Ứng dụng giải pháp xử lý đất yếu dưới đáy hố đào để ổn định tường vây cho nhà cao tầng

Treatment of soft soil under excavation bottom for diaphragm wall

stability of high building

Absract: In recent years, the construction of high-rise buildings with

basement on soft soil is a matter of necessity, involve the use of

different solutions to create optimal efficiency and economical. The

solution Jet Grouting is one of the good solutions for the purpose. The

paper presents results of prediction calculation of diaphragm wall

stability of an high buiding with treatment of soft soil under deep

excavation bottom by jet grouting method. The software Plaxis 8.5 with

2 calculating models (Real Allocation Simulation and Equivalent

Material Simulation) is used and the results allowed to choice theo

calculation model more reasonble.

pdf 7 trang phuongnguyen 8360
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng giải pháp xử lý đất yếu dưới đáy hố đào để ổn định tường vây cho nhà cao tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng giải pháp xử lý đất yếu dưới đáy hố đào để ổn định tường vây cho nhà cao tầng

Ứng dụng giải pháp xử lý đất yếu dưới đáy hố đào để ổn định tường vây cho nhà cao tầng
 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 2
ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU DƯỚI ĐÁY 
HỐ ĐÀO ĐỂ ỔN ĐỊNH TƯỜNG VÂY CHO NHÀ CAO TẦNG 
VÕ PHÁN, 
KHỔNG HỒ TỐ TRÂM* 
Treatment of soft soil under excavation bottom for diaphragm wall 
stability of high building 
Absract: In recent years, the construction of high-rise buildings with 
basement on soft soil is a matter of necessity, involve the use of 
different solutions to create optimal efficiency and economical. The 
solution Jet Grouting is one of the good solutions for the purpose. The 
paper presents results of prediction calculation of diaphragm wall 
stability of an high buiding with treatment of soft soil under deep 
excavation bottom by jet grouting method. The software Plaxis 8.5 with 
2 calculating models (Real Allocation Simulation and Equivalent 
Material Simulation) is used and the results allowed to choice theo 
calculation model more reasonble. 
1. GIỚI THIỆU * 
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền 
kinh tế, thị trƣờng xây dựng ở Việt Nam đã 
bùng nổ với hàng loạt công trình nhà cao tầng 
mọc lên nhanh chóng ở các đô thị lớn, đặc biệt 
là thành phố Hồ Chí Minh. 
Ở nƣớc ta, vấn đề xử lý đất yếu vẫn còn là 
một công việc mới mẽ. Cho đến nay vẫn chƣa 
có một đánh giá mang tính toàn diện về tình 
hình xây dựng và khai thác công trình trên đất 
yếu, chƣa có các đối chiếu giữa lý thuyết và 
thực tế thi công nhƣ độ lún, độ ổn định, 
chuyển vị hay nghiên cứu về sự thay đổi 
các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất yếu sau khi đƣợc 
xử lý, Do vậy, để đánh giá mức độ ổn định 
