Ứng dụng phần mềm Mapinfo vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ứng dụng các phần mềm GIS trong quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên đang
trở thành một xu hướng tất yếu. Trong lĩnh vực khai thác, phát triển tài nguyên du lịch
cũng đang có những ứng dụng theo xu hướng này. Trên cơ sở ứng dụng phần mềm
Mapinfo 15.0 nghiên cứu đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên du lịch
cho khu du lịch Hải Tiến gồm: Dữ liệu thuộc tính - là đặc điểm, đặc trưng về đối tượng,
được thiết kế thành các trường dữ liệu; dữ liệu không gian - là vị trí của các đối tượng,
được xác định thông qua hệ tọa độ địa lý. Đây là tư liệu chỉ dẫn, quảng bá và cung cấp
các thông tin cần thiết cho khách du lịch, góp phần thúc đẩy khu du lịch Hải Tiến phát
triển hơn trong thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng phần mềm Mapinfo vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng phần mềm Mapinfo vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 21 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO VÀO VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH KHU DU LỊCH HẢI TIẾN, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA Vũ Văn Duẩn1 TÓM TẮT Ứng dụng các phần mềm GIS trong quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên đang trở thành một xu hướng tất yếu. Trong lĩnh vực khai thác, phát triển tài nguyên du lịch cũng đang có những ứng dụng theo xu hướng này. Trên cơ sở ứng dụng phần mềm Mapinfo 15.0 nghiên cứu đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên du lịch cho khu du lịch Hải Tiến gồm: Dữ liệu thuộc tính - là đặc điểm, đặc trưng về đối tượng, được thiết kế thành các trường dữ liệu; dữ liệu không gian - là vị trí của các đối tượng, được xác định thông qua hệ tọa độ địa lý. Đây là tư liệu chỉ dẫn, quảng bá và cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch, góp phần thúc đẩy khu du lịch Hải Tiến phát triển hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu, phần mềm Mapinfo 15.0, tài nguyên du lịch, Hải Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải Tiến là khu du lịch biển có tiềm năng tự nhiên, nhân văn khá phong phú và hấp dẫn cho phát triển du lịch; trong đó nổi bật lên là vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ của biển Hải Tiến, thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức khai thác các tiềm năng này cho phát triển các loại hình du lịch ở Hải Tiến vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa thực sự tạo ra đƣợc những sản phẩm du lịch đặc trƣng, có chất lƣợng, mang thƣơng hiệu để hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Đặc biệt, các hoạt động quảng bá và phát triển các dịch vụ hỗ trợ chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ và đẩy mạnh, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi và tiện nghi cho khách du lịch trong quá trình tìm hiểu khai thác các thông tin du lịch để lựa chọn điểm đến. Phần mềm MapInfo với lợi thế về khả năng liên kết, truy xuất dữ liệu không gian và thuộc tính nhanh chóng, chính xác đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu địa lý mang tính ứng dụng và các chuyên ngành khoa học khác. Do vậy, việc ứng dụng phần mềm MapInfo (phiên bản 15.0) để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên du lịch phục vụ công tác quản lý, định hƣớng phát triển du lịch biển Hải Tiến là cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 22 2. ĐỐI TƢỢNG, DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Không gian nghiên cứu Khu du lịch Hải Tiến có diện tích khoảng 400 ha, là khu vực nằm dọc bờ biển, thuộc địa phận 4 xã: Hoằng Trƣờng, Hoằng Hải, Hoằng Tiến và Hoằng Thanh của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; cách Quốc lộ 1A 15 km, cách thành phố Thanh Hoá 20 km và cách Hà Nội 160 km. Phía Bắc giáp Đồn Biên phòng thuộc xã Hoằng Trƣờng có tọa độ 19o55’B; phía Nam giáp khu nuôi trồng thuỷ sản thuộc xã Hoằng Thanh, có tọa độ là 19o50’B; phía Đông giáp biển Đông, có tọa độ là 19o58’B; phía Tây giáp khu dân cƣ của 4 xã: Hoằng Trƣờng, Hoằng Hải, Hoằng Tiến và Hoằng Thanh. Trong quy hoạch chi tiết và quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa và UBND tỉnh Thanh hóa đã đặt ra mục tiêu là xây dựng khu vực biển Hải Tiến thành một khu du lịch sinh thái biển hấp dẫn với chức năng nghỉ dƣỡng sinh thái, tắm biển, du lịch văn hoá, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, trong một môi trƣờng thiên nhiên trong lành, mát mẻ [1,4,5]. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Tài nguyên du lịch tự nhiên: Bao gồm các điều kiện về tự nhiên (nền địa chất, địa hình, khí hậu, thủy hải văn, sinh vật) có thể ảnh hƣởng đến điều kiện phát triển các loại hình du lịch tại Khu du lịch biển Hải Tiến. Đặc biệt các thắng cảnh tự nhiên nhƣ: Bãi biển, núi, rừng phòng hộ,...[1, 2]. Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các điều kiện về kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, phong tục và tập quán của ngƣ dân, có tác động đến khả năng khai thác, phát triển các loại hình du lịch [1,2]. 2.3. Nguồn dữ liệu Dữ liệu không gian: Hệ thống thông tin nền và thông tin chuyên đề đƣợc số hóa từ các bản đồ chuyên đề nhƣ bản đồ khu du lịch Hải tiến gồm bản đồ giao thông, bản đồ phần tầng địa hình, bản đồ di tích thắng cảnh, cùng tỷ lệ. Dữ liệu thuộc tính: Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên, thông tin kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn của khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp từ các nguồn tài liệu xuất bản [1,2] và số liệu điều tra thực tế trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp, thu thập thông tin tài liệu: Khu du lịch biển Hải Tiến có nguồn tƣ liệu khá phong phú, trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân tích các số liệu thống kê về các dạng tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trong khu vực và vùng phụ cận. Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đây là phƣơng pháp đặc trƣng và truyền thống trong nghiên cứu địa lý. Phƣơng pháp này giúp kiểm chứng những thông tin, tài liệu hiện có, đồng thời giúp thu thập bổ sung thông tin cần thiết còn thiếu. Trong quá trình thực địa, tác giả tập trung chủ yếu vào việc thu thập dữ liệu không gian (tọa độ địa lý) của các loại tài TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 23 nguyên du lịch bằng máy định vị GPS cầm tay; thu thập thông tin về hiện trạng hoạt động, khai thác du lịch tại khu vực nghiên cứu. Phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý - (GIS): Việc liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian nhờ những ứng dụng của công nghệ GIS giúp việc nghiên cứu và đề xuất các phƣơng án khai thác, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn nghiên cứu thuận lợi. Những ứng dụng đƣợc thể hiện trong việc xây dựng các bản đồ, hệ thống dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính về đối tƣợng. Trong nghiên cứu này, phần mềm MapInfo 15.0 đƣợc sử dụng để thực hiện thiết kế, xây dựng và lƣu trữ CSDL tài nguyên du lịch của khu vực biển Hải Tiến. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính (Attribute data) giúp nắm bắt rõ hơn các thông tin về đặc tính của đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phƣơng pháp truyền thống để lƣu trữ loại dữ liệu này sẽ gây khó khăn cho việc cập nhật, hỏi – đáp và truy xuất khi cần, hơn nữa việc liên kết những dữ liệu thuộc tính vào từng đối tƣợng trong không gian thực tế là khó thực hiện. Khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm này, Mapinfo cung cấp một môi trƣờng lƣu trữ dƣới dạng số (digital), truy, xuất dữ liệu thuộc tính dễ dàng hơn, đặc biệt là khả năng liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Hình 1. Bảng thuộc tính CSDL tài nguyên du lịch khu du lịch Hải Tiến trong môi trƣờng phần mềm Mapinfo 15.0 Dữ liệu thuộc tính trong Mapinfo đƣợc lƣu trữ dƣới dạng bảng (Browser), gồm các trƣờng dữ liệu: Đối với các loại tài nguyên du lịch dữ liệu đƣợc lƣu trữ theo cấu trúc bảng với các trƣờng thông tin là các cột nhƣ: TT, Loai_tai_nguyen, Ten, Vi_tri, (Hình 1). Việc nhập dữ liệu thuộc tính đƣợc tiến hành song song với nhập dữ liệu không gian. Mỗi đối tƣợng (tài nguyên) xác định trong không gian, đƣợc gắn với hệ thống dữ liệu thuộc tính chi tiết, đảm bảo phản ánh khái quát và đầy đủ nhất về đối tƣợng nghiên cứu. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 24 Hình 2. Bảng thuộc tính cơ sở dữ liệu về giao thông Khu du lịch biển Hải Tiến trong Mapinfo 15.0 Đối với lớp dữ liệu về cơ sở hạ tầng gồm: Giao thông, bến xe, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, đƣợc xây dựng theo từng lớp thông tin dữ liệu khác nhau. Mỗi một lớp thông tin là một bảng thuộc tính gồm: TT, Loai, vi_tri,Về cơ sở dữ liệu giao thông đƣợc xây dựng cùng với nhập dữ liệu không gian các tuyến đƣờng giao thông trên bản đồ. Hệ thống cơ sở dữ liệu giao thông khu du lịch Hải Tiến gồm tuyến đƣờng quốc lộ 10 nối từ quốc lộ 1A, các tuyến đƣờng liên xã Hoằng Trƣờng, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và một số xã tiếp giáp, hệ thống tuyến đƣờng liên thôn trong xã (Hình 2). 3.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu không gian Dữ liệu không gian bao gồm 3 nhóm đối tƣợng chính: Các đối tƣợng thuộc về cơ sở địa lý; nhóm đối tƣợng về các dạng tài nguyên du lịch; nhóm đối tƣợng thuộc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. Nhóm đối tƣợng cơ sở địa lý, đƣợc số hóa ranh giới hành chính, vị trí, hình dạng, kích thƣớc các đơn vị lãnh thổ (các xã), hệ thống thủy văn, các tuyến đƣờng giao thông, các trung tâm hành chính,... từ bản đồ hành chính huyện Hoằng Hóa 1: 50.000 do phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện Hoằng Hóa cung cấp. Kết quả thu đƣợc là hệ thống bản đồ nền, đảm bảo độ chính xác về mặt khoa học (Hình 3). Nhóm đối tƣợng là tài nguyên du lịch, nghiên cứu đã xác định vị trí không gian bằng thiết bị định vị vệ tinh cầm tay GPS, và hệ thống bản đồ trực tuyến của Googlemaps, thông số đƣợc lƣu dƣới dạng định dạng: Độ, phút, giây. Các nhóm tài nguyên đƣợc nghiên cứu đƣa vào xây dựng CSDL bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên lịch sử - văn hóa. Hình 3. Lớp dữ liệu bản đồ nền TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 25 Nhóm đối tƣợng là các yếu tố thuộc về hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch, bao gồm: Hệ thống thống đƣờng giao thông (Hình 4), bến xe, bến tàu, nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí, mua sắm,... đƣợc tiến hành tƣơng tự nhƣ nhóm tài nguyên du lịch. Sau khi có đƣợc dữ liệu bản đồ nền và vị trí không gian của các đối tƣợng, việc xây dựng CSDL không gian đƣợc tiến hành thông qua việc liên kết các đối tƣợng (tài nguyên) với tọa độ địa lý đã đƣợc xác định lên bản đồ nền của khu vực nghiên cứu song song với việc thiết kế hệ thống chú giải cho từng loại tài nguyên. Một thế mạnh đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ GIS nói chung và phần mềm Mapinfo nói riêng là các đối tƣợng có thể đƣợc quản lý ở những lớp dữ liệu riêng biệt (ví dụ: Lớp dữ liệu về tài nguyên du lịch tự nhiên, lớp dữ liệu về các di tích lịch sử - văn hóa,...). Điều này rất thuận tiện khi chúng ta muốn truy vấn, tra cứu hoặc cập nhật và chỉnh sửa bổ sung thông tin cho từng đối tƣợng riêng lẻ nào đó. Đồng thời, khi cần thiết có thể tích hợp (chồng xếp) các lớp dữ liệu để cho ra các sản phẩm theo yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. 