Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

Tóm tắt: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng liên

quan trong hơn thập niên qua. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của

tài nguyên du lịch (TNDL) trong việc xây dựng và phát huy năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch.

Thừa Thiên Huế (TTH) được biết đến là một địa phương giàu tài nguyên du lịch, nhất tài nguyên du lịch

văn hóa. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch TTH trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với

tiềm năng tài nguyên, và năng lực cạnh tranh của điểm đến đang là vấn đề đáng quan tâm. Câu hỏi đặt ra

là tài nguyên du lịch có vai trò như thế nào trong năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch TTH. Kết quả

điều tra ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn cho thấy tất cả

các yếu tố TNDL của TTH được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao hơn hẳn so với các điểm đến như Đà

Nẵng và Hội An. Trong đó, “cảnh quan thiên nhiên” và “các điểm di tích lịch sử văn hóa” đóng vai trò

quan trọng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Từ đó, việc quản lý và phát huy tốt các giá trị TNDL sẽ góp

phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.

pdf 12 trang phuongnguyen 820
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 219–230; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4503 
* Liên hệ: ngocanhle@hce.edu.vn 
Nhận bài: 19–09–2017; Hoàn thành phản biện: 03–11–2017; Ngày nhận đăng: 5–11–2017 
YẾU TỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ 
Lê Thị Ngọc Anh* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng liên 
quan trong hơn thập niên qua. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của 
tài nguyên du lịch (TNDL) trong việc xây dựng và phát huy năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. 
Thừa Thiên Huế (TTH) được biết đến là một địa phương giàu tài nguyên du lịch, nhất tài nguyên du lịch 
văn hóa. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch TTH trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với 
tiềm năng tài nguyên, và năng lực cạnh tranh của điểm đến đang là vấn đề đáng quan tâm. Câu hỏi đặt ra 
là tài nguyên du lịch có vai trò như thế nào trong năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch TTH. Kết quả 
điều tra ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn cho thấy tất cả 
các yếu tố TNDL của TTH được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao hơn hẳn so với các điểm đến như Đà 
Nẵng và Hội An. Trong đó, “cảnh quan thiên nhiên” và “các điểm di tích lịch sử văn hóa” đóng vai trò 
quan trọng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Từ đó, việc quản lý và phát huy tốt các giá trị TNDL sẽ góp 
phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. 
Từ khóa: tài nguyên du lịch, năng lực cạnh tranh, Thừa Thiên Huế 
1 Đặt vấn đề 
Huế được đánh giá có tài nguyên du lịch (TNDL) vượt trội hơn so với Đà Nẵng và Hội 
An (Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên, 2012), nhưng trong những năm gần đây khả năng cạnh tranh 
của du lịch Thừa Thiên Huế lại tỏ ra yếu thế hơn so với 2 điểm đến lân cận. Điều này thể hiện 
trong tương quan tổng lượng khách du lịch: đến Huế 3,2 triệu lượt khách/ đến Đà Nẵng 5,51 
triệu lượt khách/ đến Hội An 2,6 triệu lượt khách năm 2016. Vấn đề đặt ra là liệu tài nguyên du 
lịch của Thừa Thiên Huế (TTH) có phải là thế mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh không? Liệu 
việc sở hữu lợi thế về TNDL thì có đảm bảo được nền tảng của năng lực cạnh tranh cho một 
điểm đến hay không? Trả lời cho những câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý 
và sử dụng hợp lý các TNDL trong nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. 
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
 Tài nguyên du lịch 
Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố thuộc về tự nhiên, di tích lịch sử và các giá trị văn 
hóa do con người tạo ra. Chúng là các yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch tạo nên sự 
hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao của điểm đến du lịch. 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
220 
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), tài nguyên du lịch được phân làm 3 loại dựa 
vào những đặc tính nhất định của TNDL và cho thấy rằng TNDL rất phong phú, đa dạng. Theo 
Bùi Thị Tám và cs. (2014, Tr. 53–63), tài nguyên du lịch có thể được chia thành hai loại: tài 
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Theo Luật Du lịch (2017) thì tài nguyên 
du lịch lại được chia thành 2 loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa và 
đây cũng là cách phân loại được sử dụng trong nghiên cứu này. 
