Xây dựng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu về tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng
Trong vài năm trở lại đây, số lượng các vụ bê bối trong lĩnh vực ngân
hàng ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông.
Các vụ việc hay các sự kiện tổn thất hoạt động này ngoài việc gây ra
tổn thất tài chính trực tiếp đối với tổ chức xảy ra vụ việc còn có thể
tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của ngân hàng. Các hậu quả
nghiêm trọng do tổn hại danh tiếng có thể kể đến gồm sự suy giảm
giá trị cổ phiếu và vốn hóa thị trường; sự suy giảm dòng tiền dự kiến
trong tương lai; mất khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
trong tương lai; phá hủy niềm tin vào ngân hàng và lợi thế cạnh
tranh; suy giảm các mối quan hệ kinh doanh hiện tại hoặc tương lai
và các nhà quản lý có thể áp đặt các gánh nặng tuân thủ lớn hơn. Bài
viết thực hiện lược khảo các nghiên cứu về tác động của các sự kiện
tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng, từ đó, xây dựng các giả
thuyết của mô hình nghiên cứu có thể quan sát được mối quan hệ này
trong điều kiện Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu về tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng
41 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 Xây dựng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu về tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Phạm Hồng Linh Đỗ Thu Hằng Ngày nhận: 25/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 13/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019 Trong vài năm trở lại đây, số lượng các vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Các vụ việc hay các sự kiện tổn thất hoạt động này ngoài việc gây ra tổn thất tài chính trực tiếp đối với tổ chức xảy ra vụ việc còn có thể tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của ngân hàng. Các hậu quả nghiêm trọng do tổn hại danh tiếng có thể kể đến gồm sự suy giảm giá trị cổ phiếu và vốn hóa thị trường; sự suy giảm dòng tiền dự kiến trong tương lai; mất khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai; phá hủy niềm tin vào ngân hàng và lợi thế cạnh tranh; suy giảm các mối quan hệ kinh doanh hiện tại hoặc tương lai và các nhà quản lý có thể áp đặt các gánh nặng tuân thủ lớn hơn. Bài viết thực hiện lược khảo các nghiên cứu về tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng, từ đó, xây dựng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu có thể quan sát được mối quan hệ này trong điều kiện Việt Nam. Từ khóa: rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, tổn thất hoạt động, tổn thất danh tiếng. 1. Tổn thất hoạt động và tổn thất danh tiếng ịnh nghĩa đồng nhất về rủi ro hoạt động đã được thông qua bởi Ủy ban Basel: “Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không thành công hoặc từ các sự kiện bên ngoài” (Ủy ban Basel, 2003, tr.2). Định nghĩa về rủi ro hoạt động này dựa trên cơ sở các nguyên nhân rủi ro hoạt động cơ bản, được chia thành bốn loại: Con người; quy trình; hệ thống và các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược, danh tiếng và hệ thống (Ủy ban Basel, 2001). QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 Theo quan điểm kinh doanh, rủi ro hoạt động có thể được coi là rủi ro do sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng của một công ty dịch vụ tài chính, tức là những rủi ro phát sinh từ sự cố trong các quy trình sản xuất mà liên quan đến chuỗi giá trị của tổ chức. Để xác định các nguyên nhân gây ra tổn thất lớn nhất và cung cấp hướng dẫn về loại sự kiện