Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác

GIỚI THIỆU

Trong gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có những thay đổi

đáng kể và đóng vai trò hết sức quan trọng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng như Trung Quốc, một

trong những cải cách không mang lại hiệu quả như mong đợi nhiều nhất ở Việt nam là cải cách hệ

thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Để

xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh, Việt nam đã có những giải pháp tích cực như: cấp vốn thêm

cho các ngân hàng thương mại nhà nước, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, từng bước nới

lỏng hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, áp dụng các chuẩn mực kế toán, xếp loại tín dụng, phân

loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ cấu, thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu cho

các ngân hàng thương mại Nhưng nợ xấu và xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề hết sức nan giải, cần phải có

những giải pháp hữu hiệu hơn.

pdf 26 trang phuongnguyen 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác

Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 
Tháng 12/2004 
HUỲNH THẾ DU * 
XỬ LÝ NỢ XẤU Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ MÔ HÌNH TRUNG 
QUỐC VÀ MỘT SỐ NỀN KINH TẾ KHÁC 
GIỚI THIỆU 
Trong gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có những thay đổi 
đáng kể và đóng vai trò hết sức quan trọng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng như Trung Quốc, một 
trong những cải cách không mang lại hiệu quả như mong đợi nhiều nhất ở Việt nam là cải cách hệ 
thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Để 
xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh, Việt nam đã có những giải pháp tích cực như: cấp vốn thêm 
cho các ngân hàng thương mại nhà nước, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, từng bước nới 
lỏng hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, áp dụng các chuẩn mực kế toán, xếp loại tín dụng, phân 
loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ cấu, thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu cho 
các ngân hàng thương mại Nhưng nợ xấu và xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề hết sức nan giải, cần phải có 
những giải pháp hữu hiệu hơn. 
Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đến cuối năm 2003, tỷ lệ nợ xấu (quá 
hạn) của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng dư nợ cho vay gần 300.000 tỷ 
VNĐ (tương đương với 14.200 tỷ VNĐ). Con số này chưa kể khoản nợ tồn đọng 21.280 tỷ VNĐ trước 
ngày 01/01/2001 mới chỉ xử lý được 13.386 tỷ đồng. Nếu tính số chưa được xử lý cộng với số nợ tồn 
đọng nêu trên thì số nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 22.094 tỷ VNĐ (bằng 
7,36% dư nợ và 3,4% GDP). Nhưng theo ý kiến của bà Susan Adams đại diện thường trú cao cấp của 
IMF tại Việt Nam và ông Klaus Rohland - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam 
* Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Châu Văn Thành - Giám đốc Đào tạo, thầy Nguyễn Xuân Thành - nguyên Phó 
giám đốc phụ trách nghiên cứu, tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh - phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế 
Fulbright đã giúp tôi hình thành ý tưởng và hỗ trợ thực hiện bài viết này. Xin cảm ơn các thành viên tham gia buổi 
thảo luận ngày 20/10/2004 tại Trường Fulbright đã góp ý cho tôi rất nhiều vấn đề bổ ích để tôi thực hiện bài viết 
này. 
Những nội dung, nhận xét, bình luận trong bài nghiên cứu này chỉ là ý kiến riêng của tác giả mà không phải là 
công bố của Trường Fulbright. 
Bản quyền © 2004 Chương trinh Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 2/26 
thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15-20%1 (tương đương 45.000-60.000 tỷ VNĐ), 
chiếm từ 7-10% GDP Việt nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 30% 
(Thomas 2003). Đây là con số lớn, nhưng so với Trung Quốc, nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập 
trung sang kinh tế thị trường trước Việt Nam gần một thập kỷ, thì con số này là không đáng kể. Vào 
thời điểm cuối năm 2003, nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc là 480 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng dư nợ 
cho vay của hệ thống ngân hàng và 36% GDP (Herrero&Santabárbara 2004). 
Tỷ lệ nợ xấu cao của Trung Quốc và các nền kinh tế chuyển đổi chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp 
nhà nước mà nguyên nhân các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả. Để giải quyết nợ xấu ở các 
ngân hàng (giải pháp xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh)2, các nước áp dụng các mô hình xử lý nợ xấu 
khác nhau, có nước thành công, có nước không thành công. Trung Quốc đã và đang có những nỗ lực 
nhất định, nhưng việc xử lý nợ xấu ở các ngân hàng vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. 
