Cải tiến chương trình đào tạo du lịch trước thách thức tự do luân chuyển lao động trong khối ASEAN

TÓM TẮT:

Theo định hướng phát triển Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành một khối

hợp tác về các mặt, ngày 09/08/2016 Thỏa

thuận công nhận lẫn nhau về chuẩn nghề Du

lịch (MRA-TP) đã được ASEAN công bố chính

thức. Như vậy từ thời điểm này lực lượng lao

động ngành du lịch các quốc gia thành viên sẽ

có nhiều cơ hội việc làm hơn, nhưng đồng thời

sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong bối cảnh cạnh

tranh khu vực.

Trong điều kiện mới này, việc đào tạo

nguồn nhân lực du lịch trở thành một thách

thức và đòi hỏi cần được cải tiến thật sự để

đáp ứng sự thay đổi quan trọng trên thị trường

lao động. Nội dung bài viết tập trung vào việc

phân tích một số chương trình đào tạo về du

lịch ở bậc đại học của Singapore, Malaysia,

Thái Lan làm cơ sở cho những đề xuất cải

tiến chương trình đào tạo du lịch của Việt Nam

nói chung, nhằm tạo điều kiện cho lao động

Việt Nam hội nhập khu vực

pdf 9 trang phuongnguyen 13980
Bạn đang xem tài liệu "Cải tiến chương trình đào tạo du lịch trước thách thức tự do luân chuyển lao động trong khối ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải tiến chương trình đào tạo du lịch trước thách thức tự do luân chuyển lao động trong khối ASEAN