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên của một điểm đến là những yếu tố 
được xác định trong phạm vi môi trường mà khách du lịch thích tại một điểm đến. Chúng bao 
gồm khí hậu, thảm động – thực vật, phong cảnh và những yếu tố khác. Michael Porter và 
những nhà nghiên cứu khác đã nhấn mạnh “các yếu tố tạo ra” như một nguồn lực của lợi thế 
cạnh tranh điểm đến, các yếu tố của tài nguyên tự nhiên là rất quan trọng đối với nhiều loại 
hình du lịch và sự hài lòng của du khách (Buckley, 1994; Dunn và Iso-Ahola, 1991). 
Tài nguyên du lịch văn hóa: Khác với TNDL tự nhiên, TNDL văn hóa có nguồn gốc nhân 
tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn 
bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được 
coi là những sản phẩm văn hóa. Như vậy, TNDL nhân văn cũng được hiểu là những TNDL văn 
hóa... Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là 
TNDL văn hóa. 
Các nhà nghiên cứu như Cohen (1988), Murphy và các cs. (2000), Prentice (1993) cho rằng 
các di sản và văn hóa của một điểm đến, lịch sử của nó, đặc trưng kiến trúc, ẩm thực, nghệ 
thuật truyền thống, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ, khiêu vũ là những yếu tố tạo nên nguồn lực 
để thu hút khách du lịch. 
Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 
Hoạt động du lịch thời gian qua đã có những sự thay đổi hết sức lớn lao cả về lượng lẫn 
chất. Và hơn hết, cạnh tranh trên các thị trường du lịch trở nên khốc liệt hơn trước, đòi hỏi các 
điểm đến du lịch phải đổi mới, sáng tạo liên tục nếu không muốn bị đào thải. Chính vì vậy, 
đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch là một đề tài thu hút nhiều quan 
tâm trong cả nghiên cứu lý thuyết lẫn áp dụng thực tiễn. 
Về phương diện lý thuyết, trên thế giới, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này khá nhiều 
và đã có một lịch sử khá lâu dài. Khá nhiều mô hình đánh giá NLCT du lịch đã được đề xuất và 
áp dụng. 
Nghiên cứu của Vengesayi (2003) đề xuất mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh và 
thu hút của một điểm đến, trong đó năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa vào bốn yếu tố 
chính: (i) tài nguyên và các hoạt động, (ii) môi trường trải nghiệm, (iii) các dịch vụ hỗ trợ, và 
(iv) truyền thông/ quảng bá. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
221 
Ritchie và Crouch (1999, 2003) đề xuất và phát triển một mô hình đánh giá toàn diện một 
điểm đến cạnh tranh trong một loạt các nghiên cứu của mình. Mô hình này kết hợp các yếu tố 
vi mô và vĩ mô, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của một điểm đến quốc gia hoặc vùng lãnh 
thổ. 
Trên cơ sở kết quả của Crouch và Ritchie (1999), Dwyer và Kim (2003) đã phát triển thành 
công mô hình tích hợp đa yếu tố để đánh giá NLCT du lịch. Mô hình lý thuyết của Dwyer và 
Kim đưa ra những nhóm yếu tố chính sau đây khi đánh giá NLCT du lịch: (1) Các tài nguyên 
du lịch; (2) Các điều kiện hoàn cảnh; (3) Cầu; (4) Quản lý; (5) Mối liên hệ giữa các yếu tố. Dwyer 
và Kim (2003) cho rằng TNDL là một trong những yếu quan trọng trong NLCT của điểm đến. 
Hai nhà nghiên cứu này cũng đã phân biệt giữa nguồn lực kế thừa và nguồn lực tạo ra 
Tóm lại, các lý thuyết về NLCT du lịch có sự khá đồng nhất trong hệ thống hoá và lựa 
chọn các biến tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh cũng như mối tương tác giữa các yếu tố 
với nhau. Tuy nhiên, kết luận chung của các lý thuyết về NLCT trong du lịch là sự cần thiết của 
việc tạo ra và dựa vào những lợi thế so sánh đặc trưng. 
Về phương diện vận dụng thực tiễn, hai mô hình lý thuyết thường được nhiều nghiên 
cứu áp dụng nhất là của Crouch và Ritchie (1999), và Dwyer và Kim (2003). Gomezelj (2006) đã 
áp dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) để xác định NLCT của du lịch Slovenia dựa trên 
khảo sát ý kiến của du khách. Tanja và cs. (2011) đã giữ lại một phần gốc của mô hình tích hợp 
NLCT của điểm đến của Dwyer và cs., đồng thời Tanja cũng đã thông qua mô hình của 
Gomezelj – mô hình đánh giá NLCT của du lịch Slovenia để đánh giá NLCT của du lịch Serbia. 
