Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng

Tóm tắt: Ngành xây dựng có lượng lớn chất thải ra môi trường tự nhiên. Quản lý hiệu quả chất thải và phế

liệu xây dựng là yếu tố quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược phát triển bền vững môi trường quốc gia.

Bài báo này trình bày các giải pháp quản lý chất thải xây dựng trên thế giới, phân tích dữ liệu phỏng vấn

chuyên gia, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và phế liệu xây dựng

ở Việt Nam.

pdf 10 trang phuongnguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng
57TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG
Trần Hồng Hải1*
Tóm tắt: Ngành xây dựng có lượng lớn chất thải ra môi trường tự nhiên. Quản lý hiệu quả chất thải và phế 
liệu xây dựng là yếu tố quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược phát triển bền vững môi trường quốc gia. 
Bài báo này trình bày các giải pháp quản lý chất thải xây dựng trên thế giới, phân tích dữ liệu phỏng vấn 
chuyên gia, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và phế liệu xây dựng 
ở Việt Nam.
Từ khóa: Quản lý chất thải xây dựng; công nghiệp xây dựng; rào cản.
Solutions to enhance effectiveness of waste management in construction sector
Abstract: Construction industry contributes a large portion of waste to environment. Effective management 
of construction related waste is crucial to achieve the goal of national sustainable development. This paper 
presents a literature review of existing waste management strategies, carries out analysis of data collected 
from interviews with experts to identify barriers, and as a result, it suggests several solutions to improve 
effectiveness of waste management in the specific context of Vietnamese construction industry.
Keywords: Demolition and construction waste management; construction industry; barriers.
Nhận ngày 01/9/2017; sửa xong 18/9/2017; chấp nhận đăng 26/9/2017 
Received: September 1st, 2017; revised: September 18th, 2017; accepted: September 26th, 2017
1. Giới thiệu
Ngành xây dựng là một trong những ngành có mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và phát sinh ra 
chất thải lớn nhất, đặc biệt là chất thải rắn và khí. Theo đó, ngành tiêu thụ gần 50% tài nguyên thiên nhiên, 
tạo ra hơn 35% chất thải rắn ra môi trường [1] và trên 33% lượng khí CO2 toàn cầu [2]. Việc giảm thiểu 
chất thải xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của ngành, đồng thời đây cũng là một 
chiến lược mang đến nhiều lợi ích kinh tế. Theo kết quả báo cáo trích dẫn bởi Ajayi, Oyedele [3], việc giảm 
5% lượng chất thải xây dựng có thể tiết kiệm được 130 triệu Bảng Anh cho ngành xây dựng ở Anh. Các 
chính phủ và bản thân các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý chất 
thải (QLCT) và cộng đồng khoa học cũng đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu về vấn đề này; tuy nhiên thực tế 
lượng chất thải xây dựng tổng thể không giảm mà còn tăng lên rất đáng kể. Ví dụ theo báo cáo của Viện Môi 
trường của Anh thì lượng chất thải xây dựng tại các bãi chứa tăng từ 33% năm 2010 lên 44% năm 2013, 
mặc dầu khối lượng xây dựng không tăng tại Anh trong những năm này [3]. Như vậy có thể nói rằng, hiệu 
quả của các chiến lược quản lý chất thải xây dựng hiện nay không được như kỳ vọng [3].
Các chuyên gia nhận định, “đầu ra” của rác thải xây dựng khá đa dạng: bê tông, gạch vụn có thể 
được tái chế thành cốt liệu thô, sử dụng làm vật liệu áo đường hoặc làm vật liệu sản xuất gạch, tấm 
tường; gỗ, giấy, nhựa sử dụng làm nguyên liệu đốt; nhựa đường có thể tái chế thành vật liệu bê tông 
nhựa (dạng cốt liệu) Hiện nay, tốc độ phát triển của đô thị ở Việt Nam đang ngày càng lớn, các công 
trình xây dựng mọc lên nhiều khiến cho lượng chất thải rắn xây dựng tăng mạnh. Bài báo này trình bày 
giới thiệu các chiến lược quản lý chất thải xây dựng hiện nay, thảo luận các yếu tố ảnh hưởng hạn chế 
hiệu quả của chúng, từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện hoạt động quản lý chất thải trong ngành xây 
dựng Việt Nam.
1 TS, Khoa Xây dựng DD & CN, Trường Đại học Xây dựng.
* Tác giả chính. E-mail: tranhonghaimixi@gmail.com.