và đảm bảo điều kiện làm việc lâu dài của 
công trình, việc xử lý đất yếu dƣới công trình 
là vấn đề cần thiết hiện nay. Một trong những 
biện pháp để xử lý nền đất yếu dƣới công trình 
*
 Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-Hồ Chí Minh 
 268 Lý Thường Kiệt, Q10, TP. Hồ Chí Minh 
 DĐ: 0913867008 
 Email: vphan54@yahoo.com. 
cao tầng là giải pháp xử lý bằng phƣơng pháp 
phụt vữa xi măng áp lực cao. 
2. XỬ LÝ ĐẤT YẾU BẰNG PHƢƠNG 
PHÁP JET GROUTING 
Jet Grouting là một kỹ thuật gia cố nền bằng 
cách sử dụng tia nƣớc/ vữa/ khí với áp lực cao 
để cắt đất – xi măng (soilcrete) có cƣờng độ tốt 
hơn và hệ số thấm thấp hơn. Các phƣơng pháp 
thi công gồm có: phƣơng pháp phụt vữa đơn 
(S), phƣơng pháp thi công kép (D), phƣơng 
pháp thứ ba (T), ngoài ra còn có hệ thống phun 
đặc biệt (Super Jet Grouting). 
Thông số của Jet Grouting bao gồm hai phần 
chính là các thông số về thiết bị, vận hành và 
các thông số về sản phẩm soilcrete. 
+ Các thông số về thiết bị, vận hành bao 
gồm: áp lực vữa, lƣu lƣợng vữa, áp lực khí, lƣu 
lƣợng khí, tốc độ nâng cần, tốc độ xoay cần, 
kích thƣớc vòi phụt, thành phần vữa (tỉ lệ w:c, 
hàm lƣợng xi măng) [1]. 
+ Các thông số của sản phẩm sau khi phụt 
vữa áp lực cao bao gồm: cƣờng độ nén nở 
hông của soilcrete, đƣờng kính cọc, mô đun 
đàn hồi [2]. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 13 
+ Tùy thuộc vào lƣợng dùng xi măng, loại 
đất, thời gian ninh kết mà đất nền sau khi 
đƣợc xử lý bằng công nghệ phụt vữa áp lực 
cao Jet Grouting (JGPs) sẽ có sự phát triển về 
cƣờng độ khác nhau. Hiệp hội Jet Grouting 
của Nhật Bản đƣa ra thông số lực dính tiêu 
chuẩn dùng trong thiết kế cọc Jet Grouting là 
c = qu/2 và 0u . Hệ số Poisson: mặc dù có 
sự phân tán tƣơng đối lớn trong các dữ liệu thí 
nghiệm, hệ số Poisson của đất đƣợc cải tạo từ 
0.25-0.45. 
Khi sử dụng phƣơng pháp phần tử hữu hạn, 
ảnh hƣởng trong khu vực hố đào là tốt hơn so 
với bên ngoài hố đào, trong những điều kiện 
giống nhau. 
Xác định thông số vật liệu tƣơng đƣơng 
khi áp lực đất tác dụng lên bề mặt đất hỗn hợp 
bao gồm các khu vực đất đƣợc cải tạo và khu 
vực đất không đƣợc cải tạo ở dƣới đáy hố đào, 
công thức tính toán sau đây đề nghị đánh giá 
các tính chất vật liệu tổng thể của hỗn hợp mặt 
đất theo Chang-Yu Ou, Tzong-Shiann Wu, 
Hsii-sheng Hsieh (1996). 
3. DỰ TÍNH CHUYỂN VỊ NGANG VÀ 
LÚN XUNG QUANH HỐ ĐÀO SAU KHI 
XỬ LÝ ĐẤT YẾU BẰNG CÔNG NGHỆ 
JET GROUTING 
3.1 Giới thiệu công trình 
Công trình dùng để phân tích nghiên cứu là 
Trung tâm thƣơng mại Tài chính Dầu khí Phú 
Mỹ Hƣng (Petroland Tower). Dự án tọa lạc tại 
khu đô thị mới Phú Mỹ Hƣng. Trung tâm cao 
30 tầng gồm 3 tầng đế, 27 tầng tháp và 3 tầng 
hầm với tổng diện tích sàn xây dựng trên 
57.000m
2
. 
Kích thƣớc trung bình hố đào: 50m x 60m. 
Chiều sâu đào lớn nhất (3 tầng hầm): 14.0m, 