cần được ghi lại trong dữ liệu tổn thất nội bộ, Ủy ban Basel đã chia các tổn thất rủi ro hoạt động thành bảy loại sự kiện (Ủy ban Basel, 2002): Thực tiễn về việc làm và an toàn tại nơi làm việc; gian lận nội bộ; gian lận bên ngoài; khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh; thiệt hại đối với tài sản vật chất; gián đoạn trong kinh doanh và thất bại của hệ thống; và thực hiện, phân phối và quản lý quá trình. Ủy ban tin rằng mỗi sự kiện cá nhân nên được báo cáo riêng rẽ và đưa ra hướng dẫn về cái gì sẽ tạo ra một sự kiện (Ủy ban Basel, 2002). Rủi ro danh tiếng thể hiện một loại rủi ro khó nắm bắt hơn so với rủi ro thị trường, tín dụng và hoạt động, do khó khăn trong việc định lượng ảnh hưởng của nó, và trên tất cả là hiểu được cơ chế tạo ra nó. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết các ngân hàng quốc tế đã không thừa nhận rủi ro danh tiếng và hậu quả của nó (International Association of Risk and Compliance Professionals, 2015; Ferreira, 2014: 32). Hậu quả của rủi ro danh tiếng bao gồm: Sự suy giảm giá trị cổ phiếu và vốn hóa thị trường; sự suy giảm dòng tiền dự kiến trong tương lai; hạn chế vốn do mất các nguồn vốn ngắn hạn; giảm vốn tự có dành cho rủi ro danh tiếng; mất khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai; tổn thất giá trị của cán bộ; phá hủy niềm tin của ngân hàng và lợi thế cạnh tranh; suy giảm các mối quan hệ kinh doanh hiện tại hoặc tương lai và các nhà quản lý áp đặt gánh nặng tuân thủ lớn hơn (Fiordelisi, Soana và Schwizer, 2014; Ross, 2005; Zboron, 2006). Soprano và các cộng sự (2010) chỉ ra một cách chính xác rằng hậu quả của danh tiếng bị tổn hại có thể nghiêm trọng vì sự mất danh tiếng lan truyền giữa khách hàng, nhân viên và cuối cùng là thị trường tài chính. Họ kết luận là rủi ro danh tiếng có thể là loại rủi ro tồi tệ nhất mà một công ty có thể phải đối mặt. Trong khung quy định ngân hàng Basel II, Ủy ban Basel (2009) đã đưa ra một định nghĩa cập nhật về các trạng thái rủi ro danh tiếng như sau: “Rủi ro danh tiếng được định nghĩa là rủi ro phát sinh từ nhận thức tiêu cực từ phía khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc cơ quan quản lý, có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại hoặc các hoạt động kinh doanh mới và việc tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng (ví dụ, thông qua các thị trường liên ngân hàng hoặc chứng khoán hóa). Rủi ro danh tiếng là đa chiều và phản ánh nhận thức của những chủ thể khác trên thị trường. Hơn nữa, rủi ro này tồn tại trong toàn tổ chức và trạng thái rủi ro danh tiếng phụ thuộc tính đầy đủ của quy trình quản lý rủi ro nội bộ, cách thức và hiệu quả của việc quản lý ứng phó đối với các tác động bên ngoài đến các giao dịch liên quan tới ngân hàng (Ủy ban Basel, 2009). 2. Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sự kiện tổn thất hoạt động và tổn thất danh tiếng Trước khi Basel 2 ra đời, các nghiên cứu tập trung ở việc tìm hiểu mối quan hệ giữa danh tiếng của doanh nghiệp và các sự kiện của rủi ro hoạt động. Palmrose, Richardson và Scholz (2004) đã sử dụng dữ liệu thông qua các hồ sơ của Lexis-Nexis và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (Security and Exchange Commission- SEC) để đánh giá phản ứng của thị trường đối với các thông báo về trình bày lại các khoản thu nhập. Họ nhận thấy rằng trong vòng 2 ngày xung quanh thông báo, lợi nhuận bất thường xấp xỉ khoảng -9%. Phản ứng của thị trường là tiêu cực hơn đối với các bản sửa đổi liên quan đến gian lận. Các tác giả cho rằng các nhà đầu tư quan tâm hơn đến các điều chỉnh lại mà