58 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
2. Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Việt Nam
Theo thống kê sơ bộ, lượng chất thải 
rắn xây dựng (CTRXD) ở Việt Nam chiếm 
khoảng 20 đến 25% chất thải sinh hoạt và 
riêng tại Hà Nội lượng rác thải sinh hoạt trung 
bình hằng ngày khoảng 7.000 tấn, lượng 
CTRXD đã chiếm khoảng 1.500 tấn [4]. Tỷ 
lệ khối lượng chất thải xây dựng được tái sử 
dụng để san lấp ao, hồ và các chỗ đất trũng 
trong đô thị chiếm khoảng 47%, được tái sử 
dụng khoảng 20.5% và có tới khoảng 32.5% 
khối lượng chất thải xây dựng được đổ thải 
bừa bãi không kiểm soát ra môi trường [5].
Theo Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BXD [6], chất thải xây dựng được phân thành các loại sau: (a) 
Chất thải rắn có khả năng tái chế được; (b) Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường 
hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác; (c) Chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải 
đem đi chôn lấp; và (d) Chất thải nguy hại [6] (ví dụ chất thải xây dựng như trong Hình 1).
Ngày 16/5/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải 
rắn xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017. Thông tư lần này có nhiều điểm mới, tập trung quản 
lý tốt nguồn phát thải xây dựng. Trước hết, các dự án, công trình khi xin giấy phép xây dựng phải có thông 
báo kế hoạch quản lý CTRXD. Đồng thời, CTRXD phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái 
chế, tái sử dụng và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, khuyến khích các giải pháp 
công nghệ, lựa chọn sử dụng vật liệu phù hợp nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm tài 
nguyên, năng lượng. Vị trí, quy mô các điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng 
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn. Đây được coi là một trong những 
khâu trong quy trình cấp phép nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Thông 
tư quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan về quản lý, sử dụng CTRXD từ chủ nguồn thải, chủ thu 
gom-vận chuyển, chủ xử lý, chủ đầu tư công trình, UBND các cấp và Sở Xây dựng.
Những vấn đề còn tồn tại:
- Công tác xử lý chủ yếu là chôn lấp. Điều này đòi hỏi có những bãi chôn lấp lớn, tốn diện tích, chưa 
kể, chất thải xây dựng rất khó phân hủy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm. Tại Hà Nội, mặc dù thành phố 
đã quy hoạch khoảng 10 khu chôn lấp CTRXD, nhưng với nhịp độ phát triển của đô thị ngày càng lớn, nhiều 
công trình xây dựng đang và sắp triển khai khiến lượng CTRXD tăng mạnh và trong tương lai chắc chắn 
các bãi thải này sẽ không còn chỗ chứa [4, 5].
- Khả năng tái chế rác thải xây dựng tại nước ta hiện nay gần như bằng không [5, 7];
- Thiếu hệ thống các nhà máy xử lý, tái chế rác thải xây dựng [7];
- Thiếu chiến lược hạn chế chất thải ngay từ đầu nguồn phát sinh, chủ yếu tập trung xử lý chất thải 
đã hình thành [4].
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan được tiến hành bằng việc phân tích các bài báo xuất bản trong các tạp chí 
Scopus và ISI từ hai cơ sở dữ liệu chính gồm Sciendirect và Proquest. Các từ khóa tìm kiếm gồm “waste 
management” và “construction.” Bước tiếp theo, chúng tôi tiến hành phỏng vấn ý kiến đánh giá của 5 
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải công nghiệp. Cuộc thảo luận dựa trên các chủ đề chính gồm: 
các yếu tố hạn chế và các đề xuất nâng cao hiệu quả của các giải pháp quản lý chất thải trong ngành xây 
dựng Việt Nam.
