỷ lệ mắc nấm

candida giảm từ 21,8% xuống 2,5%, tiêu chảy giảm từ 41,0% xuống 0%. Cân

nặng trung bình của bệnh nhân tăng từ 49,2 kg lên 50,9 kg, số bệnh nhân có khả

năng trở lại làm việc lại bình thƣờng tăng từ 7,7% lên 14,1%. Tác dụng không

mong muốn thƣờng gặp là đau đầu, mệt mỏi (14,1%). thiếu máu (11,5%), tăng

men gan (10,3%).

pdf 9 trang phuongnguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị của một số phác đồ kháng virus trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị của một số phác đồ kháng virus trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

Đánh giá kết quả điều trị của một số phác đồ kháng virus trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ KHÁNG VIRUS 
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS 
 Trần V n Tuấn Hà V n Th i 
Tr ng i h c Y- c Th i Nguy n 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng và đánh giá kết quả điều trị của các thuốc 
kháng virus trên bệnh nhân HIV/AIDS. Đối tƣợng: các bệnh nhân đang đƣợc 
quản lý và điều trị bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh 
viện A Thái Nguyên. Phƣơng pháp: nghiên cứu mô tả. Kết quả: bệnh nhân là 
nam giới chiếm 60,3%, độ tuổi từ 30-39 (62,8%). 53,8% số bệnh nhân không có 
nghề nghiệp. Trƣớc điều trị, bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn lâm sàng II và III 
(39,7% và 24,4%); 70,5% có kết quả ≤ 200 tế bào/mm3 máu. Thuốc ARV đƣợc sử 
dụng chính là phác đồ 1c (53,8%). Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III giảm từ 24,4% 
xuống 1,3%; giai đoạn IV giảm từ 11,5% xuống 2,6% (p <0,05). Số lƣợng tế bào 
CD4 tăng sau thời gian điều trị từ 140 lên 227 tế bào/mm3 máu. Tỷ lệ mắc nấm 
candida giảm từ 21,8% xuống 2,5%, tiêu chảy giảm từ 41,0% xuống 0%. Cân 
nặng trung bình của bệnh nhân tăng từ 49,2 kg lên 50,9 kg, số bệnh nhân có khả 
năng trở lại làm việc lại bình thƣờng tăng từ 7,7% lên 14,1%. Tác dụng không 
mong muốn thƣờng gặp là đau đầu, mệt mỏi (14,1%). thiếu máu (11,5%), tăng 
men gan (10,3%). 
Từ khóa: HIV/AI S Thu c ARV 
EVALUATION OF RESULTS OF ANTIVIRAL TREATMENTS IN 
PATIENTS INFECTED WITH HIV/AIDS 
Tran Van Tuan, Ha Van Thai 
Thai Nguyen university of medicine and pharmacy 
SUMMARY 
Objective: Describing the status of use and evaluating the results of antiviral 
treatments in patients infected with HIV/AIDS. Subjects: Outpatients with 
HIV/AIDS are being managed and treated with antiretroviral drugs in Thai 
Nguyen Hospital A. Methods: A descriptive study. Results: The male patients 
accounted for 60.3%, the age group of 30-39 was 62.8%. 53.8% of patients were 
unemployment. Before treatment, patients mainly were in clinical phase II and III 
(39.7% and 24.4%, respectively); 70.5% of patients had ≤ 200 cells/mm3 of 
serum. ARV used was the 1c regimen (53.8%). The rate of patients with stage III 
decreased from 24.4% to 1.3%; Phase IV decreased from 11.5% to 2.6% (p 
<0.05). CD4 cell increased after treatment from 140 to 227 cells/mm
3
 of serum. 
The patient with the prevalence rate of candidiasis decreased from 21.8% to 2.5%, 
of diarrhea decreased from 41.0% to 0%. The average weight of patients increased 
from 49.2 kg to 50.9 kg, the number of patients were able to return to the normal 
job increasing from 7.7% to 14.1%. Common side effects were headache, fatigue 
(14.1%). anemia (11.5%), increased liver enzymes (10.3%). 
