Bài giảng Kinh tế xây dựng

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1. Vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựng trong nền kinh tế

quốc dân

1. Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhát của nền kinh tế

quốc dân, nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở

vật chất kỹ thuật và tài sản cố định.6

Để sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho đất nước sẽ có rất

nhiều ngành tham gia (từ khâu chế tạo nguyên vật liệu, chế tạo chi tiết kết cấu đến

thành phẩm cuối cùng là các công trình hoàn chỉnh). Ngành xây dựng chiếm ở khâu

cuối cùng.

pdf 154 trang phuongnguyen 8580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế xây dựng

Bài giảng Kinh tế xây dựng
 1
Hà nội 2010 
tr−êng ®¹i häc thuû lîi 
Bộ môn: Kinh tế 
Kinh tế xây dựng 
TẬP BÀI GIẢNG 
 2
MỤC LỤC 
MỤC LỤC................................................................................................................................................2 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...........................................................................................................................5 
1.1. VAI TRÒ VÀ NHIệM Vụ CủA NGÀNH XÂY DựNG TRONG NềN KINH Tế QUốC DÂN.......................................5 
1.2 TÌNH HÌNH ĐầU TƯ XÂY DựNG CủA VIệT NAM TRONG NHữNG NĂM QUA.................................................6 
1.2.1. Tình hình đầu tư vào nền kinh tế quốc dân theo ngành theo ngành là vùng lãnh thổ trong 
giai đoạn (2001 ÷ 2005).................................................................................................................6 
1.2.2. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực giao thông giai đoạn 1996 ÷ 2005 ......................................7 
1.2.3. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi ...............................................8 
1.3. NHữNG ĐặC ĐIểM KINH Tế Kỹ THUậT CủA NGÀNH XÂY DựNG THUỷ LợI ..................................................9 
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm xây dựng thuỷ lợi ....................................................9 
1.3.2. Những đặc điểm của việc thi công các công trình xây dựng.............................................10 
1.4. KHÁI NIệM, ĐốI TƯợNG, NộI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU MÔN HọC......................................11 
1.4.1. Khái niệm về Kinh tế xây dựng:.........................................................................................11 
1.4.2. Đối tượng ...........................................................................................................................12 
1.4.3 Nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế xây dựng .......................................................12 
1.4.4 Phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tề xây dựng........................................................12 
CÂU HỎI CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................12 
CÂU 1. TạI SAO NÓI SảN XUấT XÂY DựNG LUÔN BIếN ĐộNG? ...................................................12 
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN XÂY 
DỰNG THUỶ LỢI .................................................................................................................................12 
2.1. CÁC LOạI CHI PHÍ..........................................................................................................................12 
2.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng ...................................................................................................12 
2.1.2. Chi phí quản lý vận hành...................................................................................................13 
2.1.3. Một số khái niệm khác về chi phí ......................................................................................14 
2.2. THU NHậP CủA Dự ÁN....................................................................................................................16 
2.2.1. Khái niệm về thu nhập của dự án......................................................................................16 
2.3. GIÁ TRị CủA TIềN Tệ THEO THờI GIAN ..............................................................................................16 
2.3.1. Tính toán lãi tức.................................................................................................................16 
1. Khái niệm về lãi tức và lãi suất ..........................................................................................................16 
2. Lãi tức đơn ........................................................................................................................................17 
3. Lãi tức ghép.......................................................................................................................................17 
2.3.2. Xác định lãi suất có xét đến yếu tố lạm phát.....................................................................18 
2.3.3. Biểu đồ dòng tiền tệ...........................................................................................................18 
