Đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão

Tóm tắt: Hàng năm ở nước ta, bão thường gây

nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho

người dân, nhất là ở các vùng ven biển miền Trung

Việt Nam. Để giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra,

thì việc đánh giá được mức độ an toàn cho nhà theo

các cấp bão là rất cần thiết để người dân chủ động

có các biện pháp phòng chống bão phù cho hợp.

Bài báo này trình bày các nội dung liên quan đến

vấn đề này

pdf 6 trang phuongnguyen 12360
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão

Đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
68 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN NHÀ THEO CÁC CẤP BÃO 
PGS.TS. NGUYỄN VÕ THÔNG 
Viện KHCN Xây dựng 
Tóm tắt: Hàng năm ở nước ta, bão thường gây 
nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho 
người dân, nhất là ở các vùng ven biển miền Trung 
Việt Nam. Để giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra, 
thì việc đánh giá được mức độ an toàn cho nhà theo 
các cấp bão là rất cần thiết để người dân chủ động 
có các biện pháp phòng chống bão phù cho hợp. 
Bài báo này trình bày các nội dung liên quan đến 
vấn đề này. 
Từ khóa: Đánh giá, an toàn nhà, an toàn nhà 
theo cấp bão. 
Abstract: Every year in our country, typhoons 
often cause serious damage to lives and property 
for people, especially in central Vietnam. To 
minimize damage caused by storms and storms, it is 
important to assess the safety of your home 
according to storm intensity levels so that people 
can take appropriate measures to prevent storms. 
This article presents content related to this issue. 
Keywords: Assessment, Safety assessment for 
house, The safety of the house due to storm levels. 
1. Đặt vấn đề 
 Việt Nam nằm trong Khu vực Tây Bắc Thái Bình 
Dương, đây là khu vực có có số lượng cơn bão và 
bão mạnh đứng thứ hai trong tổng số 8 vùng bão 
trên thế giới. Mỗi năm khu vực này bình quân hình 
thành khoảng 30 cơn bão, chiếm 38% tổng số cơn 
bão trên toàn cầu [6]. Do vị trí địa lý và ảnh hưởng 
của biến đổi khí hậu, bão lụt thường xuyên xảy ra ở 
khu vực ven biển miền Trung Việt Nam với tần suất 
cao, cường độ mạnh, gây thiệt hại nặng nề về 
người và tài sản cho người dân. Chỉ tính 10 năm 
gần đây, thiên tai bão lũ đã làm thiệt hại cho nền 
kinh tế nước ta khoảng 1,5% GDP. Để giảm thiểu 
các thiệt hại do bão lũ gây ra, thì việc đánh giá 
được mức độ an toàn nhà theo các cấp bão là rất 
cần thiết để người dân chủ động có các biện pháp 
phòng chống bão phù hợp. Bài báo này trình bày 
các nội dung liên quan đến vấn đề này. 
2. Các khái niệm và cách phân cấp gió bão hiện 
nay 
Theo “Quy chế báo áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), 
bão, lũ tại Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg do Thủ 
tướng Chính phủ ký ngày 14/3/2011” [1] quy định 
như sau: 
- Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới 
(bão) là tốc độ gió trung bình lớn nhất xác định 
trong thời gian 02 phút quan trắc (tính bằng cấp gió 
Beaufort); 
- Gió giật là tốc độ gió tăng lên tức thời được 
xác định trong khoảng 02 giây; 
- ATNĐ là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió 
mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật; 
- Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió 
mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. 
Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 
được gọi là bão mạnh, từ cấp 12 trở lên được gọi là 
bão rất mạnh. 
Thang sức gió này được Francis Beaufort, một 
đô đốc hải quân và đồng thời là một nhà thủy văn 
học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang ban đầu 
có 13 cấp (từ 0 tới 12). Năm 1946 Thang Beaufort 
được mở rộng thêm các cấp 13 tới 17, trong đó các 
cấp từ 13 tới 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường 
hợp đặc biệt, Tốc độ gió cho thang Beaufort mở 
rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm: 
 v = 0,836 B3/2 m/s (1) 
hay v = 3,0096 B3/2 km/h (2) 
trong đó: v - tương đương với vận tốc gió 10 mét 
trên bề mặt và B - số trên thang Beaufort. Chẳng 
hạn, B = 9,5 cho giá trị của v là 24,48 m/s, nó tương 
đương với giới hạn dưới của "cấp 10 Beaufort". 
Theo các quy định của tài liệu [1] thì bão ở Việt 
Nam được phân thành các loại: bão, bão mạnh, bão 
rất mạnh, siêu bão, chi tiết xem bảng 1. 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 69 
Bảng 1. Cấp gió và cấp sóng 
Cấp gió 
theo thang 
Beaufort 
Phân loại 
bão 
Tốc độ gió 
Độ cao 
sóng 
trung 
bình 
Mức độ nguy hại 
m/s Km/h m 
0 
1 
2 
3 
 0 ÷ 0,2 
0,3 ÷ 1,5 
1,6 ÷ 3,3 
3,4 ÷ 5,4 
< 1 
1 ÷ 5 
6 ÷ 11 
12 ÷ 19 
0,1 
0,2 
0,6 
Gió nhẹ. Không gây nguy hại. 
4 
5 
 5,5 ÷ 7,9 
8,0 ÷ 10,7 
20 ÷ 28 
29 ÷ 38 
1,0 
2,0 
Cây nhỏ có lá bắt đầu lay 
động. Ảnh hưởng đến lúa 
đang phơi màu. 
Biển động mạnh. Thuyền 
đánh cá bị chao nghiêng, 
phải cuốn bớt buồm. 
6 
7 
Áp thấp 
nhiệt 
đới 
10,8 ÷13,8 
13,9 ÷17,1 
39 ÷ 49 
50 ÷ 61 
3,0 
4,0 
Cây cối rung chuyển. Khó đi 
ngược gió. 
Biển động. Nguy hiểm đối 
với tàu thuyền. 
8 
9 
Bão 17,2 ÷ 20,7 
20,8 ÷ 24,4 
62 ÷ 74 
75 ÷ 88 
5,5 
7,0 
Gió làm gãy cành cây, tốc 
mái nhà làm thiệt hại về nhà 
cửa. Không thể đi ngược 
gió. 
Biển động rất mạnh. Rất 
nguy hiểm đối với tàu 
thuyền. 
10 
11 
Bão mạnh 24,5 ÷ 28,4 
28,5 ÷ 32,6 
89 ÷ 102 
103 ÷ 
117 
9,0 
11,5 
Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột 
điện. Gây thiệt hại rất nặng. 
Biển động dữ dội. Làm 
đắm tàu thuyền. 
12 
13 
14 
Bão rất 
mạnh 
32,7 ÷ 36,9 
37,0 ÷ 41,4 
41,5 ÷ 46,1 
118 ÷ 133 
134 ÷ 149 
150 ÷ 166 
14,0 
Sức phá hoại cực lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh. 
Đánh đắm tàu biển có 
trọng tải lớn. 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
70 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 
Cấp gió 
theo thang 
Beaufort 
Phân loại 
bão 
Tốc độ gió 
Độ cao 
sóng 
trung 
bình 
Mức độ nguy hại 
m/s Km/h m 
15 
16 
17 
Siêu 
bão 
46,2 ÷ 50,9 
51,0 ÷ 56,0 
56,1 ÷ 61,2 
167 ÷ 183 
184 ÷ 201 
202 ÷ 220 
Trên 
14,0 
Sức phá hoại cực lớn. 
Sóng biển cực kỳ mạnh. 
Đánh đắm tàu biển có 
trọng tải lớn. 
2. Phân loại nhà 
Nhà hiện hữu gồm ba dạng: (i) Nhà xây dựng 
theo tiêu chuẩn (Nhà theo tiêu chuẩn), (ii) nhà xây 
dựng không theo tiêu chuẩn (Nhà phi tiêu chuẩn) và 
(iii) các loại nhà còn lại. 
2.1 Nhà theo tiêu chuẩn 
Nhà theo tiêu chuẩn trong hướng dẫn này là 
nhà được thiết kế và thi công tuân thủ các tiêu 
chuẩn và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà 
nước. Nhà theo tiêu chuẩn chịu được cấp gió bão 