mực nƣớc ngầm cao. Biện pháp thi công: 
Semi Top – Down. Địa chất công trình đƣợc 
tóm tắt trong bảng 1. 
Hình 1: Mặt bằng công trình 
Biện pháp chống đỡ: tƣờng vây dày 
0.8m, kết hợp với thanh chống ngang, sàn 
tầng hầm. Tƣờng vây đƣợc cắm vào độ sâu 
-24.0m so với mặt đất tự nhiên. Tƣờng vây 
nằm hoàn toàn phần lớn trong lớp đất bùn 
sét, lớp đất sét từ trạng thái dẻo cứng đến 
dẻo mềm, lớp cát hạt mịn đến hạt trung 
trạng thái chặt vừa. 
Trình tự thi công hố đào gồm các bƣớc sau: 
-Giai đoạn 1: thi công tƣờng vây 
-Giai đoạn 2: đào đất đến cao độ -2.5m 
-Giai đoạn 3: Lắp hệ giằng chống ở cao 
độ -2m 
-Giai đoạn 4: đào đất đến cao độ -4.5m 
-Giai đoạn 5: thi công sàn tầng hầm 
B1 -3.6m 
-Giai đoạn 6: đào đất đến cao độ -8.0m 
-Giai đoạn 7: thi công sàn tầng hầm 
B2 -7.2 m 
-Giai đoạn 8: đào đất đến cao độ -11.0m 
-Giai đoạn 9: Lắp hệ giằng chống ở cao độ 
-9.5m 
-Giai đoạn 10: đào đất đến cao độ -14.0m 
3.2 Phân tích quá trình thi công hố đào 
bằng phần từ hữu hạn (Plaxis V8.5) 
 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 4
3.2.1Các thông số đầu vào 
- Phụ tải mặt đất 
Phụ tải trên mặt đất lúc này chủ yếu là máy 
móc thi công nên tải trọng xung quanh lấy 
bằng 1T/m2, bề rộng tính toán lấy bằng 5m, 
cách mép hố đào 1m. 
Bảng 1. Tính chất cơ lý chủ yếu của đất nền xây dựng công trình 
STT Lớp đất 
Dày Trạng thái W w d k 
Cắt trực tiếp Ngoài hiện trƣờng 
c Su NSPT 
(m) (%) g/cm
3 
g/cm
3
 (cm/s) kN/m
2 Độ daN/cm2 
1 Lớp 1 1.5 San lấp - - - - - - - - 
2 Lớp 2 12.5 Bùn sét 112.5 1.45 0.71 6.4E-5 7.9 1056’ 0.29 - 
3 Lớp 3 6.5 
Sét dẻo 
mềm 
23.4 2.01 1.63 1.8E-5 16.8 16
035’ - 21 
4 Lớp 4 27 
Cát chặt 
vừa 
13.39 2.62 1.94 - 7.5 29
048’ - 38 
5 Lớp 5 5.5 Sét cứng 19.11 2.06 1.73 - 64.7 23027’ - 44 
- Thông số tƣờng vây 
Tƣờng vây có chiều dày 0.8m, chiều sâu 
tính từ mặt đất tự nhiên là 24m, sử dụng bê 
tông có cấp độ bền B30 để thi công có EA = 
2.60E+07KN/m, EI = 1.39E+06KNm
2
/m, W 
=12.800KN/m/m 
- Thông số thanh chống 
Hố đào đƣợc thi công kết hợp với 2 tầng 
thanh chống H400x400x13x2. Ở độ sâu -2m 
có một tầng chống và ở độ sâu -9.5m có hai 
tầng chống. Thông số của một tầng chống 
nhƣ sau: EA=4.51E+06 KN/m, L=5m. 
- Thông số sàn tầng hầm 
Công trình gồm hai tầng hầm, tầng hầm 1 
ở độ sâu -3.6m, tầng hầm 2 ở độ sâu -7.2m 
với bề dày 0.25m.Các thông số của tầng hầm 
đƣợc tóm tắt nhƣ sau: EA=8.13E+06 KN/m, 
EI=4.23E+04 KNm
2
/m, W= 6.25 KN/m/m 
- Thông số Jet Grouting 
Tùy thuộc vào lƣợng dùng xi măng và 
loại đất và thời gian ninh kết mà đất nền sau 
khi đƣợc xử lý bằng công nghệ Jet-grouting 
sẽ có sự phát triển về cƣờng độ khác nhau. 
Theo Trần Nguyễn Hoàng Hùng (2013) 
nghiên cứu cọc Jet Grouting trong điều kiện 
địa chất TP.HCM, thì để cho trong quá trình 
khoan phụt không xảy ra hiện tƣợng tắt 
nghẽn vòi phun thì tỷ lệ nƣớc và xi măng 
hợp lý là 0.7 (w/c = 0.7) 
