Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tóm tắt

Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là sự

mở rộng nhanh chóng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (doanh nghiệp FDI). Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, xuất khẩu của

các doanh nghiệp FDI cũng có nhiều hạn chế. Bài viết tập trung phân tích tình hình xuất khẩu của

các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với

Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này.

pdf 11 trang phuongnguyen 5660
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
12 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
1. Khái quát về sự phát triển của doanh 
nghiệp FDI ở Việt Nam
Năm 1988, Luật Đầu tư nước ngoài của 
Việt Nam được ban hành đã tạo khung khổ 
pháp lý cơ bản cho việc thu hút vốn FDI vào 
Việt Nam. Sau gần 30 năm, trải qua nhiều 
thăng trầm do những biến động của nền kinh 
tế thế giới và trong nước, đến nay vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài đã trở thành một bộ phận 
quan trọng trong tổng vốn đầu tư của nền kinh 
tế Việt Nam. Tính từ năm 1988 đến hết năm 
2015, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 
287,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 124 tỷ USD. 
Cùng với sự gia tăng về quy mô vốn, số 
lượng doanh nghiệp thuộc khu vực doanh 
nghiệp FDI ở Việt Nam đã gia tăng nhanh 
chóng. Các doanh nghiệp FDI bao gồm doanh 
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, 
không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài 
góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại 
hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước 
ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước 
ngoài với các đối tác của Việt Nam2. 
Về số lượng và hình thức doanh nghiệp, 
tính đến ngày 31/12/2014, tổng số doanh 
nghiệp FDI có 11.046 doanh nghiệp, chiếm 
Tóm tắt 
Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là sự 
mở rộng nhanh chóng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (doanh nghiệp FDI). Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, xuất khẩu của 
các doanh nghiệp FDI cũng có nhiều hạn chế. Bài viết tập trung phân tích tình hình xuất khẩu của 
các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với 
Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này.
Từ khóa: FDI, doanh nghiệp FDI, tăng trưởng xuất khẩu. 
Mã số: 285. Ngày nhận bài: . Ngày hoàn thành biên tập: . Ngày duyệt đăng: .
Abstract 
One of the most noticeable achievements of international economic integration of Viet Nam is the 
expansion of export activities of Foreign direct investment Capital Enterprises (FDI Enterprises). 
However, export of FDI Enterprises still face plenty of export challenges. This paper analyzes export 
activities of FDI Enterprises during the period 2001-2015 and their challenges for Viet Nam.
Key words: FDI, FDI Enterprises, export growth. 
Paper No. 285. Date of receipt: . Date of revision: . Date of approval: .
XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ 
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Nguyễn Quang Minh*
* TS. 
1 Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2015-2016 Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2016.
2 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2015.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
13Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
2,75% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, 
trong đó hình thức doanh nghiệp 100% vốn 
nước ngoài có 9.383 doanh nghiệp, chiếm 
84,9%; hình thức doanh nghiệp liên doanh 
có 1.663 doanh nghiệp, chiếm 15,1%. Trong 
giai đoạn 2005-2014, số lượng doanh nghiệp 
FDI ở Việt Nam đã tăng gần 3 lần, tuy nhiên 
tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp của Việt 
Nam có xu hướng giảm dần, từ 3,3% năm 2007 
xuống 2,8% năm 20143. Về quy mô của doanh 
nghiệp, phân loại theo quy mô lao động, các 
doanh nghiệp FDI chủ yếu có quy mô vừa và 
nhỏ với tỷ lệ chiếm 79,3%, , doanh nghiệp có 
quy mô lớn chiếm 20,7%. Về lĩnh vực đầu tư, 
tính đến năm 2014, các doanh nghiệp FDI đầu 
tư nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệp - Xây 
dựng, tỷ trọng doanh nghiệp FDI trong lĩnh 
vực này là cao nhất, chiếm 62%; tiếp đến là 
lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ chiếm 36,8%. 
Lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản có nhiều tiềm 
năng, tuy nhiên các doanh nghiệp FDI rất ít 
đầu tư vào lĩnh vực này, tỷ trọng của các doanh 
nghiệp FDI trong lĩnh vực này chỉ chiếm 1,1% 
về số lượng doanh nghiệp với tổng vốn đăng 
ký chiếm 1,3%4. Xét về hiệu quả kinh doanh 
và đóng góp vào nền kinh tế, năm 2014, khu 
vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ doanh nghiệp 
kinh doanh có lãi là 50,5%, khu vực doanh 
nghệp này chiếm 44,7% lợi nhuận và đóng 
góp 15,6% vào ngân sách nhà nước năm 2015. 
3 Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội, 2016.
4 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014, Nhà 
xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2015.
5 Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội, 2016. 
6 Điều 423, 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Biểu đồ 1: Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện vào Việt Nam bình quân năm 
giai đoạn 1988 - 2015 
 Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2015-2016 Việt Nam và thế giới, 
Nhà xuất bản Hồng Đức, 2016.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
14 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
Giai đoạn 2011- 2015, vốn đầu tư FDI chiếm 
hơn 22,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn 
xã hội của cả nước, riêng năm 2015 chiếm 
23,3%5. Bên cạnh việc bổ sung một lượng vốn 
đầu tư lớn vào phát triển kinh tế, khu vực FDI 
đã góp phần hình thành nhiều lĩnh vực công 
nghiệp và dịch vụ mới, đóng góp quan trọng 
vào việc gia tăng quy mô của nền kinh tế, gia 
tăng xuất khẩu, hình thành một lực lượng lao 
động có kỹ năng nghề và học hỏi nhiều kinh 
nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Đồng 
thời, góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện thể 
chế kinh tế thị trường của Việt Nam trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tình hình xuất khẩu của các doanh 
nghiệp FDI
2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm gần đây, tỷ trọng về 
số lượng các doanh nghiệp FDI trong tổng 
số doanh nghiệp của Việt Nam có xu hướng 
giảm dần. Tham gia vào hoạt động xuất khẩu, 
5 Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội, 2016. 
6 Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam (bản tóm tắt) 2014, Nhà 
xuất bản Tài chính, 2014
Bảng: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015* 
Năm
Kim ngạch XK 
( tỷ USD)
Tốc độ tăng/giảm
(%)
Tỷ trọng trong tổng
XK cả nước (%)
Cán cân 
thương mại
2001 3,7 11,0 24,4 -1,3
2002 4,6 25,5 27,5 -2,0
2003 6,4 37,8 31,1 -2,5
2004 8,8 39,1 33,3 -2,3
2005 11,2 26,8 34,5 -2,5
2006 14,7 31,9 37,0 -1,7
2007 19,3 30,8 39,7 -2,2
2008 24,2 23,5 38,6 -3,7
2009 24,2 0,04 42,3 -1,9
2010 34,1 41,2 47,2 -2,8
2011 47,9 40,3 49,4 -1,0
2012 64,1 33,7 55,9 4,1
2013 80,9 26,4 61,3 6,5
2014 93,9 16,1 62,5 9,7
2015 110,6 11,7 68,3 13,3
* Không kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô
Nguồn: - Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam 
(bản tóm tắt 2014) Nhà xuất bản Tài chính, 2014 
- Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
15Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
các số liệu thống kê cũng cho thấy, số lượng 
doanh nghiệp FDI có hoạt động xuất khẩu 
cũng chiếm tỷ trọng nhỏ (gần 14%) trong tổng 
số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu của Việt 
Nam (7.600 doanh nghiệp/ tổng số 55.630 có 
tham gia xuất khẩu của Việt Nam năm 2014)6. 
Tuy nhiên, với năng lực sản xuất và công 
nghệ vượt trội, cùng với việc tận dụng tốt các 
lợi thế và môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt 
Nam, các doanh nghiệp FDI đã gia tăng kim 
ngạch xuất khẩu với tốc độ rất nhanh.