trong giới hạn tính toán thiết kế theo phân vùng áp 
lực gió và tuổi thọ công trình của tiêu chuẩn hiện 
hành. Khi cấp bão lớn hơn cấp thiết kế, cần có biện 
pháp phòng chống và gia cố, đặc biệt đối với các 
kết cấu bao che và kết cấu mái. Trong trường hợp 
cần thiết cần tiến hành sơ tán tới nơi trú ngụ an 
toàn. 
2.2 Nhà phi tiêu chuẩn 
Nhà phi tiêu chuẩn trong hướng dẫn này là nhà 
không được thiết kế và thi công theo các tiêu chuẩn 
và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước. 
Khi có bão các nhà này có thể không đảm bảo an 
toàn phòng chống bão. Do đó, việc đánh giá an 
toàn nhà theo cấp bão cần được tập trung vào đối 
tượng nhà phi tiêu chuẩn. 
2.3 Các loại nhà còn lại 
 Các loại nhà còn lại trong hướng dẫn này là nhà 
có kết cấu chịu lực chính được tính toán thiết kế và 
thi công theo tiêu chuẩn nhưng các kết cấu mái, 
tường làm bằng tôn, fibrô xi măng hoặc các vật liệu 
tương tự không được thiết kế và thi công theo tiêu 
chuẩn. 
2.2.1 Phân loại theo mức độ kiên cố 
Theo phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở 
Việt Nam năm 2009 [3], nhà phi tiêu chuẩn được 
phân thành các loại như sau: 
- Nhà kiên cố: là nhà có ba kết cấu chính: cột, 
mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc; 
- Nhà bán kiên cố: là nhà có hai trong ba kết cấu 
chính cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu 
bền chắc; 
- Nhà thiếu kiên cố: là nhà có một trong ba kết 
cấu chính cột, mái, tường được làm bằng vật liệu 
bền chắc; 
- Nhà đơn sơ: là nhà có cả ba kết cấu chính 
cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu không 
bền chắc. 
Đặc điểm nhận dạng vật liệu bền chắc, không 
bền chắc được thể hiện trong bảng 2. 
Bảng 2. Đặc điểm nhận dạng vật liệu bền chắc, không bền chắc 
Vật liệu 
Kết cấu chính 
Cột, dầm Mái Tường bao che 
Vật liệu bền chắc 1. Bê tông cốt thép; 
2. Xây gạch/đá; 
3. Sắt/thép/gỗ bền chắc; 
1. Bê tông cốt thép; 1. Bê tông cốt thép; 
2. Xây gạch/đá; 
3. Gỗ/kim loại; 
Vật liệu không bền 
chắc 
4. Gỗ tạp/tre; 
5. Vật liệu khác 
2. Ngói (xi măng, đất nung); 
3. Tấm lợp (xi măng, kim 
loại); 
4. Lá/rơm rạ/giấy dầu; 
5. Vật liệu khác 
4. Đất/vôi/rơm 
5. Phiên/liếp/ván ép 
6. Vật liệu khác 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 71 
2.2.2 Phân loại theo vị trí xây dựng 
a. Nhà nằm riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven sông, ven biển (hình 1) 
Hình 1. Nhà riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven sông, ven biển 
b. Nhà xây thành cụm, có che chắn (hình 2) 
Hình 2. Nhà xây thành cụm, có che chắn 
Với cùng một cấp bão, thì nhà nằm riêng lẻ ở vị 
trí trống trải, ven sông, ven biển thường chịu ảnh 
hưởng nặng hơn so với nhà xây thành cụm, có che 
chắn. 
3. Hướng dẫn đánh giá nhà an toàn theo cấp bão 
Căn cứ vào các nội dung ở bảng 1 và mục 2 thì 
đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão như sau: 
a. Nhà theo tiêu chuẩn 
Nhà theo tiêu chuẩn chịu được cấp bão trong 
giới hạn tính toán thiết kế, khi cấp bão lớn hơn cần 
có biện pháp phòng chống và gia cố, đặc biệt đối 
với các kết cấu bao che và kết cấu mái. Trong 
trường hợp cần thiết cần tiến hành sơ tán dân tới 
nơi trú ngụ an toàn. 
b. Nhà phi tiêu chuẩn 
- Nhà kiên cố nằm riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven 
