Xây dựng mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch ở Đồng Nai và các vùng phụ cận

Tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh với

những điểu kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi, có nhiều tiềm năng trong phát triển

mọi mặt nên đã trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có sự giao thoa văn

hóa các vùng miền, tạo ra nét văn hóa riêng. Bản sắc riêng đó được kết tinh và

thể hiện đậm nét trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung, đặc biệt trong

gốm sứ mỹ nghệ nói riêng. Các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử hình

thành, phát triển của vùng đất Đồng Nai và các vùng phụ cận có khả năng tạo

điều kiện cho phát triển du lịch, đồng thời du lịch sẽ là động lực cho phát triển

các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại đây. Cho nên, việc xây dựng mô hình làng

nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch sinh thái và văn hóa đã, đang trở nên cấp

thiết để phát triển mọi lĩnh vực thực sự được lâu dài và bền vững.

pdf 9 trang phuongnguyen 1200
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch ở Đồng Nai và các vùng phụ cận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch ở Đồng Nai và các vùng phụ cận

Xây dựng mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch ở Đồng Nai và các vùng phụ cận
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 1 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ GẮN VỚI 
DU LỊCH Ở ĐỒNG NAI VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN 
Tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh với 
những điểu kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi, có nhiều tiềm năng trong phát triển 
mọi mặt nên đã trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có sự giao thoa văn 
hóa các vùng miền, tạo ra nét văn hóa riêng. Bản sắc riêng đó được kết tinh và 
thể hiện đậm nét trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung, đặc biệt trong 
gốm sứ mỹ nghệ nói riêng. Các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử hình 
thành, phát triển của vùng đất Đồng Nai và các vùng phụ cận có khả năng tạo 
điều kiện cho phát triển du lịch, đồng thời du lịch sẽ là động lực cho phát triển 
các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại đây. Cho nên, việc xây dựng mô hình làng 
nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch sinh thái và văn hóa đã, đang trở nên cấp 
thiết để phát triển mọi lĩnh vực thực sự được lâu dài và bền vững. 
1. Khai thác và sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ cho du 
lịch 
Việc khai thác và sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có vai trò 
quan trọng hàng đầu để tạo ra các giá trị, cụ thể là cung cấp các sản phẩm đặc 
trưng riêng của vùng miền phục vụ du khách. Trong đó, hai giá trị công năng và 
mỹ thuật của sản phẩm là cốt lõi để nhắm tới mục tiêu chiến lược của cơ sở sản 
xuất, doanh nghiệp là lợi nhuận, để tái sản xuất và không ngừng phát triển. Lợi 
nhuận cũng là động lực thúc đẩy mọi thành phần tham gia trong mô hình luôn 
sáng tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng và có giá trị hơn. 
* Sản phẩm ở các làng nghề truyền thống 
Nói đến Đồng Nai, không thể không nhắc đến đồ gốm mỹ nghệ Biên Hòa – 
đẹp và độc đáo, thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào 
“Đồng Nai có gốm Biên Hòa 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 2 