Keywords: HIV/AIDS, ARV drugs 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
I. Đặt vấn đề 
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo số liệu về thực trạng 
dịch bệnh AIDS trên thế giới của UNAIDS công bố ngày 21/11/2011, trên thế giới có 
tổng cộng 34 triệu ngƣời đang sống cùng virus HIV. Ở Việt Nam kể từ khi trƣờng hợp 
nhiễm HIV đầu tiên phát hiện năm 1990 cho đến nay đã lan rộng ra khắp các tỉnh, thành 
phố trong cả nƣớc và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, nòi giống và sự nghiệp phát triển 
kinh tế xã hội của đất nƣớc ta. Tính đến hết tháng 3/2011 cả nƣớc đã có 235.535 ngƣời 
nhiễm HIV, chuyển sang AIDS là 94.613 ngƣời, trong đó tử vong do AIDS là 49.912 
ngƣời [1]. Tại Thái Nguyên, số ngƣời nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng, số ngƣời phát triển 
sang giai đoạn AIDS ngày càng nhiều. Từ trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 
7/1996 tính đến 30/6/2011 đã có 7.898 ngƣời nhiễm HIV và có 3.652 ngƣời chuyển giai 
đoạn AIDS, 1.763 ngƣời tử vong do AIDS và phân bố không đều theo các địa phƣơng 
trong tỉnh [6]. 
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc 
kháng virus (ARV) trên bệnh nhân HIV. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về 
lĩnh vực này. Để góp phần giúp cho các cán bộ y tế hiểu rõ hơn về thuốc ARV từ đó đạt 
hiệu quả cao, an toàn trong quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài "Đánh giá tác 
dụng một số loại thuốc kháng virus trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám 
ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện A Thái Nguyên " nhằm hai mục tiêu: 
1. Mô t thực tr ng sử dụng một s lo i thu c kh ng virus trong đi u trị HIV/AI S 
t i phòng kh m ngo i tr HIV/AI S ệnh viện A Th i Nguy n. 
2. nh gi kết qu đi u trị của c c thu c kh ng virus tr n bệnh nhân HIV/AI S. 
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Các bệnh nhân đã đƣợc xét nghiệm khẳng định HIV dƣơng tính tại các phòng xét 
nghiệm chuẩn thức quốc gia, đang đƣợc quản lý và điều trị bằng thuốc ARV tại phòng 
khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện A Thái Nguyên. 
- Hồ sơ bệnh án, sổ sách đang đƣợc lƣu giữ tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, 
Bệnh viện A Thái Nguyên 
 * Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các bệnh nhân nam và nữ trên 18 tuổi 
- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu 
- Đã đƣợc thông báo về tình trạng nhiễm HIV/ AIDS 
- Đƣợc điều trị bằng 5 loại thuốc kháng virus (ARV) theo các phác đồ điều trị 
HIV/AIDS 
 * Tiêu chuẩn loại trừ: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú 
2.2. Thời gian nghiên cứu: 01/01/2011 đến 31/12/2011 
2.3. Địa điểm nghiên cứu: phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện A Thái 
Nguyên. 
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 - Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu 
 - Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích 
 - Cỡ mẫu: thuận tiện 
 - Chỉ tiêu nghiên cứu 
+ Đặc điểm tuổi, giới tính, cân nặng, địa chỉ, nghề nghiệp 
+ Yếu tố nguy cơ lây nhiễm, Thời gian bị bệnh, thời gian đƣợc điều trị, Phác đồ điều trị 
+ Triệu chứng lâm sàng trƣớc và sau điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc ARV 
+ Số lƣợng tế bào CD4 trƣớc và sau điều trị, các nhiễm trùng cơ hội thƣờng gặp 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
 - Các bƣớc tiến hành: số liệu đƣợc thu thập qua phỏng vấn trực tiếp ngƣời nhiễm 
HIV/AIDS bằng phiếu phỏng vấn theo các tiêu chí chung thống nhất. 