Giai đoạn 2001-2010 vốn FDI vào Việt 
Nam có sự gia tăng nhanh chóng, tuy nhiên, 
trong giai đoạn này các doanh nghiệp FDI chủ 
yếu tập trung xây dựng cơ sở vật chất và nhập 
khẩu máy móc thiết bị để hình thành tài sản cố 
định ban đầu, do vậy tăng trưởng xuất khẩu 
bình quân của khu vực doanh nghiệp FDI thấp 
hơn so với tăng trưởng của khu vực trong nước, 
nhưng sự tăng trưởng nhanh của vốn FDI đã 
tạo tiền đề cho sự tăng trưởng xuất khẩu của 
các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn 5 năm 
gần đây, 2011-2015, tăng trưởng xuất khẩu 
bình quân của khu vực doanh nghiệp FDI đã 
có sự bứt phá mạnh mẽ, trở thành động lực chủ 
yếu cho xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai 
đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình 
quân của các doanh nghiệp FDI đạt 25,6% 
cao gấp hơn 3 lần so với của khu vực doanh 
nghiệp trong nước (7,9%). Kết quả là, kim 
ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI 
đã tăng hơn hai lần, từ mức 47,9 tỷ USD năm 
2011 lên 110,6 tỷ USD năm 2015. Bắt đầu 
từ năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của các 
doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng lớn hơn 
của khu vực doanh nghiệp trong nước (55,9% 
so với 44,1%). Đáng chú ý là năm 2015, trong 
khi xuất khẩu của khu vực trong nước giảm 
3,5% so với năm 2014, nhưng xuất khẩu của 
các doanh nghiệp FDI vẫn tăng 11,7%. Năm 
2015 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp 
FDI cao gấp 2,1 lần so với xuất khẩu của khu 
vực trong nước (110,6 tỷ USD/52,2 tỷ USD) 
và chiếm tới 68,3% tổng kim ngạch xuất khẩu 
của Việt Nam. Như vậy có thể thấy các doanh 
nghiệp FDI đang rất thành công về tìm kiếm 
lợi nhuận đầu tư và cạnh tranh chiếm lĩnh thị 
trường xuất khẩu, trở thành khu vực có ảnh 
hưởng quyết định đến tăng trưởng xuất khẩu 
của Việt Nam những năm qua. 
2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp 
FDI ở Việt Nam bao gồm nhiều nhóm hàng 
khác nhau, tuy nhiên, do có lợi thế về công 
nghệ, cơ cấu này chủ yếu bao gồm các nhóm 
hàng chế biến, chế tạo và nhóm hàng sử dụng 
nhiều lao động. Kim ngạch của những nhóm 
hàng này chiếm tỷ lệ rất cao trong kim ngạch 
xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, cũng như 
của Việt Nam nói chung, thậm chí chiếm tỷ lệ 
gần như tuyệt đối trong một số nhóm hàng có 
hàm lượng công nghệ cao. Điều này chủ yếu 
do việc đầu tư với lượng vốn lớn của một số 
công ty đa quốc gia vào Việt Nam trong những 
năm gần đây đều có khối lượng sản phẩm lớn 
và hướng vào xuất khẩu. Trái lại, kim ngạch 
xuất khẩu nhóm hàng có nguồn gốc từ nông - 
lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp. 
Trong 5 năm trở lại đây, những mặt hàng 
như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản 
phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, 
phụ tùng, dệt may,.. là những nhóm hàng xuất 
khẩu chủ lực của các doanh nghiệp FDI, đồng 
thời cũng là của Việt Nam. Năm 2015, trong 
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất 
khẩu lớn nhất của Việt Nam có 8 nhóm có sự 
đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Trong 
đó doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng gần như 
tuyệt đối trong kim ngạch xuất khẩu các nhóm 
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
16 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
hàng có hàm lượng công nghệ cao của Việt 
Nam và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng 
kim ngạch xuất khẩu của khối FDI. Điển hình 
là hai nhóm hàng: nhóm hàng hàng điện thoại 
và linh kiện, các doanh nghiệp FDI chiếm 
99,8% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 
của Việt Nam, tương đương 27,2% tổng kim 
ngạch của cả khối FDI; nhóm hàng máy vi 
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tỷ trọng 
này tương ứng là 98,2% và 13,6%. Bên cạnh 
đó, nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và 
linh kiện cũng chiếm tới 96,8% kim ngạch 
xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam; đối 
với nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng 
và nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng tỷ 
trọng này tương ứng là 98,5% và 89%. Cơ 
cấu xuất khẩu này thể hiện một xu hướng tích 
cực khi việc xuất khẩu giúp tiếp cận được với 
khoa học công nghệ trên thế giới. Điều đáng 
chú ý là các doanh nghiệp FDI không những 
chiếm tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất 
khẩu những nhóm hàng công nghệ cao, mà 
những năm gần đây các doanh nghiệp này 
đang từng bước chiếm tỷ trọng tương đối lớn 
trong xuất khẩu một số nhóm hàng truyền 
thống vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp 
trong nước. Năm 2015, các doanh nghiệp FDI 
chiếm 63,3% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng 
dệt may, nhóm hàng giầy dép là 60,5%, nhóm 
hàng gỗ và sản phẩm gỗ 47%, cà phê 40,7%. 