4. Các chiến lược quản lý chất thải xây dựng hiện nay
Kết quả nghiên cứu tổng quan các chiến lược quản lý chất thải xây dựng hiện nay trên Thế giới được 
tổng hợp thể hiện như Hình 2:
Hình 1. Hình ảnh chất thải xây dựng
59TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Hình 2. Các chiến lược quản lý chất thải xây dụng
4.1 Phân loại và tái chế chất thải
Tái chế chất thải đã được thừa nhận rộng rãi trong hầu hết các nền công nghiệp, kể cả lĩnh vực xây 
dựng. Đây là giải pháp xử lý chất thải hướng đến mục tiêu hạn chế lượng chất thải đưa ra bãi chứa, từ đó 
hạn chế được các tác hại môi trường. Giải pháp quản lý chất thải này được áp dụng sau khi các chất thải đã 
phát sinh và trong xây dựng, nó gồm hoạt động sàng lọc các chất thải tái chế được và không tái chế được 
trong suốt quá trình thi công và tái chế tại các nhà máy, hoặc ngay tại công trường xây dựng [8]. Nhiều vật 
liệu dư thừa, các mẫu thừa sẽ được tái xử lý và sử dụng vào hoạt động xây dựng ngay tại công trường, 
như bê tông tươi dư thừa có thể tái chế thành bê tông mác thấp hơn dùng cho các cấu kiện phù hợp Trong 
khi đó, nhiều loại chất thải (ví dụ chất thải sau khi đập bỏ công trình cũ)tại công trường có thể cần được 
xử lý tại các cơ sở tái chế chuyên biệt trước khi được tái sử dụng vào các mục đích xây dựng. Hình 3 thể 
hiện ví dụ về phân loại chất thải xây dựng tại công trường. Như vậy hoạt động tái chế này giúp giảm gây ô 
nhiễm môi trường thông qua việc giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính, bụi ra 
môi trường từ hoạt động vận chuyển và xử lý. Một báo 
cáo cho thấy hoạt động tái chế có thể giúp giảm được 
2,3 triệu tấn CO2 hàng năm tại Hà Lan [9]. Các tòa nhà 
ở Nhật Bản sử dụng vật liệu tái chế tiết kiệm được hơn 
10% nhu cầu năng lượng [10]. Bên cạnh đó, lợi ích kinh 
tế do tiết kiệm vật liệu xây dựng và tạo ra công ăn việc 
làm cũng là những ưu điểm rất quan trọng của chiến 
lược này. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu cần đáp ứng như: 
cần diện tích lớn để làm cơ sở tái chế, địa điểm tái chế 
sẽ tiếp cận, đặt tại những vị trí thuận lợi để nhiều công 
trường xây dựng xung quanh có thể cùng sử dụng, cần 
chuyên gia tái chế kinh nghiệm và có kiến thức và cần 
đầu tư thiết bị tái chế thích hợp như máy sàng lọc, máy 
làm sạch
4.2 Tái sử dụng vật liệu
Tái sử dụng vật liệu cũng là một giải pháp quản lý chất thải hiệu quả làm giảm khối lượng chất thải 
phải vận chuyển ra bãi chứa. Khác với hoạt động tái chế, tái sử dụng vật liệu chỉ thay đổi hình dạng hay 
tình trạng vật lý mà không thay đổi tính chất vật lý hay hóa học của vật liệu đó [11]. Vật liệu thải loại sau phá 
dỡ công trình cũ có thể được tái sử dụng làm gia cố nền đất, làm mặt đường, làm cốt liệu bê tông. Tro bay 
trong công nghiệp than có thể sử dụng thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông và các vật liệu 
khác. Các vật liệu thừa, các mẩu thép gỗ cắt thừa, đất đào tại công trường có thể được tái sử dụng trong 
dự án đó hoặc dự án khác.
Giải pháp tái sử dụng chất thải cũng là công cụ xử lý chất thải chứ không phải ngăn ngừa hay giảm 
thiểu phát sinh chất thải. Cũng giống tái chế, tái sử dụng cũng phát sinh nhiều chi phí, tiêu tốn thời gian, 
công lao động, cần thiết bị máy móc và chuyên gia kỹ thuật [12]. Hơn nữa, các sản phẩm tái chế hiện đang 
chưa được sử dụng nhiều trong xây dựng vì chúng ít khi được xem xét trong quá trình thiết kế kỹ thuật [13].
4.3 Sử dụng các công cụ dự báo chất thải
Để quản lý hiệu quả chất thải xây dựng, nhiều công cụ đã được phát triển để đo lường và dự đoán 
lượng chất thải tiềm năng từ các hoạt động xây dựng; và thông thường được áp dụng ngay tại giai đoạn 
Hình 3. Phân loại chất thải xây dựng
60 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
thiết kế dự án. Một số công cụ cũng hỗ trợ trong việc dự đoán các nguyên nhân phát sinh chất thải, bởi vậy 
các nhà quản lý xây dựng có thể đề xuất giải pháp làm giảm chất thải bằng việc lựa chọn các giải pháp thiết 
kế chất thải khác có hiệu quả hơn hoặc có kế hoạch để tái sử dụng hay tái chế chất thải [14]. Ở Anh, công 
cụ thông dụng nhất là NetWaste, DOWT-B, và DOWT-CE; chúng hỗ trợ nhà thiết kế đánh giá chi phí và định 
lượng chất thải của từng dự án và giúp lựa chọn chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý chất 
thải của dự án thông qua các thông tin dự án cơ bản như khối lượng xây dựng, loại vật liệu sử dụng, địa 
điểm dự án, đặc điểm địa chất thủy văn, đặc điểm công trường [3] Những công cụ này giúp đưa ra được 
quyết định lựa chọn giải pháp thiết kế và thi công phù hợp để hạn chế chất thải cho các dự án xây dựng. Ở 
Singapore có công cụ BWAS được phát triển để so sánh các giải pháp thiết kế khác nhau tính tới hiệu quả 
chất thải, từ đó đưa ra các lời giải hạn chế chất thải dự án [15]. Tại Tây Ban Nha, một mô hình dự đoán chất 
thải đã được phát triển bởi Solís-Guzmán, Marrero [1] dựa trên dữ liệu của 100 dự án xây dựng. Một mô 
hình khác với hệ thống chỉ tiêu toàn diện đo lường chất thải trên 1m2 diện tích xây dựng và loại vật liệu sử 
dụng đã được xây dựng bởi Jalali [14].