Với đặc điểm chuyển đổi nền kinh tế nói chung, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng gần 
tương tự như Trung Quốc, liệu trong một vài năm nữa, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam sẽ như 
thế nào? Ngay cả khi khối lượng nợ xấu không phát sinh thêm mà chỉ ở mức hiện tại thì những vấn đề 
rút ra cho Việt Nam từ Trung Quốc và một số mô hình xử lý nợ tiêu biểu trên thế giới (nhất là các nền 
kinh kế chuyển đổi) là gì? Đó chính là vấn đề được đặt ra trong bài nghiên cứu này. 
Để trả lời câu hỏi được đặt ra, bài viết sẽ đi tuần tự qua từng phần như sau: Phần thứ nhất là một sự so 
sánh giữa hệ thống ngân hàng Trung quốc và hệ thống ngân hàng Việt nam. Phần tiếp theo sẽ đánh giá 
thực trạng và những nguyên nhân gây ra nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt nam nói 
riêng, các nền kinh tế nói chung. Phần 3, đánh giá các mô hình xử lý nợ tiêu biểu, ưu điểm, nhược điểm, 
thành công và thất bại của nó. Phần 4 đánh giá việc lựa chọn mô hình và kết quả xử lý nợ xấu ở Trung 
Quốc và Việt nam. Phần 5 sẽ phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến việc xử lý nợ xấu ở Trung Quốc 
và Việt nam chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cuối cùng là các kết luận và đề xuất chính sách đối 
với việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng Việt nam. 
1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam - bản sao của mô hình Trung Quốc? 
Nhìn lại quá trình hình thành, phát triển và những việc mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang 
trải qua cho chúng ta thấy rằng, Hệ thống ngân hàng Việt Nam gần như là bản sao của hệ thống ngân 
hàng Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/12/1948 (Trước thời 
điểm quốc khánh Trung Quốc), trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Bắc Hải, Hoa Bắc và Tây Bắc. Ngân 
hàng Nhân dân Trung Hoa trực thuộc Bộ Tài chính và hoạt động theo mô hình hệ thống ngân hàng một 
cấp (monobank), vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền, vừa cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Để thực 
hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, một số ngân hàng chuyên doanh được thành lập và sau 
này trở thành bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc Đến tháng 09/1983, Hội 
đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định để cho Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa hoạt động như 
Ngân hàng Trung ương. Điều này có nghĩa là hệ thống ngân hàng hai cấp ở Trung Quốc chính thức 
được thành lập. Trong thập niên 80, bốn ngân hàng chuyên doanh, sau này trở thành bốn ngân hàng 
thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc có vai trò rất lớn gồm: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of 
China - BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (Construction China Bank - CCB), Ngân hàng Công 
thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China - ICBC) và Ngân hàng Nông nghiệp 
Trung Quốc (Agriculture Bank of China - ABC). Các ngân hàng này có nhiệm vụ cấp phát vốn cho 
những khu vực chuyên biệt (gần với tên gọi của chúng) và có quan hệ (phụ thuộc) rất chặt chẽ với 
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Cũng trong thời gian này, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng khu 
1 Bà Susan Adams và ông Klaus Rohland trả lời phòng vấn của phóng viên hãng Reuter trong hội nghị “Đầu tư tại 
Việt Nam” ngày 17-18/08/2004 
2 Để xử lý nợ xấu ở một hệ thống tài chính nào đó, có hai việc phải làm song song đó là xử lý các khoản nợ xấu đã 
phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Trong bài nghiên cứu này, chỉ tập trung xem xét vế thứ 
nhất. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 3/26 
vực, ngân hàng cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được 
tham gia theo hình thức liên doanh, thành lập chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước 
ngoài. Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa năm 1995 đã khẳng định lại vai trò ngân hàng trung ương 
của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời trong giai đoạn này, các ngân hàng chính sách cũng 
được thành lập nhằm tách bạch tín dụng chỉ định và tín dụng thương mại. Năm 1998, trước yêu cầu của 
việc xử lý nợ xấu, Chính phủ Trung Quốc đã rót 5 tỷ USD để thành lập 4 Công ty Quản lý tài sản với 
nhiệm vụ xử lý nợ cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc. Trong kỳ họp đầu tiên 
của Quốc hội khoá 10 (năm 2003) của Trung Quốc đã quyết định tách chức năng giám sát của Ngân 
hàng Nhân dân Trung Hoa để thành lập Uỷ ban giám sát ngân hàng Trung Quốc. Tháng 8/2004, lần 
đầu tiên một ngân hàng thương mại quốc doanh dược cổ phần hoá. Đó chính là Ngân hàng Trung 
Quốc. Hiện nay, các ngân hàng thương mại quốc doanh Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị phần chủ yếu 
với 62%. Trong khi các loại hình khác như 123 Ngân hàng khu vực, ngân hàng cổ phần chiếm 21,5%, 
36.000 hợp tác xã tín dụng chiếm 11,4%, 157 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 1,2% thị phần 
(Herrero&Santabárbara 2004) và (Pei&Shirai 2004). 
