Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Bài viết tìm hiểu một số quan điểm về tài chính toàn diện cũng như làm rõ

vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện. Từ đó bài viết

phân tích vai trò của ngân hàng đối với phát triển tài chính toàn diện tại

Việt Nam trong tương quan với các quốc gia trong khu vực. Thực trạng

được phân tích thông qua hai nhóm chỉ tiêu: mức độ bao phủ của ngân

hàng và mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua giai đoạn nghiên

cứu 7 năm, từ 2012 đến năm 2018. Kết quả cho thấy ngân hàng đã đóng vai

trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện, tuy nhiên mức độ phát

triển tài chính toàn diện tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số quốc gia

trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Bài viết cũng nêu một số

khuyến nghị nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện qua ngân hàng tại Việt Nam

trong giai đoạn tới.

Từ khóa: ATM, chi nhánh, ngân hàng, tài chính toàn diện

pdf 9 trang phuongnguyen 680
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
31
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 216- Tháng 5. 2020
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính 
toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
Nguyễn Thùy Dương Nguyễn Thị Thu Trang
Ngày nhận: 04/12/2019 Ngày nhận bản sửa: 18/12/2019 Ngày duyệt đăng: 20/12/2019
Bài viết tìm hiểu một số quan điểm về tài chính toàn diện cũng như làm rõ 
vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện. Từ đó bài viết 
phân tích vai trò của ngân hàng đối với phát triển tài chính toàn diện tại 
Việt Nam trong tương quan với các quốc gia trong khu vực. Thực trạng 
được phân tích thông qua hai nhóm chỉ tiêu: mức độ bao phủ của ngân 
hàng và mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua giai đoạn nghiên 
cứu 7 năm, từ 2012 đến năm 2018. Kết quả cho thấy ngân hàng đã đóng vai 
trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện, tuy nhiên mức độ phát 
triển tài chính toàn diện tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số quốc gia 
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Bài viết cũng nêu một số 
khuyến nghị nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện qua ngân hàng tại Việt Nam 
trong giai đoạn tới.
Từ khóa: ATM, chi nhánh, ngân hàng, tài chính toàn diện
Roles of bank in financial inclusion development: Current situation and recommendations
Abstract: The paper explores a number of perspectives about financial inclusion as well as clarifies the role 
of banks in financial inclusion. Besides, the paper has analyzed the role of the bank in developing financial 
inclusion in Vietnam, compared with other regional. The situation is analyzed through two groups of indicators: 
the bank’s coverage and the use of banking products and services through a 7-year research period from 
2012 to 2018. The results show that the banks in Vietnam has played an important role in promoting financial 
inclusion in Vietnam, but the level of financial inclusion is still lower than some regional countries such as 
Thailand Malaysia and, Indonesia. The paper also outlines some recommendations to promote financial 
inclusion through banks in Vietnam.
Keywords: financial inclusion, banks, ATM, branch.
Asscociate Professor Duong Thuy Nguyen, PhD.
Email: duongnt@hvnh.edu.vn
Dean of Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
Trang Thi Thu Nguyen, MEc.
Email: trangntt@hvnh.edu.vn
Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
1. Một số quan điểm về tài chính toàn 
diện và phát triển tài chính toàn diện
Liên Hiệp quốc (2006) định nghĩa tài chính 
toàn diện (financial inclusion) là khả năng 
tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với 
chi phí hợp lý của tất cả hộ gia đình. Dịch 
vụ tài chính cơ bản bao gồm dịch vụ tiết 
kiệm, cho vay ngắn hạn và dài hạn, cho vay 
mua nhà, cho thuê tài chính và bao thanh 
toán, dịch vụ bảo hiểm, hưu trí, thanh toán, 
chuyển tiền trong nước và kiều hối. Ngoài 
ra, tài chính toàn diện còn có mục tiêu giúp 
cho các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu 
quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và 
những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng, 
giúp cho bền vững thể chế và tài chính, 
đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt 
động đầu tư.
Theo quan điểm của Md. Ezazul Islam, 
Salim Al Mamun (2011), tài chính toàn 
diện được hiểu là khả năng cá nhân tiếp 
cận dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp. 