2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐịNH GIÁ TRị TƯƠNG ĐƯƠNG CủA TIềN Tệ TRONG TRƯờNG HợP DÒNG TIềN Tệ ĐƠN 
VÀ PHÂN Bố ĐềU ..................................................................................................................................19 
2.4.1. Các ký hiệu tính toán.........................................................................................................19 
2.4.2. Phương pháp xác định giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị của tiền 
tệ ở thời điểm tương lai (F) ..........................................................................................................19 
2.4.3. Phương pháp xác định giá trị tương lai (F) của tiền tệ khi cho trước trị số của chuỗi dòng 
tiền tệ đều (A) ..............................................................................................................................20 
2.4.4. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ phân bố đều (A) khi cho 
biết giá trị tương đương tương lai (F) của nó...............................................................................20 
2.4.5. Phương pháp xác định giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị 
của thành phần của chuỗi giá trị tiền tệ phân bố đều của nó là A ..............................................20 
2.4.6. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ đều (A) khi cho biết trước 
giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại của nó là P ...................................................................21 
2.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐịNH GIÁ TRị TƯƠNG ĐƯƠNG CủA TIềN Tệ TRONG TRƯờNG HợP DÒNG TIềN Tệ PHÂN 
Bố KHÔNG ĐềU ....................................................................................................................................21 
2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ Dự ÁN ĐầU TƯ Về MặT KINH Tế XÃ HộI .......................................22 
2.6.1. Sự cần thiết của việc phân tích kinh tế xã hội ...................................................................22 
2.6.2. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội ................................22 
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC Dự ÁN ......................................................................................22 
2.7.1. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án .......22 
2.7.2. Phương pháp phân tích giá trị - giá trị sử dụng.................................................................26 
2.7.3. Phương pháp phân tích chi phí - Lợi ích (CBA) ................................................................27 
 3
CÂU HỎI CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................33 
CÂU 1. KHÁI NIệM NPV, IRR, B/C?....................................................................................................33 
CHƯƠNG 3 VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG....................................33 
3.1. KHÁI NIệM Về VốN SảN XUấT ..........................................................................................................33 
3.2. VốN Cố ĐịNH ................................................................................................................................34 
3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ ....................................................................................................34 
3.2.2. Phân loại vốn cố định ........................................................................................................35 
3.2.3. Đánh giá vốn cố định.........................................................................................................36 
3.2.4. Các hình thức của vốn cố định..........................................................................................36 
3.2.5. Hao mòn và những biện pháp giảm hao mòn vốn cố định................................................38 
3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao vốn cố định ......................................39 
1. Mô hình khấu hao giảm nhanh (Declining Balance, viết tắt là mô hình DB) .....................................42 
2. Mô hình khấu hao theo tổng các số thứ tự năm (Sum - of year - Digits Depreciation, viết tắt SYD) .42 
3. Mô hình khấu hao hệ số vốn chìm (Sinking Fund Depreciation, viết tắt SF) ....................................43 
4. Khấu hao theo đơn vị sản lượng: ......................................................................................................43 
5. Khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên: ......................................................................................44 
3.2.7. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng hợp lý của tài sản cố định ................................45 
1. Khái niệm...........................................................................................................................................45 
2. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng tài sản cố định tối ưu về mặt kinh tế.................................45 
3.2.8. Lập kế hoạch về tài sản cố định ........................................................................................47 