sông, ven biển chịu được bão đến cấp 10. Khi xẩy 
ra bão đến cấp 11, cần có biện pháp phòng chống 
và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 11, mọi 
người dân ở trong các ngôi nhà này phải được sơ 
tán đến nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà bán kiên cố nằm riêng lẻ ở vị trí trống trải, 
ven sông, ven biển chịu được bão đến cấp 8. Khi 
xẩy ra bão từ cấp 9 đến 10, cần có biện pháp phòng 
chống và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 10, 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
72 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 
mọi người dân ở trong các ngôi nhà này phải được 
sơ tán đến nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà thiếu kiên cố nằm riêng lẻ ở vị trí trống 
trải, ven sông, ven biển chịu được bão đến cấp 7. 
Khi xẩy ra bão từ cấp 8 đến 9, cần có biện pháp 
phòng chống và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 
9, mọi người dân ở trong các ngôi nhà này phải 
được sơ tán đến nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà đơn sơ nằm riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven 
sông, ven biển chịu được bão đến cấp 6. Khi xẩy ra 
bão từ cấp 7 đến 8, cần có biện pháp phòng chống 
và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 8, mọi người 
dân ở trong các ngôi nhà này phải được sơ tán đến 
nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà kiên cố xây dựng thành cụm, ở vị trí có 
che chắn chịu được bão đến cấp 11. Khi xẩy ra bão 
đến cấp 12, cần có biện pháp phòng chống và gia 
cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 12, mọi người dân ở 
trong các ngôi nhà này phải được sơ tán đến nơi trú 
ngụ an toàn; 
- Nhà bán kiên cố xây dựng thành cụm, ở vị trí 
có che chắn chịu được bão đến cấp 9. Khi xẩy ra 
bão từ cấp 10 đến 11, cần có biện pháp phòng 
chống và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 11, 
mọi người dân ở trong các ngôi nhà này phải được 
sơ tán đến nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà thiếu kiên cố xây dựng thành cụm, ở vị trí 
có che chắn chịu được bão đến cấp 8. Khi xẩy ra 
bão từ cấp 9 đến 10, cần có biện pháp phòng chống 
và gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 10, mọi 
người dân ở trong các ngôi nhà này phải được sơ 
tán đến nơi trú ngụ an toàn; 
- Nhà đơn sơ xây dựng thành cụm, ở vị trí có 
che chắn chịu được bão đến cấp 7. Khi xẩy ra bão 
từ cấp 8 đến 9, cần có biện pháp phòng chống và 
gia cố nhà. Khi xẩy ra bão trên cấp 9, mọi người 
dân ở trong các ngôi nhà này phải được sơ tán đến 
nơi trú ngụ an toàn. 
Chi tiết hướng dẫn đánh giá an toàn theo cấp 
bão cho nhà phi tiêu chuẩn được thể hiện trong 
bảng 3. 
Bảng 3. Hướng dẫn an toàn theo các cấp bão cho nhà phi tiêu chuẩn 
Cấp gió 
theo thang 
Beaufort 
Phân loại 
bão 
Nhà phi tiêu chuẩn 
Nhà riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven 
sông, ven biển Nhà xây thành cụm, có che chắn 
Kiên cố Bán kiên cố 
Thiếu 
kiến cố Đơn sơ 
Kiên 
cố 
Bán kiên 
cố 
Thiếu 
kiến cố Đơn sơ 
1 ÷ 5 
6 Áp thấp 
nhiệt đới 
7 
8 Bão 9 
10 Bão mạnh 11 
12 
Bão rất 
mạnh 
13 
14 
15 
Siêu bão 
16 
17 
c. Các loại nhà còn lại 
Với loại nhà này, các kết cấu chịu lực chính chịu 
được cấp bão trong giới hạn thiết kế, khi cấp bão 