Vengesayis (2013) nghiên cứu tác động của tài nguyên điểm đến, dịch vụ bổ trợ và nguồn nhân 
lực đến NLCT của Zimbabwe. Goffi (2013) áp dụng mô hình của Crouch và Ritchie (2000) đánh 
giá NLCT của điểm đến Italia. Kết quả của những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng các yếu tố 
thuộc về tài nguyên du lịch như thời tiết, phong cảnh, di tích lịch sử, di sản và nghệ thuật 
truyền thống, ẩm thực, sự kiện là các yếu tố tạo nên lợi thế và thu hút của điểm đến. 
Đối với các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, một số học giả gần đây đã đánh giá 
NLCT của điểm đến du lịch thông qua kết hợp mô hình lý thuyết và khảo sát thực tế như Thái 
Thị Kim Oanh (2015) đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và 
khuyến nghị chính sách giả dựa vào mô hình gốc của Dwyer và Kim (2003); Bùi Thị Tám và 
Mai Lệ Quyên (2012) với nghiên cứu “Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế” 
đã chỉ ra các thuộc tính hấp dẫn của điểm đến Huế trong mối liên hệ so sánh với các điểm đến 
khác thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây, phía Việt Nam. Kết quả của những đề tài này cũng 
chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về tài nguyên du lịch tự nhiên sẵn có, văn hóa, ẩm thực, lịch sử là 
các thuộc tính chính tạo nên sức hấp dẫn du khách của điểm đến du lịch. 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
222 
3 Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định 
lượng, cụ thể là phân tích các tài liệu, phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc 
phân tích số liệu khảo sát ý kiến đánh giá của chuyên gia để làm rõ câu hỏi nghiên cứu. 
Phương pháp phân tích tài liệu: Đây là phương pháp tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản 
của tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến phân tích yếu tố TNDL trong NLCT của điểm 
đến du lịch. Thông qua việc phân tích các mô hình và kết quả của các nghiên cứu có liên quan, 
tác giả tiến hành xây dựng khung nghiên cứu để phân tích yếu tố tài nguyên du lịch trong năng 
lực cạnh tranh của điểm đến Huế. 
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra (bảng 
câu hỏi) kết hợp phỏng vấn sâu về các vấn đề liên quan. Đối tượng điều tra là các nhà quản lý về 
du lịch và ban ngành liên quan, cán bộ giảng dạy nghiên cứu về du lịch, đại diện các doanh nghiệp 
và những người làm công tác thực tiễn (trong nghiên cứu này từ chuyên gia được dùng để chỉ tất cả 
các đối tượng điều tra). Số lượng phiếu phát ra là 125, thu về là 119, và sau quá trình sàng lọc tác 
giả lựa chọn được 113 phiếu có thể sử dụng được. 
Về cơ cấu mẫu điều tra, 42,5 % chuyên gia có độ tuổi trên 40 tuổi; 36 % chuyên gia có thâm 
niên trên 10 năm; 79,6 % chuyên gia thuộc lĩnh vực doanh nghiệp du lịch và lữ hành; 12,4 % 
chuyên gia là giảng viên các trường đại học/cao đẳng, và 8,0 % từ cơ quan ban ngành tại Thừa 
Thiên Huế (Bảng 1). 
Thông tin từ các phiếu khảo sát này được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm 
SPSS để phân tích và so sánh điểm đến Huế với các điểm đến lân cận (Đà Nẵng và Hội An). 
Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra 
Tiêu chí 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tiêu chí 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ (%) 
1. Thâm niên công tác 2. Thâm niên công tác liên quan du lịch 
Dưới 5 năm 30 27,0 Dưới 5 năm 33 26,9 
5–10 năm 41 36,9 5–10 năm 38 33,9 
11–15 năm 22 19,8 11–15 năm 25 22,3 
16–20 năm 10 9,0 16–20 năm 11 9,8 
Trên 20 năm 8 7,2 Trên 20 năm 5 4,5 
Tổng 113 100 Tổng 113 100 
3. Lĩnh vực công tác 4. Độ tuổi 
Cơ quan ban ngành 9 8,0 Dưới 30 tuổi 26 23,0 
Giảng viên Đại học, cao đẳng du lịch 14 12,4 31–40 tuổi 39 34,5 
Doanh nghiệp khách sạn và lữ hành 90 79,6 
41–50 tuổi 30 26,5 
Trên 50 tuổi 18 15,9 
Tổng 113 100 Tổng 113 100 
5. Vị trí/ Chức vụ công tác hiện tại 
Giám đốc 19 16,8 Phó Giám đốc 8 7,1 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
223 
Tiêu chí 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tiêu chí 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ (%) 
1. Thâm niên công tác 2. Thâm niên công tác liên quan du lịch 
Giảng viên 13 11,2 Phó Tổng giám đốc 4 3,5 
Hướng dẫn viên du lịch 19 16,8 Quản lý 27 23,9 
Nhân viên 6 5,3 Trưởng bộ phận 12 10,6 
Phó Bộ phận 4 3,5 
Tổng 113 100 
Nguồn: số liệu điều tra, 2017 
4 Kết quả nghiên cứu 
4.1 Khả năng cạnh tranh của các tài nguyên du lịch tự nhiên của điểm đến Thừa Thiên 
Huế 
Kết quả khảo sát cho thấy các chuyên gia được hỏi đánh giá cao về hầu hết các tiêu chí 
thuộc TNDL tự nhiên của điểm đến Huế. Cụ thể, các chuyên gia đánh giá cao nhất đối với tiêu 
chí “cảnh quan thiên nhiên” (4,38) với 46,9 % chuyên gia tham gia cuộc khảo sát đánh giá là có 
khả năng cạnh tranh cao và 46 % đánh giá khả năng cạnh tranh rất cao. Tiếp theo là “hệ thống 
đồi núi” (4,00), “hệ thống sông ngòi” (3,99), “vườn quốc gia/ khu bảo tồn thiên nhiên” (3,99), 
“các suối nước nóng” (3,94) và “hệ thực vật – động vật” (3,72) cũng được các chuyên gia nhìn 
nhận có khả năng cạnh tranh cao của điểm đến Huế (Bảng 2). Đối với tiêu chí “khí hậu phù hợp 
với hoạt động du lịch” và “vị trí địa lý” được các chuyên gia đánh giá khả năng cạnh tranh 
trung bình. Điều này cho thấy những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên sẵn có của du lịch Huế 
hiện nay. 
Bảng 2. So sánh ý kiến chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên của điểm đến Huế, Đà Nẵng và Hội An 
Tiêu chí 
Giá trị trung bình* 
Huế Đà Nẵng Hội An 
Khí hậu phù hợp cho hoạt động du lịch 2,67 3,80 3,65 
Cảnh quan thiên nhiên 4,38 3,51 3,08 
Hệ thống đồi núi 4,00 3,31 2,23 
Các bãi biển 3,27 4,22 3,06 
Hế thống sông ngòi 3,99 3,27 2,76 
Hệ thực vật và động vật 3,72 3,17 2,76 
Thiên nhiên hoang sơ 4,07 2,85 2,62 
Vườn quốc gia/khu bảo tồn thiên nhiên 3,99 2,69 2,13 
Các suối nước nóng 3,94 2,58 2,06 
Vị trí địa lý 3,22 4,06 3,38 
Ghi chú: * Thang đo Likert: Từ 1 – Khả năng cạnh tranh rất thấp đến 5 – Khả năng cạnh tranh rất cao 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra, 2017 
Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, để đưa được các 
điểm mạnh của điểm đến thành lợi thế trong cạnh tranh thì cần phải cân nhắc đến các đối thủ 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
224 
cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng. Do đó, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên 
gia về yếu tố TNDL của hai điểm đến cạnh tranh quan trọng là Đà Nẵng và Hội An nhằm so 
sánh tương quan giữa ba điểm đến này (Bảng 2). 
Các chuyên gia được hỏi đánh giá tiêu chí “khí hậu phù hợp cho hoạt động du lịch” của 
điểm đến Huế (2,67) có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với Đà Nẵng (3,80) và Hội An (3,65). 
Như đã phân tích ở trên thì hoạt động du lịch Huế gặp nhiều bất lợi hơn do mưa kéo dài, so với 
Đà Nẵng và Hội An – những nơi có thời tiết ôn hòa và mùa khô kéo dài hơn, đây là điều kiện 
thuận lợi cho hoạt động du lịch ở hai điểm đến này. Vì vậy, Huế cần tạo thương hiệu cho mưa 
Huế, khai thác tối đa tài nguyên này để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 
Huế, Đà Nẵng và Hội An đều có các bãi biển được đánh giá là đẹp (như biển Lăng Cô, 
Cảnh Dương, Thuận An, Hàm Rồng... ở Huế; Mỹ Khê, Non Nước, Xuân Thiều, Nam Ô... ở Đà 
Nẵng; An Bàng, Cửa Đại... ở Hội An. Tuy nhiên, các chuyên gia lại đánh giá cao về khả năng 
cạnh tranh của “các bãi biển” ở Đà Nẵng. “Các bãi biển” ở Huế chỉ được đánh giá ở mức trung 
bình (3,27), có khả năng cạnh tranh thấp nhất trong ba điểm đến là Hội An. Qua đây, có thể 
thấy đối thủ cạnh tranh chính của Huế ở trong tiêu chí này là Đà Nẵng. Có sự khác biệt như vậy 
là do các bãi biển ở Huế có mức độ đầu tư còn thấp, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các 
điểm tắm biển thiếu đồng bộ. Hầu hết các bãi biển chưa ... thì cần chú trọng khai thác các sản phẩm trong 
mưa Huế và sản phẩm du lịch về sông nước để có thể tận dụng tốt lợi thế của hai tài nguyên 
này. Đồng thời, cần chú trọng về công tác bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu sự ô nhiễm cho các 
con sông ở Thừa Thiên Huế. 