1. Kế hoạch sử dụng TSCĐ:.................................................................................................................47 
2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định....................................................................................................47 
3. Kế hoạch dự trữ tài sản cố định ........................................................................................................48 
4. Kế hoạch trang bị tài sản cố định ......................................................................................................50 
5. Kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định............................................................................50 
6. Xác định sản lượng hoà vốn của tài sản cố định...............................................................................50 
3.3. KHÁI NIệM, THÀNH PHầN VÀ CƠ CấU VốN LƯU ĐộNG (VLĐ) ..............................................................51 
3.3.1. Khái niệm...........................................................................................................................51 
3.3.2. Thành phần vốn lưu động:.................................................................................................51 
1. Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm:............................................................51 
2. VLĐ nằm trong quá trình sản xuất: ....................................................................................................52 
3.3.3. Các nguồn vốn lưu động: ..................................................................................................52 
1. Nguồn vốn lưu động tự có: ................................................................................................................52 
2. Nguồn vốn lưu động đi vay................................................................................................................52 
3. Nguồn vốn lưu động coi như tự có: ...................................................................................................52 
3.3.4. Cơ cấu cấu VLĐ ................................................................................................................53 
1. Những nhân tố về mặt sản xuất ........................................................................................................53 
2. Những nhân tố thuộc mặt cung cấp:..................................................................................................53 
3. Những nhân tố thuộc lưu thông.........................................................................................................53 
3.4. CHU CHUYểN VLĐ VÀ CÁC BIệN PHÁP TĂNG NHANH TốC Độ CHU CHUYểN .........................................54 
3.4.1. Chu chuyển VLĐ................................................................................................................54 
3.4.2. Biện pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển .........................................................................56 
CÂU HỎI CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................57 
CHƯƠNG 4 CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH....................................................57 
4.1. NGUYEN TắC LậP PHI Dự AN DầU TƯ XAY DựNG CONG TRINH............................................................57 
4.2. TổNG MứC DầU TƯ, Dự TOAN XAY DựNG CONG TRINH ......................................................................58 
4.2.1. Khái niệm về tổng mức đầu tư, dự toán đầu tư xây dựng công trình................................58 
1. Khái niệm về Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình...................................................58 
2. Khái niệm về dự toán xây dựng công trình........................................................................................58 
4.2.2. Nội dung tổng mức đầu tư, dự toán đầu tư xây dựng công trình .....................................58 
1. Nội dung tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình ..........................................................58 
2. Nội dung dự toán xây dựng công trình ..............................................................................................61 
4.3. PHƯƠNG PHAP TINH TổNG MứC DầU TƯ Dự AN DầU TƯ XAY DựNG CONG TRINH.................................63 
4.4 PHƯƠNG PHAP KếT HợP Dể XAC DịNH TổNG MứC DầU TƯ .................................................................68 
4.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH Dự TOÁN XÂY DựNG CÔNG TRÌNH....................................................................68 
Chi phí xây dựng ...................................................................................................................................78 
Chi phí thiết bị........................................................................................................................................78 
Chi phí quản lý dự án ............................................................................................................................78 
Chi tư vấn đầu tư xây dựng...................................................................................................................78 