Cải tiến chương trình đào tạo du lịch trước thách thức tự do luân chuyển lao động trong khối ASEAN
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 127 
Cải tiến chương trình đào tạo du lịch 
trước thách thức tự do luân chuyển lao động 
trong khối ASEAN 
 Võ Sáng Xuân Lan 
 Đoàn Thị Mỹ Hạnh 
Trường Đại học Hoa Sen 
TÓM TẮT: 
Theo định hướng phát triển Hiệp hội các 
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành một khối 
hợp tác về các mặt, ngày 09/08/2016 Thỏa 
thuận công nhận lẫn nhau về chuẩn nghề Du 
lịch (MRA-TP) đã được ASEAN công bố chính 
thức. Như vậy từ thời điểm này lực lượng lao 
động ngành du lịch các quốc gia thành viên sẽ 
có nhiều cơ hội việc làm hơn, nhưng đồng thời 
sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong bối cảnh cạnh 
tranh khu vực. 
Trong điều kiện mới này, việc đào tạo 
nguồn nhân lực du lịch trở thành một thách 
thức và đòi hỏi cần được cải tiến thật sự để 
đáp ứng sự thay đổi quan trọng trên thị trường 
lao động. Nội dung bài viết tập trung vào việc 
phân tích một số chương trình đào tạo về du 
lịch ở bậc đại học của Singapore, Malaysia, 
Thái Lan làm cơ sở cho những đề xuất cải 
tiến chương trình đào tạo du lịch của Việt Nam 
nói chung, nhằm tạo điều kiện cho lao động 
Việt Nam hội nhập khu vực. 
Từ khóa: ASEAN, chương trình đào tạo, du lịch, luân chuyển lao động, lữ hành 
Giới thiệu 
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thành lập ASEAN, 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã 
chính thức công bố Thỏa thuận công nhận lẫn nhau 
về chuẩn nghề du lịch (MRA-TP1) tại Jakarta, 
Indonesia vào ngày 9/8/2016. Với thỏa thuận này 
lao động trong ngành du lịch gồm 32 chức danh 
nghề du lịch khách sạn có cơ hội được làm việc ở 
bất kỳ quốc gia nào trong khối nếu đạt chuẩn nghề. 
Điều này mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam có 
thể dễ dàng ra nước ngoài làm việc nhưng cũng là 
thách thức lớn với họ vì phải cạnh tranh với lao 
động các nước khác trên thị trường lao động ngành 
du lịch ở trong và ngoài nước. 
1 Mutual Recognition Arrangement for Tourism Professionals 
Trước những thay đổi quan trọng của thị trường 
lao động du lịch như vậy, đòi hỏi hoạt động đào tạo 
lao động cho ngành du lịch phải có những giải pháp 
tăng năng lực cạnh tranh cho lao động Việt Nam 
trong đó cải tiến chương trình đào tạo là việc rất cần 
thiết. Trong thực tế mỗi chương trình có mục tiêu 
riêng, đối tượng đào tạo riêng, đáp ứng phần thị 
trường riêng. Do vậy trong phạm vi bài viết này chỉ 
so sánh chương trình đào tạo bậc đại học ngành 
Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 
(QTDVDL&LH) bằng phương pháp so sánh đối 
chiếu. Việc so sánh các chương trình cùng ngành 
cùng bậc của một số trường ở TP. Hồ Chí Minh và 
một số quốc gia trong khối ASEAN nhằm tìm ra 
những điểm khác biệt về kiến thức và kỹ năng. Từ 
đó gợi ý những hướng cải tiến chương trình đào tạo 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 128 
ngành QTDVDL&LH nhằm tăng năng lực cạnh 
tranh của sinh viên tốt nghiệp trong điều kiện tự do 
luân chuyển lao động trong khối ASEAN. Những 
kết quả so sánh đạt được không chỉ cung cấp thông 
tin cho các trường tham khảo để cải tiến chương 
trình mà còn cung cấp thông tin cho người học lựa 
chọn chương trình phù hợp với mục tiêu và khả 
năng học tập của họ. 
1. So sánh chương trình đào tạo ngành du 
lịch của một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh 
Chương trình đào tạo ngành QTDVDL&LH của 
các trường Đại học Việt Nam không có sự khác biệt 
lớn vì theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT thì tổng 
thời lượng cho chương trình 4 năm tối thiểu là 120 
tín chỉ. Tùy theo mục tiêu mà mỗi chương trình 
nhằm đến, số tín chỉ nằm trong khoảng từ 125-145 
tín chỉ. 
Bảng 1 trình bày những thông tin về cấu trúc 
chương trình tham khảo từ chương trình của ba 
trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh là Kinh tế, Văn 
Lang và Hoa Sen. Trường Đại học Kinh tế là trường 
công lập có quá trình phát triển lâu dài, trường Đại 
học Văn Lang là trường có đông người theo học với 
số lượng tuyển sinh hằng năm đạt trên 200 sinh 
viên, chương trình của trường Đại học Hoa Sen có 
các môn chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn 
bằng tiếng Anh được coi là chương trình quốc tế vì 
có sinh viên nước ngoài đăng ký học. 
Bảng 1. Cấu trúc chương trình Cử nhân QTDVDL&LH của ba trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh 
Đơn vị tính: tín chỉ 
Trường đại học 
Cấu trúc chương trình 
Kinh tế Văn Lang Hoa Sen 
Tổng thời lượng 120 126 146 
Giáo dục đại cương 42 58 76 
Trong đó: 
Ngoại ngữ thứ nhất 
Ngoại ngữ thứ hai 
12 
0 
23 
9 
20 
16 
Giáo dục chuyên nghiệp 78 68 70 
Trong đó: 
Ngoại ngữ chuyên ngành 
Thực tập tốt nghiệp/ khóa luận 
Thực tập khác 
0 
10 
0 
9 
10 
9 
0 
9 
3 
Nguồn: Chương trình Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành của trường Đại học Hoa Sen khóa 
2015-2019, Đại học Kinh Tế năm 2015, Đại học Văn Lang năm 2016. 
1.1. Thời lượng Ngoại ngữ và thực tập trong 
chương trình 
Chương trình của trường Đại học Kinh Tế có 
tổng thời lượng vừa đúng mức quy định tối thiểu là 
120 tín chỉ. Trong chương trình không có ngoại ngữ 
thứ hai, thời lượng môn ngoại ngữ cũng khá ít chỉ 
có 12 tín chỉ. Trong khi đó hai trường Văn Lang và 
Hoa Sen có giảng dạy ngoại ngữ thứ hai với thời 
lượng lần lượt là 9 và 16 tín chỉ. Ngoại ngữ thứ hai 
ở Hoa Sen bắt buộc là tiếng Pháp trong khi ở Văn 
Lang sinh viên có thể chọn 1 trong 4 thứ tiếng Anh, 
Pháp, Hoa, Nhật (có những sinh viên học ngoại ngữ 
thứ nhất là tiếng Pháp). Ngoài ra trường Văn Lang 
còn có 9 tín chỉ ngoại ngữ chuyên ngành 
(Anh/Pháp), còn Hoa Sen thì giảng dạy các môn 
chuyên ngành bằng tiếng Anh. Như vậy có thể nói 
chương trình của hai trường tư thục này chú trọng 
tăng cường kỹ năng sử dụng ngoại ngữ không chỉ 
tiếng Anh mà còn các ngoại ngữ khác. Kỹ năng này 
giúp cho sinh viên tốt nghiệp ngành QTDVDL&LH 
có lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động trong 
điều kiện tự do luân chuyển trong khối ASEAN. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 129 
Việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp được thể hiện 
qua thời lượng thực tập trong chương trình. Trường 
Đại học Kinh Tế có thời lượng thực tập thấp nhất 
trong ba trường (10 tín chỉ), trong khi ở trường Đại 
học Hoa Sen có 2 kỳ thực tập với tổng thời lượng là 
12 tín chỉ và ở trường Đại học Văn Lang có 4 kỳ 
thực tập với tổng thời lượng là 19 tín chỉ. Như vậy 
qua so sánh về thời lượng các môn ngoại ngữ và 
thực tập cho thấy chương trình của trường Văn 
Lang và Hoa Sen chú trọng về ngoại ngữ và thực 
hành nghề nghiệp giúp sinh viên có được lợi thế 
cạnh tranh trên thị trường lao động. 
1.2. So sánh các môn ngành và chuyên ngành 
Các môn ngành và chuyên ngành trong chương 
trình của ba trường không có khác biệt lớn về thời 
lượng (xem bảng 2) nhưng có sự khác biệt tên một 
số môn chuyên ngành. Chương trình của trường 
Kinh Tế có một số môn mới như Quản trị hiệu quả, 
Du lịch hoang dã, Quản trị đám đông, Du lịch thể 
thao và giải trí. 
Bảng 2. Thời lượng các môn ngành và chuyên ngành 
Đơn vị tính: tín chỉ 
STT Trường Môn ngành Môn chuyên ngành Tổng 
1 Kinh Tế 47 21 68 
2 Văn Lang 35 26 61 
3 Hoa Sen 30 33 63 
Nguồn: Chương trình Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành của trường Đại học Hoa Sen khóa 
2015 – 2019, Đại học Kinh Tế năm 2015, Đại học Văn Lang năm 2016. 
Các môn chuyên ngành trong chương trình của 
trường Hoa Sen được giảng dạy bằng tiếng Anh nên 
sinh viên có cơ hội sử dụng tiếng Anh thường 
xuyên hơn. Tuy nhiên điều này có tính hai mặt: 
được thực hành tiếng Anh ngay trong các môn học 