Thâm niên công tác: Tiêu chí “vườn quốc gia/ khu bảo tồn thiên nhiên” (Sig. = 0,018) và 
“các suối nước nóng” (Sig. = 0,048) có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình giữa đánh 
giá của các chuyên gia có thâm niên công tác khác nhau. Những chuyên gia có thâm niên công 
tác trên 20 năm đánh giá khá cao về hai tiêu chí này (giá trị trung bình lần lượt là 4,63 và 4,75). 
Ngược lại, những người có thâm niên công tác dưới 10 năm thì lại đánh giá không cao. Có sự 
khác biệt như vậy có thể là do những chuyên gia có thâm niên công tác lâu năm có cái nhìn sâu 
sắc hơn về giá trị khai thác và khả năng cạnh tranh lớn của các tài nguyên này. Những chuyên 
gia này đánh giá cao về khả năng có thể chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của các suối nước nóng. Còn 
những chuyên gia trẻ tuổi lại muốn tìm thấy những dịch vụ giải trí mới, mạo hiểm, khám phá hơn 
của hai tiêu chí này. Vì vậy, du lịch Huế cần kết hợp giữa việc khai thác và bảo tồn tốt các vườn 
quốc gia/ khu bảo tồn thiên nhiên và các suối nước nóng. 
Lĩnh vực công tác: Tiêu chí “hệ thống sông ngòi” và “hệ thực vật – động vật” đều có giá trị 
Sig. < 0,01, có nghĩa là có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê cao về đánh giá của các chuyên 
gia có lĩnh vực công tác khác nhau. Trong đó, nhóm giảng viên đại học/ cao đẳng là nhóm có 
đánh giá cao nhất (giá trị trung bình lần lượt là 4,50 và 4,43), tiếp đến là nhóm cơ quan ban 
ngành, cuối cùng là các doanh nghiệp du lịch và lữ hành (giá trị trung bình lần lượt là 3,88 và 
3,58). Điều này có thể do nhóm giảng viên đại học/ cao đẳng nhìn nhận theo khía cạnh khả 
năng khai thác cao của hai tiêu chí này, trong khi đó nhóm doanh nghiệp du lịch và lữ hành 
nhìn vào thực tế khai thác các giá trị này để phục vụ du lịch tại điểm đến Huế vẫn chưa thật sự 
tốt. 
4.2 Khả năng cạnh tranh của các yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa của Thừa Thiên Huế 
Các chuyên gia được hỏi đánh giá cao về hầu hết các tiêu chí thuộc TNDL văn hóa của 
điểm đến Huế. Cụ thể, các tiêu chí gồm “các điểm tham quan lịch sử/ di sản” (4,73), “các làng 
nghề truyền thống” (4,45), “ẩm thực” (4,44), “văn hóa đặc trưng” (4,40) và “những nét nghệ 
thuật/ kiến trúc” (4,35) được chuyên gia đánh giá khá nổi trội. Trong đó, được đánh giá cao 
nhất là tiêu chí “các điểm tham quan lịch sử/ di sản” chiếm đến 77 % ý kiến đánh giá khả năng 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
226 
cạnh tranh rất cao. Tiêu chí “các bảo tàng” được các chuyên gia đánh giá có khả năng cạnh 
tranh trung bình chiếm 49,6 % trong tổng số các ý kiến đánh giá. Điều này được lý giải bởi Huế 
là điểm đến có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa; nơi đây lưu trữ nhiều giá trị di sản văn hóa 
quý giá, đặc biệt là giá trị của Quần thể di tích cố đô Huế. Đây có lẽ là một trong những nguyên 
nhân quan trọng thu hút du khách đến Huế. 