Nhìn chung, những công cụ này được phát triển để dự đoán và định lượng chất thải trong các giai 
đoạn đầu của dự án như nghiên cứu khả thi và thiết kế dự án. Sử dụng các công cụ dự đoán chất thải được 
đánh giá là cách tiếp cận toàn diện để quản lý chất thải xây dựng [1]. Tuy nhiên, các công cụ hiện nay đang 
sử dụng thông tin dự án được nhập vào thủ công, mức độ hiệu quả của các công cụ này phụ thuộc rất lớn 
vào chất lượng và độ chính xác dữ liệu đầu vào. Hiện nay, công nghệ Building Information Modeling (BIM) 
đang nổi lên như một công cụ hiệu quả, có độ chính xác cao trong quản lý, dự đoán và định lượng chất thải 
xây dựng bởi khả năng tự động nắm bắt thông tin toàn bộ dự án và đồng bộ hóa với các công cụ thiết kế 
khác [16].
4.4 Quy hoạch quản lý chất thải công trường (SWMP)
SWMP là một yêu cầu pháp lý đối với các hoạt động xây dựng trong nhiều quốc gia. Ví dụ, ở Anh 
pháp lý quy định đối với các dự án kỹ thuật trên 300.000 Bảng cần phải có SWMP trước khi tiến hành thi 
công dự án. Ở Úc, SWMP cũng là một tiêu chí quan trọng để có được phê duyệt quy hoạch đối với các dự 
án kỹ thuật lớn. Ở Hong Kong, yêu cầu SWMP đã được áp dụng cho lĩnh vực xây dựng từ năm 2003. Tuy 
nhiên, SWMP lại bị đánh giá giảm hiệu suất thực hiện dự án [17].
Một SWMP thường bao gồm báo cáo giải pháp chi tiết quản lý chất thải trong và sau các hoạt động 
xây dựng hướng đến 3 mục tiêu hạn chế tối đa chất thải phát sinh từ dự án và nâng cao tỷ lệ tái sử dụng 
và tái chế chất thải. Thông thường SWMP được chuẩn bị và quản lý bởi các kỹ sư quản lý chất thải công 
trường; SWMP sẽ đề xuất tỷ lệ chất thải được tái sử dụng, tái chế, diện tích kho lưu giữ chất thải trên công 
trường, các phương pháp sàng lọc và hạn chế chất thải và những ai sẽ trách nhiệm cho từng công việc cụ 
thể trong suốt quá trình xử lý và quản lý chất thải xây dựng trên công trường [17].
4.5 Chuẩn hóa thiết kế công trình để hạn chế chất thải và tái sử dụng kết cấu
Đây là giải pháp chuẩn hóa các công trình xây dựng ngay từ giai đoạn thiết kế [18], giải pháp này 
đạt được 2 mục đích là hạn chế được mẫu thừa do cắt bỏ trong quá trình sản xuất thi công các cấu kiện và 
vật liệu hay cấu kiện của công trình này sẽ phù hợp hoàn toàn với dự án công trình khác, tạo cơ hội tái sử 
dụng vật liệu và cấu kiện. Khác với các chiến lược trình bày trước là xử lý chất thải thông qua tái chế và tái 
sử dụng vật liệu, đây là chiến lược ngăn ngừa phát sinh chất thải; bởi vậy nó là giải pháp có tính chiến lược 
trong quản lý chất thải xây dựng [19].