chuyên ngành là điều rất tốt cho các sinh viên có 
trình độ tiếng Anh cao (ít nhất đạt IELTS 5.5) 
nhưng với những sinh viên chưa đạt đến mức tối 
thiểu này khi bắt đầu học các môn chuyên ngành 
bằng tiếng Anh sẽ rất khó tiếp nhận được những 
kiến thức chuyên ngành. Đây chính là một thách 
thức trong việc cải tiến chương trình 
QTDVDL&LH của các trường. 
2. So sánh chương trình quản trị du lịch của 
một số trường đại học trong khối ASEAN 
Tham khảo chương trình của các nước trong 
khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines, 
Singapore cho thấy tên chương trình tương tự với 
chương trình ngành QTDVDL&LH có tên là Quản 
trị Du lịch (Tourism Management). Chương trình 
của các trường cùng quốc gia có nhiều điểm tương 
đồng với nhau, chẳng hạn như chương trình của 
trường Đại học Mara và Limkokwing của Malaysia 
có một số môn học liên quan đến quản trị khách 
sạn, và các môn chuyên ngành cho thấy chương 
trình thiên về Marketing du lịch. 
Trong chương trình của trường SIAM và Prince 
of Songkla của Thái Lan cũng tương tự nhau, có thể 
thấy xu hướng chung thiên về Quản trị kinh doanh 
du lịch (thể hiện qua tên hầu hết các môn ngành đều 
có từ quản trị - Management). Đồng thời, chương 
trình của hai trường này cũng có nhiều môn học về 
kinh doanh các sản phẩm du lịch. Một trong những 
khác biệt là ngoài một số môn như trong chương 
trình của Việt Nam (Du lịch sinh thái, Du lịch văn 
hóa) có đến 9 môn mới chưa được đưa vào trong 
chương trình tại Việt Nam (xem bảng 3). Các môn 
học này sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp có lợi thế ở 
những doanh nghiệp chuyên phát triển những thị 
trường sản phẩm du lịch mới. Có thể đây là một 
trong những lý do để chương trình của trường 
SIAM và Prince of Songkla được trang 
bachelorstudies.com đưa vào danh sách 35 chương 
trình tốt nhất thế giới. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 130 
Bảng 3. Các môn học chuyên ngành mới trong chương trình của trường SIAM và Prince of Songkla 
STT Tên môn học SIAM Prince of Songkla 
1 Gastronomic (Food) 
Tourism Management 
× × 
2 Museum Tourism 
Management 
 × 
3 Marine Tourism Business 
Management 
× × 
4 Nature and Wildlife 
Tourism Business 
Management 
 × 
5 Film Tourism × 
6 Food Tourism × 
7 Medical Tourism × 
8 Shopping Tourism × 
9 Sport and Adventure 
Tourism Management 
× 
Nguồn: International Program in Hotel & Tourism Management, Siam University và Bachelor Degree 
Programme, Tourism Management, Prince of Songkla at Phuket 
3. So sánh chương trình của Trường đại học 
Hoa Sen với chương trình của Trường đại học 
SIAM 
Phần này trình bày kết quả so sánh chương trình 
của trường Đại học Hoa Sen với chương trình quốc 
tế của trường Đại học SIAM, Thái Lan. Hai chương 
trình này có điểm tương đồng là các môn chuyên 
ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Ở trường 
SIAM còn có chương trình được giảng dạy bằng 
tiếng Thái. Đại học Siam là một trong số mười 
trường được Bộ Giáo dục Thái Lan công nhận là đại 
học hàng đầu của Thái Lan với chương trình Quản 
trị Du lịch và Khách sạn được đánh giá là tốt nhất. 
Chương trình này bắt đầu chiêu sinh vào năm 1995, 
đến nay có hơn 400 sinh viên với ít nhất mười hai 
quốc tịch theo học. Với tên chương trình là Quản trị 
Du lịch và Khách sạn, chương trình được rẽ nhánh 
thành hai chuyên ngành là Du lịch và Khách sạn. 
Việc so sánh chỉ được tiến hành với chuyên ngành 
Du lịch. Thời lượng của chương trình là 132 tín chỉ 
trong đó phần giáo dục đại cương là 30 tín chỉ, còn 
lại là giáo dục chuyên nghiệp. Thời lượng dành cho 
đào tạo Ngoại ngữ trong chương trình là 27 tín chỉ 
gồm 12 tín chỉ trong phần giáo dục đại cương và 15 
tín chỉ trong phần giáo dục chuyên nghiệp. Với 
ngoại ngữ trong phần đại cương sinh viên được 
chọn một trong các ngoại ngữ Anh, Thái, Hoa, 
Nhật, Pháp, Hàn, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 