Hiểu biết về sự phù hợp dịch vụ và sản 
phẩm tài chính bao gồm sự nhận thức về tài 
chính, hiểu biết về ngân hàng, kênh dịch vụ 
ngân hàng và lợi ích khi sử dụng dịch vụ tài 
chính qua ngân hàng. Tuy nhiên cần hiểu 
chất lượng dịch vụ tài chính trong hệ thống 
tài chính toàn diện được cung cấp với giá 
cả hợp lý, thuận tiện và đảm bảo chất lượng 
cho khách hàng. Tài chính toàn diện cần 
được quy định và giám sát chặt chẽ nhằm 
đảm bảo khả năng và mức độ sử dụng 
dịch vụ tài chính (European Commission’s 
Report, 2008). Word Bank (2017) cho rằng 
tài chính toàn diện là việc các cá nhân và 
doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các 
sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá 
cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu 
của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, 
tiết kiệm, tín dụng, và bảo hiểm- được cung 
cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. 
Khái niệm về tài chính toàn diện đa dạng 
theo từng quốc gia phụ thuộc vào mục tiêu 
của từng nước đối với tài chính toàn diện. 
Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính 
toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài 
chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch 
vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành 
cốt lõi là tiếp cận, sử dụng và chất lượng 
dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện không 
chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng 
tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao 
hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo 
vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn 
diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp 
cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch 
vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất 
lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí 
chấp nhận được.
Theo quan điểm của nhóm tác giả trong 
bài viết, tài chính toàn diện là việc đảm 
bảo tất cả người Việt Nam trưởng thành, 
bất kể địa vị, giới tính, thu nhập, sắc tộc, 
có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các 
sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, chính 
thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, 
tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp 
nhận được. Như vậy phát triển tài chính 
toàn diện thể hiện dưới hai khía cạnh cung 
và cầu như sau: Một là, tài chính toàn 
diện thúc đẩy người dân từ không sử dụng 
dịch vụ ngân hàng chuyển sang sử dụng 
dịch vụ tài chính chính thức để họ có cơ 
hội tiếp cận dịch vụ từ tiết kiệm, thanh 
toán đến tín dụng, bảo hiểm (Hannig and 
Jansen, 2010). Hai là, tài chính toàn diện 
là quá trình đảm bảo tiếp cận dịch vụ tài 
chính và nhu cầu tín dụng được đáp ứng 
cho đối tượng yếu hơn như nhóm khách 
hàng có thu nhập thấp với chi phí hợp lý. 
Những điều này được thể hiện ở khả năng 
tiếp cận tài khoản ngân hàng như tài khoản 
tiết kiệm, tiếp cận tín dụng và hệ thống 
thanh toán qua ngân hàng (Khan, 2011).
NGUYỄN THÙY DƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU TRANG
33Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
2. Vai trò của ngân hàng đối với phát 
triển tài chính toàn diện
Như đã đưa ra khái niệm ở trên, tài chính 
toàn diện được định nghĩa theo quan điểm 
rộng là tiếp cận toàn diện về dịch vụ tài 
chính với chi phí hợp lý, trong đó dịch vụ 
tài chính không chỉ là sản phẩm ngân hàng 
mà cả sản phẩm khác như bảo hiểm hay 
đầu tư cổ phiếu. Tuy vậy, rất nhiều nghiên 
cứu chỉ ra rằng ngân hàng luôn đóng vai 
trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính 
toàn diện tại các quốc gia như nghiên cứu 
của Neha Garg (2015), Hastak và Gaikwad 
(2015), Ravikumar (2012), Abbey và cộng 
sự (2014). Với lợi thế mạng lưới rộng rãi, 
sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngân hàng đóng 
vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các sản 
phẩm ngân hàng tài chính cho người dân 
trong nền kinh tế. 
Neha Garg (2015) đã chỉ rõ bốn trụ cột thể 
hiện vai trò của ngân hàng đối với thúc 
đẩy tài chính toàn diện, theo đó tập trung 
vào các trụ cột cơ bản này sẽ cải thiện sự 
tham gia của người dân vào dịch vụ tài 
chính. Bốn trụ cột đó là: 
Thứ nhất, sự sẵn có sản phẩm ngân hàng, 
theo đó sẽ xem xét sự sẵn có 5 sản phẩm 
cơ bản của ngân hàng bao gồm tiết kiệm, 
cho vay, thanh toán, bảo hiểm và đầu tư. 