 + Lâm sàng: khám toàn trạng, cân nặng, hạch ngoại vi, các biểu hiện bệnh lý ở các 
cơ quan và hệ cơ quan. Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV; phát hiện các bệnh 
nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV; sàng lọc bệnh lao; tình trạng thai 
nghén 
 + Cận lâm sàng: làm xét nghiệm công thức máu toàn phần, hemoglobin/hematocrit, 
số lƣợng bạch cầu, tổng số tế bào lymphô. Tổng số tế bào lymphô có thể tính theo công 
thức sau: Tổng s tế bào lympho = Tổng s b ch cầu X tỷ lệ % lymphocyte. Xét nghiệm 
tế bào CD4, chụp X-quang phổi, Soi đờm tìm AFB để chẩn đoán lao. Xét nghiệm chức 
năng gan đánh giá các men SGOT, SGPT. 
 - Tƣ vấn hỗ trợ sau xét nghiệm: giải thích về diễn biến bệnh và kế hoạch chăm sóc 
điều trị, sự cần thiết phải thăm khám theo hẹn. Tƣ vấn về lối sống tích cực, dinh dƣỡng 
và sống khỏe mạnh. Tƣ vấn về dự phòng lây truyền HIV. Tƣ vấn về tuân thủ dự phòng 
các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Chuẩn bị cho điều trị ARV khi có chỉ định. 
 - Theo dõi điều trị: ngƣời nhiễm HIV cần đƣợc thăm khám và tƣ vấn theo lịch trình 
3-6 tháng một lần nếu không có triệu chứng bất thƣờng và bất cứ khi nào có triệu chứng 
lâm sàng bất thƣờng xảy ra [3]. 
2.5. Xử lý số liệu: theo phƣơng pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi 
Tuổi Số bệnh nhân % 
< 30 tuổi 13 16,7 
30 - 39 tuổi 49 62,8 
40 - 49 tuổi 14 18,0 
≥ 50 tuổi 2 2,5 
Tổng số 78 100 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, độ tuổi hay gặp nhất là từ 30 – 39 tuổi, chiếm tỷ 
lệ cao nhất (62,8%). Các lứa tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn 
Bảng 3.2: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính 
Giới tính Số bệnh nhân % 
Nam 47 60,3 
Nữ 31 39,7 
Tổng số 78 100 
Nhận xét: số bệnh nhân là nam giới đang đƣợc điều trị chiếm tỷ lệ 60,3% cao gấp 1,5 
lần số bệnh nhân nữ (39,7%) 
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp 
Nghề nghiệp Số bệnh nhân % 
Nông dân 31 39,7 
Không nghề nghiệp 42 53,8 
Lái xe 1 1,3 
Công nhân 2 2,6 
Nội trợ 2 2,6 
Tổng số 78 100 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
Nhận xét: bệnh nhân không nghề nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (53,8%), sau đó là 
nông dân (39,7%). Các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp 
Bảng 3.4. Các phác đồ điều trị ARV 
Phác đồ Số bệnh nhân % Ghi chú 
1a 18 23,1 1a: 3TC + d4T + NVP 
1b 13 16,7 1b: 3TC + d4T + EFV 
1c 42 53,8 
3NT: 3TC + NVP + 
TDF 
1d 4 5,1 1c: 3TC + ZDV + NVP 
3NT 1 1,3 1d: 3TC + ZDV + EFV 
Tổng số 78 100 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu thì phác đồ 1c đƣợc sử dụng nhiều nhất (chiếm tỷ 
lệ 53,8%), thứ 2 là phác đồ 1a (23,1%), phác đồ 1b và 1d (tỷ lệ lần lƣợt là 16,7% và 
5,1%), ít nhất là phác đồ 3NT (1,3%) 
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân sau khi thay đổi phác đồ điều trị ARV 
Phác đồ Số bệnh nhân % 
1a 14 18,0 
1b 13 16,7 
1c 26 33,1 
1d 4 5,1 
1a - 1b 3 3,9 
1a - 1c 1 1,3 
1c - 1d 7 9,0 
1c - 1a 5 6,4 
1c - 1d - 1b 2 2,6 
1c - 3NT 2 2,6 
3NT 1 1,3 
Tổng số 78 100 
 Nhận xét: số bệnh nhân phải chuyển từ phác đồ 1c - 1d là nhiều nhất (9,0%), tiếp 
theo là phác đồ 1c - 1a (6,4%), phác đồ 1a - 1b (3,9%), phác đồ 1c - 1d - 1b và 1c - 3NT 
(2,6%). Cuối cùng là các bệnh nhân chuyển từ phác đồ 1a - 1c, và 3NT (1,3%). 