3.3. Cơ sở dữ liệu bản đồ Tài nguyên du lịch Trong nghiên cứu phát triển du lịch, việc xây dựng CSDL GIS về tài nguyên du lịch là nhiệm vụ mang tính chất tiền đề, nhằm định hƣớng tổ chức, bố trí sản xuất, khai thác các tiềm năng của lãnh thổ một cách hợp lý về mặt không gian. Nếu nhƣ sử dụng các phƣơng pháp xây dựng bản đồ truyền thống sẽ tốn rất nhiều thời gian, sức lực, mặt khác chất lƣợng cũng nhƣ độ chính xác của bản đồ truyền thống có thể là chƣa cao. Trong khi đó, trên CSDL về tài nguyên du lịch Khu du lịch biển Hải Tiến đã đƣợc thiết kế, xây dựng và quản lý trong môi trƣờng Mapinfo thì việc biên tập và in ấn các bản đồ chuyên đề rất thuận tiện và nhanh chóng đảm bảo tính chính xác. Việc xây dựng CSDL tài nguyên du lịch góp phần làm nổi bật tiềm năng phát triển du lịch đồng thời giúp quảng bá và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tra cứu, tìm hiểu các thông tin tiện ích về Khu du lịch biển Hải Tiến. Thông qua hệ thống CSDL thuộc tính và đƣợc cụ thể hóa trên bản đồ tài nguyên du lịch Khu du lịch biển Hải Tiến cho thấy, khu vực này có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, bao gồm: Các thắng cảnh tự nhiên, bãi tắm, nét văn hóa của cƣ dân ven biển, những lễ hội truyền thống,... trong đó, nổi bật là tài nguyên du lịch biển. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch của Khu du lịch biển Hải Tiến. 4. KẾT LUẬN Phần mềm Mapinfo là một công cụ hiện đại giúp thiết kế, xây dựng, lƣu trữ, quản lý và truy xuất các dữ liệu GIS nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo mức độ chính xác cao. Các Hình 4. Lớp dữ liệu hạ tầng giao thông TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 26 dữ liệu trong phần mềm Mapinfo đƣợc quản lý bởi các lớp dữ liệu độc lập, do vậy việc cập nhật, bổ sung và chỉnh sửa có thể thực hiện rất dễ dàng, thuận tiện mà không ảnh hƣởng đến các lớp dữ liệu khác trong hệ thống CSDL chung. CSDL tài nguyên du lịch của Khu du lịch biển Hải Tiến gồm: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau một cách tự động. Trong đó dữ liệu thuộc tính đƣợc thể hiện thông qua các bảng dữ liệu, còn dữ liệu không gian đƣợc thể hiện trên bản đồ. Từ CSDL đã đƣợc xây dựng, việc biên tập các bản đồ chuyên đề phục vụ nghiên cứu và quản lý, phát triển du lịch có thể tiến hành nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác. Hệ thống CSDL bản đồ tài nguyên du lịch Khu du lịch biển Hải Tiến cho phép định hƣớng tổ chức, khai thác, quản lý phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng và không gian lãnh thổ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, Địa chí huyện Hoằng Hóa, in trong Địa chí Thanh Hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin. [2] Lê Văn Trƣởng (2002), Địa lý Thanh Hóa, Giấy phép xuất bản số: 52/XB- VHTT-TH cấp ngày 2/8/2002, Thanh Hóa. [3] Phạm Thị Xuân Thọ (Chủ biên), Nguyễn Xuân Bắc (2011), Lý thuyết và thực hành Mapinfo Professional, Nxb. Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [4] UBND tỉnh Thanh Hóa (2004), Quyết định số 1314/QĐ - CT ngày 21/4/2004 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến. [5] UBND tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. APPLICATION OF MAPINFO SOFTWARE IN ESTABLISHMENT OF TOURISM RESOURCE DATABASE IN HAI TIEN AREA, HOANG HOA DISTRICT, THANH HOA PROVINCE Vu Van Duan ABSTRACT Application of GIS softwares in manageement and exploitation of resources. This tendency is not an exception in tourism sector. By using Mapinfo 15.0 software, the author has built up a database of tourism resources in Hai Tien area includes: Attribute data which relates to characteristics and features, is designed into data fields; spatial data which relates to location is defined by geographic coordinates, these two data are closely related. The database will be a meaningful information resource to advertise and instruct tourists. In other words, it will contribute to promote tourism development in Hai Tien area. Keywords: Database, Mapinfor 15.0 software, tourism resources, Hai Tien, Hoang Hoa, Thanh Hoa.
File đính kèm:
- ung_dung_phan_mem_mapinfo_vao_viec_xay_dung_co_so_du_lieu_ve.pdf