Các nhóm khách hàng không có lợi thế 
thường không có nhu cầu cho cả tất cả sản 
phẩm trên. Sản phẩm phù hợp có thể giúp 
cho các nhóm trên tiếp cận được hệ thống 
ngân hàng.
Thứ hai, hiểu biết về hệ thống tài chính. 
Bộ phận khách hàng không có lợi thế nằm 
ngoài hệ thống ngân hàng do sự thiếu hiểu 
biết về hệ thống tài chính. Cung cấp dịch 
vụ tìm hiểu về tài chính là chức năng cốt 
lõi của tổ chức tài chính. Hiểu biết về tài 
chính xem là kiến thức bắt buộc về quản 
lý tài chính cá nhân. Mục tiêu cuối cùng là 
mang lại cho người dân hiểu được lợi ích 
cá nhân khi họ sử dụng dịch vụ tài chính. 
Chức năng chính được thực hiện bởi các 
ngân hàng trong việc nâng cao hiểu biết 
của người dân về tài chính bao gồm: (i) 
Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến 
dịch vụ tài chính và khái niệm các sản 
phẩm ngân hàng nói chung với các đối 
tượng khách hàng khác nhau bao gồm học 
sinh phổ thông và học sinh tiểu học, phụ 
nữ ở khu vực nông thôn và đô thị nghèo. 
(ii) Mở rộng giáo dục tài chính bao gồm: 
cần thiết tiết kiệm, lợi ích của ngân hàng 
và các tổ chức tài chính chính thức; sản 
phẩm tài chính được cung cấp bởi ngân 
hàng liên quan đến tiền gửi, cho vay ứng 
trước. (iii) Sản phẩm tài chính điện tử như 
ATM, Smart card, mobile banking. (iv) 
Lợi ích/ tiện ích khi sử dụng tài khoản.
Thứ ba, khả năng tiếp cận. Những quốc 
gia có mức độ tài chính toàn diện thấp do 
nhóm khách hàng gặp khó khăn hoặc mất 
nhiều thời gian, công sức hơn trong việc 
tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kênh 
phân phối của ngân hàng. Sự phát triển hệ 
thống viễn thông có thể giúp đảm bảo tiếp 
cận dịch vụ tài chính.
Thứ tư, quản trị rủi ro. Nhìn nhận và đánh 
giá lịch sử tín dụng trong quá khứ hạn chế 
các tổ chức tín dụng (TCTD) cung cấp 
các sản phẩm cho đối tượng khách hàng 
không có lợi thế. Khi rủi ro tín dụng được 
loại trừ, các TCTD sẵn sàng tham gia cung 
cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng khách 
hàng trên.
Ngoài ra, Raihanath.MP, K.P.Pavithran 
(2014) bổ sung thêm một số trụ cột đánh 
giá vai trò của ngân hàng đối với tài chính 
toàn diện bao gồm:
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
Thứ nhất, tư vấn tín dụng. Có hai loại dịch 
vụ tư vấn tín dụng là tư vấn dự phòng và 
tư vấn xử lý. Tư vấn dự phòng cung cấp 
nhận thức về chi phí tín dụng, sự sẵn có 
của các sản phẩm tín dụng trên cơ sở khả 
năng hoàn trả cơ bản của khách hàng vay 
vốn. Tư vấn xử lý tín dụng xem xét kế 
hoạch quản lý nợ cá nhân đối với danh 
mục nợ mà khách hàng không quản lý 
được bằng kế hoạch tái cấu trúc các khoản 
nợ thực hiện bởi các ngân hàng phù hợp 
với mức độ thu nhập của khách hàng và 
quy mô tín dụng.
Thứ hai, chi nhánh ngân hàng. Các quy 
định thành lập chi nhánh ngân hàng tại các 
quốc gia (kèm theo các điều kiện về quy 
mô cũng như trang thiết bị) giúp cho việc 
mang các sản phẩm dịch vụ tới người dân, 
đặc biệt tới các khu vực có ít sự hiện diện 
của các ngân hàng. Ở một số quốc gia trên 
thế giới, mật độ dân số trên một (01) ngân 
hàng được xem là một chỉ tiêu đánh giá 
mức độ hay vai trò của ngân hàng đối phát 
triển tài chính toàn diện.
