Vì sao hệ thống giám sát tài chính quốc gia cần quan tâm đến nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Tóm tắt

Hệ thống giám sát tài chính quốc gia hoạt động với nhiều chức năng như điều phối hoạt

động giám sát chuyên ngành, phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính

và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia. trong đó có chức năng kiến nghj

với các cơ quan thanh toán - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm

đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hnàh hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện

trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chức năng này vẫn chưa được hoạt

động một cách có hiệu quả. Bài viết này xin đưa ra một số nguyên nhân đến từ chính những

người được hưởng lợi từ hệ thống này.

pdf 11 trang phuongnguyen 8800
Bạn đang xem tài liệu "Vì sao hệ thống giám sát tài chính quốc gia cần quan tâm đến nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vì sao hệ thống giám sát tài chính quốc gia cần quan tâm đến nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Vì sao hệ thống giám sát tài chính quốc gia cần quan tâm đến nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
98 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
Đặt vấn đề
Trước đây, các nhà nghiên cứu – chuyên 
gia và các Chính phủ chủ yếu đổ lỗi cho cuộc 
khủng hoảng tài chính 2007-2009 là vì các 
nguyên nhân liên quan đến các yếu tố mang 
tính hệ thống như thanh khoản, khả năng 
thanh toán và đòn bẩy tài chính quá mức. 
Tuy nhiên nhiều phân tích gần đây cho rằng 
phần lớn nguồn gốc khủng hoảng là do: (i) 
Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và sự thiếu 
hụt nhận thức về tài chính khiến các hộ gia 
đình đưa ra các quyết định về tài chính không 
phù hợp hoặc (ii) Thông tin sai lạc và quản lý, 
giám sát thị trường lỏng lẻoNhư vậy, vấn đề 
nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng 
tài chính lại được nhắc đến như một vấn đề hết 
sức cần thiết và đúng với tầm quan trọng của 
nó với hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. 
Xuất phát từ vấn đề “nâng cao hiểu biết 
và bảo vệ người tiêu dùng tài chính” rất quan 
trọng và được chú ý tại nhiều nước trên thế 
giới nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức 
tại Việt Nam, tác giả bài viết này với mục 
tiêu: (i) Mong muốn người tiêu dùng tài chính 
Việt Nam có những nhận thức đúng về quyền 
VÌ SAO HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CẦN QUAN TÂM 
ĐẾN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH
Đặng Chí Thọ*
Tóm tắt 
 Hệ thống giám sát tài chính quốc gia hoạt động với nhiều chức năng như điều phối hoạt 
động giám sát chuyên ngành, phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính 
và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia... trong đó có chức năng kiến nghj 
với các cơ quan thanh toán - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm 
đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hnàh hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện 
trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chức năng này vẫn chưa được hoạt 
động một cách có hiệu quả. Bài viết này xin đưa ra một số nguyên nhân đến từ chính những 
người được hưởng lợi từ hệ thống này.
Từ khóa: tài chính quốc gia, luật bảo vệ người tiêu
Mã số: 84.121114; Ngày nhận bài: 12/11/2014; Ngày biên tập: 06/01/2015; Ngày duyệt đăng: 15/01/2015
* TS, Ban giám sát các Tập đoàn tài chính, UB giám sát tài chính quốc gia; Email: ThoDC@nfsc.gov.vn
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
99Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ tài 
chính, thiết chế và cơ chế nào sẽ bảo vệ họ; (ii) 
Đưa ra cho các nhà làm chính sách, cơ quan 
hữu quangóc nhìn chân thực nhất về tính 
cấp thiết, các đề xuất của việc nên sớm xây 
dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho nâng 
cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài 
chính Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng thị 
trường tài chính minh bạch, ổn định và phát 
triển.
1. Vị trí, tầm ảnh hưởng và tại sao 
FCP&L lại quan trọng và có ý nghĩa đối 
với nền kinh tế - tài chính của các quốc gia
Các bài học được rút ra trong những năm 
gần đây nhằm cải cách quy định khu vực tài 
chính trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và 
suy thoái kinh tế toàn cầu ghi nhận rằng nâng 
cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng dịch 
vụ tài chính (FCP&L - Financial Consumer 
Protection and Literacy) quan trọng với hệ 
thống tài chính quốc gia; là một phần của cấu 
trúc tài chính và tăng cường hệ thống quản lý, 
giám sát tài chính nhằm hướng tới xây dựng 
một cấu trúc tài chính mạnh mẽ, ổn định lâu 
dài. Hoạch định chính sách cần hướng đến tập 
trung vào những rủi ro quan trọng nhất và lập 
kế hoạch chi tiết trong các biện pháp bảo vệ 
người tiêu dùng tương ứng với sự phát triển 
của từng thị trường và năng lực quản lý và 
giám sát.