Các báo cáo chỉ ra giai đoạn phá dỡ công trình xây dựng tạo ra khối lượng khổng lồ chất thải rắn 
và khí ra môi trường tự nhiên. Nỗ lực giảm chất thải bằng việc tính toán khả năng tái sử dụng cấu kiện và 
kết cấu của công trình ngay từ giai đoạn thiết kế là một chiến lược [18]. Tái sử dụng cấu kiện là việc gỡ bỏ 
cẩn thận các cấu kiện từ công trình cần tháo dỡ để có thể sử dụng lại v ... 
kéo dài thời gian dự án;
- Cần diện tích để tiến hành tái chế, 
nên nó không khả thi trong các công 
trường bị hạn chế về không gian;
- Có nhiều vật liệu xây dựng không thể 
tái chế được.
- Các công ty xây dựng chủ yếu là công 
ty nhỏ, nên vấn đề đầu tư tiền cho hoạt 
động này là vấn đề cần xem xét.
- Thiếu các báo cáo dẫn chứng thực tế 
về tính hiệu quả kinh tế của giải pháp 
sàng lọc và tái chế chất thải đối với 
nhà thầu.
- Thiếu hệ thống cơ sở tái chế, tái sử 
dụng chất thải xây dựng.
Tái sử dụng - Không khả thi cho nhiều chất thải hay 
vật liệu xây dựng vì chất lượng không 
đảm bảo hoặc tính chất không phù hợp;
- Yêu cầu tính toán khả năng tái sử 
dụng chất thải ngay từ giai đoạn thiết 
kế dự án;
- Yêu cầu kế hoạch quản lý công 
trường và quản lý tiến độ phù hợp;
- Khả năng làm chậm tiến độ dự án.
- Năng lực quản lý công trường và 
quản lý tiến độ yếu; việc tái sử dụng vật 
liệu tại công trường mang đến sự phức 
tạp cho công việc quản lý công trường.
- Chưa có thói quen tái sử dụng chất 
thải xây dựng ngay tại công trường;
- Thiếu các báo cáo dẫn chứng thực tế 
về tính hiệu quả kinh tế của giải pháp 
tái sử dụng chất thải đối với nhà thầu.
- Thiếu hệ thống cơ sở tái chế, tái sử 
dụng chất thải xây dựng.
Sử dụng công cụ đánh giá và 
định lượng chất thải
- Hầu hết công cụ không đưa ra giải 
pháp cắt giảm chất thải;
- Hầu hết công cụ hiện nay nhập dữ 
liệu dự án thủ công;
- Hạn chế trong việc tích hợp với các 
công cụ thiết kế;
- Cần chi phí đầu tư ban đầu, yêu cầu 
thêm nhân lực và tiêu thụ thêm năng 
lượng dẫn đến phát sinh chi phí cho 
dự án;
- Khả năng ứng dụng thấp đối với các 
công trình phức tạp.
- Tính phổ biến của các công cụ không 
cao;
Kế hoạch quản lý chất thải tại 
công trường
- Chỉ sử dụng như 1 công cụ để đáp 
ứng yêu cầu pháp lý hoặc đăng ký các 
chứng chỉ công trình bền vững hay 
doanh nghiệp bền vững;
- Không có tiêu chuẩn thống nhất, nó 
phụ thuộc vào đặc điểm từng công 
trình và năng lực của người quản lý;
- Yêu cầu nhân lực, tiêu tốn thêm thời 
gian, dẫn đến kéo dài thời gian dự án.
- Chủ yếu mang tính đối phó;
- Thường thì không có cơ chế hiệu 
quả để kiểm tra mức độ thực hiện kế 
hoạch.
63TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Các giải pháp 
đang xét
Các hạn chế liên quan tới 
các giải pháp
Yếu tố hạn chế bởi 
ngành Xây dựng Việt Nam
Thiết kế tiêu chuẩn hóa
và tái sử dụng cấu kiện
- Yêu cầu thêm nhân lực chuyên môn 
chuyên biệt và nhiều nỗ lực trong thiết 
kế;
- Cần áp dụng tiêu chuẩn thiết kế các 
cấu kiện thống nhất, đồng loạt, dẫn 
đến hạn chế sáng tạo mỹ thuật công 
trình;
- Việc tái sử dụng cấu kiện đắt hơn 
nhiều việc tháo dỡ và đập bỏ.
- Thiếu các báo cáo dẫn chứng thực tế 
về tính hiệu quả kinh tế của giải pháp 
tái sử dụng cấu kiện đối với nhà thầu, 
và nhà đầu tư;
- Hiện nay, chưa phổ biến.