Thứ ba, mobile banking. Mobile banking 
xem xét về mức độ giao dịch tài khoản, 
kiểm tra giao dịch trên tài khoản, thanh 
toán qua điện thoại di động. Điều này 
khuyến khích số lượng người sử dụng giao 
dịch ngân hàng qua điện thoại di động, 
mua bán hàng hóa qua internet hoặc tin 
nhắn điện thoại, chuyển tiền online, thanh 
toán hàng hóa tại các điểm bán. Việc sử 
dụng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di 
động đòi hỏi các ngân hàng đầu tư phát 
triển các phần mềm tiện ích tích hợp trên 
điện thoại di động.
Thứ tư, các yếu tố khác. Bộ phận người 
dân nằm ngoài tiếp cận sản phẩm dịch vụ 
tài chính cần được quan tâm với nhu cầu 
đa dạng của họ. Yêu cầu về dịch vụ ngân 
hàng trở nên nhỏ hơn khi các vấn đề về 
phục vụ và chi phí trở nên quan trọng hơn. 
Nhu cầu tiết kiệm của những nhóm đối 
tượng này cần được quan tâm đặc biệt như 
đáp ứng nhu cầu chu kỳ vòng đời, tạo ra 
tài sản, thanh toán chi phí vay mượn, đáp 
ứng nhu cầu cấp bách Vì vậy việc phát 
triển sản phẩm đặc thù cho các đối tượng 
này như tiết kiệm nhỏ, tín dụng vi mô, bảo 
hiểm vi mô là vấn đề vô cùng quan trọng 
(Nurkse R, 2010).
Tương tự, nghiên cứu của Neha Garg 
(2015) và Nurkse R (2010) đề cập đến các 
cách đánh giá vai trò của ngân hàng trong 
phát triển tài chính toàn diện các quốc 
gia. Nhiều nghiên cứu khác cũng đề cập 
đến cách thức đánh giá mức độ phát triển 
tài chính toàn diện thông qua một số chỉ 
tiêu đo lường như nghiên cứu của Gortsos 
(2016), Beck (2007), Sarma Mandira 
(2012), Tamilarasu (2014), Ravikumar 
(2012). Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2011, 
Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) 
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng xây 
dựng một cơ sở dữ liệu đồ sộ về tài chính 
toàn diện của các quốc gia trên thế giới 
(Global Findex Database) và được điều 
tra, đánh giá định kì ba (03) năm một lần. 
3. Phát triển tài chính toàn diện thông 
qua ngân hàng tại Việt Nam
Theo WB (2017), tại Việt Nam có 31% 
người trưởng thành có tài khoản ngân 
hàng, phần lớn các khoản tiền của Chính 
phủ được người dân nhận bằng tiền mặt, 
80% người trưởng thành mua bán online 
nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt. Chính 
phủ trong nhiều năm gần đây đã ưu tiên 
thực hiện các nội dung liên quan đến tăng 
cường tiếp cận tài chính và phát triển tài 
chính toàn diện tại Việt Nam. Cụ thể năm 
2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 
NGUYỄN THÙY DƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU TRANG
35Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
41/2010/NĐ-CP hỗ trợ tín dụng phát triển 
nông nghiệp nông thôn. Tháng 12 năm 
2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban 
hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê 
duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ 
thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến 
năm 2020. Gần đây nhất, tháng 9/2016, 
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 
1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao 
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho 
nền kinh tế. 
Để đánh giá phát triển tài chính toàn diện 
thông qua ngân hàng tại Việt Nam, nhóm 
nghiên cứu sử dụng hai nhóm chỉ tiêu: 
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ 
bao phủ của hệ thống ngân hàng, phản ánh 
khả năng cung cấp và dễ dàng tiếp cận với 
ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của 
người dân. Thứ hai, nhóm chỉ tiêu về mức 
độ sử dụng sản phẩm ngân hàng- tài chính. 
Quy mô nghiên cứu áp dụng cho hệ thống 
ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 
nghiên cứu 07 năm, từ 2012 đến 2018. 
Số liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp từ 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), 
WB, và IMF. 