có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trung thực của bộ phận quản lý hơn là các sửa đổi lại do “các vấn đề kỹ thuật thuộc về kế toán”. Karpoff và Lott (1993) phân tích tổn thất danh tiếng mà các công ty gặp phải khi phải đối mặt với những cáo buộc gian lận hình sự. Trong một mẫu công bố gian lận doanh nghiệp từ năm 1978 đến năm 1987, họ nhận thấy rằng QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 43Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 các thông báo ban đầu về gian lận đối với các công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ tương ứng với giá cổ phiếu trung bình giảm lần lượt khoảng 1,3% và 5,1%. Họ cũng thấy rằng các chi phí, hình phạt và tiền phạt hình sự thực tế của tòa án chiếm ít hơn 10% tổn thất giá trị thị trường của công ty. Dựa trên những giả định hợp lý, các tác giả nhận thấy rằng sự suy giảm lớn trong giá trị thị trường là do các cổ đông nghi ngờ có các hình phạt lớn hơn cho gian lận trong tương lai. Họ cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy thu nhập của một công ty giảm sau một thông báo gian lận. Murphy, Shrieves and Tibbs (2004) kiểm tra tác động của thị trường đối với các công ty bị buộc tội có hành vi sai trái như vi phạm luật chống độc quyền, hối lộ, gian lận và vi phạm bản quyền. Họ nhận thấy rằng những hành vi sai trái, gian lận này có ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đến giá cổ phiếu. Thêm vào đó, họ thấy rằng quy mô doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ tổn thất trên giá trị thị trường của công ty và các cáo buộc về hành vi sai trái đi cùng với sự gia tăng biên độ dao động của lợi nhuận cổ phiếu. Các tác giả xác định ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp lên tổn thất thị trường về cả hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô và ảnh hưởng danh tiếng. Đối với hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô, nếu các hành vi sai trái gây ra chi phí cố định lên công ty thì phần trăm thiệt hại sẽ nhỏ hơn đối với các doanh nghiệp lớn hơn. Với ảnh hưởng danh tiếng, các công ty lớn hơn với thương hiệu tốt hơn có thể dễ dàng hơn trong việc chống lại các thiệt hại danh tiếng của một cáo buộc, do đó giảm tác động tổn thất. Basel II đã tách biệt rủi ro danh tiếng ra khỏi rủi ro hoạt động và đưa ra một định nghĩa riêng về rủi ro danh tiếng. Cũng từ đây đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về chủ đề công bố thông tin rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng (Pakhchanyan, 2016). Phần lớn các nghiên cứu theo chủ đề này tiến hành nghiên cứu sự kiện để phân tích phản ứng thị trường đối với thông báo lỗ hổng hoạt động, trong đó có một số nghiên cứu thực hiện kiểm tra phản ứng thị trường chứng khoán và thiệt hại danh tiếng gây ra bởi các thông báo của các sự kiện tổn thất hoạt động lớn. Bảng 1 cung cấp chi tiết các nghiên cứu, dữ liệu và giai đoạn mẫu của phân tích, và những phát hiện chính. Cụ thể, Cummins, Lewis và Wei (2006) đánh giá tác động giá trị thị trường của các công bố về các tổn thất hoạt động của các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy giá trị vốn hóa phản ứng tiêu cực đối với công bố về các tổn thất hoạt động, trong đó cổ phiếu bảo hiểm có phản ứng mạnh hơn là cổ phiếu ngân hàng. Các tác giả cũng tìm thấy một mối quan hệ thuận chiều giữa các tổn thất và giá trị Tobin Q, cho thấy rằng các công bố về các tổn thất hoạt động có tác động lớn hơn lên các công ty có triển vọng tăng trưởng tốt hơn. Thêm vào đó, họ tìm thấy một số bằng chứng cho thấy tổn thất về giá trị thị trường là