Đối với hệ thống ngân hàng Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào ngày 
06/05/1951. Tuy là thời điểm sau quốc khánh, nhưng là thời điểm trước khi giải phóng Miền bắc 1954. 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ là Ngân hàng Quốc gia, hoạt động theo mô hình ngân hàng 
một cấp. Để thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng chuyên doanh lần lượt ra 
đời. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập năm 1957, Ngân hàng Nông nghiệp và 
Ngân hàng Ngoại thương được thành lập năm 1962, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập 
vào năm 1990. Năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chính thức hoạt động theo mô hình ngân 
hàng 2 cấp sau khi Hội đồng Nhà nước Việt Nam ban hành các pháp lệnh ngân hàng năm 1989 - thời 
điểm hệ thống các hợp tác xã tín dụng bị đổ bể. Chính điều này, khác với hệ thống ngân hàng Trung 
Quốc, các hợp tác tín dụng được đổi tên thành Quỹ tín dụng Nhân dân. Từ năm 1990, các ngân hàng cổ 
phần bắt đầu được thành lập, các ngân hàng nước ngoài được tham gia dưới hình thức thành lập chi 
nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng trong nước. Năm 1996, Ngân hàng người nghèo và sau đó đổi 
thành Ngân hàng chính sách được thành lập. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, khẳng 
định lại vai trò Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Năm 2000, bốn công ty 
quản lý tài sản được thành lập để làm nhiệm vụ xử lý nợ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, 
nhưng với mức vốn điều lệ chỉ 30 tỷ đồng. Một con số hoàn toàn không tương xứng với số nợ hơn 
21.000 tỷ đồng vào cuối năm 2000. Ngoài ra, còn có một công ty quản lý tài sản thuộc ngân hàng thương 
mại cổ phần, nhưng mức vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng. Cũng giống như hệ thống ngân hàng Trung 
Quốc, 5 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh vẫn chiếm thị phần chi phối với 75%, 37 ngân hàng 
thương mại cổ phần chiếm 11%, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 12%, các quỹ tín dụng nhân 
dân chỉ chiếm khoảng 1,5%3. Hơi khác với hệ thống ngân hàng Trung Quốc, hiện nay, Việt Nam chưa 
có ngân hàng 100%4 vốn nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam chiếm một thị phần rất 
đáng kể, tới 12%, trong khi ở Trung Quốc chỉ có 1,2%. 
Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc có một điểm khác biệt nữa là quy mô so với nền kinh tế. 
Vào cuối năm 2003, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc lên đến 1.963 tỷ USD, bằng 165% 
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ khoảng 20 
tỷ USD, bằng 50% GDP. Một con số còn khiêm tốn. Tuy nhiên, với mức độ tăng trưởng tín dụng trên 
25% trong những năm qua, thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, dư nợ cho vay sẽ vượt quá GDP. Tốc 
độ tăng trưởng tín dụng cao như vậy đã được IMF, WB khuyến cáo là nóng, không có lợi cho việc ổn 
định kinh tế vĩ mô và phát triển dài hạn. 
Quá trình phát triển và cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam có thể tóm tắt theo hộp 
dưới đây. 