3.1. Mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng
Số lượng các ngân hàng trong hệ thống có 
tác động tới lượng người có thể tiếp cận 
và được sử dụng các dịch vụ ngân hàng tài 
chính chính thức. Lượng ngân hàng càng 
nhiều thì mức độ bao phủ của hệ thống 
ngân hàng càng lớn (Ravikumar, 2012). 
Trong những năm qua, hệ thống Ngân 
hàng tại Việt Nam không ngừng mở rộng 
về quy mô, đa dạng về tính chất hoạt động 
và loại hình sở hữu. Tính đến cuối năm 
2018, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 
07 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà 
nước, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 
ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng hợp 
tác, 28 NHTM cổ phần; 02 ngân hàng liên 
doanh; 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài 
và 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 
So với năm 2012, số lượng các NHTM cổ 
phần có sự sụt giảm nhẹ do tác động của 
Hình 1. Số lượng ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Nguồn: NHNN
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
việc mua lại, sáp nhập các ngân hàng cũng 
như việc tái cơ cấu hệ thống TCTD giai 
đoạn 2011-2015. Số lượng chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài tăng, số lượng ngân hàng 
100% vốn nước ngoài cũng tăng, chứng tỏ 
Việt Nam ngày càng thu hút được sự tham 
gia cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính 
của các ngân hàng ngoại. 
Để có thể đánh giá chính xác hơn về mức 
độ bao phủ của ngân hàng, các chỉ tiêu 
thường được sử dụng là mức độ bao phủ 
của chi nhánh ngân hàng và ATM theo 
địa lý và dân số. Mức độ bao phủ của chi 
nhánh về mặt dân số phản ánh số lượng 
chi nhánh trên mỗi 100.000 người dân nói 
chung hoặc 100.000 người trưởng thành. 
Mức độ bao phủ của ATM về dân số phản 
ánh số lượng ATM trên mỗi 100.000 người 
dân nói chung hoặc 100.000 người trưởng 
thành. Tương tự như vậy, mức độ bao phủ 
của chi nhánh về mặt địa lý phản ánh số 
lượng chi nhánh trên mỗi 1.000 km2. Mức 
độ bao phủ của ATM về mặt địa lý phản 
ánh số lượng ATM trên mỗi 1.000 km2. 
Những chỉ tiêu này phản ánh mức độ sẵn 
có của chi nhánh ngân hàng và ATM trên 
phương diện tiếp cận của người dân. Những 
chỉ tiêu này càng cao phản ánh mức độ phát 
triển tài chính toàn diện càng cao, người 
dân càng dễ tiếp cận với các dịch vụ ngân 
hàng tài chính. Nhóm chỉ tiêu này đã được 
rất nhiều nghiên cứu sử dụng như Beck và 
cộng sự (2007), Kiatchai Sophastienphong 
và Anoma Kulathunga (2009), Chakravarty 
và Rupayan Pal (2010).
Bảng 1 cho thấy nhìn chung có xu hướng 
tăng trưởng đều đặn về mức độ bao phủ 
của chi nhánh ngân hàng theo địa lý, cứ 
mỗi 1.000 km2 thì có 6,4 chi nhánh ngân 
hàng vào năm 2012, trong khi con số này 
năm 2018 là 8,64. Tương tự như vậy về 
mức độ bao phủ của chi nhánh ngân hàng 
theo dân số, nếu trong năm 2012 có 3,1 
chi nhánh trên mỗi 100.000 người trưởng 
thành thì con số này đến năm 2016 là 3,92 
chi nhánh. Có một sự sụt giảm nhẹ về mức 
độ bao phủ của chi nhánh ngân hàng trong 
năm 2015. Nguyên nhân chính là do, đặc 
biệt phải kế đến ba thương vụ NHNN mua 
lại ngân hàng yếu kém để tái cơ cấu các 
ngân hàng này. 
Như vậy trong giai đoạn 2012- 2018, 
người dân nói chung và người trưởng 
thành tại Việt Nam nói riêng có thể dễ 
dàng hơn trong việc đến các chi nhánh 
ngân hàng, từ đó việc tiếp cận với các dịch 
vụ ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng và thuận 
tiện hơn. Tuy nhiên, những con số này 
hiện đang thấp hơn rất nhiều so với các 
nước trong khu vực. Cụ thể số chi nhánh 
trên mỗi 100.000 người trưởng thành tại 
Malaysia, Thái Lan và Indonesia trung 
bình lần lượt khoảng 11 chi nhánh, 13 chi 
nhánh và 17 chi nhánh (IMF, 2017).