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc ......................................................................................78 
 4
Chi phí thiết kế xây dựng công trình......................................................................................................78 
. ....................................................................................... ... ình mua bán xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn sản xuất (giai đoạn xây dựng công 
trình) thông qua việc đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình mua bán 
này còn tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho tới khi bàn giao và 
quyết toán cuối cùng. 
3. ý định của người mua (chủ đầu tư) quyết định chất lượng, giá cả của sản phẩm 
và quyết định cả người bán sản phẩm (chủ thầu xây dựng). Người mua phải tạm 
ứng tiền trước cho người bán dùng để sản xuất sản phẩm (xây dựng công trình). 
4. Quy luật cạnh tranh trong xây dựng diễn ra trong khi đấu thầu. 
5. Trong xây dựng không có giá cả thống nhất cho sản phẩm (cho một công trình 
xây dựng). 
6. Marketing trong xây dựng được tiến hành cá biệt cho tường trường hợp tranh 
thầu và không tiến hành hàng loạt. Quảng cáo xây dựng được tiến hành qua các 
thành tích đạt được của chủ thầu xây dựng trong việc xây dựng. 
7. Vai trò của Nhà nước đối với ngành xây dựng tương đối lớn hơn so với ngành 
khác. Xây dựng có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và 
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho các công trình phục vụ công cộng tương đối 
lớn. 
8. Quá trình cung và cầu trong xây dựng xảy ra tương đối không liên tục, mà gián 
đoạn phụ thuộc vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế. Thị trường trong xây dựng phụ 
thuộc nhiều vào thị trường đầu tư (phụ thuộc lãi suất vay tín dụng để đầu tư và hiệu 
quả đạt được của đầu tư). 
Đầu tư xây dựng gắn liền với chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thị trường. ở thời 
kỳ kinh tế suy thoái thì xây dựng bị đình đốn, ở thời kỳ hưng thịnh thì phát triển 
mạnh. Cụ thể như sau: 
ở thời kỳ kinh tế khủng hoảng, mức lạm phát và giá cả đều tăng, do đó người mua 
hàng sẽ ít đi, các doanh nghiệp sẽ sản xuất hàng hoá ít hơn, không cần đầu tư và 
xây dựng các công trình mới để sản xuất. Một mặt hàng do sản xuất bị đình đốn 
nên phần đóng góp thuế cho Nhà nước ít đi, tiền trợ cấp của Nhà nước cho những 
người thất nghiệp nhiều hơn phần họ đóng góp khi họ làm việc, do đó Nhà nước 
phải vay tín dụng nhiều hơn để chi tiêu. Khi Nhà nước vay nhiều tiền thì lãi suất 
cao lên dẫn đến các doanh nghiệp cũng phải vay với lãi suất cao, kéo theo họ không 
dám vay nhiều để xây dựng. Đôi khi các doanh nghiệp còn gặp khó khăn khác dẫn 
đến đóng cửa doanh nghiệp. Chính vì vậy mà xây dựng bị đình đốn. 
Chu kỳ từ khủng hoảng chuyển sang hưng thịnh thì quá trình kinh tế xây dựng diễn 
ra ngược lại với quá trình trên. 
 147
7.6. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án - Hình thức đấu 
thầu trong xây dựng cơ bản 
7.6.1. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án 
Quản lý xây dựng cơ bản ở Việt Nam có thể chia theo 2 giai đoạn lớn, phù hợp với 
cơ chế kinh tế của nền kinh tế quốc dân. 
- Giai đoạn: Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Giai đoạn 
này được tính từ khi hoà bình lập lại đến Đại hội lần thứ V Đảng cộng sản Việt 
nam (1986). 
Trong giai đoạn này phương thức giao thầu là chỉ định thầu. 
- Giai đoạn : Nền kinh tế thị trường dần dần vận hành theo cơ chế thị trường có sự 
quản lý của Nhà nước (từ 1986 đến nay). 
Trong thời kỳ từ 1986 đến 1994 hình thức chỉ định thầu chiếm đa số, còn hình thức 
đấu thầu dần dần xuất hiện. 
Thời kỳ từ 1994 đến nay số lượng công trình chỉ định thầu ít dần và hình thức đấu 
thầu nhiều hơn. Hiện nay, hầu như các công trình xây dựng đều thực hiện hình thức 
đấu thầu. 
Việc quản lý xây dựng cơ bản trước năm 1994 chủ yếu được thực hiện thông qua 
quản lý xây dựng từng công trình riêng lẻ. Sau năm 1994 việc quản lý được tổ chức 
theo hình thức quản lý dự án đầu tư và xây dựng. 
Dự án đầu tư và xây dựng có thể được quản lý theo nhiều hình thức: 
Hình thức tự làm: là hình thức chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề 
xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp tự làm. 
Hình thức tự làm được áp dụng đối với các công trình sửa chữa, cải tạo quy mô 
nhỏ, công trình chuyên ngành đặc biệt (xây dựng nông, lâm nghiệp và các công 
trình tự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp). 
Hình thức chìa khoá trao tay: là hình thức chủ đầu tư thực hiện đấu thầu dự án để 
lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện toàn bộ dự án (thiết kế, mua 
sắm vật tư thiết bị, xây lắp,...), chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự 
toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng 
thầu xây dựng có thể giao lại việc khảo sát thiết kế, mua sắm thiết bị hoặc một phần 
khối lượng xây lắp cho đơn vị thầu phụ khác. 
Hình thức chìa khoá trao tay chỉ áp dụng đối với những công trình nhà ở, công trình 
dân dụng và những công trình nhỏ có quy mô và kỹ thuật đơn giản. 
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: là hình thức chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn 
và trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm 
điều hành dự án chịu trách nhiệm giám định, ký kết các hợp đồng với các tổ chức 
khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp để thực hiện các nhiệm vụ của 
 148
quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý thực hiện 
toàn bộ dự án. 
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án được áp dụng với những quy mô lớn, kỹ 
thuật phức tạp và thời gian xây dựng dài. 
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: là hình thức chủ đầu tư tự 
tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để 
thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu. 
Việc quản lý, giám sát quá trình thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình 
do tổ chức tư vấn đã được tuyển chọn đảm nhận. 
7.6.2. Hình thức đấu thầu trong xây dựng cơ bản 
+ Khái niệm 
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của các bên mời 
thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. 
Hiện nay Nhà nước ban Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thống nhất quản lý hoạt 
động đấu thầu trong cả nước, đảm bảo tính đúng đắn, khách quan công bằng và có 
tính cạnh tranh trong đấu thầu các dự án hoặc từng phần dự án đầu tư. Nghị định số 
58/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2008 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật 
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Trong các văn bản trên 
đã quy định rõ các hình thức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị, thi công 
xây lắp để thực hiện dự án đầu tư trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa 
Việt nam. 
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động mua bán đều diễn ra công khai, thị 
trường hoá. Đấu thầu trong xây dựng thực chất là quá trình mua và bán diễn ra giữa 
người mua với nhiều người bán. 
Đứng ở góc độ chủ đầu tư, đấu thầu trong xây dựng là một phương thức cạnh tranh 
nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật đặt ra 
trong việc xây dựng công trình với giá cả hợp lý nhất, trong một chừng mực nào đó 
được hiểu là giá thấp nhất. 
Đứng ở góc độ nhà thầu, đấu thầu là một hình thức cạnh tranh trong sản xuất kinh 
doanh mà thông qua đó nhà thầu giành được cơ hội nhận thầu. Do phải cạnh tranh 
nên nhà thầu đều phải có trách nhiệm cao đối với việc nhận thầu để giữ vững uy tín 
của mình với chủ đầu tư. 
Đấu thầu đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng đối với 
mọi nhà thầu thuộc mọi thành phần kinh tế có đầy đủ điều kiện dự thầu. 
Đấu thầu là tất yếu khách quan của mọi nền kinh tế thị trường. 
Trong điều kiện nền sản xuất ngày càng phát triển, xã hội xuất hiện nhiều người 
bán cùng một loại sản phẩm hàng hoá, người mua có quyền lựa chọn sản phẩm phù 
 149
hợp nhất với mình. Vì vậy, đấu thầu thật sự cần thiết cho việc thúc đẩy nền kinh tế 
sản xuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng. 
+ Nội dung và các phương thức đấu thầu 
1. Nội dung công tác đấu thầu 
Trong xây dựng hiện nay bao gồm các nội dung sau: 
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 
- Đấu thầu mua sắm thiết bị. 
- Đấu thầu xây lắp. 
2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 
Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm các dạng sau: 
a. Đấu thầu rộng rãi: là hình thức ĐT không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. 
Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và 
ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về 
công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu 
có đủ tư cách và năng lực tham dự đấu thầu. 
b. Đấu thầu hạn chế: là hình thức đầu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà 
thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu). 
Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: 
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. 
- Các nguồn vốn sử dụng đấu thầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. 
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. 
c. Chỉ định thầu: là hình thức đặc biệt, được áp dụng theo quy định của điều lệ quản 
lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước được phép chỉ 
định thầu. 
Bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền 
quyết định. Nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác. 
d. Đấu thầu thiết bị 
 Có các hình thức sau: 
- Chào hàng cạnh tranh là hình thức áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá 
có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu 
khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có 
thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc 
bằng các phương tiện khác. 
- Mua sắm trực tiếp là hình thức được áp dụng trong những trường hợp bổ sung 
hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với 
điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công 
 150
việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải bảo đảm không vượt mức 
giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. 
- Mua sắm đặc biệt là hình thức áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu 
không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. 
. Điều kiện thực hiện đấu thầu 
1. Điều kiện mời thầu 
- Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc 
cấp có thẩm quyền. 
- Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt. 
- Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
2. Điều kiện tham gia dự thầu của các nhà thầu: 
- Có giấy đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được 
quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh phải có giấy phép 
bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. 
- Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. 
- Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên 
danh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc 
không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. 
- Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do 
mình tổ chức. 
7.6.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp 
Việc tổ chức đấu thầu được tiến hành theo các bước sau: 
1. Sơ tuyển nhà thầu (nếu có). 
2. Lập hồ sơ mời thầu. 
3. Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. 
4. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. 
5. Mở thầu. 
6. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu. 
7. Trình duyệt kết quả đầu thầu. 
8. Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng. 
9. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. 
7.6.4. Nội dung hồ sơ mời thầu 
Hồ sơ mời thầu bao gồm: 
 151
1.Thư mời thầu. 
 2. Mẫu đơn dự thầu. 
3. Chỉ dẫn đối với nhà thầu. 
4. Các điều kiện ưu đãi (nếu có). 
5. Các loại thuế theo quy định của pháp luật. 
6. Hồ sơ thiết kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật. 
7.Tiến độ thi công. 
8.Tiêu chuẩn đánh giá. 
9. Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. 
10. Mẫu bảo lãnh dự thầu. 
11. Mẫu thoả thuận hợp đồng. 
12. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 
7.6.5. Nội dung hồ sơ dự thầu 
Hồ sơ dự thầu bao gồm: 
1. Các nội dung về hành chính, pháp lý: 
a. Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). 
b. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. 
c. Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, kể cả thầu phụ (nếu 
có). 
d.Văn bản thoả thuận liên danh (trường hợp liên danh dự thầu). 
e. Bảo lãnh dự thầu. 
2. Các nội dung về kỹ thuật: 
a. Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. 
b. Tiến độ thực hiện hợp đồng. 
c. Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. 
d. Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 
3. Các nội dung về thương mại, tài chính: 
- Giá thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết. 
- Điều kiện tài chính (nếu có). 
- Điều kiện thanh toán. 
CÂU HỎI CHƯƠNG 7 
Câu 1. Thế nào là Công ty cổ phần là Doanh nghiệp? 
 152
Câu 2. Giải thích Công ty hợp danh là doanh nghiệp như thế nào? 
Câu 3. Có mấy hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án? 
Câu 4. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo những điều kiện nào? 
 153
THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 
Họ và tên: Nguyễn Bá Uân 
Năm sinh: 1957 
Đơn vị công tác: Bộ môn: Kinh tế Khoa: Kinh tế và Quản lý 
Địa chỉ liên hệ ĐT: 0913373006 
Email: ba_uan@yahoo.com ; bauan.kttl@wru.edu.vn 
Phạm vi và đối tượng sử dụng : Bậc đại học 
Giáo trình: Kinh tế thủy lợi 
Ngành học: K, N, C, Đ 
Trường học: Đại học Thủy lợi 
Từ khóa để tra cứu ( ≤ 10 từ khóa ): KTTL 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Các môn kinh tế cơ sở và các môn chuyên 
ngành kỹ thuật thủy lợi 
Số lần xuất bản, nhà xuất bản: Một lần, năm 2006, NXB Xây dựng 
Những sách đã xuất bản: Kinh tế thủy nông, năm 1996, NXB. Nông nghiệp 
Là đồng tác giả với PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân 
THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 
Họ và tên: Ngô Thị Thanh Vân 
Năm sinh: 1965 
Đơn vị công tác: Bộ môn: Kinh tế Khoa: Kinh tế và Quản lý 
Địa chỉ liên hệ ĐT: 0913011027 
Email: vanngo@wru.vn 
Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: bậc đại học 
Ngành học: kinh tế thủy lợi, kinh tế tài nguyên thiên nhiên, công trình, 
kỹ thuật tài nguyên nước 
Trường học: Đại học Thủy lợi 
THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 
Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚ 
Năm sinh: 5-6-1945 
Đơn vị công tác: Bộ môn: KINH TẾ Khoa: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
Địa chỉ liên hệ ĐT: 0912012498 
Email: ngxuanphu_kttl@wru.edu.vn 
Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: bậc đại học 
Ngành học: tất cả các ngành kinh tế và kỹ thuật 
Trường học: Đại học Thủy lợi 
 154
Từ khóa để tra cứu ( ≤ 10 từ khóa ): kinh tế xây dựng, chi phí xây dựng, giá trị tiền tệ 
theo thời gian, vốn sản xuất, khấu hao, phân tích kinh tế, phân tích kinh tế dự án thủy lợi, 
dự toán, tổng mức đầu tư, đấu thầu. 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: kinh tế học, Tổ chức sản xuất, Thi công công 
trình thuỷ lợi 
Số lần xuất bản, nhà xuất bản: (nếu có) : Kinh tế xây dựng (Bài giảng), năm 1988, 2002, 
2005 
Những sách đã xuất bản: (nếu có): Kinh tế thuỷ lợi (chủ biên) NXB Nông nghiệp năm 
2002; Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi (Tham gia), NXB Nông nghiệp , năm 2005. Kinh tế đầu tư 
Xây dựng (Bài giảng) ,năm 2004, 2007 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_xay_dung.pdf