Đẹp, bền, duyên dáng ai mà lãng quên” 
Nghe câu ca có sức quyến rũ như thế, du khách có thể bị lôi cuốn và tự 
nhiên thích thú sản phẩm lúc nào không biết. Những nhà hoạt động trong ngành 
du lịch, khi khai thác những giá trị hữu hình của sản phẩm cũng nên quan tâm 
đến giá trị vô hình ở phía sau, tiềm ẩn trong văn học, nghệ thuật của vùng đất. 
Làng gốm truyền thống Biên Hòa được hình thành và phát triển vượt lên trên 
giới hạn về thời gian (nếu so sánh với các làng gốm cổ Bát Tràng hay Phù 
Lãng). Từ thế kỷ XVII – XVIII, ở đây chỉ sản xuất gốm gia dụng là chính, phải 
đến cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX, công nghệ gốm mới thực sự phát triển 
mạnh, với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng (tranh, tượng gốm). Các lò 
gốm Biên Hòa là nơi hội tụ nhiều nghệ nhân gốm từ nhiều vùng miền khác 
nhau, nên thẩm mỹ đa dạng. Tuy có lúc sự đa dạng này là tương đối pha tạp, 
song lại được lợi thế rút kinh nghiệm của các vùng gốm cổ ra đời từ hàng thế kỷ 
trước. Bằng sự sáng tạo không ngừng về mặt thẩm mỹ, trong khả năng tiết giảm 
sự lệ thuộc theo khuôn mẫu của gốm miền Bắc (hay một vài nơi khác), cộng với 
kỹ thuật sản xuất riêng, các nghệ nhân đã sản sinh ra được một dòng sản phẩm 
gốm mỹ nghệ có giá trị và chứa đựng những đặc trưng riêng có của gốm Đồng 
Nai: 
Thiên nhiên ban cho chất đất tại đây làm xương gốm xốp, nhẹ hơn gốm Bát 
Tràng; với kỹ thuật khắc chìm (nổi bật nhất), chạm lọng (một số loại), chấm men 
(phối được nhiều màu trên cùng một sản phẩm, ranh giới rõ rệt, tính trang trí 
cao); cùng với những màu men lạ (trắng ta, đỏ đá, xanh đồng trổ bông); đã làm 
cho gốm Đồng Nai không “đụng hàng” với các nơi khác. 
Gốm Đồng Nai có hai dòng sản phẩm chủ yếu, một là dòng gốm mỹ nghệ 
hoa văn đất trắng, với kỹ thuật khắc chìm, chạm lọng mà hoa văn được khắc vẽ 
trực tiếp lên xương gốm; hai là dòng gốm đất đen được nung ở nhiệt độ cao 
bằng củi đốt. Ở dòng thứ nhất, sản phẩm gồm có đồ thờ cúng, đồ gia dụng, 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 3 
tranh, tượng nhỏ, vật liệu kiến trúc, xây dựng; với hình dáng cũng như hoa 
văn trang trí khá thoải mái, phóng túng, chất men và màu men độc đáo Cùng 
trong dòng này, phải kể đến những sáng tác gốm độc bản của thầy và trò Trường 
Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai (tiền thân là Trường Dạy nghề Biên 
Hòa). Hàng loạt tác phẩm được sáng tác và thể nghiệm cùng một số lò gốm ở 
Biên Hòa đã khẳng định một mảng gốm rất đặc trưng của Đồng Nai. Để làm ra 
tác phẩm, thầy trò cùng trải qua một quy trình bài bản thể hiện từ cách chọn lựa 
đề tài, tư duy sáng tạo, đến sự biểu cảm khối hình và mảng trang trí biến hóa 
cùng màu men trầm, sâu; từ đó mang lại hiệu quả sang quý cho sản phẩm, góp 
phần nâng nghệ thuật gốm Biên Hòa vươn tới vẻ đẹp và sự khác biệt. Dòng thứ 
hai là những sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn từ đất sét; có kích thước 
khá lớn như chum, vại Chúng rất quý hiếm vì vừa bền chắc, bóng, vừa không 
bị tác động bởi hóa chất, là niềm tự hào của gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Sản phẩm 
phù hợp trong trang trí sân vườn mà khách hàng nhiều nước ưa chuộng. Đặc biệt 
trên cả nước ta chỉ có ở đây mới sản xuất được loại gốm này. Ngay cả các nước 
trong khu vực như Thái Lan, Campuchia cũng làm gốm đất đen, nhưng sản 
phẩm không bằng của Việt Nam, vì thế, dòng gốm này không bị cạnh tranh, 