Hình 2 cho thấy mức độ bao phủ của 
ATM theo cả dân số và địa lý đều có sự 
tăng trưởng đều đặn. Về mặt địa lý, năm 
2012 Việt Nam có 42,9 cây ATM trên mỗi 
1.000 km2 thì đến năm 2018 con số này 
Bảng 1. Mức độ bao phủ của chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng chi nhánh trên mỗi 100.000 người 
trưởng thành 3,14 3,69 3,88 3,80 3,87 3,88 3,92
Số lượng chi nhánh trên mỗi 1.000 km2 6,4 7,3 8,2 8,1 8,3 8,48 8,64
Nguồn: WB, IMF
NGUYỄN THÙY DƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU TRANG
37Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
là 56,16. Tương tự như vậy, cứ 100.000 
người trưởng thành tại Việt Nam năm 
2012 có 20,9 cây ATM thì năm 2018 số 
lượng cây ATM đã lên tới 25,41. So với 
các nước trong khu vực như Malaysia, 
Thái Lan và Indonesia thì số lượng cây 
ATM trên 100.000 người trưởng thành 
trung bình trong giai đoạn nghiên cứu lần 
lượt khoảng 50, 110 và 50 cây ATM. Như 
vậy mức độ bao phủ ATM về dân số của 
Malaysia và Indonesia gấp đôi Việt Nam, 
còn mức độ bao phủ ATM về dân số của 
Thái Lan gấp hơn 4 lần Việt Nam. 
3.2. Mức độ sử dụng các sản phẩm ngân 
hàng - tài chính 
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng 
các sản phẩm ngân hàng tài chính được 
sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: (i) số 
lượng tài khoản tiền gửi trên mỗi 100.000 
người trưởng thành; (ii) số lượng thẻ trong 
lưu thông. Rất nhiều các nghiên cứu đã 
sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá mức 
độ phát triển của tài chính toàn diện như 
Ravikumar (2012), Gortsos (2016), Sarma 
Mandira (2012). 
Mức độ sử dụng sản phẩm tiền gửi có sự 
gia tăng mạnh trong giai đoạn 2012- 2018. 
Cụ thể năm 2018, cứ mỗi 100.000 người 
trưởng thành tại Việt Nam có 1.090,48 
tài khoản tiền gửi, tăng 76,6% so với năm 
2012. Như vậy trong giai đoạn nghiên 
cứu số tài khoản tiền gửi trung bình mỗi 
năm tăng khoảng 11%, lớn hơn rất nhiều 
so với mức tăng trung bình 1% của số 
người trưởng thành tại Việt Nam. Tốc 
độ tăng trưởng tài khoản tiền gửi trung 
bình tại Việt Nam lớn hơn rất nhiều so 
với các nước trong khu vực như Malaysia 
(0,04%), Thái Lan (1,51%) và Indonesia 
(7,81%). Điều này có thể lý giải do mức 
độ phát triển tài chính toàn diện tại các 
nước cao hơn, đa số người dân có tài 
khoản tiền gửi nên tỷ lệ tăng trưởng tài 
khoản tiền gửi không nhiều. Ngược lại 
Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu 
của phát triển tài chính toàn diện nên tỷ 
lệ tăng này cao hơn. Nhận định này cũng 
Hình 2. Mức độ bao phủ của ATM tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Nguồn: WB, IMF
Bảng 2. Mức độ sử dụng sản phẩm thẻ và tiền gửi giai đoạn 2012- 2016 
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số tài khoản tiền gửi trên mỗi 
100.000 người trưởng thành 617,48 667,74 780,48 853,64 933,70 970,90 1.090,48
Lượng thẻ trong lưu thông 
(triệu thẻ) 54,2 66,0 81,6 99,5 117,8 132,3 153
Nguồn: NHNN, IMF
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
rất logic theo số liệu về tỷ lệ người trưởng 
thành có tài khoản tại ngân hàng năm 
2017 tại Việt Nam là 31%, thấp hơn so với 
tại Indonesia (49%), Thái Lan (82%) và 
Malaysia (85%) (WB, 2017).