nghiêm trọng hơn so với những tổn thất đã công bố, điều mà có thể ngụ ý rằng những tổn thất đó có thể truyền tải những thông tin bất lợi về dòng tiền trong tương lai. Perry và De Fontnouvelle (2005) nhận thấy rằng giá cổ phiếu chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực vào ngày công bố thua lỗ, trong khi Gillet, Hubner và Plunus (2010) đã theo một cách tiếp cận tương tự, tập trung vào 152 ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Hoa Kỳ và Châu Âu từ năm 1990 đến năm 2004, sử dụng thước đo dựa vào tỷ lệ giữa mất mát được các ngân hàng công bố và tổn thất giá trị thị trường, phân loại tổn thất hoạt động của mỗi tổ chức tài chính theo ba sự kiện: (1) Ngày công bố trên báo chí; (2) ngày công nhận; và (3) ngày thanh toán số tiền tổn thất hoạt động. 3. Xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sự kiện tổn thất hoạt động và tổn thất danh tiếng Việc đưa rủi ro hoạt động vào công thức vốn Basel II đã gây tranh cãi. Hầu hết các nghiên cứu đều giả định rằng giá trị của một công ty chính bằng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai của công ty được điều chỉnh theo rủi ro và rủi ro hoạt động là một nguồn rủi ro lớn đối với dòng tiền của các tổ chức tài chính (King, 2001). Tuy nhiên, những người phản đối quy định mới của Basel cho rằng rủi ro hoạt động không phải là rủi ro “bảng cân QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 đối”, mà chỉ đơn giản là thu nhập “tiếng ồn” có thể được các cổ đông xử lý bằng cách đa dạng hóa. Theo cách giải thích này, quản lý rủi ro hoạt động không còn hấp dẫn vì các rủi ro riêng hoặc không có hệ thống có thể được các nhà đầu tư giải quyết bằng cách nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng. Tuy nhiên, rủi ro hoạt động, khác với hầu hết các rủi ro khác mà các tổ chức tài chính phải đối mặt ở chỗ nó là bất đối xứng, chỉ gây tổn thất và không tạo thu nhập. Do đó, trong phạm vi tổn thất hoạt động có giá trị trung bình là âm, các tổ chức tài chính sẽ chi cho quản lý rủi ro hoạt động ít nhất đến mức chi phí cận biên bằng mức giảm cận biên của các sự kiện tổn thất hoạt động. Vì vậy, bằng cách quản lý rủi ro hoạt động, các tổ chức tài chính có thể tối đa hóa dòng tiền dự kiến trong tương lai bằng cách giảm chi phí dự kiến của các sự kiện tổn thất hoạt động. Các công ty tài chính như các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng có động lực để quản lý các khoản lỗ hoạt động vì khách hàng của họ đặc biệt nhạy cảm với rủi ro mất khả năng thanh toán (Merton và Perold, 1993), có khả năng bị phóng đại nếu các tổn thất hoạt động là lớn. Động cơ này có thể tăng lên từ việc các cơ quan xếp hạng gần đây tập trung hơn vào rủi ro hoạt động. Froot và các cộng sự (1993) cho rằng bất đối xứng thông tin giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư làm cho vốn huy động mới (phát hành cổ phiếu mới) có chi phí đắt đỏ hơn là vốn tăng từ nguồn nội bộ. Vì vậy, nếu một công ty chịu cú sốc về vốn nội bộ do các sự kiện rủi ro không có hệ thống, các dự án trước đó có giá trị hiện tại ròng dương có thể phải từ bỏ vì việc phải tăng vốn bên ngoài làm cho chi phí vốn tăng lên (lãi suất chiết khấu tăng). Lý do này có thể được đặc biệt áp dụng cho các ngân hàng, ngành có xu hướng cung cấp nhiều thông tin về chất lượng danh B ản g 1. C ác n gh iê n c ứ u t h ự c n gh iệ m p h ân t íc h t ác đ ộn g củ a cá c sự k iệ n t ổn t h ất h oạ t đ ộn g lê n g iá t rị t h ị tr ư ờ n g và d an h t iế n g củ a cô n g ty c ôn g b ố N gh iê n cứ u G ia i đ oạ n ng hi ên cứ u S ố lư ợ ng sự k iệ n Th ị tr ư ờ ng C ơ s ở d ữ li ệu về tổ n th ất ho ạt đ ộn g G iá tr ị t hị tr ư ờ ng Tổ n hạ i d an h tiế ng P hụ th uộ c lo ại s ự k iệ n (B as el II ) C um m in s, J .D .; Le w is , C .M .; W ei , R . 