Một thực tế cho thấy những hạn chế trong 
FCP&L đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên 
thế giới: 
(i) Với các nước phát triển: vấn đề FCP&L 
còn chưa hoàn thiện và chưa phát huy đầy đủ 
chức năng và vai trò của mình khiến người 
tiêu dùng dễ bị tổn thương với các thông lệ bất 
công bằng (các định chế tài chính có thể lợi 
dụng sự thiếu hiểu biết về tài chính của người 
tiêu dùng khiến các hộ gia đình dễ bị rơi vào 
bẫy gian lận và lừa đảo tài chính).
(ii) Với các nước mới nổi: tăng trưởng 
nhanh trong khu vực tài chính, nguồn thu 
nhập, có nhiều sản phẩm tài chính phức tạp 
chào bán cho công chúngnhưng công chúng 
còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm sử dụng 
các sản phẩm tài chính phức tạp khiến họ 
không ước định được rủi ro dịch vụ tài chính 
mình đang sử dụng; 
(iii) Với các nước đang phát triển, đặc biệt 
là tại các nước đã chuyển từ nền kế hoạch tập 
trung sang nền kinh tế thị trường và ở các 
nước có thu nhập thấp đang nổi lên: do vấn 
đề FCP&L vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi 
nên người tiêu dùng đa số không có kiến thức 
thiết yếu về tài chính, công tác bảo vệ người 
tiêu dùng lại còn nhiều yếu kém nên rủi ro 
càng tăng. Vì thế FCP&L đã và đang trở thành 
một điều kiện tiên quyết cho sự lành mạnh, ổn 
định và tính cạnh tranh của các thị trường tài 
chính này. 
Vấn đề FCP&L trở nên quan trọng và có ý 
nghĩa đối với nền kinh tế - tài chính của các 
quốc gia vì một số lý do chính yếu sau: (i) 
Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với 
hệ thống tài chính và theo đó làm giảm rủi 
ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, 
khuyến khích tài chính ổn định, tăng trưởng, 
hiệu quả và đổi mới trong thời gian dài;(ii) 
1 Nâng cao hiểu biết (tài chính) và bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính đặt ra quy định rõ ràng về hành vi 
của các định chế tài chính đối với người tiêu dùng dịch vụ tài chính là khách hàng cá nhân, nhằm đảm bảo rằng 
người tiêu dùng: (i) Nhận được thông tin đủ để giúp họ đưa ra quyết định tài chính, (ii) Tránh rủi ro bị đối xử 
không công bằng hay lừa đảo và (iii) Có cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
100 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
Góp phần giải quyết một thất bại điển hình 
của thị trường, đó là vấn đề mất cân xứng 
thông tin; (iii) Bảo vệ người tiêu dùng dịch 
vụ tài chính cũng là yếu tố để phát huy tính 
minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả và độ sâu của 
thị trường tài chính bán lẻ (nơi vấn đề bất cân 
xứng thông tin là khá trầm trọng); (iv) Đảm 
bảo một sân chơi bình đẳng và tránh sự phân 
mảnh của thị trường, chủ nghĩa bảo hộ và 
phân biệt đối xử.
2. Kinh nghiệm quốc tế về tăng cường 
hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính
2.1. Khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu 
dùng tài chính
Từ sau năm 2010 đến nay, nhiều nước đã 
tập trung vào việc tăng cường khuôn khổ pháp 
lý để bảo vệ người tiêu dùng tài chính và nhìn 
chung có hai cách tiếp cận để giải quyết các 
vấn đề cụ thể liên quan đến việc sử dụng các 
sản phẩm và dịch vụ tài chính: (i) Đưa các 
quy định cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ 
tài chính vào Luật bảo vệ người tiêu dùng nói 
chung; (ii) Ban hành một đạo luật riêng để 
giải quyết vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài 
chính. Trong đó, Luật bảo vệ người tiêu dùng 
có 3 loại: (i) Luật bảo vệ người tiêu dùng nói 
chung, (ii) Luật bảo vệ người tiêu dùng các 
dịch vụ tài chính và (iii) Các quy định trong 
khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng lĩnh vực tài 
chính. Theo thống kê từ “Điều tra quy mô toàn 
cầu nội dung bảo vệ và vấn đề nâng cao hiểu 
biết tài chính cho người tiêu dùng tài chính” 
(công bố năm 2013 – khảo sát của ngân hàng 
thế giới gửi tới 145 nền kinh tế từ tháng 2 tới 
tháng 5 năm 2013 và đã có sự phản hồi, tham 
gia cộng tác từ phía ngân hàng trung ương và 
các cơ quan quản lý tài chính của 114 nền kinh 
tế) cho thấy, chỉ 33% số quốc gia đã có tất cả 
ba loại Luật vừa nêu, cũng chỉ có 50% các 
quốc gia đã có pháp luật bảo vệ người tiêu 
dùng hoặc chung hoặc riêng (rõ ràng từng lĩnh 