Như vậy, có thể thấy cơ cấu xuất khẩu của các 
doanh nghiệp FDI ngày càng được mở rộng, 
góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh 
tranh của xuất khẩu, giúp tiếp cận được với 
khoa học công nghệ trên thế giới, tạo hiệu 
ứng lan tỏa cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, 
nếu xét trên góc độ lợi thế cạnh tranh của 
Việt Nam, tỷ lệ thấp của kim ngạch xuất khẩu 
nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã cho thấy 
các lợi thế kinh tế của Việt Nam chưa được 
tận dụng tốt.
2.3. Thị trường xuất khẩu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của 
Việt Nam được đẩy mạnh trong những năm 
qua đã mở ra thị trường quốc tế rộng lớn cho 
các doanh nghiệp. Đến nay, hàng hóa của các 
doanh nghiệp FDI nói riêng và củaViệt Nam 
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI năm 2015
 Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
17Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
nói chung đã được xuất khẩu sang hầu hết các 
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, 
trong đó có 16 thị trường Việt Nam đã ký Hiệp 
định thương mại tự do (FTA) và đã có hiệu 
lực7. Trong đó, các nhóm hàng có hàm lượng 
công nghệ cao chủ yếu được xuất khẩu sang 
thị trường các nước phát triển, xuất trở lại 
nước chủ đầu tư, hoặc sang các thị trường có 
các cơ sở sản xuất của chủ đầu tư. Năm 2014, 
thị trường xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và 
linh kiện bao gồm: Liên minh Châu Âu (EU) 
chiếm tới 35,8%, Tiểu Vương quốc A rập 
thống nhất 15,4%, các nước ASEAN chiếm 
10,5%. Đối với nhóm hàng máy vi tính, sản 
phẩm điện tử và linh kiện, có 3 thị trường xuất 
khẩu lớn nhất là EU chiếm 20,5%, Hoa Kỳ 
chiếm 19,2, Trung Quốc chiếm 18,5%. Nhóm 
hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng: Nhật Bản và 
Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 19,6% và 
17,6%, Trung Quốc chiếm 8,0%. Nhóm hàng 
phương tiện vận tài và phụ tùng: thị trường 
Nhật Bản chiếm 36,4%, các nước ASEAN là 
17,0%, thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc lần 
lượt chiếm 10,2% và 10%8. Như vậy, hiện nay 
thị trường xuất khẩu các sản phẩm có hàm 
lượng công nghệ cao của các doanh nghiệp 
FDI ở Việt Nam bao gồm nhiều nước phát 
triển và các nước có nền sản xuất quy mô lớn, 
điều này đã góp phần nâng cao chất lượng 
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế 
này phản ánh xu hướng kinh doanh của các 
tập đoàn lớn trên thế giới, đó là sau khi thiết 
lập nhà máy ở các nước đang phát triển, quy 
trình sản xuất được tối ưu hóa với chi phí thấp 
hơn ở nước chủ đầu tư, từ đó việc xuất khẩu 
ngược sẽ được thực hiện. Bên cạnh việc xuất 
khẩu thành phẩm, các linh kiện, chi tiết, phụ 
tùng cũng được các doanh nghiệp FDI xuất 
khẩu sang các nước khác có các nhà máy của 
chủ đầu tư để cung cấp đầu vào cho quá trình 
sản xuất ở nước đó, điều này giúp các doanh 
nghệp Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá 
trị toàn cầu. 