Khi so sánh các tiêu chí TNDL văn hóa của Huế, Đà Nẵng và Hội An, hầu hết các tiêu chí 
thuộc yếu tố TNDL văn hóa của điểm đến Huế được các chuyên gia đánh giá cao hơn so với 
của Đà Nẵng và Hội An (Bảng 3). Điều đó cho thấy Huế có khá nhiều lợi thế về TNDL văn hóa 
để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế vẫn có một số tiêu chí được đánh giá 
thấp hơn về khả năng cạnh tranh so với Đà Nẵng, cụ thể là về tiêu chí “tính hấp dẫn của các sự 
kiện/ lễ hội” và “chất lượng của các sự kiện/ lễ hội”. 
Bảng 3. Đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch văn hóa của điểm đến Huế, Đà Nẵng và Hội An 
Tiêu chí 
Giá trị trung bình* 
Huế Đà Nẵng Hội An 
Văn hóa đặc trưng 4,40 3,01 3,63 
Các điểm tham quan lịch sử/di sản 4,73 2,93 3,26 
Những nét nghệ thuật/kiến trúc 4,35 3,05 3,63 
Nghệ thuật truyền thống 4,13 2,78 3,17 
Ẩm thực 4,44 3,66 3,73 
Các làng nghề truyền thống 4,45 2,89 3,81 
Các bảo tàng 3,34 3,26 2,74 
Sự phong phú của các sự kiện/lễ hội 3,94 3,71 3,35 
Tính hấp dẫn của các sự kiện/lễ hội 3,70 3,86 3,37 
Chất lượng của các sự kiện/lễ hội 3,44 3,65 3,31 
Ghi chú: * Thang đo Likert: Từ 1 – Khả năng cạnh tranh rất thấp đến 5 – Khả năng cạnh tranh rất cao 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra, 2017 
Ở Huế, hằng năm có rất nhiều sự kiện/ lễ hội được tổ chức; đặc biệt, Festival Nghề 
truyền thống được tổ chức vào các năm lẻ, Festival Huế được tổ chức vào các năm chẵn. Đây là 
những sự kiện lớn mang tầm quốc tế, thu hút khá nhiều du khách đến Huế. 
Tuy có phong phú về các sự kiện/ lễ hội, nhưng Huế chỉ đứng ở vị trí thứ hai về tiêu chí 
“tính hấp dẫn của các sự kiện/ lễ hội” và “chất lượng của các sự kiện/ lễ hội”, được đánh giá cao 
nhất về hai tiêu chí này là Đà Nẵng (giá trị trung bình lần lượt là 3,44 và 3,65). Mặc dù sự 
phong phú của các sự kiện/ lễ hội ở Đà Nẵng được đánh giá thấp hơn ở Huế, nhưng Đà Nẵng 
có nhiều sự kiện/ lễ hội hấp dẫn du khách, thu hút được nhiều đối tượng tham gia như lễ hội 
bắn pháo hoa quốc tế, sự kiện âm nhạc DEC Nếu có nhiều sự kiện/ lễ hội mà cách thức tổ 
chức có nhiều thiếu sót, chất lượng không tốt thì cũng không thể giúp cho điểm đến du lịch thu 
hút thêm nhiều du khách và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì thế, Huế cần chú trọng vào 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
227 
tính hấp dẫn và nâng cao hơn nữa cách thức tổ chức cũng như quản lý tốt các sự kiện/ lễ hội để 
làm tăng chất lượng các sự kiện/ lễ hội giúp nâng cao NLCT của các tiêu chí này. 
Các chuyên gia khác nhau về độ tuổi, thâm niên công tác liên quan đến du lịch và lĩnh 
vực công tác có sự đánh giá khác nhau đối với các tiêu chí thuộc TNDL văn hóa. 
Độ tuổi: Chuyên gia ở các độ tuổi khác nhau nhìn nhận khác nhau về tiêu chí “nghệ thuật 
truyền thống” (sig. = 0,019). Theo kết quả khảo sát, nhóm ít hơn 30 tuổi (4,54) nhìn nhận tiêu chí 
này cao hơn nhóm trên 50 tuổi (4,17). Đây là một phát hiện khá đặc biệt của đề tài nghiên cứu. 
Điều này cho thấy thế hệ trẻ ngày càng quan tâm hơn đến nghệ thuật truyền thống và các 
chuyên gia trẻ tuổi tham gia khảo sát đánh giá khá cao khả năng cạnh tranh của nghệ thuật 
truyền thống của Huế. 
Thâm niên công tác: Hầu như không có sự khác biệt ý kiến giữa các chuyên gia về các 
tiêu chí thuộc TNDL văn hóa theo thâm niên công tác. 