Bảng 3.6. Giai đoạn lâm sàng trước và sau điều trị tối thiểu 6 tháng 
Giai 
đoạn lâm 
sàng 
Trƣớc điều trị Sau 6 tháng điều trị p 
n Tỷ lệ % n % 
< 
0,05 
I 19 24,4 60 76,9 
< 
0,05 
II 31 39,7 15 19,2 
< 
0,05 
III 19 24,4 1 1,3 
< 
0,05 
IV 9 11,5 2 2.6 
< 
0,05 
Tổng 78 100 78 100 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
Nhận xét: Sau tối thiểu 6 tháng điều trị số bệnh nhân giai đoạn I tăng từ 24,4% lên 
76,9%. Số bệnh nhân giai đoạn II giảm từ 39,7% xuống còn 19,2%, giai đoạn III giảm từ 
24,4% xuống còn 1,3%, giai đoạn IV giảm từ 11,5% xuống còn 2,6%. 
Bảng 3.7. Cân nặng của bệnh nhân trước và sau điều trị tối thiểu 6 tháng 
Cân nặng 
(Kg) 
Trƣớc điều trị Sau 6 tháng điều trị 
p 
n % n % 
≥ 60 3 3,9 8 10,3 < 0,05 
40 – 60 65 83,3 65 83,3 > 0,05 
≤ 40 10 12,8 5 6,4 < 0,05 
Tổng 78 100 78 100 > 0,05 
Nhận xét: Sau tối thiểu 6 tháng điều trị các bệnh nhân có cân nặng trên 60 kg tăng từ 
3,9% lên 10,3%, bệnh nhân có cân nặng dƣới 40 kg giảm từ 12,8% xuống còn 6,4%. 
Bảng 3.8. Số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân trước và sau điều trị tối thiểu 6 tháng 
Số lƣợng 
CD4 
Trƣớc điều trị Sau 6 tháng điều trị 
p n % n % 
< 200 55 70,5 37 47,4 < 0,05 
200 – 349 20 25.7 26 33,3 > 0,05 
350 – 499 2 2.5 13 16,7 < 0,05 
≥ 500 1 1.3 2 2,6 > 0,05 
Tổng 78 100 78 100 
Nhận xét: sau tối thiểu 6 tháng điều trị: Số bệnh nhân có số TB CD4 < 200 đã giảm từ 
70,5% xuống 47,4%, bệnh nhân có số TB CD4 từ 350 - 499 đã tăng từ 2,5% lên 16,7%. 
Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. 
Bảng 3.9. Các nhiễm trùng cơ hội của bệnh nhân trước và sau điều trị tối thiểu 6 tháng 
NTCH 
Trƣớc điều trị 
Sau 6 tháng điều 
trị 
p 
n Tỷ lệ % n 
Tỷ lệ 
% 
Lao phổi 10 12,8 1 1,3 < 0,05 
Tiêu chảy 32 41,0 0 0,0 < 0,05 
Nấm candida 17 21,8 2 2,5 < 0,05 
Viêm phế quản 11 14,1 0 0,0 < 0,05 
Zona 6 7,7 1 2,3 < 0,05 
Viêm da nhầy 6 7.7 1 1,3 < 0,05 
Nhận xét: trƣớc khi điều trị tỷ lệ bệnh nhân bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội rất 
cao. Sau thời gian điều trị tối thiểu 6 tháng, số bệnh nhân bị mắc các bệnh nhiềm trùng 
cơ hội giảm rõ rệt. Sự khác biệt có ý nghĩa với p <0,05. 