mang lại tiềm năng xuất khẩu lớn. 
Việc sản xuất đối với làng nghề đã quan trọng, việc thông tin và quảng bá 
sản phẩm cũng quan trọng không kém. Các làng nghề tại đây đã xây dựng và 
đăng ký nhãn hiệu riêng “Gốm Sứ Mỹ nghệ Đồng Nai” cho sản phẩm của họ là 
một bước đi cần thiết để đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm, mở rộng thị 
trường tiêu thụ. Bước tiếp theo, ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất, cần khôi 
phục và tái tạo lại không gian xưa cũ của làng nghề truyền thống đúng như nó 
từng có trong một diện tích hẹp hơn, theo kiểu một bảo tàng sống, để du khách 
được trải nghiệm thực tế, có thể còn được tự tay làm ra sản phẩm. Điều này thật 
sự hấp dẫn mọi du khách, như thế, vừa giữ gìn bản sắc truyền thống của gốm mỹ 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 4 
nghệ Đồng Nai, vừa đi đúng hướng theo quy luật giá trị của nền kinh tế thị 
trường. 
*Sản phẩm tại các làng nghề mới 
Ngoài những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống thì các làng nghề mới 
cũng đóng góp lượng sản phẩm không nhỏ và khá độc đáo cho ngành du lịch. 
- Cơ sở chế tác đá ở phường Bửu Long, với sản phẩm gồm có các tượng 
Phật, tượng lân, sư, rồng, đèn đá, búp sen được trưng bày, bán ở nhiều cửa 
hàng tại TP.HCM, Phố cổ Hội An, các địa điểm tham quan, du lịch, hội chợ. 
- Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ tại làng Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng 
Bom rất nổi tiếng. Từ việc tận dụng gỗ vụn, những người thợ đã làm ra các sản 
phẩm lưu niệm nhỏ xinh như một thứ đồ chơi ngồ ngộ, gồm có: máy bay, thuyền 
buồm, ô tô, xích-lô Cơ sở sản xuất Thành Nhân, ngoài việc trưng bày, bán sản 
phẩm, còn mời khách tham quan quy trình chế tác. 
- Làng mộc mỹ nghệ ở Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, mới hình thành những 
năm gần đây. Với nguyên liệu từ tự nhiên là gốc rễ cây rừng lớn nhỏ các loại, họ 
đã chế tác thành những sản phẩm độc nhất vô nhị, có thể thuyết phục được ngay 
cả những khách hàng khó tính. 
- Cách đây không lâu, thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thêm một 
số sản phẩm mới nữa. Đó là kết quả của những cuộc tìm tòi về mặt hình thức thể 
hiện các chất liệu khác lạ, như: Tranh gạo Thái Hoàng; tranh đá quý Ngọc 
Thơm; tượng, bình hoa, chậu cây làm bằng composite mang lại diện mạo cho 
hàng thủ công mỹ nghệ Đồng Nai thêm đa dạng, hấp dẫn. 
- Ngược lên hướng thượng lưu sông Đồng Nai, du khách được tiếp cận với 
nghề dệt thổ cẩm khá đặc sắc của người bản địa Châu Mạ. Sản phẩm của họ là 
những tấm vải, khăn màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh tế. 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 5 
Song song với sự tiếp cận không gian vật chất của các làng nghề, sự hòa 
mình vào các không gian du lịch sinh thái và văn hóa cũng khiến cho du khách 
cảm thấy thú vị. Ở Đồng Nai và các vùng phụ cận, tài nguyên du lịch thiên 
nhiên có thế mạnh cần mở rộng khai thác để tạo thêm các giá trị nhằm cuốn hút 
du khách. 
2. Du lịch tạo ra động lực để phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ 
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có vị trí quan trọng, mang tính liên 
ngành, liên vùng. Du lịch có thể thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ làng nghề trong 
việc xuất khẩu tại chỗ, tạo ra thị trường tiêu thụ độc lập, thị trường giao lưu với 