Mua sắm hiệu quả giảm thiểu 
chất thải
- Cần sự hợp tác hiệu quả giữa các bộ 
phận quản lý dự án;
- Thường cần áp dụng CNTT vào hỗ 
trợ, dẫn đến phát sinh chi phí;
- Tiềm năng làm chậm tiến độ dự án;
- Năng lực quản lý mua sắm nhìn 
chung đang thấp;
- Nhận thức vai trò của hoạt động mua 
sắm đến mục tiêu hạn chế chất thải 
chưa rõ ràng;
- Thiếu báo cáo đánh giá lợi ích kinh tế 
của giải pháp.
Áp dụng công nghệ thi công 
lắp ghép
- Cần kỹ thuật chuyên môn chuyên 
biệt;
- Khả năng áp dụng tùy vào từng dự 
án;
- Cần kế hoạch chi tiết, cẩn thận, dẫn 
đến tăng chi phí dự án.
- Hiện nay, công nghệ lắp ghép không 
phổ biến;
- Thiếu báo cáo nghiên cứu tính toán 
hiệu quả chất thải của phương pháp;
Các công cụ pháp lý - Chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi 
công trên công trường, ít lưu tâm đến 
giai đoạn thiết kế dự án;
- Hệ thống quy định chưa hoàn thiện;
- Văn hóa trách nhiệm môi trường còn 
thấp, dẫn đến việc tuân thủ quy định 
còn hạn chế;
- Khó quản lý và theo dõi sự tuân thủ 
của nhà thầu và chủ đầu tư.
Hình 4. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng ở Việt Nam
64 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
6.1 Triển khai quản lý chất thải xây dựng ngay từ giai đoạn thiết kế
Có 4 nhóm nguyên nhân phát sinh chất thải xây dựng liên quan tới thiết kế, mua sắm, xử lý vật liệu, 
và hoạt động công trường [26]. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đều thống nhất rằng: các nguyên nhân 
chính đều liên quan đến vấn đề thiết kế và các chiến lược giảm phát sinh chất thải và phế liệu xây dựng 
phải tập trung và bắt đầu từ giai đoạn thiết kế [18]. Theo trích dẫn bởi Ajayi, Oyedele [3], khoảng 33% chất 
thải xây dựng phát sinh do các yếu tố liên quan đến giai đoạn thiết kế dự án. Bởi vậy, các nỗ lực liên quan 
đến thiết kế biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải và phế liệu, thiết kế áp dụng phương pháp thi công lắp 
ghép tiền chế, thiết kế cho tái sử dụng cấu kiện, thiết kế tối ưu vật liệu và thiết kế kế hoạch mua sắm hiệu 
quả sẽ có khả năng giảm được khối lượng lớn các chất thải xây dựng. Việc cân nhắc mục tiêu hiệu quả về 
phát sinh chất thải ngay từ giai đoạn sớm của dự án sẽ giúp các nhà thiết kế có cơ hội lựa chọn tối ưu các 
giải pháp thiết kế [18].
6.2 Triển khai tích hợp với BIM
BIM (Building Information Modeling) là quá trình công nghệ tạo lập và sử dụng mô hình thông tin 
trong các giai đoạn thiết kế (hồ sơ bản vẽ), thi công (quản lý khối lượng, lập biện pháp, an toàn lao động), 
và quản lý tòa nhà (bảo trì các thiết bị cơ điện nước). Bởi vậy, BIM cho phép tiếp cận toàn bộ cơ sở dữ liệu 
thông tin về tất cả các đặc điểm chức năng và vật lý của dự án xuyên suốt vòng đời của nó. Ngày nay, BIM 
đang ngày trở nên thông dụng trong lĩnh vực xây dưng. Việc tích hợp các công cụ quản lý chất thải với BIM 
sẽ đảm bảo quản lý chất thải trở thành 1 phần gắn kết trong thiết kế công trình; từ đó nâng cao khả năng dự 
đoán và hiệu quả hạn chế chất thải và phế liệu [16].