vực) và các quy định trong khuôn khổ pháp lý 
về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Từ năm 2010 đến 2013, ngân hàng thế giới 
đã khảo sát và thống kê từ 109 nền kinh tế về 
xu hướng xây dựng và hình thành khuôn khổ 
pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính nhằm 
làm rõ cấu trúc pháp lý phức tạp với nhiều 
luật và quy định có thể dẫn đến tạo khoảng 
cách, chồng chéo hoặc xung đột giữa các quy 
định ra sao. Kết quả cho thấy, xu thế chính 
là các nền kinh tế sử dụng các quy định ban 
hành theo các Luật về tài chính để xây dựng 
nên khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài 
chính, cụ thể là: nếu như năm 2010 có 96 nước 
(chiếm 88% mẫu khảo sát) sử dụng các quy 
định ban hành theo các Luật về tài chính để 
xây dựng nên khung pháp lý bảo vệ người tiêu 
dùng tài chính thì con số này đã tăng lên 103 
vào năm 2013 (chiếm 94% mẫu khảo sát).
2.2. Tổ chức thiết chế bảo vệ người tiêu 
dùng tài chính
Cấu trúc giám sát tài chính khác nhau giữa 
các quốc gia có liên hệ tới sự sắp xếp thể chế 
(hiện tại) bảo vệ người tiêu dùng và giám sát 
các khu vực tài chính
Theo các nguyên tắc của G20 về bảo vệ 
người tiêu dùng tài chính cho thấy các quốc 
gia cần có cơ quan giám sát (chuyên biệt hoặc 
không chuyên) có trách nhiệm bảo vệ người 
tiêu dùng tài chính, theo đó cơ quan này cần 
phải có thẩm quyền cần thiết để hoàn thành 
nhiệm vụ (cụ thể là hoạt động độc lập và 
quyền hạn đầy đủ; đủ nguồn lực và có năng 
lực; khung thực thi được xác định và minh 
bạch; trách nhiệm rõ ràng và khách quan được 
xác định cụ thể và quản lý thích hợp). Theo 
báo cáo “Các thông lệ tốt về bảo vệ người tiêu 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
101Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
dùng tài chính” do ngân hàng thế giới công bố 
vào tháng 6 năm 2012, nội dụng được nhấn 
mạnh là các thiết chế cần được đưa ra để đảm 
bảo sự thực thi toàn diện, khách quan, kịp thời 
và công bằng của các quy tắc, quy định của 
Luật. Cũng theo một điều tra quy mô toàn cầu 
thực hiện năm 2013 của tổ chức này đối với 
114 nền kinh tế về nội dung FCP&L cũng cho 
thấy, giám sát bảo đảm an toàn và giám sát bảo 
vệ người tiêu dùng có thể được đặt ở các cơ 
quan riêng biệt hoặc đặt trong một tổ chức duy 
nhất (kết quả điều tra ghi nhận 26% các nền 
kinh tế cho biết trách nhiệm bảo vệ người tiêu 
dùng tài chính được chia sẻ giữa các cơ quan 
bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người 
tiêu dùng tài chính, hơn 50% các nền kinh tế 
cho biết một số chức năng bảo vệ người tiêu 
dùng tài chính được thành lập trong một đơn 
vị riêng biệt của cơ quan giám sát an toàn)
Vấn đề cấu trúc giám sát khác nhau giữa 
các quốc gia phản ánh qua sự sắp xếp hiện 
nay của các thể chế giám sát từng khu vực tài 
chính và bảo vệ người tiêu dùng cho thấy sự 
đa dạng trong khuôn khổ pháp lý đã tạo ra sự 
đa dạng trong cấu trúc giám sát. Khảo sát của 
ngân hàng thế giới ghi nhận kết quả cấu trúc 
các thể chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính 
ở hầu hết các quốc gia là cấu trúc phức tạp 
và thường không thích hợp để xếp loại, phân 
loại vào một kiểu mô hình hóa nào. Một số 
lượng lớn các thiết chế ở quốc gia đã khảo 
sát là sự kết hợp giữa mô hình tích hợp đơn 
lẻ (integrated single – một cơ quan duy nhất 
chịu trách nhiệm) hoặc là mô hình đa chiều 
(multiple model) kết hợp với mô hình bảo vệ 
người tiêu dùng nói chung. Thêm nữa, ở phần 
lớn các nước, các cơ quan giám sát có trách 
nhiệm với vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài 
chính được tổ chức như sau: (i) Mô hình phổ 
biến nhất là mô hình tích hợp nhiều cơ quan: 
được tìm thấy ở 53 (chiếm 48%) trong số 
114 nền kinh tế, trong đó nhiều quy định liên 
quan đến trách -nhiệm bảo vệ người tiêu dùng 
trong lĩnh vực tương ứng; (ii) Có 18 nền kinh 
tế (chiếm 16%) có cơ quan tích hợp duy nhất 
và 4 nền kinh tế (chiếm 3%) có một cơ quan 
bảo vệ người tiêu dùng tài chính chuyên biệt 
hay còn gọi lଠcơ quan quản lý thị trường; 
(iii) Trong khoảng một phần tư của các nền 
kinh tế khảo sát (chiếm 26%) có chia sẻ trách 
nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tài chính giữa 
bên giám sát tài chính và các cơ quan bảo vệ 
người tiêu dùng nói chung.