3 Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và tính toán của tác giả 
4 Theo Hiệp định thương mại Việt nam Hoa kỳ (BTA), đến năm 2010, các ngân hàng 100% vốn của Hoa Kỳ mới 
được phép thành lập và hoạt động tại Việt nam. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 4/26 
Hộp 1: 
CÁC MỐC LỊCH SỬ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 
TT CÁC MỐC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC VIỆT NAM 
1 
Hệ thống ngân hàng 1 cấp 
1948-83 1951-90 
2 Thành lập các ngân hàng chuyên doanh 1980s 1990s 
3 
Thử nghiệm mô hình HTX tín dụng 
NA 1997 
4 Thành lập ngân hàng chính sách 1995 1996 
5 Cơ cấu lại Ngân hàng Trung ương 1998 
6 Thành lập các AMC 1999 2000 
7 Thành lập uỷ ban giám sát ngân hàng 2003 
CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỊ PHẦN 
THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU 
TT 
Loại hình tổ chức 
Trung Quốc Việt nam 
Số lượng Thị phần Số lượng Thị phần 
1 Ngân hàng thương mại nhà nước 4 61% 5 75% 
2 Ngân hàng chính sách 3 NA 1 NA 
3 Ngân hàng khu vực, cổ phần 123 21.5% 37 11% 
4 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 157 1.2% 27 12% 
5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 7 NA 0 0 
6 Ngân hàng Liên doanh 7 NA 4 NA 
7 Hợp tác xã tín dụng 36 11.4% 898 1.5% 
8 Công ty quản lý tài sản 4 6 
NA: Không có số liệu 
Nguồn: Herrero&Santabárbara 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và ước tính của tác giả. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 5/26 
2. Nợ xấu và quá trình phát sinh nợ xấu ở Trung Quốc và Việt nam 
Khối lượng nợ xấu ở các ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam 
Việc phân loại nợ có nhiều tiêu chí khác nhau. Theo chuẩn chung thì một khoản nợ được xem là xấu 
khi không còn khả năng thu hồi, bất kể nó là khoản mới cho vay hay đã cho vay từ lâu (không phân 
theo thời gian mà phân theo bản chất nợ). Tiêu chí này đang dần được áp dụng tại Trung Quốc và Việt 
nam. Tuy nhiên, phân loại nợ theo thời gian vẫn là tiêu chí đang được áp dụng tại Trung quốc và Việt 
nam. Trong bài Viết này, xin tạm dùng định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ không thu hồi được đúng 
thời hạn. Khối lượng nợ xấu tính đến thời điểm cuối năm 2003 của các Ngân hàng Trung Quốc và Việt 
Nam như sau: 
TT Chỉ tiêu Thời gian Tỷ USD % Dư nợ %GDP 
I Trung Quốc 
1 NHTM quốc doanh 12/2003 232 20 17 
2 NH cổ phần 03/2004 23 7 2 
3 NH chính sách 06/2003 19 18 1 
4 
Hợp tác xã tín dụng 
03/2004 60 30 4 
 Tổng hệ thống ngân hàng 12/2003 373 19 28 
5 Các AMCs 12/2003 107 0 8 
 Tổng hệ thống tài chính 03/2004 480 0 36 
II Việt nam 
 Các ngân hàng VN 12/2003 1,5-6 7-30 3,7-15 
Ngân hàng ĐT&PTVN(Nợ dưới 
chuẩn)5 12/2003 1,2 33,5 
Nguồn: Herrero&Santabárbara 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và ước tính của tác giả. 
Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu 
Đối với một nền kinh tế, một hệ thống tài chính ngân hàng, nợ xấu phát sinh tập trung chủ yếu vào các 
nguyên nhân chính sau: 
Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Vấn đề ở đây là sự việc kéo dài trong nhiều năm, 
các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc 
5 Theo báo cáo kiểm toán do Ernst & Young thực hiện, ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tổng dư nợ 
không đạt tiêu chuẩn chiếm 67%, nợ dưới chuẩn 33,5% trong 52.860 tỷ đồng dư nợ cho vay vào cuối năm 2003. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 6/26 
không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử 
lý nhất và nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các 
khoản nợ này. Đây cũng chính là nguyên nhân chính trong việc phát sinh ... h tế theo mô hình tập trung sang hướng thị trường, 
chuyện gây tranh cãi và có nhiều ý kiến phản đối nhất là việc tư nhân hóa các doanh nghiệp 
nhà nước ở Nga. Với việc bán tháo rất nhiều doanh nghiệp đang giữ vị trí trọng yếu trong nền 
kinh tế hoặc các doanh nghiệp đang "sở hữu" các nguồn tài nguyên khổng lồ (dầu mỏ, khí 
đốt) đã gây sự thất thoát rất lớn cho chính phủ và nhân dân Nga. Một khối lượng lớn của cải 
quốc gia bỗng nhiên rơi vào túi của một số ít cá nhân, tạo ra sự bất công trong xã hội và sự bất 
bình của công chúng. Việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Nga bị tác động chủ yếu 
bởi các yếu tố chính trị. Nhưng xét về góc độ kinh tế thì cơ sở lý thuyết của quyết định này là 
gì? Và tại sao một số nhà kinh tế lại đề xuất việc cải cách nhanh các doanh nghiệp nhà nước 
làm ăn kém hiệu, thậm chí sẵn sàng bán nó với giá chỉ một đô la? 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 22/26 
Đối với một nền kinh tế, một quyết định đáng giá khi giá trị hiện tại ròng (NPV) là dương cho 
toàn nền kinh tế. Giả sử có một doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và có khả năng dẫn đến phá 
sản, nhưng NPV của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại vẫn là dương. Vấn đề nảy sinh ở chỗ là 
chủ doanh nghiệp không biết cách định giá như thế nào để tìm ra NPV mà chỉ nhìn vào số lỗ 
khổng lồ trên bảng cân đối kế toán cho rằng nếu tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp ngày 
càng lỗ nặng hoặc nếu đem thanh lý doanh nghiệp thì không thể trả hết các khoản nợ, và chủ 
doanh nghiệp sẽ không thu được gì. Từ nhận định của mình, chủ doanh nghiệp quyết định 
đem cho doanh nghiệp này (bán với giá trị tượng trưng 1 USD) để dành thời gian làm việc 
khác có hiệu quả hơn. Biết được việc này, một số người nhìn nhận, đánh giá được giá trị của 
doanh nghiệp đã nhận doanh nghiệp này không phải để thanh lý mà để củng cố, khắc phục 
khó khăn, đưa doanh nghiệp vào đúng quỹ đạo, tạo ra lợi nhuận, hoàn trả các khoản nợ tồn 
đọng, thậm chí còn huy động thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh tạo ra nhiều của cải 
hơn cho xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là gì? Chúng ta cùng phân tích hai tình huống thay thế 
nhau dưới đây: 
Tình huống 1: 
Doanh nghiệp giữ nguyên hiệng trạng tiếp tục hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá 
sản. Như vậy ai sẽ được và ai sẽ mất? 
- Chủ doanh nghiệp mất vốn, thời gian và các nguồn lực khác 
- Các chủ nợ mất vốn 
- Nền kinh tế bị thiệt hại do nguồn lực không hiệu quả tạo ra NPV âm 
- Người lao động được lợi trong một thời gian ngắn vì vẫn có việc làm 
- Những người điều hành được lợi vì vẫn có những phần lợi ích riêng trên khối tài sản 
hiện có của doanh nghiệp. 
- Những nhà cung cấp được lợi vì vẫn có nơi tiêu thụ sản phẩm (nhưng đây có thể là 
con dao hai lưỡi). 
- Chính phủ vẫn duy trì được nguồn thu thuế. 
Tình huống 2: 
Bán doanh nghiệp với giá 1 đô la. Như vậy ai sẽ được và ai sẽ mất? 
- Chủ doanh nghiệp mới có lợi 
- Các chủ nợ thu hồi được vốn 
- Nền kinh tế có lợi do nguồn lực được khai thác hiệu quả tạo ra NPV dương 
- Những nhà cung cấp được lợi vì vẫn có nơi tiêu thụ sản phẩm 
- Chính phủ tiếp tục thu được thuế. 
- Chủ doanh nghiệp hiện tại bị thiệt hại phần giá trị doanh nghiệp dương do không 
định giá được 
- Một số người lao động có khả năng bị mất do việc sắp xếp lại 
- Những người điều hành doanh nghiệp sẽ được lợi nếu nhìn ra giá trị của doanh 
nghiệp tiếp nhận và xây dựng doanh nghiệp. Ngược lại khả năng bị sa thải là rất lớn. 