lớn hơn cần có biện pháp phòng chống và gia cố. 
Riêng đối với các kết cấu bao che và kết cấu mái, 
với bão từ cấp 8 đến 9 trở lên phải có biện pháp 
phòng chống và gia cố chống sập đổ và tốc mái. 
Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành sơ tán 
dân tới nơi trú ngụ an toàn. 
4. Một số lưu ý khi đánh giá nhà an toàn theo 
cấp bão 
- Hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão nêu 
trên cũng được áp dụng đối với cấp gió giật; 
- Các giải pháp phòng chống và gia cố nhà 
phòng, chống bão thực hiện theo các quy định của 
Bộ Xây dựng trong “Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng 
phòng và giảm thiểu thiệt hại do bão cho nhà ở” [4] 
An toàn 
Gia cố 
Sơ tán dân tới nơi an 
toàn 
Gia cố 
Gia cố 
Gia cố 
Gia cố 
Gia cố 
Gia cố Gia cố 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 73 
và “Phòng chống bão cho nhà đã xây dựng” [5] 
cũng như các tài liệu khác đã ban hành; 
- Khi xảy ra bão thường kèm theo mưa lớn gây 
lũ lụt, sạt lở. Vì vậy, các nhà xây dựng nơi khu vực 
triền đồi, sườn núi cần chú ý các biện pháp phòng, 
chống lũ lụt hoặc di dân tới nơi trú ngụ an toàn; 
- Khi bão xảy ra các vùng ven biển thường xảy 
ra hiện tượng nước biển dâng và sóng lớn, vì vậy 
cần chú ý đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho 
người dân, nhà cửa và tài sản; 
- Trước mùa mưa bão, chính quyền các cấp tổ 
chức phân loại nhà, công trình theo hướng dẫn trên; 
- Các công trình công cộng như trường học, trụ 
sở cơ quan nhà nước,... được thiết kế và thi công 
tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xảy ra 
bão không vượt quá cấp bão trong thiết kế có thể là 
địa điểm bố trí trú ngụ an toàn. Khi xảy ra bão có 
cấp lớn hơn cấp thiết kế phải di dân ra khỏi vùng 
ảnh hưởng của bão đến vùng an toàn; 
- Các công trình phục vụ di dân tránh bão phải 
được kiểm tra về điều kiện kỹ thuật, sự phù hợp của 
công trình với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành 
và điều kiện địa hình địa vật để tránh xảy ra lũ, lụt. 
Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành gia cố để 
đảm bảo an toàn; 
- Công trình phục vụ trú ngụ an toàn cho người 
dân khi có siêu bão phải được thiết kế theo cấp bão 
do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố với chu kỳ 
lặp 100 năm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ tại Quyết định 
số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2011. 
[2] QCVN 02-2009 BXD, Số liệu điều kiện tự nhiên dùng 
trong xây dựng. 
[3] Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, 
Nhà Xuất bản thống kê. 
[4] Hướng dẫn xây dựng phòng chống thiên tai (2008), 
Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng, 
Nhà Xuất bản xây dựng. 
[5] Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng - Phòng và giảm thiểu 
thiệt hại do bão cho nhà ở. 
/tin-chi-tiet/Z2jG/86/201848/huong-dan-ky-thuat-xay-
dung-phong-va-giam-thieu-thiet-hai-do-bao-cho-nha-
o.html. 
[6] Nguyễn Võ Thông (2010), Một số nguyên tắc cơ bản 
xây dựng nhà dân ở vùng gió bão. Tạp chí Xây dựng, 
Bộ Xây dựng, số 12, tr 62-65. 
Ngày nhận bài: 10/9/2018. 
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 03/12/2018. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_an_toan_nha_theo_cac_cap_bao.pdf