Lượng thẻ trong lưu thông cũng tăng 
mạnh, đến năm 2018 tại Việt Nam có 153 
triệu thẻ, tăng gần gấp 3 lần so với 54,2 
triệu thẻ của năm 2012. Bên cạnh đó, 
theo NHNN (2019), tính đến hết tháng 
12/2018, Việt Nam có 18.587 ATM, 
243.123 máy POST/EDC. Như vậy có thể 
khẳng định mức độ sử dụng hai sản phẩm 
thẻ và tiền gửi tại Việt Nam có xu hướng 
tăng trưởng nhanh trong giai đoạn nghiên 
cứu từ 2012-2018.
4. Một số khuyến nghị
Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò 
quan trọng trong nền kinh tế, và là yếu 
tố quyết định thành công hay thất bại của 
hệ thống tài chính, thể hiện sức khỏe của 
nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đưa ra rằng 
các quốc gia có hệ thống ngân hàng vững 
mạnh hơn sẽ phát triển hơn các quốc gia 
khác. Điều này có thể thấy ngân hàng 
đóng góp rất lớn trong việc phát triển quốc 
gia nói chung và phát triển tài chính toàn 
diện nói riêng. Theo Quyết định 1726/QĐ-
TTg năm 2016 phê duyệt Đề án nâng cao 
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho 
nền kinh tế, một số chỉ tiêu đặt ra trong 
mối tương quan với thực trạng hiện tại 
như sau (Bảng 3). 
Từ Bảng 3 có thể nhận thấy khoảng cách 
tương đối xa giữa hiện tại và mục tiêu đến 
năm 2020 theo Quyết định 1726/QĐ-TTg. 
Từ thực trạng như vậy cũng như nhận thức 
được sự quan trọng của các ngân hàng 
trong việc phát triển tài chính toàn diện, 
bài viết đề xuất một số khuyến nghị với 
Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Việt 
Nam như sau: 
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh 
chóng ban hành chiến lược mang tầm quốc 
gia về phát triển tài chính toàn diện. Bên 
cạnh đó bản thân các ngân hàng cần tự xây 
dựng Chiến lược tài chính toàn diện thông 
qua phát triển mô hình kinh doanh với lợi 
thế cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, các ngân hàng cần thiết hợp nhất 
chiến lược tài chính toàn diện với chiến lược 
kinh doanh của chính ngân hàng. Ngân hàng 
cần xem xét tài chính toàn diện như là một 
cơ hội kinh doanh lớn và hoàn thiện mô hình 
kinh doanh, qua đó cần xác định đối tượng 
nào sẽ là đối tượng mục tiêu của ngân hàng 
mình, từ đó cung ứng các sản phẩm phù hợp 
với đối tượng mục tiêu đó. 
Thứ ba, các ngân hàng phải ứng dụng giải 
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về tài chính toàn diện theo Quyết định 1726/QĐ-TTg
Chỉ tiêu
Mục tiêu đến năm 2020 
theo Quyết định 1726/
QĐ-TTg
Thực tế năm 
2018
Số máy ATM trên mỗi 100.000 người trưởng thành khoảng 40 25,41 
Số lượng ATM khoảng 30.000 18.587 
Số lượng POS khoảng 300.000 243.123 
Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng 70% 31% (năm 2017)
Nguồn: NHNN, 2019
NGUYỄN THÙY DƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU TRANG
39Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
pháp ngân hàng lõi (core banking solution) 
cho tất cả các chi nhánh và thực hiện các 
giải pháp tích hợp cho toàn hệ thống ngân 
hàng. Việc tích hợp hệ thống trên nền tảng 
công nghệ hiện đại như vậy có thể hỗ trợ 
cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu 
của khách hàng, từ đó gia tăng khả năng 
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. 
Thứ tư, các ngân hàng cần thiết phát triển 
sản phẩm cho các khách hàng có thu nhập 
thấp và các đối tượng không có khả năng 
tiếp cận dịch vụ tài chính như sản phẩm 
bảo hiểm, quỹ tương hỗ, tài khoản tiết 
kiệm, thấu chi, sản phẩm kiều hối.