Sự sắp xếp thể chế bảo vệ người tiêu dùng 
có liên hệ/phản ánh việc chọn giữa đưa ra 
các quy định về sản phẩm và dịch vụ so với 
các định chế
Để lựa chọn cách thức tổ chức cơ quan bảo 
vệ người tiêu dùng, kinh nghiệm quốc tế sử 
dụng phương pháp tiếp cận hai chiều (một 
chiều là nghiên cứu về sản phẩm và một chiều 
nghiên cứu về thể chế giám sát các bên cung 
cấp dịch vụ tài chính). Theo đó có bốn lựa 
chọn rộng rãi cho tổ chức cơ quan giám sát 
bảo vệ người tiêu dùng tài chính, gồm có:
Lựa chọn 1: Tích hợp Financial Consumer 
Protection với giám sát thận trọng (prudential 
supervision) trong một cơ quan duy nhất 
(single agency) hoặc trong cơ quan giám sát tài 
chính liên ngành (multiple sectoral financial 
supervisory authorities) hiện có ở quốc gia đó 
(mô hình cơ quan tích hợp duy nhất và mô 
hình tích hợp đa cơ quan, ngành). 
Lựa chọn 2: Tạo ra một cơ quan chuyên 
môn riêng (tách biệt với cơ quan giám sát 
an toàn) để giám sát bảo vệ người tiêu dùng 
tài chính và đạo đức kinh doanh [mô hình cơ 
quan chuyên biệt quản lý hành vi thị trường 
(Dedicated market conduct agency model 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
102 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
-Twin Peaks) và mô hình cơ quan chuyên 
biệt bảo vệ người tiêu dùng tài chính]. Lưu 
ý: Trong cả hai trường hợp 1 và 2, một¬ cơ 
quan bảo vệ người tiêu dùng nói chung chỉ tồn 
tại nếu nó từ bỏ/chuyển giao đi phần các sản 
phẩm và dịch vụ phi tài chính.
Lựa chọn 3: Đặt chức năng bảo vệ người 
tiêu dùng tài chính trong một cơ quan bảo vệ 
người tiêu dùng nói chung và tập trung trọng 
tâm vào giám sát tài chính chỉ trên khía cạnh 
giám sát bảo đảm an toàn lành mạnh. 
Lựa chọn 4: Tích hợp cơ quan bảo vệ 
người tiêu dùng tài chính và bảo đảm an toàn 
tài chính trong một thể chế điều phối bảo vệ 
người tiêu dùng nói chung.
Tóm lại, lựa chọn của các quốc gia phụ 
thuộc vào cấu trúc hiện có của các cơ quan 
giám sát tài chính, cơ quan bảo vệ tiêu dùng 
và bản chất của thị trường tài chính. Nói 
chung là không có mô hình nào hoàn hảo nhất 
và thường thì cần tính tới dấu hiệu cấu trúc 
thể chế giám sát bảo vệ người tiêu dùng tài 
chính bởi các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng 
nói chung có khả năng xây dựng và có được 
quy trình, hệ thống, cơ sở hạ tầng xử lý các 
khiếu nại về các sản phẩm dịch vụ nhưng các 
cơ quan đấy phần lớn không có chuyên môn 
về lĩnh vực tài chính và ngược lại.