và 15 tín chỉ trong phần giáo dục chuyên nghiệp, 
sinh viên được chọn một trong bốn ngoại ngữ Anh, 
Pháp, Hoa, Nhật. Thực tập nghề nghiệp cuối khóa 
là 6 tín chỉ. Trong khi chương trình của Hoa Sen 
ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Anh và ngoại ngữ thứ 
hai là tiếng Pháp thì ở trường SIAM với ngoại ngữ 
thứ nhất sinh viên có 9 lựa chọn và với ngoại ngữ 
thứ hai có 4 lựa chọn. Việc đa dạng các Ngoại ngữ 
giúp giảm áp lực cạnh tranh và đáp ứng cho nhu cầu 
đa dạng của thị trường du lịch. 
Những số liệu trong bảng 4 cho thấy tổng thời 
lượng của Hoa Sen nhiều hơn Siam 14 tín chỉ với 
phần giáo dục đại cương nhiều hơn 46 tín chỉ và 
phần giáo dục chuyên nghiệp ít hơn 32 tín chỉ. Thời 
lượng các học phần Ngoại ngữ trong toàn chương 
trình của Hoa Sen nhiều hơn Siam 9 tín chỉ và thực 
tập của Hoa Sen gấp đôi Siam. Như vậy có thể nói 
cả hai chương trình có điểm tương đồng là đều 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 131 
hướng tới việc tăng cường khả năng sử dụng tiếng 
Anh như là ngôn ngữ thứ hai và sử dụng được một 
ngoại ngữ khác tương đối phổ biến trong khu vực là 
tiếng Hoa, Pháp và Nhật. Đây cũng là những thị 
trường khách chiếm phần lớn trong số khách đến 
khu vực Đông Dương. 
Bảng 4. Thời lượng của chương trình đào tạo trường Hoa Sen và trường SIAM 
Trường Đại học 
Cấu trúc chương trình 
Hoa Sen 
(Việt Nam) 
SIAM 
(Thái Lan) 
Tổng thời lượng 146 132 
Giáo dục đại cương 76 30 
Trong đó: 
Ngoại ngữ thứ nhất 
Ngoại ngữ thứ hai 
20 
16 
12 
0 
Giáo dục chuyên nghiệp 70 102 
Trong đó: 
Ngoại ngữ chuyên ngành 
Thực tập cuối khóa 
Thực tập khác 
0 
9 
3 
15 
6 
0 
Nguồn: Chương trình Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành - trường Đại học Hoa Sen khóa 
2015-2019 và chương trình Cử nhân Quản trị Du lịch - trường Đại học Siam, Thái Lan khóa 2016-2020. 
Tổng thời lượng giáo dục đại cương trong 
chương trình của trường Đại học Hoa Sen nhiều 
hơn của Đại học Siam đến 46 tín chỉ. Khi so sánh 
sự khác biệt giữa hai chương trình thông qua tên gọi 
của các học phần trong phần Giáo dục đại cương, có 
thể hiểu được định hướng đào tạo và thị trường mục 
tiêu của mỗi trường. Trong phần đại cương, sinh 
viên của Đại học Siam có nhiều lựa chọn hơn sinh 
viên của trường Đại học Hoa Sen. Từ danh mục tên 
môn học cho thấy sinh viên có thể chọn hướng về 
kỹ thuật - công nghệ (Basic Mathematical 
Principles, Information Technology, Computer for 
Studies and Works, Principles of Statistics) hoặc 
thiên về văn hóa - xã hội (Life and Environment, 
Food Safety and Nutrition for Good Health) trong 
khi các môn Toán, Xác suất thống kê trong chương 
trình của Hoa Sen là bắt buộc (xem bảng 3). 
Bảng 5. Thống kê các học phần giáo dục đại cương trong chương trình của Hoa Sen và SIAM 
STT HOA SEN SIAM 
Tên môn học Số TC Tên môn học Số TC 
1 Tiếng Anh 20 Language 
12 
2 Tiếng Pháp 16 
3 Kinh tế vi mô 3 Principles of Economics and 
Philosophy of Sufficiency 
Economy 
3 
4 Kinh tế vĩ mô 3 
5 Dẫn nhập PPNCKH 3 Introduction of Sociologie 3 
6 Xác suất thống kê 3 
7 Toán cao cấp 3 
8 Giao tiếp liên văn hóa 3 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 132 
9 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 
10 Đường lối CM của Đảng 
CSVN 
3 
11 Nguyên lý cơ bản của CN Mác 
Lênin 
5 
12 Chọn 1 trong 2: 
Giới và phát triển 
Con người và môi trường 
3 Chọn 1 trong 2 
Physical Education and Recreation 
Art and Music Appreciation 
3 
13 Chọn 1 trong 4: 
Ứng dụng MS-Project trong 
quản lý 
Bảng tính 
Quản lý cơ sở dữ liệu 
Thiết kế Web và đồ họa 
3 Chọn 2 trong 6: 
Basic Mathematical Principles 
Information Technology 
Computer for Studies and Works 
Principles of Statistics 
Life and Environment 
Food Safety and Nutrition for Good 
Health 
6 
14 Hai môn chọn tự do ngoài 
chương trình 
6 Chọn 3 trong 10: 
Society and the Law 