2 00 6 19 78 -2 00 3 49 2 U .S . Al go O pV an ta ge G iả m C ó Kh ôn g G ol ds te in , J .; C he rn ob ai , A .; Be na ro ch , M . 2 01 1 19 85 -2 00 9 14 2 U .S . Al go F IR ST G iả m K hô ng k iể m tr a K hô ng k iể m tr a Be na ro ch , M .; C he rn ob ai , A .; G ol ds te in , J . 2 01 2 19 85 -2 00 9 14 2 U .S . Al go F IR ST G iả m K hô ng k iể m tr a K hô ng k iể m tr a G ille t, R .; H üb ne r, G .; Pl un us , S . 2 01 0 19 90 -2 00 4 15 4 U .S .+ EU Al go O pV an ta ge G iả m C ó C ó Fi or de lis i, F. ; S oa na , M .-G .; Sc hw iz er , P . 2 01 3 20 03 -2 00 8 21 5 U .S .+ EU Al go O pV an ta ge G iả m C ó C ó Fi or de lis i, F. ; S oa na , M .-G .; Sc hw iz er , P . 2 01 4 19 94 -2 00 8 43 0 U .S .+ EU Al go O pV an ta ge G iả m C ó C ó C an na s, G .; M as al a, G .; M ic oc ci , M . 2 00 9 20 00 -2 00 6 20 U .S .+ EU Al go O pV an ta ge G iả m C ó K hô ng k iể m tr a St ur m , P . 2 01 3 20 00 -2 00 9 13 6 EU Ö ffs ch O R G iả m C ó Kh ôn g Bi el l, L. ; M ul le r, A. 2 01 3 19 74 -2 00 9 27 9 EU Al go O pV an ta ge G iả m C ó C ó M oo sa , I .A .; Li , L . 2 01 3 19 99 -2 00 8 16 3 G B Al go F IR ST G iả m Kh ôn g Kh ôn g M oo sa , I .A .; Si lv ap ul le , P . 2 01 2 19 90 -2 00 7 54 Au st ra lia Al go F IR ST G iả m C ó Kh ôn g N gu ồn : P ak hc ha ny an ( 20 16 ) QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 45Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 mục cho vay cho các nhà đầu tư. Do đó, trong phạm vi các tổn thất hoạt động làm cạn kiệt vốn nội bộ, chi phí quản lý rủi ro bỏ ra có thể vượt quá mức cân bằng được nói ở trên bởi giá trị kỳ vọng của các sự kiện tổn thất. Từ những lập luận này, nghiên cứu tiến hành kiểm tra xem việc công bố các sự kiện tổn thất lớn thực tế có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của một công ty hay không. Từ lược khảo các nghiên cứu, các tác giả nhận thấy để theo dõi tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động lên danh tiếng của công ty phù hợp với điều kiện Việt Nam có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, là một phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu tài chính doanh nghiệp (Woon, 2004). Dựa trên hầu hết các nghiên cứu sử dụng nghiên cứu sự kiện, chúng tôi giả định rằng thị trường chứng khoán có hiệu quả theo nghĩa là tất cả thông tin có sẵn công khai đã được phản ánh vào giá cổ phiếu của công ty. Nếu thông báo về sự kiện tổn thất hoạt động truyền tải thông tin tiêu cực và bất ngờ, giá cổ phiếu của tổ chức sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Trong một thị trường vốn hiệu quả, các thông báo về các sự kiện thua lỗ hoạt động được cho là mang tính thông tin nếu chúng dẫn đến sự thay đổi trong đánh giá của các nhà đầu tư về dòng tiền trong tương lai của công ty. Nếu không, các thông báo được cho là không mang tính thông tin. Lập luận này dẫn đến giả thuyết sau đây: H11: Sự kiện tổn thất hoạt động làm thay đổi giá cổ phiếu của công ty bị ảnh hưởng. Nghĩa là, thông báo sự kiện tổn thất hoạt động là mang tính thông tin, cụ thể hơn, truyền đạt thông tin tiêu cực về giá trị của công ty. Theo lập luận của những người phản đối yêu cầu tăng vốn tự có để bù đắp rủi ro hoạt động, nếu các nhà đầu tư tránh các sự kiện tổn thất hoạt động bằng cách giữ danh mục đầu tư đa dạng, việc công bố tổn thất hoạt động sẽ không làm cho giá trị của một tổ chức tài chính thiệt hại vượt quá giá trị