Đội ngũ riêng cho vấn đề bảo vệ người 
tiêu dùng tài chính
Năm 2013, ngân hàng thế giới khảo sát 100 
quốc gia và ghi nhận có 72% quốc gia có đội 
ngũ riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính 
(hầu hết các cơ quan mà không có một đội ngũ 
chuyên dụng thì chức năng bảo vệ người tiêu 
dùng được thực hiện như một phần của hoạt 
động giám sát ngân hàng thông thường). Với 
72% nền kinh tế như đề cập, có 26 (36%) nền 
kinh tế có đội bảo vệ người tiêu dùng tài chính 
là một phần của giám sát an toàn lành mạnh; 
có 39 (54%) nền kinh tế có đội là tách biệt với 
giám sát an toàn lành mạnh; có 7 (10%) nền 
kinh tế có đội ngữ riêng vừa tham gia giám sát 
an toàn lành mạnh vừa tham cả giám sát không 
phải lĩnh vực an toàn lành mạnh. Ngân hàng 
thế giới cũng đã khảo sát tại 109 nền kinh tế 
cho thấy, sau 3 năm (từ năm 2010 đến năm 
2013), các nền kinh tế có cơ quan chịu trách ... 
tra kéo dài; (iv) Chưa có các nguyên tắc đạo 
đức/hành xử một cách tự nguyện trong hành 
nghề môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, tư 
vấn chứng khoán; (v) Thông tư 210/2012/TT-
BTC quy định về hoạt động của CTCK trong 
thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính (Điều 60) 
nhưng chưa quy định chi tiết trách nhiệm của 
CTCK và những hành vi bị cấm
Lĩnh vực bảo hiểm: các quy định bảo vệ 
người tiêu dùng lĩnh vực bảo hiểm mới chỉ 
được quy định rải rác tại một số điều của Luật 
bảo vệ người tiêu dùng, Luật kinh doanh bảo 
hiểm, Bộ luật dân sự, Luật hình sự và một số 
văn bản hướng dẫn khác về xử phạt vi phạm.
và mang tính chung chung và chưa được cụ 
thể hóa trong các văn bản dưới Luật: Bên 
cạnh đó: (i) Quy định về hợp đồng bảo hiểm 
còn khác biệt giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm 
và Bộ Luật Dân sự; (ii) Quy định về công bố 
thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm có sự bất 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
105Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
cập về thủ tục và thời gian; (iii) Bảo mật thông 
tin của người tiêu dùng đã được quy định tại 
Điều 6 Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Điều 19, 
Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm nhưng 
mới chỉ mang tính chất chung chung và chưa 
có quy định cụ thể trong trường hợp thông tin 
của người tiêu dùng bị lộ sẽ gây ảnh hưởng 
như thế nào tới quyền lợi hợp pháp của họ;
Như vậy có thể thấy thách thức đặt ra với 
việc bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính 
là hiện Việt Nam không có hệ thống pháp luật 
xuyên suốt và duy nhất; cơ chế phối hợp đồng 
bộ trong từng trường hợp giữa các bên liên 
quan chưa được quy định cụ thể. Khi chưa có 
quy định pháp luật cụ thể, các bên liên quan 
có thể ký kết các biên bản ghi nhớ, biên bản 
hợp tác trong trao đổi thông tin, tham vấn giữa 
các bên...
Thứ hai: Tổ chức thiết chế bảo vệ người 
tiêu dùng tài chính còn nhiều hạn chế
Hệ thống các cơ quan giám sát, bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng đã dần được hình 
thành, tuy nhiên bất cập nằm ở một số vấn đề 
sau:
(i) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 
(BSA) thực hiện chức năng thanh tra hành 
chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát 
chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, nhưng 
trong Điều 2 của Quyết định 35/2014/QĐ-
TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của 
BSA không hề có điều khoản nào về việc bảo 
vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực 
ngân hàng mà chỉ tập trung vào việc thực hiện 
nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng 
chống rửa tiền;
(ii) Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (DIV) hiện 
nay vẫn chưa có đủ thẩm quyền pháp lý để xử 
lý các vi phạm liên quan đến quyền lợi của 
người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng. 
Quyền và nghĩa vụ của DIV mới chỉ dừng 
lại ở việc theo dõi, kiểm tra việc chấp hành 
các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 
(BHTG), tổng hợp, phân tích và xử lý thông 
tin nhằm phát hiện ra các sai phạm chứ không 
hề được quy định có chế tài xử lý vi phạm nên 
hiệu quả không cao;
(iii) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) 
thuộc Bộ Tài chính có thẩm quyền thanh tra, 
giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải 
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng 
khoán và thị trường chứng khoán theo Luật 
Chứng khoán 2006 và Nghị định 108/2013/
NĐ-CP. Tuy nhiên công tác bảo vệ người tiêu 
dùng lĩnh vực chứng khoán còn tồn tại rất 
nhiều bất cập. Ví dụ như: Hạn chế về thẩm 
quyền do SSC chỉ có thể mời các đối tượng 
cá nhân có giao dịch khả nghi đến phỏng vấn 
và yêu cầu họ cung cấp các chứng từ, tài liệu 
cần thiết nhưng không có thẩm quyền kiểm tra 
nơi cất trữ tài liệu, chứng từ; SSC không có 
quyền tiếp cận trực tiếp tài khoản ngân hàng, 
giao dịch ngân hàng, thư tín, điện thoại của 
đối tượng nghi vấn để chứng minh hành vi vi 
phạmnên nhiều vi phạm bị bỏ sót. 