Thâm niên công tác liên quan đến du lịch: Các chuyên gia khác nhau có sự đánh giá 
khác nhau về tiêu chí “các làng nghề truyền thống” (sig. = 0,037), mang ý nghĩa thống kê 
trung bình. Những chuyên gia có thâm niên công tác liên quan đến du lịch ít hơn 10 năm 
đánh giá cao hơn so với những chuyên gia trên 20. Điều này có thể do làng nghề truyền thống 
đang dần khôi phục và phát triển để thu hút nhiều khách du lịch hơn. Các chuyên gia trẻ 
nhìn nhận rằng so với trước đây thì bây giờ tham quan tại các làng nghề truyền thống sẽ được 
trực tiếp trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, phù hợp với nhiều đối tượng du khách 
khác nhau. 
Lĩnh vực công tác: Các chuyên gia công tác ở các lĩnh vực khác nhau có sự nhìn nhận 
khác nhau đối với tiêu chí “sự phong phú của các sự kiện/ lễ hội” thể hiện ở giá trị sig. = 0,007, 
mang ý nghĩa thống kê cao. Cụ thể, những chuyên gia đang công tác tại các cơ quan ban ngành 
đánh giá cao về tiêu chí này (4,67). Ngược lại, những chuyên gia ở các doanh nghiệp du lịch và 
lữ hành lại đánh giá thấp (3,81). Điều này có thể do những người làm việc tại các cơ quan 
ban ngành là những người nắm rõ được số lượng các sự kiện/ lễ hội ở Huế. Còn các 
doanh nghiệp du lịch/ lữ hành chưa nắm được hết thông tin các sự kiện/ lễ hội để quảng bá, 
giới thiệu đến du khách nên họ đánh giá thấp về tiêu chí này. Điều này cũng có nghĩa là cần 
phải có sự liên kết với nhóm công tác tại các doanh nghiệp du lịch/ lữ hành nhằm cung cấp 
thông tin về các sự kiện/ lễ hội để các doanh nghiệp du lịch và lữ hành nắm rõ hơn về các 
sự kiện/ lễ hội, đồng thời giúp quảng bá rộng rãi đến du khách. 
5 Kết luận 
Thừa Thiên Huế là một điểm đến có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Tuy 
nhiên, phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng vốn có 
của mình. Hầu hết các tiêu chí thuộc yếu tố tài nguyên du lịch của điểm đến Huế đều được 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
228 
đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao so với của Đà Nẵng và Hội An, đặc biệt có những tiêu 
chí được đánh giá có khả năng cạnh tranh rất cao và cũng không có yếu tố tài nguyên nào bị 
đánh giá thấp. Kết quả này một mặt khẳng định Thừa Thiên Huế có thể dựa vào tài nguyên du 
lịch để tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội và thành công trong cạnh tranh thị trường du lịch trong 
nước và quốc tế. Mặt khác, kết quả này cũng cho thấy lợi thế tài nguyên chỉ mới là điều kiện 
cần nhưng chưa thể đảm bảo cho thành công của điểm đến nếu thiếu các giải pháp quản lý và 
phát triển sản phẩm điểm đến phù hợp và nhất quán. Kết quả nghiên cứu khẳng định du lịch 
Thừa Thiên Huế cần có chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu rõ ràng và nhất quán dựa 
trên lợi thế của tài nguyên du lịch, trong đó sự kết hợp giữa một số điểm nhấn đặc trưng tạo 
nên bức tranh du lịch Huế – hài hòa giữa thiên nhiên và di sản. Có thể nói, du lịch Thừa Thiên 
Huế chỉ có thể phát huy được lợi thế của tài nguyên du lịch và cạnh tranh thành công trên thị 
trường và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn toàn cầu nếu có chiến lược định vị và xây dựng 
thương hiệu thành công. 
Tài liệu tham khảo 
1. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch) (2000), Phát triển và quản lý du 
lịch địa phương, Nxb. Khoa học Bắc Kinh, Bắc Kinh. 
2. Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế (2015), “Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu năng lực 
cạnh tranh điểm đến du lịch”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Huế. 
3. Thái Thị Kim Oanh (2015), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An 
và khuyến nghị chính sách”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 
4. Bùi Thị Tám (chủ biên), Trần Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Tổng quan du 
lịch, Nxb. Đại học Huế, Huế. 
5. Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012), “Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế”, 
Tạp chí khoa học Đại học Huế, 72B (3), 295–305. 
6. Luật du lịch (2017), cơ quan ban hành: Quốc hội, ngày ban hành 19/6/2017; 
7. Beirman, D. (2003), Restoring tourism destinations in crisis: a strategic marketing approach, Cabi, 
Oxon (UK). 