khoản tổn thất. Tuy nhiên, nếu thông báo truyền tải thông tin bất lợi ảnh hưởng đến kỳ vọng của các nhà đầu tư về dòng tiền trong tương lai thì giá trị thị trường có thể mất nhiều hơn khoản lỗ hoạt động. Theo Cummins và các cộng sự (2006), lý do giải thích cho điều này bao gồm: (1) Khoản tổn thất có thể khiến người tham gia thị trường điều chỉnh tăng kỳ vọng của họ về xác suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện mất mát trong tương lai, đặc biệt nếu tổn thất truyền tải thông tin mới quan trọng về bản chất và mức độ tổn thất hoạt động tiềm ẩn. (2) Khoản tổn thất có thể kích hoạt các sự kiện tốn kém hơn như tổ chức lại bộ máy quản lý, các cuộc điều tra pháp lý hoặc truy tố, và kiện tụng. Khoản tổn thất này cũng có thể làm hỏng danh tiếng của công ty với các cơ quan pháp luật, tăng tần suất hoặc tính nghiêm ngặt của các hành động pháp lý trong tương lai không liên quan đến sự kiện tổn thất. (3) Khoản tổn thất có thể làm hỏng danh tiếng của công ty với khách hàng, giảm dòng tiền hoạt động trong tương lai khi khách hàng chuyển hoạt động kinh doanh của họ sang các đối thủ cạnh tranh. (4) Khoản tổn thất có thể gây áp lực giảm giá cổ phiếu khi các giao dịch do người bán thực hiện tăng. Ví dụ, một số nhà đầu tư tổ chức có thể không muốn báo cáo cổ phiếu của ngân hàng có trong danh mục nắm giữ của họ. (5) Khoản tổn thất có thể là dấu hiệu của các kiểm soát quản lý kém hoặc các lỗi quản lý khác, khiến thị trường điều chỉnh các luồng tiền dự kiến trong tương lai; và (6) tổn thất có thể khiến công ty phải từ bỏ các dự án hấp dẫn vì suy giảm vốn nội bộ. Chúng tôi đưa ra suy luận rằng phản ứng thị trường tiêu cực hơn sau các thông tin tổn thất hoạt động là hậu quả của các hiệu ứng danh tiếng, từ đó, dẫn đến giả thuyết sau: Giả thuyết H21: Các sự kiện tổn thất hoạt động truyền tải thông tin bất lợi về dòng tiền dự kiến trong tương lai của công ty và do đó khiến giá trị doanh nghiệp giảm nhiều hơn chính số tổn thất đó. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn bằng cách liên kết các hiệu ứng danh tiếng này với các đặc tính của thông báo (như loại tổn thất). Palmrose, Richardson và Scholz (2004) nhận thấy phản ứng của thị trường là tiêu cực hơn đối với các bản sửa đổi liên quan đến gian lận. Các tác giả cho rằng các nhà đầu tư quan tâm hơn đến các điều chỉnh lại mà có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trung thực của bộ phận quản lý hơn là các sửa đổi lại do “các vấn đề kỹ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 thuật thuộc về kế toán”. Đối với các tổ chức tài chính, sự tin tưởng của khách hàng là một tài sản quan trọng có thể bị lung lay đáng kể bởi một số loại sự kiện tổn thất hoạt động (Merton, 1995). Do đó, các sự kiện liên quan đến vấn đề hành vi thị trường, mà làm tổn hại danh tiếng của tổ chức đối với khách hàng, có thể làm giảm dòng tiền dự kiến trong tương lai nhiều hơn các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, chẳng hạn như an toàn tại nơi làm việc của nhân viên. Điều này dẫn đến giả thuyết thứ ba sau đây: Giả thuyết H31: Các loại tổn thất hoạt động khác nhau tác động khác nhau đến giá cổ phiếu của ngân hàng. 4. Kết luận Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sự kiện tổn thất hoạt động có thể tác hại đến danh tiếng của ngân hàng theo nhiều cách. Trong số các hậu quả khác nhau của rủi ro danh tiếng, biến động giá cổ phiếu là một biến phù hợp có thể quan sát được trong điều kiện Việt Nam. Bài viết đã lược khảo một số nghiên cứu xung quanh chủ đề về tác động của các sự kiện hoạt động tới danh tiếng của ngân hàng, từ đó xây dựng một mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện Việt Nam để có thể quan sát được mối quan hệ này rõ hơn. Mô hình nghiên cứu mới dừng ở việc đưa ra các giả thuyết, vẫn cần các bài viết sâu hơn để đưa ra các biến quan sát thích hợp nhất ■ Tài liệu tham khảo 1. Basel Committee (2001) Working Paper of the Regulatory Treatment of Operational Risk. Bank for International Settlements. 