(iv) Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (ISA) 
thuộc Bộ Tài chính: với nhiệm vụ và quyền 
hạn được quy định tại Quyết định số 288/QĐ-
BTC của Bộ Tài chính ngày 12/2/2009 thì việc 
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng bảo hiểm chưa 
được quy định mà chỉ tập trung vào việc giám 
sát và xử lý các doanh nghiệp bảo hiểm (việc 
thống kê các vụ vi phạm, xử phạt vi phạm liên 
quan tới bảo hiểm cũng chưa được Cơ quan 
này thực hiện). Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 
hoạt động theo Quyết định số 34/2005/QĐ-
BNV nên cho dù Hiệp hội đã xây dựng 10 Quy 
tắc ứng xử (Quyết định số 002/HHBH/2008 
ngày 17/01/2008) nhưng do hiệp hội không có 
thẩm quyền đưa ra những chế tài “nặng tay” 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
106 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
nên không có tính bắt buộc doanh nghiệp phải 
tuân thủ khiến tình trạng vi phạm lợi ích 
người tiêu dùng vẫn xảy ra thường xuyên. Sự 
phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, 
các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ lợi ích 
người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm chưa được 
quy định cụ thể về phương thức, trình tự, thẩm 
quyền thực hiện.
Thứ ba: Cơ chế giải quyết khiếu nại còn 
nhiều bất cập
Các quy định về cơ chế giải quyết các 
tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi 
của người tiêu dùng nói chung đã được đưa ra 
(Điều 30 - Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Nghị 
định số 19/2012/NĐ-CP) tuy nhiên trong 
thực tế việc giải quyết các tranh chấp vẫn còn 
gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do chưa 
có những hướng dẫn cụ thể và chưa có quy 
định pháp lý rõ ràng trong cơ chế phối hợp 
giữa các cơ quan giám sát tài chính có thẩm 
quyền (như về nhiệm vụ, quyền hạn, trách 
nhiệm, trình tự, thủ tục,..) nên vấn đề bảo vệ 
người tiêu dùng dịch vụ tài chính từng lĩnh 
vực tài chính còn rất nhiều bất cập. Cụ thể:
 (i) Lĩnh vực ngân hàng: Nghị định số 
95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt 
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và 
hoạt động ngân hàng nhưng mức xử phạt vi 
phạm còn khá thấp, không đủ sức răn đe, giáo 
dục cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm 
pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng và các 
văn bản này vẫn còn thiếu nhiều chế tài xử lý 
vi phạm;
(ii) Lĩnh vực chứng khoán: UBCKNN 
không thể tiến hành truy tố hình sự đối với vi 
phạm Luật chứng khoán mà phải phối hợp với 
cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý; Đối với các 
vi phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực tài chính 
như chuyển vốn lòng vòng thông qua hệ thống 
ngân hàng ngầm tạo rủi ro chéo cần có cơ chế 
giám sát, phát hiện đủ mạnh với sự phối hợp 
đầy đủ giữa các bên liên quan Ngân hàng Nhà 
nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính 
Quốc gia, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cơ 
quan Công an,..;
(iii) Lĩnh vực bảo hiểm: Khi có tranh chấp 
xảy ra, người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm lại 
không tìm thấy các quy định chi tiết về quy 
trình, thủ tục để khiếu nại lên các cơ quan 
quản lý, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hoặc 
các trung tâm trọng tài. Giải quyết tranh chấp 
lại thực hiện theo các phương pháp hoà giải, 
thương lượng, trọng tài, toà án với các hình 
thức xử phạt vi phạm hành chính là chủ yếu, 
mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hiện 
nay là chưa cao nên chưa đủ sức răn đe. Cụ 
thể như: Nghị định 98/2013/NĐ-CP (về xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh 
doanh bảo hiểm) quy định mức phạt tiền tối 
đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 
triệu đồng với tổ chức; Nghị định số 19/2012/
NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) 
quy định mức phạt tiền tối đa đối với mỗi 
hành vi vi phạm hành chính cũng chỉ là 70 
triệu đồng.