Khi không có khả năng nhìn nhận vấn đề, xác định giá trị doanh nghiệp thì những 
người điều hành doanh nghiệp thấy rủi ro nhiều hơn lợi ích. 
Như vậy xét về góc độ kinh tế, việc bán các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu 
quả với giá 1 đô la sẽ đem lại lợi ích tốt hơn cho nền kinh tế (bản chất là chuyển nguồn lực từ 
nơi sử dụng có năng suất thấp sang nơi sử dụng có năng suất cao hơn). Đây chính là cơ sở 
quan trọng để chính phủ một số nước đưa ra quyết định cơ cấu nhanh các doanh nghiệp hoạt 
động kém hiệu quả trong nền kinh tế và là lý do mà các nhà kinh tế đề xuất việc cải cách nêu 
trên. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 23/26 
Việc cơ cấu, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp liên quan đến rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau. 
Trong đó, đội ngũ lao động và các cấp điều hành doanh nghiệp là hai nhóm có khả năng bị ảnh 
hưởng đến quyền lợi nhiều nhất, ây cũng là các nhóm có tác động làm trì hoãn quá trình sắp 
xếp, đổi mới các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích chung của toàn nền kinh tế, Chính phủ 
cần có những chính sách, giải pháp mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách các doanh nghiệp 
nhà nước tạo nền tảng phát triển bền vững 
Việc cổ phần các doanh nghiêp quốc doanh đã mang lại kết quả 1992 đến nay số DNNN đã 
giảm từ hơn 12.000 xuống còn 4.296 (cuối năm 2003). Từ 2001 đến tháng 8-2004 cả nước có gần 
2.000 DNNN đã CPH. Hầu hết DN được CPH đều hoạt động có hiệu quả. Nghiên cứu 500 DN 
CPH hoạt động trên một năm cho thấy vốn điều lệ tăng 1,5 -2 lần, doanh thu tăng 43%, nộp 
ngân sách nhà nước tăng 16%, lợi nhuận tăng 243%, thu nhập của người lao động tăng 54%, cổ 
tức bình quân được chia tăng 15,5% và vấn đề quan trọng là tạo lập phương thức quản lý 
mới25. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá sẽ có tín nhiệm hơn 
trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng. Giả sử khi cổ phần hoá nếu một số khoản nợ có 
được khoanh lại thì khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả các ngân hàng vẫn có thể thu hồi 
được các khoản nợ này và tiếp tục mở rộng mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. 
Nâng cao hiệu quả của và giải pháp thực thi của việc xử lý các loại tài sản đảm bảo: Tuy không được mô tả chi 
tiết trong bài viết này, nhưng trong thực tế, việc xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các ngân 
hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những tài sản đảm bảo không thực sự đầy đủ 
các loại giấy tờ. Nếu không được xử lý để thu hồi nợ nhanh chóng, với mức lãi suất như hiện nay, chỉ 
sau khoảng 3 năm là giá trị hiện tại của tài sản đó có khi chỉ còn một nửa. Điều này sẽ gây thiệt hại rất 
lớn cho các ngân hàng thương mại. 
Nâng cao hiệu quả của việc thực thi luật phá sản doanh nghiệp gắn với cơ chế chuyển vốn vay thành vốn cổ phần 
tại các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp lại: Các khoản nợ tại các doanh nghiệp thuộc diện “chết rồi mà 
chưa được chôn" chiếm một phần đáng kể trong các khoản nợ xấu. Đối với các doanh nghiệp vẫn còn 
hoạt động cầm chừng mà không được thanh lý gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc 
theo dõi, tận thu các khoản nợ này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. 
Đối với các ngân hàng thương mại, phải chấp nhận “đau một lần”, cương quyết xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, 
hạn chế và từng bước loại hẳn giải pháp nuôi nợ. 
Đây là một lựa chọn rất khó khăn. Hiện tại đang có hai quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm thứ 
nhất đề nghị các ngân hàng thà chịu đau một lần, cương quyết chấm dứt quan hệ tín dụng, xử lý ngay 
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngược lại 
quan điểm thứ hai theo chủ trương "sống chung với lũ". Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ 
trợ tín dụng để duy trì hoạt động doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp từng bước thu hồi nợ. Sau 
khi thu hồi nợ xong sẽ chấm dứt quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này. 