du khách, qua đó giao lưu với doanh nghiệp thương mại. Du lịch góp phần 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư 
nơi đây. Khi ngành du lịch tham gia hỗ trợ vào hoạt động của các làng nghề, sẽ 
góp phần làm sản phẩm của làng nghề chuyển dịch ra khỏi “hàng rào lũy tre 
làng” mà lan tỏa đi khắp bốn phương. Nguồn lợi từ kinh tế du lịch sẽ góp phần 
vào sự phát triển của làng nghề thủ công mỹ nghệ. 
- Những sản phẩm mà ngành du lịch hướng tới để khai thác không phải do 
họ làm ra mà có sẵn tại các vùng miền, địa phương... Đó là những tài nguyên du 
lịch thiên nhiên và văn hóa. Chẳng hạn, đến huyện Tân Phú ở thượng nguồn 
sông Đồng Nai, du khách được dịp tham quan khu du lịch sinh thái – Vườn 
Quốc gia Nam Cát Tiên. Ngoài ra, những địa danh khác không thể bỏ qua như: 
Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Cù lao Hiệp Hòa... khu du lịch Bửu Long, thác Giang 
Điền, núi Chứa Chan, cũng góp phần mở rộng không gian du lịch, mở rộng tầm 
nhìn của du khách. 
- Dọc sông Đồng Nai về hướng Bắc có làng Bưởi Tân Triều, Bắp nếp Tân 
Triều. Trong đó nổi bật là điểm du lịch sinh thái – Vườn. Du khách tới đây được 
tham quan quá trình trồng bưởi, chế biến rượu bưởi, các món đặc sản bưởi 
trong không gian đờn ca tài tử. 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 6 
- Những địa danh văn hóa, lịch sử, như: Văn miếu Trấn Biên, Đền thờ 
Nguyễn Hữu Cảnh; hay hàng trăm ngôi Chùa lớn nhỏ, Nhà Thờ giáo xứ lâu 
đời; cùng với những Lễ hội Kỳ Yên, Lễ hội Chùa Ông, sự kiện văn hóa như 
các Lễ rước, Đua thuyền rồngcó thể gọi là những “hàng hóa” chất lượng cao, 
góp phần làm đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch. Nhưng đôi bên địa 
phương và ngành du lịch phải phối, kết hợp một cách chặt chẽ, hợp lý để cùng 
đạt được lợi ích kinh tế và văn hóa cho địa phương, cũng như văn hóa và kinh tế 
cho du lịch. 
Nếu mô hình du lịch gắn kết chặt chẽ với làng nghề được triển khai đồng 
bộ và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận thì những mặt 
hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có thêm cơ hội được bảo tồn, duy trì và phát triển, có 
thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên 
một vùng rộng lớn. 
3. Kinh nghiệm từ mô hình phát triển kinh tế vùng, gắn với du lịch của một 
nước ở châu Á - Trường hợp Hàn Quốc (Korea) 
Toàn bộ hòn đảo Che-chu (Jeju) của họ thực tế được hình thành từ một 
miệng núi lửa lớn, một khối nham thạch đá ba-dan khổng lồ. Về mặt phong cảnh 
thiên nhiên không phải là đặc sắc, nhưng nhà nước Hàn Quốc đã xây dựng nơi 
đây thành khu du lịch độc lập và hấp dẫn. Họ khai thác triệt để những truyền 
thuyết về các vị thần trên đảo, những câu chuyện thú vị về hình ảnh người phụ 
nữ, những ngôi làng cổ với những căn nhà không bao giờ có cửa ra vào; giới 
thiệu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá độc đáo được chế tác từ đá dung 
nham có lỗ rỗng như tổ ong. Ngoài ra, các sản phẩm được chế biến từ động-thực 
vật như: Cao ngựa, mật ong, mật ong linh chi, các loại sô-cô-la trái cây, các loại 
kẹo vi-ta-min C hương trái cây đều được thương hiệu quốc gia Samsung bảo 
trợ. Các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất tại đây được sử dụng logo Samsung in 
trên bao bì sản phẩm của họ, khiến cho khách hàng thực sự yên tâm về chất 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 7 
lượng. Tất cả những sản phẩm ở trên hòn đảo này du khách chỉ có thể mua được 
tại chính nơi đây, những nơi khác trên toàn Hàn Quốc đều không có, họ cũng 