Thứ tư: Vấn đề nâng cao hiểu biết của 
người tiêu dùng dịch vụ tài chính còn chưa 
được chú trọng đúng mức
Không ít người tiêu dùng Việt Nam kiến 
thức tài chính hạn chế, chưa nhận thức đầy 
đủ và đôi khi cũng khá thờ ơ trong việc tìm 
hiểu kĩ về quyền và nghĩa vụ của mình (ví dụ 
như tình trạng khi đặt bút kí hợp đồng nhưng 
cũng không hiểu hết mình có quyền gì và có 
trách nhiệm gì dẫn đến tình trạng sẽ phải chịu 
bất lợi ở một số điều khoản nào đó trong hợp 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
107Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
đồng). Điều này bắt nguồn từ đặc điểm về 
lịch sử phát triển đất nước, kinh tế không mấy 
thuận lợi, hạn chế trong công tác tuyên truyền, 
phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức cho 
người tiêu dùng, còn do tâm lý ngại sự phức 
tạp, phiền hà và cũng không biết cơ quan nào 
có thẩm quyền giải quyết các vấn đề của mình 
khi xảy ra tranh chấp nên người tiêu dùng 
chấp nhận chịu thiệt hại khi quyền lợi bị xâm 
hại. Cùng với đó, việc tiếp cận thông tin của 
khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ 
tài chính đôi khi còn chưa đầy đủ vì tồn tại vấn 
đề bất cân xứng về thông tin giữa người tiêu 
dùng và tổ chức cung cấp dịch vụ (ví dụ như 
trường hợp các tổ chức tín dụng thì biết rõ sản 
phẩm mình bán ra trong khi người tiêu dùng 
khó hoặc đôi khi phải bỏ ra chi phí để có được 
thông tin về những sản phẩm đó); Đối với sản 
phẩm tài chính phức tạp, cho dù đã được cung 
cấp đủ thông tin, thì việc đánh giá những sản 
phẩm này cũng không phải là dễ dàng.
4. Một số đề xuất cho Việt Nam liên quan 
đến vấn đề nâng cao hiểu biết và bảo vệ 
người tiêu dùng dịch vụ tài chính
Giám sát an toàn tài chính và bảo vệ quyền 
lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính có mối 
quan hệ và liên hệ phụ thuộc nhau. Giám sát 
tài chính hiệu quả sẽ giúp bảo vệ người tiêu 
dùng và ngược lại, khi quyền lợi của người 
tiêu dùng dịch vụ tài chính được bảo vệ sẽ 
góp phần phòng tránh các tác động tiêu cực 
hệ thống tài chính và đảm bảo nền kinh tế ổn 
định và tăng trưởng bền vững. Nguyên nhân 
khiến quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ 
tài chính tại Việt Nam bị đe dọa là do khuôn 
khổ pháp lý chưa hoàn thiện và chưa đồng 
bộ; sự thiếu vắng vai trò trụ cột của cơ quan 
quản lý nhà nước; bất cập trong cơ chế phối 
hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà 
nước trong các lĩnh vực tài chính và sự kém 
hiểu biết của người dân về tài chính. Do vậy, 
Việt Nam cần sớm tiến hành hệ thống các giải 
pháp đồng bộ, từ xây dựng hệ thống pháp lý, 
tổ chức thiết chế bảo vệ đến giáo dục và nâng 
cao hiểu biết cho người dân về tài chính. Qua 
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn 
về FCP&L ở Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra 
một số đề xuất như sau:
Thứ nhất: Xây dựng khuôn khổ pháp lý 
bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính
Mặc dù vấn đề bảo vệ người tiêu dùng dịch 
vụ tài chính tại Việt Nam đã được ban hành 
rải rác ở một số Luật chuyên ngành nhưng về 
lâu dài rất cần nghiên cứu ban hành hệ thống 
văn bản quy phạm pháp luật riêng hệ thống 
văn bản Luật riêng về bảo vệ người tiêu dùng 
dịch vụ tài chính. Trong đó cần chú ý quy định 
rõ các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ tài chính 
các định chế tài chính cung cấp các cho thị 
trường (công bố thông tin và thông lệ kinh 
doanh; xử lý và duy trì tài khoản của khách 
hàng; bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân 
của khách hàng; quy trình và cơ chế giải quyết 
tranh chấp..) hướng theo tiêu chuẩn an toàn và 
thông lệ quốc tế.