2. Basel Committee (2002) Operational Risk Data Collection Exercise – 2002. Bank for International Settlements. Basel Committee (2003) Sound Practices for the Management and Supervision of Operational Risk. Bank for International Settlements: Basel Committee Publications No. 96. 3. Basel Committee, 2009, Enhancements to the Basel II Framework. Bank for International Settlements. 4. Basel Committee (2011). Principles for the Sound Management of Operational Risk. 5. Cummins, J. D., Lewis, C. M., & Wei, R. (2006). The market value impact of operational loss events for US banks and insurers. Journal of Banking & Finance, 30(10), 2605-2634. 6. Benaroch, M., Chernobai, A., & Goldstein, J. (2012). An internal control perspective on the market value consequences of IT operational risk events. International Journal of Accounting Information Systems, 13(4), 357-381. 7. Biell, L., & Muller, A. (2013). Sudden crash or long torture: the timing of market reactions to operational loss events. Journal of Banking & Finance, 37(7), 2628-2638. 8. Cannas, G., Masala, G., & Micocci, M. (2009). Quantifying reputational effects for publicly traded financial institutions. Journal of Financial Transformation, 27, 76-81. 9. Ferreira, S.J. (2014). Analysing reputational risk in the South African Banking sector. Vanderbijlpark: NWU. (Mini- dissertation-unpublished). 10. Fiordelisi, F., Soana, M. G., & Schwizer, P. (2013). The determinants of reputational risk in the banking sector. Journal of Banking & Finance, 37(5), 1359-1371. 11. Fiordelisi, F., Soana, M. G., & Schwizer, P. (2014). Reputational losses and operational risk in banking. The European Journal of Finance, 20(2), 105-124. 12. Froot, K. A., Scharfstein, D. S., & Stein, J. C. (1993). Risk management: Coordinating corporate investment and financing policies. the Journal of Finance, 48(5), 1629-1658. 13. Gillet, R., Hübner, G., & Plunus, S. (2010). Operational risk and reputation in the financial industry. Journal of Banking & Finance, 34(1), 224-235. 14. Goldstein, J., Chernobai, A., & Benaroch, M. (2011). An event study analysis of the economic impact of IT operational risk and its subcategories. Journal of the Association for Information Systems, 12(9), 1. 15. International Association of Risk and Compliance Professionals (2015), Reputational risk. Reputational_Risk.htm 16. Karpoff, J. M., & Lott Jr, J. R. (1993). The reputational penalty firms bear from committing criminal fraud. The Journal of Law and Economics, 36(2), 757-802. 17. King, J.L., 2001. Operational Risk: Measurement and Modeling. John Wiley & Sons Ltd., New York. 18. Merton, R. C., & Perold, A. (1993). Theory of risk capital in financial firms. Journal of applied corporate finance, 6(3), 16- 32. 19. Merton, R. C. (1995). A functional perspective of financial intermediation. Financial management, 23-41. 20. Moosa, I., & Li, L. (2013). The frequency and severity of operational losses: a cross-country comparison. Applied Economics QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 47Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 Letters, 20(2), 167-172. 