Nếu thực hiện theo quan điểm thứ nhất thì sẽ theo cơ chế liệu pháp sốc. Điều này sẽ gây ra các ảnh 
hưởng tiêu cực nếu thực hiện đồng loạt. Những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ, vấn đề lo sợ trách 
nhiệm của những người liên quan đến các khoản tín dụng, các doanh nghiệp đưa vào diện xử lý là điều 
không thể tránh khỏi và đây có thể là những rào cản lớn nhất trong nỗ lực xử lý nợ của các ngân hàng 
thương mại. Mặt khác, nếu theo quan điểm thứ hai, thì đây chỉ là vấn đề kéo dài thời gian tồn tại của 
các doanh nghiệp yếu kém. Khi các khoản tín dụng mới phát ra nếu ngân hàng không kiểm soát chặt 
chẽ rất dễ trở thành thành nợ xấu. Như vậy tổn thất sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Điều này sẽ đặt ra sự 
đánh đổi cho các ngân hàng. Theo ý kiến cá nhân tôi, để dung hoà vấn đề này và đạt được mục tiêu như 
mong đợi, các ngân hàng nên cương quyết và chọn bước đi hợp lý bằng cách có thể tăng số nhóm khách 
25  
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 24/26 
hàng để phân loại và xử lý từng bước (theo phương thức cuốn chiếu) từ nhóm khách hàng kém nhất (số 
lượng khách hàng, số lượng nợ phải xử lý từng đợt sẽ giải đi). Đối với các khách hàng đã được đưa vào 
“tầm ngắm” thì phải thực hiện các giải pháp xử lý một cách triệt để. 
Mặt khác, để khuyến khích các ngân hàng thương mại xử lý nợ, Nhà nước cần hạn chế việc hình sự hoá 
các quan hệ, giao dịch kinh tế. Ngoài ra, vấn đề quy trách nhiệm quá lớn đối với những người liên quan 
trong việc xử lý các khoản nợ xấu làm giảm nỗ lực xử lý nợ xấu ở chính bản thân các ngân hàng. Vì vậy, 
các ngân hàng cần xây dựng cơ chế rõ ràng chặt chẽ (nhưng không được quá nhiều ràng buộc), nhất là 
cần phân định rõ giới hạn, phạm vi, trách nhiệm để những người có liên quan trong việc quyết định xử 
lý các khoản nợ có được tâm lý thoải mái khi đưa ra các quyết định hoặc có ý kiến trong việc xử lý nợ. 
Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với các ngân hàng thương mại, nói riêng, hệ 
thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Nếu không có các giải pháp triệt để và hữu hiệu để 
giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh đóng vai 
trò tích cực trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để giải quyết vấn đề này, việc cần làm là phải 
cắt đứt ngay mối quan hệ ràng buộc giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Chính mối quan hệ, sự bao 
bọc, bảo hệ của nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại, hoạt động không hiệu quả trong các doanh nghiệp. Khi 
mà các nhà điều hành doanh nghiệp không có động cơ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà 
chỉ tìm kiếm các lợi ích cá nhân thì vô hình chung, đây là nguồn cung rất lớn cho "tham nhũng" và tạo 
ra những rắc rối cho hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 25/26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Akiko Terada-Hagiwara, Gloria Pasadilla (2004): Experience of Asian Asset Management 
Companies (AMCs): Do they increase Moral Hazard? – Evidence from Thailand” 
2. Alicia García Herrero and Diniel Santabárbara (2004): Where is the Chinese Banking System 
going with the ongoing Reform?” 