không xuất khẩu để giữ vị trí độc tôn. Đến đảo Che-chu theo các tour du lịch, du 
khách từng được ưu đãi là miễn thị thực nhập cảnh và gần như không phải trả 
tiền vé máy bay vì được nhà nước Hàn Quốc trợ giá. Như vậy, họ mời du khách 
tới tham quan Che-chu cũng chính là mời tới mua nhiều chủng loại sản phẩm lạ 
và độc đáo tại đây. Những khoản đầu tư ban đầu đều được tính hết vào giá của 
sản phẩm. Lợi nhuận từ việc bán hàng được chia sẻ, hỗ trợ sang ngành du lịch, 
ngành du lịch lại đưa du khách tới mua sản phẩm, hình thành một vòng tròn 
khép kín. Qua mỗi năm, lượng du khách tới Che-chu ngày càng tăng lên. Có thể 
nói, Hàn Quốc đã rất thành công trong mô hình xây dựng, duy trì và phát triển 
kinh tế vùng đảo (bốn bề là nước) khi gắn kết với du lịch. 
Giờ đây, đời sống ngày càng được nâng cao, bên cạnh những nhu cầu thiết 
thân như: ăn, mặc, ở, con người còn có nhu cầu về du lịch, thưởng ngoạn cảnh 
đẹp, trải nghiệm ẩm thực, giao lưu văn hóa, mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ để 
lưu giữ kỷ niệm trong ký ức và làm đẹp cho không gian sống. Sự tác động qua 
lại của hai thành phần trong mô hình làng nghề - du lịch sẽ mang lại hiệu quả 
nhiều mặt. Hình thức phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch rất 
cần một cách làm chuyên nghiệp. Trong đó lãnh đạo tỉnh cần chỉ đạo để có sự 
phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan nhằm thiết lập và không ngừng hoàn 
thiện mô hình quy hoạch tổng thể, có tính hệ thống, phát huy tốt những tiềm 
năng và lợi thế của địa phương, có sự hỗ trợ của tỉnh, trong trường hợp cụ thể có 
thể kiến nghị với nhà nước. Nhà nước cần có chính sách xã hội hóa du lịch để 
phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, không chỉ trong tỉnh 
Đồng Nai mà còn phát triển trên cả nước. Ngoài ra, Tỉnh cần quan tâm tới việc 
đào tạo thế hệ nghệ nhân trẻ, tôn vinh và khen thưởng các nghệ nhân tài năng, 
thợ giỏi. Nhưng trên tất cả còn cần một thái độ tích cực của từng người dân nơi 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 8 
làng nghề trong nhận thức tự giác về giá trị của việc sản xuất, kinh doanh gắn 
kết với du lịch là thật sự quan trọng để cùng phát triển./. 
TP.HCM, tháng 04 năm 2015 
 N.T.H 
 Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” 
Nguyễn Thị Hợp 9 
Tài liệu tham khảo 
1. Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, NXB Đồng Nai, 
năm 1998. 
2. Phan Văn Dũng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Yên Trí, Gốm Biên Hòa, NXB 
TH. Đồng Nai, năm 2004. 
3. Trần Đình Quả, Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa, dongnaiart.edu.vn 
4. Trần Hiếu Thuận, Có một “đời sống văn hóa gốm” ở Biên Hòa, Tạp chí 
VHNT, số 5/1997. 
5. Trần Quốc Vượng, Về nền tảng văn hóa dân gian ở vùng Đông Nam Bộ, Việt 
Nam – Cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, năm 1998. 
6. Đồng Nai – hấp dẫn làng nghề, ttxtdldongnai.vn 
7. Một góc nhìn từ sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, 
khuyencongdongnai.org.vn 
Về tác giả Bản Tham luận 
Nguyễn Thị Hợp - Tiến sĩ Nghệ thuật 
Phó Trưởng ngành Lý luận Mỹ thuật – Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
Địa chỉ liên lạc: 456/37 Cao Thắng (ND); Phường 12; Quận 10; TP.HCM 
ĐTDĐ: 090 83 82 098 
Email – hopnguyen357@yahoo.com.vn hoặc hopnguyen0357@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_lang_nghe_thu_cong_my_nghe_gan_voi_du_lich.pdf