21. Moosa, I., & Silvapulle, P. (2012). An empirical analysis of the operational losses of Australian banks. Accounting & Finance, 52(1), 165-185. 22. Murphy, D. L., Shrieves, R. E., & Tibbs, S. L. (2009). Determinants of the stock price reaction to allegations of corporate misconduct: Earnings, risk, and firm size effects. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 43(3), 581-612. 23. Pakhchanyan, S. (2016). Operational risk management in financial institutions: A literature review. International Journal of Financial Studies, 4(4), 20. 24. Palmrose, Z. V., Richardson, V. J., & Scholz, S. (2004). Determinants of market reactions to restatement announcements. Journal of accounting and economics, 37(1), 59-89. 25. Perry, J., & De Fontnouvelle, P. (2005). Measuring reputational risk: The market reaction to operational loss announcements. Available at SSRN 861364. 26. Ross, A. (2005). Report of Economist intelligence unit. Reputation: Risk of risks. 27. Soprano, A., Crielaard, B., Piacenza, F., & Ruspantini, D. (2010). Measuring Operational and Reputational Risk: A Practitioner’s Approach (Vol. 562). John Wiley & Sons. 28. Sturm, P. (2013). Operational and reputational risk in the European banking industry: The market reaction to operational risk events. Journal of Economic Behavior & Organization, 85, 191-206. 29. Woon, W. S. (2004). Introduction to the event study methodology. Singapore Management University, 4(7). 30. Zboron, M. (2006). Reputational risk in the context of A.M. best’s rating analysis. The Geneva Papers, 2006(31):500-511. Thông tin tác giả Phạm Hồng Linh, Thạc sĩ Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Email: linhph@hvnh.edu.vn Đỗ Thu Hằng, Thạc sĩ Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Email: hangdo@hvnh.edu.vn Summary Develop hypotheses of the research model on the impact of operational loss events on reputational loss In recent years, the number of banking scandals has been increasingly appearing in the media. These cases or operational loss events not only cause financial losses to the banks in which the events occurred but also can seriously damage their reputation. The serious consequences of reputation damage may include decline in stock value and market capitalization; decline in expected cash flow in the future; loss of current customers and potential customers in the future; loss of trust in banks and competitive advantages; decline in existing or future business relationships and greater compliance burdens able to be imposed by regulators. The paper reviews studies of the impact of operational loss events on reputation loss, which help to develop hypotheses of a model which can observe this relationship in the context of Vietnam. Key words: operational risk, operational loss, reputational risk, reputational loss. Linh Hong Pham, MEc. Hang Thu Do, MEc. Organization of all: Faculty of Banking, Banking Academy of Vietnam này không đòi hỏi đảm bảo có trước, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận hình thức tín dụng mới, vừa giải tỏa áp lực về tài sản đảm bảo. Mặc dù nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi đặt ra nhưng nghiên cứu vẫn còn có hạn chế đó là mô hình nghiên cứu chỉ dừng lại vào phân tích ảnh hưởng của các nhân tố nội tại của các doanh tiếp theo trang 40 nghiệp, các nhân tố ngoại sinh và các nhân tố chưa thể lượng hóa vào mô hình còn chưa được đề cập đến. Tác giả hy vọng sẽ khắc phục được hạn chế này trong các nghiên cứu tiếp theo ■
File đính kèm:
- xay_dung_cac_gia_thuyet_cua_mo_hinh_nghien_cuu_ve_tac_dong_c.pdf