Thứ hai: Tổ chức thiết chế thực hiện bảo 
vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính
Về lâu dài, Việt Nam cần quy định một 
cơ quan chuyên trách với chức năng, nhiệm 
vụ rõ ràng về bảo vệ người tiêu dùng các 
dịch vụ tài chính. Tuy nhiên trước mắt, trong 
khi chưa có Luật bảo vệ người tiêu dùng các 
dịch vụ tài chính, Chính phủ cần sớm có văn 
bản nhằm: (i) Tăng cường công tác kiểm tra, 
giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ tài 
chính tuân thủ các quy định pháp luật về bảo 
vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính; ; xử 
lý các loại tranh chấp, khiếu nại giữa những 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
108 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
người tiêu dùng đối với các tổ chức cung cấp 
dịch vụ tài chính; (ii) Giao trách nhiệm cụ thể 
cho các cơ quan quản lý và tranh tra giám sát 
các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính để 
các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ 
người tiêu dùng dịch cụ tài chính; (iii) Tăng 
cường năng lực của cơ quan thực hiện nhiệm 
vụ bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính 
và các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng 
dịch vụ tài chính; (iv) Xây dựng cơ chế cung 
cấp thông tin và phối hợp hoạt động giữa các 
cơ quan trong mạng an toàn tài chính (hiện 
đang là lỗ hổng lớn trong giám sát an toàn tài 
chính và bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài 
chính ở Việt Nam).
Thứ ba: Hoàn thiện khung pháp lý về giải 
quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
 Đẩy mạnh công tác xử lý tranh chấp và 
kiện tụng trong lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ tài 
chính thông qua việc sửa đổi và hoàn thiện 
khung pháp lý, đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện 
của người tiêu dùng sản phẩm tài chính theo 
hướng và trình tự: (i) Định chế tài chính có cơ 
chế về quy trình và thủ tục tiếp nhận và giải 
quyết các khiếu kiện của khách hàng; (ii) Nếu 
định chế tài chính và người tiêu dùng không 
giải quyết tranh chấp thì họ có thể chuyển sang 
tòa án để giải quyết; (iii) Ngoài ra, hệ thống 
giải quyết tranh chấp thay thế như thanh tra 
tài chính hoặc dịch vụ hòa giải có thể hỗ trợ 
các bên trong giải quyết tranh chấp ngoài tòa 
án. Đồng thời cần xây dựng, ban hành chế tài 
xử lý các hành vi vi phạm quy định gây thiệt 
hại cho người tiêu dùng và những quy định về 
bồi thường thiệt hai do các hành vi vi phạm 
nói trên gây ra đối với các tổ chức cung cấp 
các dịch vụ tài chính; Tổ chức bộ máy thực 
hiện nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng 
các quy định pháp luật được xây dựng.
Thứ tư: Nâng cao hiểu biết cho người 
tiêu dùng dịch vụ tài chính
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến qua 
nhiều kênh để nâng cao nhận thức cho người 
tiêu dùng sản phẩm tài chính về kiến thức (các 
loại hình dịch vụ tài chính, các định chế tài 
chính...), và năng lực quản lý tài chính (quản 
lý tiền, lập kế hoạch tài chính...) để giúp người 
tiêu dùng đưa ra được quyết định phù hợp với 
nhu cầu và khả năng của mình và tối đa hóa 
lợi ích khi tiêu dùng các sản phẩm tài chính. 
Tăng cường thông tin cho người tiêu dịch vụ 
tài chính về các hành vi vi phạm pháp luật của 
các định chế tài chính.
Cơ quan quản lý, giám sát tài chính tham 
gia vào hoạt động giáo dục tài chính cho công 
chúng trên các kênh truyền thông theo các nội 
dung sau: (i) Thiết kế tài liệu đào tạo; (ii) Cung 
cấp các khóa đào tạo trực tiếp; (iii) Khảo sát 
hiểu biết tài chính và công bố các báo cáo định 
kỳ; (iv) Phát hành hướng dẫn về giáo dục hiểu 
biết tài chính tới các nhà cung cấp dịch vụ tài 
chính và công chúng; (v) Phát hành thông tin 
định kỳ về tổng quan thị trường tài chính và sản 
phẩm tài chính.
Kết luận: Một thị trường tài chính mà 
không có niềm tin của người tiêu dùng thì sẽ 
không thể phát triển lành mạnh được. Mặc dù 
là nội dung rất quan trọng nhưng cho tới nay 
FCP&L dường như đang bị bỏ ngỏ và chưa 
được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Trên 
cơ sở xác định nâng cao hiểu biết (tài chính) và 
bảo vệ người tiêu dùng tài chính là một trong 
3 nhóm mục tiêu lớn của hệ thống giám sát tài 
chính, nếu Việt Nam sớm xây dựng và hoàn 
thiện khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này thì thị 
trường tài chính quốc gia sẽ có nhiều điều kiện 
hơn để vận hành hiệu quả, minh bạch, công 
bằng... hướng tới sự ổn định và phát triển của 
khu vực tài chính.q

File đính kèm:

  • pdfvi_sao_he_thong_giam_sat_tai_chinh_quoc_gia_can_quan_tam_den.pdf