Bảng 3.10. Khả năng vận độngcủa bệnh nhân trước và sau điều trị tối thiểu 6 tháng 
Khả năng vận động 
Trƣớc điều trị Sau 6 tháng điều trị 
n % n % 
Đi lại đƣợc 72/78 92.3 78/78 100 
Làm việc bình thƣờng 6/78 7,7 11/78 14,1 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
Nhận xét: Sau tối thiểu 6 tháng điều trị bằng thuốc ARV, số bệnh nhân có khả năng đi 
lại đƣợc tăng từ 92,3% lên 100% và số bệnh nhân có khả năng trở lại làm việc lại bình 
thƣờng tăng từ 7,7% lên 14,1%. 
Bảng 3.11. Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc ARV 
Triệu chứng/Bệnh Số bệnh nhân % 
Thiếu máu 9 11,5 
Mất ngủ, ác mộng 4 5,1 
Buồn nôn 5 6,4 
Men gan tăng 8 10,3 
Đau đầu, mệt mỏi 11 14,1 
Ban đỏ 5 6,4 
Viêm thần kinh ngoại biên 2 2,5 
Tổn thƣơng thận 2 2,5 
Nhận xét: trong các bệnh nhân sử dụng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú 
HIV/AIDS, tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là đau đầu, mệt mỏi (14,1%), thiếu 
máu (11,5%), và tăng men gan (10,3%). Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác nhƣ 
buồn nôn, ban đỏ là 6,4%, mất ngủ ác mộng (5,1%), viêm dây thần kinh ngoại biên, tổn 
thƣơng thận (2,5%). 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Thực trạng sử dụng một số loại thuốc kháng virus trong điều trị HIV/AIDS 
tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện A Thái Nguyên 
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 
 - Theo bảng 3.1 trong nhóm nghiên cứu độ tuổi của bệnh nhân sử dụng thuốc ARV 
hay gặp nhất là từ 30 – 40 tuổi với tỷ lệ 62,8%,bệnh ít gặp ở những ngƣời trên 50 tuổi. 
Nghiên cứu của Phan Trung Tiến (2010) cho thấy lứa tuổi bị HIV/AIDS ít nhất là những 
ngƣời trên 50 tuổi (1,3%), đa số bệnh nhân bị HIV/AIDS trong lứa tuổi từ 31-39 tuổi 
(52%) [7]. Do nhóm tuổi này đang trong tuổi lao động, có điều kiện giao tiếp, tiếp xúc 
với nhiều yếu tố nguy cơ vì vậy tỷ lệ là cao nhất. 
 - Về giới tính : dựa vào kết quả bảng 3.2 cho thấy số bệnh nhân là nam giới đang 
đƣợc điều trị gồm 47 ngƣời (chiếm 60,3%) gấp 1,5 lần số bệnh nhân nữ (chiếm 39,7%). 
Kết quả nghiên cứu này tƣơng tự với kết quả của một số nghiên cứu khác nhƣ tác giả Hà 
Văn Tuân (2008) cho thấy có 62,1% bệnh nhân sử dụng thuốc ARV là nam [8], nghiên 
cứu của Võ Thị Năm (2009) số bệnh nhân nam chiếm 63%, cao gấp 1,7 lần so với số 
bệnh nhân nữ [5]. Sự khác biệt tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là do sự khác nhau về nghề 
nghiệp giữa nam và nữ (tỷ lệ nam giới không nghề nghiệp cao hơn, công việc thƣờng tiếp 
xúc với nhiều yếu tố nguy cơ hơn), cũng nhƣ những thói quen sinh hoạt nam giới thƣờng 
dễ sa vào các tệ nạn xã hội nhƣ: tiêm chích, mại dâm 
- Về nghề nghiệp: Bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 
cao nhất với 53,8%. Sau đó bệnh nhân là nông dân (39,7%). Kết quả này khác với nghiên 
cứu của Lê Đình Vinh, Chu Đức Thảo và các cộng sự (2009) khảo sát trên 242 bệnh 
nhân điều trị ARV tại tỉnh ĐăkLăk. Theo đó bệnh nhân làm nghề nông có tỷ lệ đƣợc điều 
trị ARV cao nhất (75,5%), tỷ lệ các bệnh nhân không có nghề nghiệp chỉ chiếm 5,0% 
[10]. Sự khác biệt này có thể là do cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Đăk 
Lăk không giống nhau. 