8. Buckley, R. (1994), “A framework for ecotourism”, Annals of Tourism Research, 21 (3), 9–661. 
9. Buhalis, D. (2000), “Marketing the competitive destination of the future”, Tourism 
Management, (21) 1, 97–116. 
10. Crouch, G. I., Ritchie, J. R. B. (1999), “Tourism, competitiveness and societal prosperity”, 
Journal of Business Research, 44 (3), 137–152. 
11. Dwyer, L., Kim, C. (2003), “Destination competitiveness: Determinants and indicators”, 
Current Issues in Tourism, 6 (5), 369–414. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
229 
12. Enright, M. J., Newton, J. (2004), “Tourism Destination Competitiveness: A quantitative 
approach”, Tourism Management, 25 (6), 777–788. 
13. Ferrario, F. (1979), “The evaluation of Tourist Resources: An Applied Research (Part2)”, 
Journal of Travel Research, 17 (4), 24–30. 
14. Glover, V. H. D. (2005), Assessment guidance for Edexcel GCE in Travel and Tourism: Unit 3: 
Destination Europe. 
15. Go, F. M., Govers, R. (2000), “Integrated Quality Management for Tourist Destination: A 
European Perspective on Achieving Competitiveness”, Tourism Management, 21, 79–88. 
16. Gomezelj, D. O. (2006), “Competitiveness of Slovenia as a Tourist Destination”, Managing 
Global Transitions, 4 (2), 167–189. 
17. Hassan, S. (2000), “Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally 
Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research, 38 (3), 239–245. 
18. Haugland, S. A., Ness, H., Gronseth, B. O., Aarstad, J. (2011), “Development of Tourism 
Destination: An Integrated Multilevel Perspective”, Annals of Tourism Research, 38, (1), 268–
290. 
19. Hu, Y., Ritchie, J. R. B. (1993), “Measuring destination attractiveness: A contextual 
approach”, Journal of Travel Research, 32 (2), 25–34. 
20. Kozak, M., Rimmington, J. (1999), “Measuring tourist destination competitiveness: A 
comparision of two cases”, Tourism Management, 606–616. 
21. Pearce, D. G. (1997), “Competitive destination analysis in Southeast Asia”, Journal of Travel 
Research, 35 (4), 16–25. 
22. Poon, A. (1993), Tourism, technology and competitive strategies, Cabi, Wallingford. 
23. Ritchie, J. R. B., Crouch, G. I. (1993), Competitiveness in international tourism: A framework for 
understanding and analysis, Proceedings of the 43rd Congress of the Association 
Internationale d’Experts Scientifique de Tourisme on Competitiveness of Long-Haul Tourist 
Destinations, p. 23–71. 
24. Ritchie, J. R. B., Crouch, G. I. (2003), The Competitive Destination–A Sustainable Tourism 
Perspectives, CABI Publishing, CAB International. 
25. Vengesayi, S. (2003), Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of 
Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1–3 December 
2003, Monash University, p. 637– 645. 
26. Vengesayis, S. (2013), “Tourism Destination Competitiveness: The Impact of Destination 
Resources, Support Services and Human Factors”, Journal of Tourism, 6(1), 80–108. 
27. World Economic Forum (2007), The travel and tourism competitiveness report 2007, Furthering 
the process of economic development, Geneva, Switzerland. 
Lê Thị Ngọc Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
230 
TOURISM RESOURCES FACTORS IN COMPETITIVENESS 
OF TOURIST DESTINATION THUA THIEN HUE 
Le Thi Ngoc Anh* 
HU – University of Economics, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract: Studies of tourist destination competitiveness have drawn much attention from many interest 
parties over the past decades. The previous studies on this issue indicated the importance of tourism 
resources in building and promoting the competitive advantages of a tourist destination. Thua Thien Hue 
(TTH) is well-known for its tourism resources, especially the cultural ones. However, the development of 
TTH's tourism is not appropriate to its resources potential, and the competitiveness of this destination is 
still a matter of concern. A question arises: “What is the role of tourism resources in the competitiveness of 
TTH as a tourist destination?” The opinions of tourism experts, involved managers, and tourism staff 
revealed that tourism resources of TTH are well-recognized as much more competitive than those of Dang 
Nang and Hoi An. Among which “natural landscapes” and “historical and cultural destinations” play an 
important role and need to be paid special attention. As a result, the management and promotion of the 
value of tourism resources will positively contribute to enhancing the competitiveness of the Thua Thien 
Hue tourist destination. 
Keywords: tourism resources, competitiveness, TTH, TTH's tourism 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_tai_nguyen_du_lich_trong_nang_luc_canh_tranh_diem_den.pdf