6.3 Cân nhắc quản lý chất thải và phế liệu xuyên suốt toàn vòng đời dự án
Như đã nói, nguyên nhân phát sinh chất thải liên quan đến tới tất cả các giai đoạn triển khai dự án từ 
thiết kế đến hoàn thành và phá dỡ công trình. Chất thải thực tế phát sinh trong suốt quá trình thi công trên 
công trường, tuy nhiên các lỗi quy hoạch, lỗi thiết kế kiến trúc, kết cấu, hay tiến độ đều bị đánh giá là các 
nguyên nhân chính gây phát sinh chất thải xây dựng [3]. Các giải pháp quản lý chất thải xây dựng hiện nay 
chỉ quan tâm tới một vài giai đoạn của quá trình thực hiện dự án. Ví dụ, giải pháp tái chế và tái sử dụng chỉ 
nhấn mạnh nên xử lý chất thải khi chúng đã được phát sinh trong quá trình thi công. Trong khi công cụ dự 
đoán và định lượng chất thải WRAP NetWaste chỉ tập trung ở giai đoạn thiết kế mà không có khả năng hỗ 
trợ xử lý chất thải tại giai đoạn thi công, các công cụ khác như US Waste Spec và UK SmartWaste lại tập 
trung giải pháp xử lý chất thải tại công trường. Chiến lược quản lý chất thải và phế liệu hiệu quả nhất là hạn 
chế tối đa hoặc ngăn chặn không cho chúng xảy ra [3], bởi vậy chúng ta cần cân nhắc loại bỏ hoặc hạn chế 
tối đa tất cả các nguyên nhân gây phát sinh chất thải và phế liệu xuyên suốt vòng đời dự án từ thiết kế, mua 
sắm, xây dựng và phá dỡ.
6.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Với đặc trưng văn hóa công nghiệp chưa coi trọng vấn đề quản lý chất thải như ở Việt Nam, các 
chế tài quản lý nhà nước (được cho là yếu tố quan trọng để định hướng công nghiệp) quan tâm nghiêm 
túc vấn đề này. Hiện nay, chúng ta đã ban hành Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải 
rắn xây dựng; tuy nhiên dựa trên kết quả phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp pháp lý cụ 
thể sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý quản lý chất thải xây dựng với sự nhấn mạnh hơn nữa 
trong giai đoạn thiết kế, vì đây là giai đoạn ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh chất thải của toàn dự án 
sau này;
- Xem xét tiêu chí quản lý chất thải bền vững trong quá trình phê duyệt thiết kế dự án xây dựng cũng 
như quá trình cung cấp các chứng chỉ bền vững môi trường cho công trình hay doanh nghiệp;
- Cần nâng cao mức phạt cho các hành vi vi phạm quy định quản lý chất thải xây dựng; nâng cao 
thuế bãi chứa chất thải để khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các biện pháp hạn chế phát sinh và xử 
lý hiệu quả chất thải;
- Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định quản lý chất thải 
rắn xây dựng trên địa bàn;
- Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng được hưởng ưu đãi theo các quy 
định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng và các ưu đãi khác theo quy 
định hiện hành;
65TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
- Tăng cường sự phối hợp hành động của Chính phủ, các doanh nghiệp và các nhóm, tổ chức 
chuyên nghiệp.
6.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển
Một thực tế là nhận thức về các công nghệ quản lý chất thải và phế liệu xây dựng trong cộng đồng 
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam còn hạn chế; đặc biệt vấn đề lợi ích - chi phí của các giải pháp hạn chế, 
ngăn ngừa và xử lý chất thải chưa được làm rõ, thiếu các bằng chứng khoa học. Nghiên cứu của Yuan, 
Chini [24] gợi ý rằng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R& D) và nhận thức của người quản lý doanh 
nghiệp về vai trò và ý nghĩa của quản lý chất thải có tác động tích cực đến hiệu quả của chiến lược quản 
lý chất thải và phế liệu. Osmani, Glass [18] cũng nhận thấy các chương trình giáo dục là một công cụ hiệu 
quả để cải thiện nâng cao năng lực hoạt động quản lý chất thải. Như vậy, nâng cao nhận thức và năng lực 
thông qua hoạt động nghiên cứu và đào tạo là rất cần thiết để cải thiện hiệu quả quản lý chất thải và phế 
liệu trong lĩnh vực xây dựng.
7. Kết luận
Ngành xây dựng đóng góp lượng lớn chất thải ra môi trường, bởi vậy việc quản lý hiệu quả chất 
thải và phế liệu xây dựng là yêu cầu quan trọng cho mục tiêu bền vững môi trường quốc gia. Dựa vào 
kết quả nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn chuyên gia, bài báo này giới thiệu 8 giải pháp quản lý chất 
thải và phế thải xây dựng trên thế giới đang triển khai, phân tích các rào cản và đề xuất 5 nhóm giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và phế liệu xây dựng ở Việt Nam. Nghiên cứu có giới hạn là sử 
dụng dữ liệu định tính với chỉ 5 cuộc phỏng vấn chuyên gia, các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng phạm 
vi phỏng vấn và hướng đến nghiên cứu định lượng để nâng cao giá trị ứng dụng và lý thuyết của kết quả 
nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
1. Solís-Guzmán J., Marrero M., Montes-Delgado M.V., Ramírez-de-Arellano A. (2009), "A Spanish model 
for quantification and management of construction waste", Waste Management, 29(9):2542-2548.