2.4. Đóng góp của hoạt động xuất khẩu 
trong GDP và cải thiện cán cân thương mại 
của Việt Nam
Trong giai đoạn 2001-2015, tốc độ tăng 
trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh 
nghiệp FDI luôn cao hơn nhiều lần mức tăng 
trưởng GDP của Viêt Nam, điều này làm cho 
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh 
nghiệp FDI so với GD ...  phần vào tăng 
trưởng GDP của Việt Nam.
3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 
trong hoạt động xuất khẩu của các doanh 
nghiệp FDI
3.1. Xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng 
phụ thuộc ngày càng lớn vào xuất khẩu của 
khu vực doanh nghiệp FDI
Sự gia tăng nhanh nhanh chóng của dòng 
vốn FDI vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực 
công nghiệp đã tạo cơ sở cho tăng trưởng 
xuất khẩu của Việt Nam. Trong 5 năm gần 
đây, tăng trưởng xuất khẩu bình quân của các 
doanh nghiệp FDI cao hơn 3 lần so với khu 
vực doanh nghiệp trong nước (25,6% so với 
7,9%). Nếu năm 1996 kim ngạch xuất khẩu 
của khu vực FDI mới chiếm 10,8% tổng kim 
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến năm 2012, 
kim xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đã 
đạt mức lớn hơn của khu vực doanh nghiệp 
trong nước. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu 
của các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới 68,3% 
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cũng 
năm 2015, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 
13,3, tỷ USD, trong khi các doanh nghiệp 
trong nước nhập siêu 16,8 tỷ USD. Như vậy, 
tăng trưởng xuất khẩu và quy mô xuất siêu 
của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu 
là do các doanh nghiệp FDI mang lại, điều này 
đồng nghĩa với xuất khẩu của Việt Nam đang 
Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước 
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2015
Đơn vị tính :%
0 5 10 15 20 25 30 35
Cà phê 
Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
Gỗ và sản phẩm gỗ
Phương tiện vận tải và phụ tùng 
Máy móc, thiết bị, phụ tùng
Giầy dép 
Hàng dệt, may
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 
Điện thoại và linh kiện
Nguồn: - Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam 
(bản tóm tắt)2014, Nhà xuất bản Tài chính, 2014
Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
19Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
dựa chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp FDI, 
chứ không phải khu vực doanh nghiệp trong 
nước. Trong những năm tới khi nhiều nhà máy 
của doanh nghiệp FDI đã hoạt động ổn định, 
tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI có thể 
sẽ chậm lại, khó đạt được mức cao như những 
năm gần đây, nhưng giá trị tuyệt đối trong 
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ 
vẫn ở mức cao. 
Xét về cơ cấu xuất khẩu, sự phụ thuộc vào 
các doanh nghiệp FDI càng thấy rõ hơn ở 
những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Trong số 
15 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 
tỷ USD năm 2015, thì hầu hết có sự đóng góp 
của các doanh nghiệp FDI. Trong đó, những 
nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu có hàm 
lượng công nghệ cao hoàn tòan thuộc về các 
doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực 
xuất khẩu sản phẩm nông sản, nơi có số lượng 
doanh nghiệp và số vốn đầu tư không đáng 
kể, các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỷ trọng 
ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu một 
số sản phẩm nông sản truyền thống vốn là lợi 
thế của các doanh nghiệp trong nước, điển hình 
là cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ. Việc phụ thuộc ở 
mức độ cao vào khu vực FDI, đặc biệt là trong 
lĩnh vực xuất khẩu, khiến nền kinh tế có thể gặp 
phải những rủi ro trong quá trình phát triển, bởi 
vì các doanh nghiệp FDI, với mục đích hàng 
đầu là lợi nhuận, luôn có xu hướng di động, 
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nếu 
có những lợi thế tốt hơn, điều này có thể gây ra 
bất ổn nền kinh tế quốc gia. Về lâu dài, một nền 
kinh tế muốn phát triển ổn định phải dựa chủ 
yếu vào các doanh nghiệp trong nước thay vì 
các doanh nghiệp nước ngoài
Ở một số địa phương, vai trò của các doanh 
nghiệp FDI trong hoạt động xuất khẩu cũng rất 
đậm nét. Ở tỉnh Bắc Ninh, kim ngạch xuất khẩu 
của tỉnh chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp 
FDI, năm 2010, xuất khẩu của khu vực này đạt 
2,4 tỷ USD, chiếm 97% xuất khẩu của toàn 
tỉnh; năm 2015 tăng lên 22,3 tỷ USD, chiếm 
tới 99,2%9. Ở tỉnh Thái Nguyên, năm 2015, 
kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp 
FDI đạt 17,2 tỷ USD chiếm gần toàn bộ kim 
ngạch xuất khẩu của tỉnh10. Tình hình này cũng 
phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác như: Bình 
Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc,.. Tăng trưởng 
kinh tế và xuất khẩu dựa chủ yếu vào khu vực 
vốn đầu tư nước ngoài, do vậy đối với các địa 
phương, sự tăng trưởng đó tiềm ẩn yếu tố chưa 
bền vững. Số thu ngân sách của địa phương 
chủ yếu từ hoạt động xuất nhập khẩu của các 
doanh nghiệp FDI, do vậy, khi có những thay 
đổi liên quan đến chiến lược kinh doanh toàn 
cầu của các doanh nghiệp này sẽ tác động tiêu 
cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội và nguồn 
thu ngân sách của các địa phương.
Kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn 
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các 
doanh nghiệp FDI, giá trị gia tăng của sản 
phẩm xuất khẩu thấp
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ 
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của 
Việt Nam, nhưng tỷ lệ sản phẩm đầu vào mà 
các doanh nghiệp FDI sử dụng từ các doanh 
nghiệp trong nước tương đối thấp, xét tổng 
thể, chỉ khoảng 26,6%, còn lại được nhập 
khẩu từ nước ngoài, trong đó nhập khẩu thông 
qua công ty mẹ khoảng 20,4% và nhập trực 
tiếp khoảng 38% 11. Hiện nay, các mặt hàng có 
9 Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh:  
10 Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên: 
11 Tổng cục Thống kê, Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2014, 
Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội, 2016.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
20 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của các doanh 
nghiệp FDI đồng thời cũng là những mặt hàng 
có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong tổng 
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Điều này 
cho thấy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI 
hiện nay chủ yếu dựa vào hoạt động gia công, 
lắp ráp từ nguồn đầu vào nhập khẩu từ nước 
ngoài, tỷ lệ sử dụng các yếu tố trong nước là 
rất hạn chế. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị 
gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu của khu 
vực FDI ở Việt Nam không cao, chưa có đóng 
góp quan trọng cho sự phát triển của ngành 
công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, kể cả 
những sản phẩm thông thường như dệt may, 
giầy dép đến các ngành có hàm lượng công 
nghệ cao, như điện thoại, máy vi tính, sản 
phẩm điện tử là không lớn. Các doanh nghiệp 
FDI hiện chủ yếu đang khai thác những lợi thế 
về nguồn lao động rẻ và các ưu đãi đầu tư của 
chính phủ và các địa phương họ đầu tư ở Việt 
Nam. Trong giai đoạn 2011-2015, nhóm hàng 
điện tử, máy tính và linh kiện là nhóm hàng 
có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất của 
các doanh nghiệp FDI, nhưng cũng là nhóm 
hàng có mức nhập khẩu tăng bình quân cao 
nhất với mức tăng 34,7%/năm, gần gấp đôi so 
với 19,3%/năm của bình quân 5 năm trước12. 
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng 
máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng 
với nhóm hàng điện thoại và linh kiện của các 
doanh nghiệp FDI là 45,4 tỷ USD, thì kim 
ngạch nhập khẩu của hai nhóm mặt hàng này 
là 30,4 tỷ USD, như vậy, tỷ trọng nhập khẩu 
chiếm tới 67% trong tổng kim ngạch xuất 
khẩu, giá trị gia tăng trong nước chỉ có 33%. 