4.1.2. Các phác đồ điều trị ARV bậc một được sử dụng tại phòng khám HIV/AIDS 
 - Bảng 3.4 cho thấy trong nhóm nghiên cứu đa số phác đồ đƣợc sử dụng là phác đồ 
1c (53,8%) và 1a (23,1%), tiếp đó là phác đồ 1b và 1d (tỷ lệ lần lƣợt là 16,7% và 5,1%), 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
ít nhất là phác đồ 3NT (1,3%). Kết quả này là phù hợp với chỉ định điều trị ARV theo 
hƣớng dẫn 8/2009 của Bộ Y tế [3]. 
 - Sau khi thay đổi phác đồ điều trị (bảng 3.5), số bệnh nhân phải chuyển từ phác đồ 
1c - 1d là nhiều nhất (9,0%), phác đồ 1c - 1a (6,4%), phác đồ 1a - 1b (3,9%), 1c - 1d - 1b 
và 1c - 3NT (2,6%). Cuối cùng là các bệnh nhân chuyển từ phác đồ 1a - 1c, và 3NT 
(1,3%). Nhƣ vậy từ sau khi bắt đầu điều trị đến thời điểm thống kê đã có 20 bệnh nhân 
phải thay đổi phác đồ điều trị so với chỉ định ban đầu (25,6%) và 100% nguyên nhân do 
tác dụng phụ của thuốc. Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu tại bệnh 
viện Bệnh Nhiệt đới Trung ƣơng (2010) trên 1276 bệnh nhân sử dụng thuốc ARV. Trong 
đó chỉ có 10,6% bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị, lý do chủ yếu phải thay đổi 
phác đồ là do tác dụng phụ của thuốc (81,5%), có 12 trƣờng hợp (8,9%) phải thay đổi 
phác đồ do tƣơng tác với thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội khác [4]. 
4.2. Kết quả điều trị của các thuốc ARV khi sử dụng tại phòng khám HIV/AIDS 
4.2.1. Tình trạng bệnh nhân trước và sau tối thiểu nhất 6 tháng sử dụng thuốc ARV 
- Kết quả bảng 3.6 cho thấy sau tối thiểu 6 tháng điều trị số bệnh nhân giai đoạn I 
tăng từ 24,4% lên 76,9%. Số bệnh nhân giai đoạn II giảm từ 39,7% xuống còn 19,2%. Số 
bệnh nhân giai đoạn III giảm từ 24,4% xuống còn 1,3%. giai đoạn IV giảm từ 11,5% 
xuống còn 2,6%. Phần lớn các bệnh nhân đều tiến triển tốt (giai đoạn lâm sàng giảm, 
chiếm tỷ lệ 67,95%), một số có giai đoạn lâm sàng không đổi (29,5%). Chỉ có một số ít 
có giai đoạn lâm sàng tăng (2,55%). Mức giảm của giai đoạn lâm sàng đều có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). Kết quả này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Hà Văn Tâm 
(2008), trong nghiên cứu này tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cũng thay đổi rõ rệt sau 
điều trị ARV. Sau 6 tháng, tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III và IV giảm rõ, từ 87,9% xuống 
còn 34,7%, đặc biệt là giai đoạn IV giảm từ 50,4% xuống còn 1,4%. Và sau 12 tháng 
điều trị, tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III và IV tiếp tục giảm xuống còn 26,7% và 0% [9]. 