2. Baek C., Park S.H., Suzuki M., Lee S.H. (2013), "Life cycle carbon dioxide assessment tool for buildings 
in the schematic design phase", Energy and Buildings, (61):275-287.
3. Ajayi S.O., Oyedele L.O., Bilal M., Akinade O.O., Alaka H.A., Owolabi H. A., Kadiri K. O. (2015), "Waste ef-
fectiveness of the construction industry: Understanding the impediments and requisites for improvements", 
Resources, Conservation and Recycling, (102):101-112.
4. Châu Anh (2016), Siết chặt quản lý chất thải rắn xây dựng, 
item/30980702-siet-chat-quan-ly-chat-thai-ran-xay-dung.html.
5. Nguyễn Thị Kim Thái (2013), "Quản lý phế thải xây dựng ở các đô thị Việt Nam: Hiện trạng và các giải 
pháp", Tạp chí Xây dựng, (5):82-85.
6. Thông tư 08/2017/TT-BXD, Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.
7. Viện Vật liệu Xây dựng (2011), Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu xây 
dựng, Bộ Xây dựng.
8. Poon C., Ann T., Ng L. (2001), "On-site sorting of construction and demolition waste in Hong Kong", 
Resources, conservation and recycling, 32(2):157-172.
9. Corsten M., Worrell E., Rouw M., Van Duin A. (2013), "The potential contribution of sustainable waste 
management to energy use and greenhouse gas emission reduction in the Netherlands", Resources, 
Conservation and Recycling, (77):13-21.
10. Gao W., Ariyama T., Ojima T., Meier A. (2001), "Energy impacts of recycling disassembly material in 
residential buildings", Energy and Buildings, 33(6):553-562.
11. Guthrie P., Mallett H. (1995), Waste minimisation and recycling in construction-A review.
12. Teo M., Loosemore M. (2001), "A theory of waste behaviour in the construction industry", Construction 
Management & Economics, 19(7):741-751.
66 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
13. Oyedele L.O., Ajayi S.O., Kadiri K.O. (2014), "Use of recycled products in UK construction industry: An 
empirical investigation into critical impediments and strategies for improvement", Resources, Conservation 
and Recycling, 93:23-31.
14. Jalali S. (2007), "Quantification of construction waste amount", In: Proceedings of the 6th International 
Technical Conference of Waste, Viseu, Portugal, 112-124.
15. Ekanayake L.L., Ofori G. (2004), "Building waste assessment score: design-based tool", Building and 
Environment, 39(7):851-861.
16. Rajendran P., Gomez C.P. (2012), "Implementing BIM for waste minimisation in the construction industry: 
a literature review", in 2nd international conference on Management, Malaysia.
17. Tam V.W. (2008), "On the effectiveness in implementing a waste-management-plan method in construc-
tion", Waste management, 28(6):1072-1080.
18. Osmani M., Glass J., Price A.D. (2008), "Architects’ perspectives on construction waste reduction by 
design", Waste Management, 28(7):1147-1158.
19. Formoso C.T., Soibelman L., De Cesare C., Isatto E.L. (2002), "Material waste in building industry: main 
causes and prevention", Journal of construction engineering and management, 128(4):316-325.
20. Jaillon L., Poon C.S., Chiang Y. (2009), "Quantifying the waste reduction potential of using prefabrication 
in building construction in Hong Kong", Waste management, 29(1):309-320.
21. Brown Z.S., Johnstone N. (2014), "Better the devil you throw: Experience and support for pay-as-you-
throw waste charges", Environmental Science & Policy, 38:132-142.
22. Al-Hajj A., Hamani K. (2011), "Material waste in the UAE construction industry: Main causes and minimi-
zation practices", Architectural engineering and design management, 7(4):221-235.
23. Faniran O., Caban G. (1998), "Minimizing waste on construction project sites”, Engineering, construction 
and architectural management, 5(2):182-188.
24. Yuan H., Chini A.R., Lu Y., Shen L. (2012), "A dynamic model for assessing the effects of management 
strategies on the reduction of construction and demolition waste", Waste Management, 32(3):521-531.
25. Dantata, N., Touran, A., and Wang, J. (2005), "An analysis of cost and duration for deconstruction and 
demolition of residential buildings in Massachusetts", Resources, Conservation and Recycling, 44(1):1-15.
26. Lingard H., Graham P., Smithers G. (2000), "Employee perceptions of the solid waste management 
system operating in a large Australian contracting organization: implications for company policy implemen-
tation", Construction Management & Economics, 18(4):383-393.

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_chat_thai_xay_dung.pdf