3. Ben Fung, Jason George, Stefan Hohl and Guonan Ma (2004): “Public asset management 
companies in East Asia: A comparative study”, Bank for International Settlement’s Working 
Papers 
4. Daniela Klingebiel (1999): “The Use of Asset Management Companies in the Resolution of 
Banking Crises Cross-Country Experiences” 
5. Darryl S.L. Jarvis (2003): Vietnam’s Financial Services Sector: Prospects for Reform 
6. Erika Lueng, Lily Lui, Lu Shen, Kevin Taback and Leo Wang (2002): “ Financial Reform and 
Corporate Governance in China” 
7. Guifen Pei and Sayuri Shirai (2004): “ The Main Problems of China’s Financial Industry and 
Asset Management Companies” and “ China’s Financial Industry and Asset Management 
Companies – Problems and Challenges” 
8. Guofen(Helen) Guan (2003): “Corporate Governance and Ownership Reform in China 
Banking Industry” 
9. Guonan Ma and Ben SC Fung (2002): “ China asset management corporations”, Bank for 
International Settlements working papers 
10. International Monetary Fund (2003): Country Report N03/381 Vietnam: Selected Issues 
11. John P. Bonin and Yiping Huang (2001): “Dealing with the Bad Loans of the Chinese Banks” 
12. János Kornai (1993): Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin (2002) 
13. Kovsted Jens; John Rand, Finn Tarp, Le Viet Thai, Vuong Nhat Huong and Nguyen Minh 
Thao (2003): Financial Sector Reforms in Vietnam - Selected Issues and Problems. 
CIEM/NIAS report, NIASPess. 
14. Le Minh Tam (2001): “Reforming Vietnam’s Banking System: Learning from Singapore’s 
Model”, EADN Working Papers 
15. Lê Thị Băng Tâm (2004): “Phương hướng và giải pháp tài chính đổi mới, nâng cao hiệu quả 
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2010”, Báo cáo tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới 
DNNN toàn quốc ngày 15-16/03/2004 
16. Li Ruogu (2004): Revisit to China’s Financial Reform” 
17. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2004): Báo cáo thường niên năm 2003 
18. Ngân hàng Nhà nước Việt nam: Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt 
nam (Website www.sbv.gov.vn) 
19. Ngân hàng Thế giới: Báo cáo đánh giá khu vực ngân hàng Việt nam - 06/2002 
20. Nguyen Xuan Thanh (2002): “ Note on Agency Theory” 
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________ 
Trang 26/26 
21. Olaf Unterroberdoerster (2004): Banking Reform in the Lower Mekong Countries 
22. Paul Milgrom & John Robert (1992): Economics, Organization and Management 
23. Phung Khac Ke (2004): WTO accession and Banking Reform in Vietnam 
24. Pieter Bottelier (2002): Managing China’s Transition Debt: Challenges for Sustained 
Development” 
25. Price Water House Coopers (2004): “ NPL Asia” 
26. Ruilong Yang And Yongsheng Zhang (2003): “Globalization and China’s SEOs Reform” 
27. Soo-Nam Oh (1999) Financial Deepening in the Banking Sector – Viet Nam 
28. Thomas Dufhues (2003): Transformation of the Financial System in Vietnam ant its 
Implications for the Rural Financial Market – an update 
29. Viện Ngiên cứu kinh tế và Quản lý Trung ương & UNDP: Chính sách phát triển kinh tế: 
Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, Nhà xuất bản giao thông vận tải 2004 
30. Vu Viet Ngoan (2003): Financial Reform in Vietnam: Toward International Intergration, ABA 
20th, Annual meeting & seminars, Manila, The Philippines – October 2003 
31. Wei-Chiao Huang, Wei-Jang Huang and Christina Y. Liu (2004): Dealing with the Non-
Performing Loans Problems: Taiwan’s Experience” 
32. William J. Ardrey IV and Anthony Pocotich ( ): “Risk, Knowledge and Customers 
Socialisation in Retail Banking in Vietnam and China: Management Implications and 
Promotional Strategies”, Tenth Annual Australasian Finance & Banking Conference 
33. William P. Mako anh Cunlin Zhang (2003): Management of China’s State-Owned Enterprises 
Portfolio: Lessons from International Experience” 
34. World Bank (2002): Baking sector review Vietnam, the World Bank financial sector East Asia 
pacific region 
35. Yingyi Qian (1994): Financial System Reform in China: Lesson from Japan’s Main Bank 
System” 
36. Yiping Huang (1998): Challenges for China’s Financial Reform” 
37. Zhou Xiaochuann (2004): “ Preventing Future Accumulation Of Large NPLs by the 
Commercial Banks after the Present Round of Reform”, speech at the China Summit of the 
7th Bejing International Science Industry Expo 

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_no_xau_o_viet_nam_nhin_tu_mo_hinh_trung_quoc_va_mot_so.pdf