Cũng trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu 
hai nhóm mặt hàng này của các doanh nghiệp 
FDI chiếm tới 18,5% tổng kim ngạch nhập 
khẩu của Việt Nam, tương ứng chiếm 31,3% 
kim ngạch nhập khẩu của toàn bộ khối doanh 
nghiệp FDI13. Tương tự, nhập khẩu nhóm 
hàng bông, vải, tơ sợi dệt và nguyên phụ liệu 
dệt may, giày dép giai đoạn 2011-2015 của 
các doanh nghiệp FDI cũng tăng nhanh hơn 
so với mức tăng xuất khẩu mặt hàng dệt may, 
giày dép. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu vải 
và các nguyên liệu, phụ liệu dệt, may, da, giầy 
đạt 9,8 tỷ USD (không tính kim ngạch nhập 
khẩu 2,1, triệu tấn bông, xơ, sợi dệt), chiếm 
42,3% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt, 
may, giầy dép của khu vực doanh nghiệp FDI. 
Hệ quả của thực trạng này là giá trị gia tăng 
của sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các doanh 
nghiệp FDI đạt thấp, trong ngành may mặc chỉ 
khoảng 35-40%, giày dép 30%, sản phẩm điện 
tử 30%. Nhìn chung, hiện nay nhiều doanh 
nghiệp FDI đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn 
cầu, nhưng do thiếu liên kết với các doanh 
nghiệp trong nước, nên về cơ bản các doanh 
nghiệp này vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào công 
ty mẹ và các doanh nghiệp khác ở nước ngoài, 
chưa có vị trí đáng kể trong việc thúc đẩy phát 
triển của các doanh nghiệp trong nước, hàm 
lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu 
còn rất hạn chế.
3.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có 
xu hướng phụ thuộc vào một số doanh nghiệp 
FDI
Năm 2014, trên cả nước có hơn 7.600 
doanh nghiệp FDI tham gia hoạt động xuất 
nhập khẩu hàng hóa (chiếm 15% tổng số 
doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập 
khẩu của cả nước), trong đó có nhiều tập đoàn 
12 Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội, 2016. 
13 Tổng Cục Hải quan, www.customs.gov.vn.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
21Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
lớn lớn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác 
nhau, trong đó có lĩnh vực công nghệ cao, như 
sản xuất lắp ráp điện thoại di động, máy tính 
bảng và linh kiện điện thoại, ô tô,... Điều này 
thể hiện sự thành công bước đầu của Việt Nam 
trong việc thu hút các doanh nghiệp hàng đầu 
thế giới, góp phần quan trọng vào phát triển 
sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, học hỏi 
kỹ năng quản trị tiên tiến, đặc biệt là gia tăng 
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đưa Việt 
Nam tham gia vào chuỗi sản xuất - kinh doanh 
toàn cầu của các công ty lớn trên thế giới, như 
Samsung, LG, Intel, Toyota, Honda, Trong 
đó điển hình là Công ty Samsung của Hàn 
Quốc. Có mặt ở Việt Nam 20 năm kể từ năm 
1996, đến nay Samsung là nhà đầu tư trực tiếp 
nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng vốn 
đầu tư lên tới 14,8 tỷ USD, trong đó có hai dự 
án lớn nhất của Samsung Việt Nam là Khu tổ 
hợp Samsung Electronics Việt Nam (SEV) ở 
Bắc Ninh và Samsung Electronics Việt Nam 
ở Thái Nguyên (SEVT). Hai nhà máy này đều 
sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy 
tính bảng và linh kiện điện thoại, chủ yếu cho 
xuất khẩu. Năm 2010, Samsung đã sản xuất 
37,5 triệu điện thoại di động, năm 2015 sản 
lượng tăng lên gần 239 triệu cái, trong 5 năm 
vừa qua (2011-2015) sản lượng điện thoại đã 
tăng hơn 637%, bình quân mỗi năm tăng gần 
127%14, gần như toàn bộ sản phẩm của hai 
nhà máy của Samsung đều được xuất khẩu. 
Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, lũy kế kim 
ngạch xuất khẩu của SEV đạt tới hơn 100,5 tỷ 
USD, riêng năm 2015, đạt hơn 32,5 tỷ USD, 
chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu 
của Việt Nam, tương đương 33,5% tổng kim 
ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 
Trong các lĩnh vực sản xuất dệt may, giầy dép 
là những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao 
nhất, thì phần lớn kim ngạch xuất khẩu là của 
các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc, Đài 
Loan và một số nước khác. Các doanh nghiệp 
lớn trong ngành như Pouchen, Feng Tay, Tae 
Kwang Vina,.. chiếm hầu hết sản lượng giày 
dép xuất khẩu sang các thị trường lớn như 
Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Sự mở rộng và phát 
triển của các tập đoàn quốc tế lớn trong một 
số lĩnh vực đã từng bước giúp Việt Nam trở 
thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu nhiều 
sản phẩm công nghệ cao của khu vực và toàn 
cầu. Tuy nhiên, khi một số doanh nghiệp nước 
ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất 
nhập khẩu của một nền kinh tế sẽ có thể dẫn 
đến những rủi ro nếu doanh nghiệp đó rơi vào 
suy thoái, gặp khó khăn hay có một quyết định 
bất ngờ, hoặc thay đổi trong chiến lược kinh 
doanh toàn cầu của họ. Đây là vấn đề cần được 
quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển 
của quốc gia. Do vậy, trong thời gian tới, bên 
cạnh việc tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh 
nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh, Việt 
Nam cần tập trung cải thiện môi trường kinh 
doanh, hoàn thiện thể chế, chính sách để thu 
hút các tập đoàn kinh tế lớn từ các nước phát 
triển đầu tư vào kinh doanh nhằm đa dạng 
hóa nhà đầu tư, giảm thiểu việc phụ thuộc quá 
mức vào một số ít doanh nghiệp nước ngoài, 
nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu.
3.4. Tính ổn định, bền vững trong xuất khẩu 
của các doanh nghiệp FDI chưa cao
Mặc dù xuất khẩu của các doanh nghiệp 
FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng 
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên 
sau một thời gian tăng trưởng cao, tốc độ tăng 
trưởng đang có xu hướng giảm nhanh. Giai 
đoạn 2001-2015, tăng trưởng xuất khẩu bình 
14 Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội, 2016.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
22 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
quân của các doanh nghiệp FDI đạt 25,6%/ 
năm, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu cao gấp 
gần 30 lần năm 2001, từ 3,7 tỷ USD lên 110,6 
tỷ USD. So sánh với tốc độ tăng trưởng GDP 
của Việt Nam trong giai đoạn này, tăng trưởng 
xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI cao gấp 
hơn 4 lần. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, 
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh 
nghiệp FDI đang có sự suy giảm liên tục với 
mức độ cao: từ mức tăng 41% năm 2010 xuống 
còn 11,7% năm 2015 (tương đương 40% mức 
tăng bình quân giai đoạn 2003-2011). Như 
vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vẫn 
tăng lên về giá trị tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng 
trưởng đang có xu hướng giảm nhanh. 
Kết luận
Sau 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế 
quốc tế, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 
FDI đã trở thành động lực quan trọng thúc 
đẩy tăng trưởng và phát triển xuất khẩu nói 
riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bên 
cạnh những kết quả đã đạt được, xuất khẩu 
của các doanh nghiệp FDI cũng đang đặt ra 
nhiều thách thức đối với Việt Nam. Đó là xuất 
khẩu của Việt Nam đang có xu hướng phụ 
thuộc vào xuất khẩu của các doanh nghiệp 
FDI, cũng như một số doanh nghiệp FDI, kim 
ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn 
nhưng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của 
Việt Nam còn hạn chế, tăng trưởng xuất khẩu 
có dấu hiệu chưa bền vững. Việc nhận diện 
những vấn đề trong hoạt động xuất khẩu của 
các doanh nghiệp FDI sẽ giúp Việt Nam có 
những chủ trương, chính sách phù hợp trong 
những năm sắp tới.q 
Tài liệu tham khảo
1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường niên doanh 
nghiệp Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2015.
2. Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2015-2016 Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản 
Hồng Đức, 2016. 
3. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam 
(bản tóm tắt) 2014, Nhà xuất bản Tài chính, 2014
4. Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015, 
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2016.
5. Tổng cục Thống kê, Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005 - 2014, 
Nhà xuất bản Thống kê, 2016.
6. Tổng cục Thống kê, Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
giai đoạn 2005-2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2016.
7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2015
8. Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh: 
9. Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên: 
10. Tổng cục Hải quan, www.customs.gov.vn.

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_cua_cac_doanh_nghiep_co_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc.pdf