Society and Government 
Human Relations and Personality 
Development 
Preparation for the World of Work 
ASEAN in the Modern World 
Thai Civilization 
Fundanental of Philosophy and 
Religion 
Psychology in Daily Life 
Western Civilization 
Western Litterature 
9 
Nguồn: Chương trình Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành - trường Đại học Hoa Sen khóa 
2015-2019 và chương trình Cử nhân Quản trị Du lịch - trường Đại học Siam, Thái Lan khóa 2016-2020. 
Việc cung cấp nhiều lựa chọn cũng là cách tốt 
khi thiết kế chương trình một ngành có rẽ nhánh 
thành nhiều chuyên ngành. Một chương trình được 
thiết kế cho một ngành chuyên sâu không rẽ nhánh 
có thể không cần thiết có các môn chọn, như 
chương trình Quản trị Du lịch của trường Central 
Colleges of the Philippines không có lựa chọn ngay 
cả đối với Ngoại ngữ, sinh viên chỉ được học tiếng 
Tây Ban Nha. Tương tự như vậy trong chương trình 
Quản trị Du lịch của trường University of 
Technology MARA của Malaysia hầu như không 
có môn chọn, nhưng đối với ngoại ngữ sinh viên 
được chọn một trong hai ngôn ngữ là Pháp và Nhật. 
Tóm lại đối với ngành Quản trị Du lịch nói chung 
các chương trình đều hướng tới việc đào tạo người 
lao động biết sử dụng thêm ít nhất một ngoại ngữ 
ngoài tiếng Anh như tiếng Pháp, Tây Ban Nha, 
Hoa, Nhật. Dù người học ngành Quản trị Du lịch 
không nhằm mục tiêu trở thành hướng dẫn viên 
Inbound, ngoại ngữ vẫn là công cụ cần thiết để hiểu 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 133 
thị trường và khách hàng cũng như đối với người 
thiết kế tour, marketing tour, điều hành tour. 
Về các môn chuyên ngành trong phần giáo dục 
chuyên nghiệp, chương trình của trường SIAM có 
những môn học mới cho thấy sự cập nhật theo kịp 
sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới mà 
trong chương trình của trường Hoa Sen hầu như 
chưa được đưa vào. Đó là các môn Logistics for 
Tourism Industry, ASEAN in the Modern World và 
các môn liên quan chuyên ngành đã liệt kê trong 
bảng 5. 
4. Cải tiến chương trình đào tạo tăng lợi thế 
cạnh tranh cho sinh viên tốt nghiệp – trường hợp 
chương trình của Trường Đại học Hoa Sen 
Khi Thỏa thuận MRA-TP được thực thi, sinh 
viên tốt nghiệp ngành QTDVDL&LH sẽ phải cạnh 
tranh trên thị trường lao động liên quốc gia. Thái 
Lan vốn là quốc gia rất phát triển về du lịch trong 
khối ASEAN, cũng là một trong 10 quốc gia mà 
người học Việt Nam có thể lựa chọn để học ngành 
Quản trị Du lịch (bachelorstudies.com, 2016). Cải 
tiến chương trình ngoài việc tạo điều kiện cho sinh 
viên tốt nghiệp tăng năng lực cạnh tranh còn góp 
phần tăng năng lực cạnh tranh cho bản thân cơ sở 
đào tạo thực hiện chương trình đó. Kết quả so sánh 
chương trình cho thấy hai hướng cải tiến chủ yếu là 
đa dạng hóa các Ngoại ngữ và cập nhật kiến thức 
mới về sản phẩm du lịch. 
Với chương trình của trường Hoa Sen, số tín chỉ 
đã quá nhiều nên buộc phải có sự lựa chọn thay thế 
môn học. Nếu muốn đưa vào chương trình hai môn 
Logistics for Tourism Industry và ASEAN in the 
Modern World có thể thay chúng vào vị trí của môn 
Toán cao cấp và Xác suất thống kê. Trong chương 
trình của trường Hoa Sen có môn Phát triển sản 
phẩm mới, có thể chỉnh sửa đề cương môn học để 
đưa vào các nội dung cụ thể đối với một số sản 
phẩm mới hoặc thay thế những môn Quản trị chiến 
lược và các môn học về Quản trị Khách sạn bằng 
các môn trong bảng 5. 
Về các môn ngoại ngữ: việc đa dạng các môn 
Ngoại ngữ là khá dễ dàng vì trường có thể không tổ 
chức các lớp học để sinh viên tự chọn Ngoại ngữ 
mà họ thích và tham gia học ở các cơ sở khác. Tại 
TP. Hồ Chí Minh có khá nhiều Trung tâm dạy tiếng 
Hoa, Nhật, Hàn để người học lựa chọn. 
Kết luận 
Như những phân tích trong bài viết này hai 
hướng cần cải tiến là đa dạng ngoại ngữ và cập nhật 
những kiến thức mới theo sự phát triển của ngành 
du lịch. So sánh chương trình của trường Hoa Sen 