- Theo bảng 3.7, sau tối thiểu 6 tháng điều trị các bệnh nhân có cân nặng trên 60 kg 
tăng từ 3,9% lên 10,3%, số bệnh nhân có cân nặng dƣới 40 kg giảm từ 12,8% xuống còn 
6,4%. Các bệnh nhân có cân nặng tăng chiếm nhiều nhất (57,7.0%), số bệnh nhân bị 
giảm trọng lƣợng cơ thể chiếm 23,1%. Số còn lại cân nặng không thay đổi chiếm 19,2%, 
cân nặng trung bình của bệnh nhân sau tối thiểu 6 tháng điều trị tăng từ 49,2 kg lên 50,9 
kg (tăng 1,7 kg). Tuy nhiên sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết 
quả nghiên cứu này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Đình Vinh, 
Chu Đức Thảo (2009): Sự tiến triển của bệnh nhân qua theo dõi cân nặng cho thấy sau 6 
tháng điều trị cân nặng trung bình tăng 1,6 kg [10]. 
- Bảng 3.8 cho thấy sau tối thiểu 6 tháng điều trị, số bệnh nhân có số TB CD4 < 200 
đã giảm từ 70,5% xuống 47,4%. Số bệnh nhân có số TB CD4 từ 350 - 499 đã tăng từ 
2,5% lên 16,7%. Số lƣợng trung bình tế bào CD4 của bệnh nhân sau tối thiểu 6 tháng 
điều trị tăng từ 140TB/mm3 lên 227TB/mm3 máu. Điều đó chứng tỏ hiệu quả điều trị của 
thuốc ARV, sự gia tăng của tế bào CD4 có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Kết quả nghiên 
cứu này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Hà Văn Tâm, số lƣợng tế bào CD4 tăng dần 
theo thời gian điều trị, từ 83 lên 236TB/mm3 máu [9]. 
- Dựa vào bảng 3.9 ta có thể thấy số bệnh nhân bị mắc các bệnh nhiềm trùng cơ hội 
giảm rõ rệt từ thời điểm bắt đầu điều trị đến sau điều trị tối thiểu 6 tháng. Điều đó chứng 
tỏ hiệu quả điều trị của thuốc ARV. Mức giảm của các triệu chứng này đều có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). Kết quả này cũng tƣơng tự kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh 
Nhiệt đới Trung ƣơng (2010) chứng tỏ rằng càng về sau số bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ 
hôi càng ít. 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
4.2.2. Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc ARV 
Qua bảng 3.11 cho thấy sau khi sử dụng thuốc ARV thì tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác 
dụng không mong muốn là rất cao. Trong đó hay gặp nhất là triệu chứng đau đầu, mệt 
mỏi (14,1%). Tiếp đó là các tác dụng phụ thiếu máu (11,5%), tăng men gan (10,3%). 
Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác nhƣ buồn nôn, ban đỏ (6,4%), mất ngủ ác 
mộng (5,1%), viêm dây thần kinh ngoại biên, tổn thƣơng thận (cùng 2,5%). Theo một số 
nghiên cứu cho thấy các tác dụng phụ thƣờng gặp sau khi bắt đầu điều trị trong vòng 4 
tuần là: phát ban, viêm gan, ác mộng - chóng mặt, viêm tụy ; sau đó giảm dần. Sau 6 đến 
12 tháng tình trạng hay gặp là thiếu máu, viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn phân bố 
mỡ [2], [4]. 
KẾT LUẬN 
1. Thực trạng sử dụng một số loại thuốc kháng virus trong điều trị HIV/AIDS tại 
phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện A Thái Nguyên 
- Bệnh nhân là nam giới chiếm 60,3%, độ tuổi từ 30-39 (62,8%). 
- 53,8% số bệnh nhân không có nghề nghiệp. 
- Trƣớc điều trị, bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn lâm sàng II và III (39,7% và 24,4%) 
- Xét nghiệm CD4 trƣớc khi điều trị ARV, 70,5% có kết quả ≤ 200 tế bào/mm3 máu 
- Thuốc ARV đƣợc sử dụng chính là phác đồ 1c (53,8%) 
2. Kết quả điều trị của thuốc ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng tối thiểu 6 
tháng tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS. 
- Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III giảm từ 24,4% xuống còn 1,3% và bệnh nhân giai 
đoạn IV giảm từ 11,5% xuống còn 2,6%. 
- Số lƣợng tế bào CD4 tăng dần theo thời gian điều trị từ 140 lên 227 tế bào/mm3 máu 
- Tỷ lệ mắc nấm candida giảm từ 21,8% xuống 2,5%, tiêu chảy giảm từ 41,0% xuống 
còn 0%. 
- Cân nặng trung bình của bệnh nhân tăng từ 49,2 kg lên 50,9 kg (tăng 1,7 kg), số 
bệnh nhân có khả năng trở lại làm việc lại bình thƣờng tăng từ 7,7% lên 14,1%. 
- Tác dụng không mong muốn thƣờng gặp là đau đầu, mệt mỏi (14,1%). thiếu máu 
(11,5%), tăng men gan (10,3%). 
- Tỷ lệ tử vong trong điều trị là 1,3%. 
KHUYẾN NGHỊ 
1. Cần tiếp tục tăng cƣờng cung cấp thông tin cơ bản về HIV/AIDS cho bệnh nhân 
điều trị ARV. Có những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm này sinh 
hoạt theo các chủ đề và coi đây là lực lƣợng quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS. 
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng lây 
nhiễm HIV cho ngƣời dân, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với ngƣời nhiễm HIV. 
3. Tăng cƣờng và mở rộng hoạt động điều trị, cung cấp thuốc ARV cho các bệnh 
nhân HIV/AIDS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế: " o c o tình hình nhiễm HIV/AI S quý I n m 2011" theo công văn số 
3070/BYT-AIDS ngày 1/6/2011. 
2. Bộ Y tế: "H ớng dẫn chẩn đo n và đi u trị HIV/AI S" theo quyết định số 
6/2005/QĐ-BYT ngày 7/3/2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. 
3. Bộ Y tế: "H ớng dẫn chẩn đo n và đi u trị HIV/AI S" cập nhật hƣớng dẫn theo 
quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trƣởng bộ y tế. 
Tr ng i h c Y c Th i Nguy n n tin Y c h c mi n n i s 3 n m 2012 
4. Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Tiến Lâm (2010), " nh gi tuân thủ đi u trị và li n 
quan của tuân thủ đi u trị với hiệu qu đi u trị bằng thu c kh ng Virus (ARV)", 
Bộ Y Tế xuất bản, tr 388. 
5. Võ Thị Năm (2009), "X c định tỷ lệ và c c yếu t li n quan đến việc tuân thủ 
đi u trị ARV ở bệnh nhân HIV/ AI S t i thành ph ần Thơ n m 2009”, Bộ Y Tế 
xuất bản, tr 380. 
6. Sở Y tế Thái Nguyên: Báo cáo của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thái 
Nguyên ngày 1/9/2011. 
7. Phan Trung Tiến (2010), "Nghi n cứu lâm sàng cận lâm sàng bệnh nhân 
HIV/AI S đ c chỉ định đi u trị ARV t i bệnh viện trung ơng Huế" Bộ Y Tế 
xuất bản, tr 401. 
8. Hà Văn Tuân (2008), "Kh o s t sự tuân thủ đi u trị của bệnh nhân AI S t i tỉnh 
 ình Thuận n m 2008" , Bộ Y Tế xuất bản, tr 370. 
9. Hà Văn Tâm (2008), “Nghi n cứu hiệu qu thu c ARV trong đi u trị bệnh nhân 
HIV/ AI S t i phòng kh m ngo i tr Tân hâu”, Bộ Y Tế xuất bản, tr 474. 
10. Lê Đình Vinh, Chu Đức Thảo (2009), "Thực tr ng đi u trị kh ng Retrovirus cho bệnh 
nhân AI S t i tỉnh k L k trong 3 n m 2007 - 2009", Bộ Y Tế xuất bản, tr 422. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_cua_mot_so_phac_do_khang_virus_tre.pdf