Thứ năm, các ngân hàng cần tập trung 
nỗ lực thực hiện các chương trình truyền 
thông hỗ trợ giúp cho nâng cao hiểu biết 
dịch vụ tài chính của ngân hàng tới các đối 
tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt đối 
tượng khác hàng có thu nhập thấp ■
Tài liệu tham khảo
1. Abbey, C. O., E. Odonkor, and D. Boateng (2014), “A Beneficiary Assessment of Ghana’s Cash Transfer Programme 
(LEAP) in May 2014”, Accra: African Development Program Ghana.
2. Beck, Thorsten, Demirguc-Kunt, Asli and Maria S. Martinez Peria (2007), “Reaching out: Access to and use of banking 
services across countries,” Journal of Financial Economics, Elsevier, Vol. 85, pp. 234-266.
3. Chakravarty, Satya & Pal, Rupayan. (2010), “Measuring Financial Inclusion : An Axiomatic Approach”. Indira Gandhi 
Institute of Development Research, Mumbai.
4. European Commission (2008), “Financial services provision and prevention of financial exclusion”.
5. Gortsos (2016), “Financial Inclusion: An overview of its various dimensions and the initiatives to enhance its current level”, 
ECEFIL, Working Paper Series No 15.
6. Hannig, A., and S. Jansen (2010), “Financial Inclusion and Financial Stability: Current Policy Issues”,ADBI Working 
Paper 259, Tokyo: Asian Development Bank Institute.
7. Hastak, A.C. and Gaikwad, A. (2015), “Issues relating to financial inclusion and banking sector in India”, The Business & 
Management Review, pp. 194-200.
8. International Monetary Fund, (2017), “Financial access survey ( FAS)”.
9. Kiatchai Sophastienphong and Anoma Kulathunga, (2009) “Getting Finance in South Asia, (2009): Indicators and Analysis 
of the Commercial Banking Sector”, World Bank, Washington DC
10. Khan, H. R. (2011), “Financial Inclusion and Financial Stability: Are They Two Sides of the Same Coin?”, Address by Shri 
H. R. Khan, Deputy Governor of the Reserve Bank of India, at BANCON 2011, organized by the Indian Bankers Association and 
Indian Overseas Bank, Chennai, India, 4 November.
11. Liên Hiệp quốc (2006) , “Building Inclusive Financial Sectors for Development”, ISBN: 92-1-204251-1
12. Md. Ezazul Islam, Salim Al Mamun (2011), “Financial Inclusion: The Role of Bangladesh Bank”, Research Department 
Bangladesh Bank Head Office, DhakaWorking Paper Series: WP1101.
13. Neha Garg (2015), “Role of Banks in Financial Inclusion”, International Journal of Management and Social Sciences 
Research (IJMSSR) ISSN: 2319-4421 Volume 4, No. 6, June 2015.
14. Nurkse R (2010),“Financial Inclusion “Wideningthe Bottom of the Pyramid”.
15. Peter J.Morgan Victor Pontines (2014), “Financial Stability andFinancial Inclusion”, Asian Development Bank Institute, 
ADBI working paper series.
16. Quyết định 1726/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về “phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng 
cho nền kinh tế”, kí ngày 05 tháng 09 năm 2016, hiệu lực ngày 05 tháng 09 năm 2016
17. Raihanath.MP,K.P.Pavithran (2014), “Role Of Commercial Banks InThe Financial Inclusion Programme”,Journal of Busi-
ness Management & Social Sciences Research (JBM&SSR) ISSN No: 2319-5614 Volume 3, No.5, May 2014.
18. Ravikumar (2012), “Assessing role of banking sector in financial inclusion process in India”.
19. Sarma Mandira (2012), “Index of Financial Inclusion- A measure of financial sector inclusiveness”, Berlin Working Papers 
on Money, Finance, Trade and Development, Working Paper No. 07/2012.Tamilarasu (2014), “Role of banking sectors on 
financial inclusion development in India- an analysis”, GALAXY International Interdisciplinary Research Journal, Vol.2 (2),pp-
39-45.
20. United Nations (2006), “Building inclusive financial sectors for development”. New York: The United Nations Department 
of Public Information.
21. Viện Chiến lược (2017), “Sơ lược về tài chính toàn diện”.
22. World Bank (2014), “Global Findex Database”.
23. World Bank (2017), “The Global Findex Database Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution”

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ngan_hang_trong_phat_trien_tai_chinh_toan_dien_t.pdf