và SIAM cho thấy khác biệt trong danh mục môn 
học chuyên ngành khá lớn. Những môn học nên đưa 
vào thay thế những môn hiện có trong chương trình 
của trường Hoa Sen được đề xuất nhằm tăng tính 
hấp dẫn của chương trình. Chương trình chỉ là một 
thành phần trong quy trình đào tạo. Để chương trình 
đạt được thành công như mong đợi còn đòi hỏi phải 
cải tiến các thành phần khác tham gia trong quy 
trình như năng lực của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật 
chất phục vụ đào tạo, giáo trình, phương pháp dạy 
và học và cả tinh thần thái độ học tập của sinh viên. 
Tổ chức thực hiện cải tiến chương trình và tổ chức 
đào tạo theo chương trình như thế nào là những vấn 
đề cần được nghiên cứu tiếp theo. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 134 
Innovating university tourism curriculum 
to meet the challenge 
of free labour movement in ASEAN 
 Vo Sang Xuan Lan 
 Doan Thi My Hanh 
Hoa Sen University 
ABSTRACT: 
In order to encourage cooperation in many 
aspects within the area, on August 9, 2016, the 
Association of Southeast Asian Nations 
(ASEAN) officially announced Mutual 
Recognition Arrangement on Tourism 
Professionals (MRA-TP). As such, from then 
the tourism labour forces of member countries 
have more job opportunities but also face more 
challenges because of competition within the 
area. 
In this context, training tourism labour force 
becomes a challenge and thus requires 
innovations to adapt to important changes in 
the labour market. This paper focusses on 
analyzing several university tourism 
programmes at the undergraduate level in 
Singapore, Malaysia, Thailand, etc. in order to 
suggest improvements for tourism programmes 
in Vietnam, which can assist Vietnamese 
labour force in integrating into the area. 
Keywords: ASEAN, free labour movement, tourism, travel, university programmes 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ký ngày 16 
tháng 04 năm 2015, ban hành quy định về khối 
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực 
mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối 
với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học 
và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành 
chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, 
tiến sĩ. 
[2]. Chương trình đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ 
Du lịch và lữ hành Trường Đại học Hoa Sen 
truy cập ngày 20/9/2016 
[3]. 
tao/he-dai-hoc/khoa-2015-2019html 
[4]. Chương trình đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ 
Du lịch và lữ hành Trường Đại học Văn Lang 
truy cập ngày 22/9/2016 
[5]. 
ot%E1%BA%A1o/tabid/58/Default.aspx 
[6]. Chương trình đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ 
Du lịch và lữ hành Trường Đại học Kinh Tế 
TP. HCM truy cập ngày 22/9/2016 
[7]. 
QTDVDL&LH_final.pdf 
[8]. International Program in Hotel & Tourism 
Management, Siam University, truy cập ngày 
16/9/2016  
[9]. Bachelor Degree Programme, Tourism 
Management, Prince of Songkla at Phuket, 
truy cập ngày 11/12/2016 
ToursimeCoursesTRM57-58.pdf 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 135 
[10]. Bachelor of Arts in Tourism 
Management, Programme Structure of 
Limkokwing University, truy cập ngày 
16/9/2016 
[11]. https://www.limkokwing.net/malaysia/academ
ic/courses_details/bachelor_of_arts_hons_in_t
ourism_management 
[12]. Bachelor of Sciences in Tourism Management, 
Programme Structure of Universiti Teknologi 
MARA, truy cập ngày 16/9/2016 
[13]. 
rgraduate/department-of-tourism-
management/b-sc-hons-tourism-management-
.html 
[14]. Bachelor of Science in Tourism Management, 
The Central Colleges of the Philippines truy 
cập ngày 16/9/2016 
[15]. 
Science-(BSc)-Tourism-
Management/Philippines/CCP/ 

File đính kèm:

  • pdfcai_tien_chuong_trinh_dao_tao_du_lich_truoc_thach_thuc_tu_do.pdf