3.2.2. Kiểm chứng các thông số của 
mô hình 
Hai mô hình đƣợc lựa chọn để đánh giá 
sự đúng đắn của các thông số đầu vào là mô 
hình Morh-Coulomb (MC) và mô hình 
Hardening Soil (HS), kết quả chuyển vị 
tƣờng vây sử dụng hai mô hình so với kết 
quả đo đạc thực tế khi đào đến đáy hố đào 
(-14m) thể hiện trong (Hình 2). 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 15 
Qua so sánh giữa hai mô hình MC, HS và 
quan trắc, nhận thấy mô hình HS cho kết quả 
gần với quan trắc hơn. Vì mô hình MC chỉ 
xét đất nhƣ vật liệu đàn hồi – dẻo lý tƣởng, 
mô hình HS có xét tới sự gia tải và dỡ tải, 
điều này phù hợp hơn đối với bài toán thi 
công hố đào. Tuy nhiên HS vẫn khác so với 
thực tế quan trắc vì mẫu đƣa vào phòng thí 
nghiệm đã khác so với đất làm việc ngoài 
thực tế. Kết quả quan trắc này đƣợc đƣa ra 
với mục đích lựa chọn mô hình thích hợp 
cho bài toán xử lý đất yếu dƣới đáy hố đào 
bằng phƣơng pháp phụt vữa áp lực cao. 
Nhìn vào đồ thị chuyển vị của tƣờng vây, 
thấy rằng kết quả chuyển vị lớn nhất của 
tƣờng vây ở vị trí đáy hố đào, điều này khá 
phù hợp với những lý thuyết tính toán. 
Bài toán đƣợc đƣa ra làm giảm chuyển vị 
ngang của tƣờng vây là xử lý đất nền trong 
khu vực hố đào, nhằm tăng sức kháng bị 
động trong hố đào bằng cách bơm vào khu 
vựa hố đào những cọc xi măng đất sử dụng 
công nghệ bơm phụt cao áp Jet Grouting hay 
còn gọi là những cọc JGPs. 
Cọc đƣợc cắm vào đáy hố đào với chiều 
dài dự kiến 7m đƣợc tính từ mặt đáy hố đào. 
Hình 2. So sánh chuyển vị ngang của tường vây 
giữa quan trắc thực tế, mô hình MC, mô hình 
HS khi đào đất -14m 
3.2.3 Phương pháp mô phỏng 
Cọc JGPs mô phỏng đƣợc giả định có cƣờng 
độ nén 1 trục nở hông tự do (unconfined 
compression test) là qu = 10 (kG/cm
2
) = 1000 
(kN/m
2). Và khi đó, sức kháng cắt của lớp JGPs 
là: c = qu/2 = 500 (kN/m
2), giá trị môđun biến 
dạng của lớp JGPs đƣợc chọn E = 200qu = 
200000 (kN/m
2), giá trị dung trọng 
3 320 / ; 22 /unsat satkN m kN m  . 
Cách bố trí mô phỏng hố đào có hai phƣơng 
pháp nhƣ sau: 
Hình 3a. Cọc JGPs làm việc bằng 
phương pháp vật liệu riêng biệt 
(PP RAS: the real allocation simulation) 
Hình 3b. Cọc JGPs làm việc bằng 
vật liệu tương đương (PP EMS: 
Equivalent material simulation) 
Hình 3. Phương pháp mô phỏng vật liệu 
 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 6
3.2.4. Phân tích ảnh hƣởng của tỷ lệ xử lý mặt đất Ir đến chuyển vị tƣờng vây 
Hình 5. Chuyển vị tường vây sau khi gia cố đất 
bằng phương pháp phụt vữa áp lực cao theo 
phương pháp vật liệu riêng biệt 
Hình 6. Kết quả chuyển vị tường vây sau khi gia 
cố đất bằng phương pháp phụt vữa áp lực cao 
theo phương pháp vật liệu tương đương 
Chuyển vị tƣờng vây ở đáy hố đào là nguy 
hiểm nhất khi đào ở độ sâu -14m, nên ở đây chỉ 
so sánh kết quả chuyển vị tƣờng vây trong 
trƣờng hợp này. Sau khi mô phỏng mô hình xử 
lý đáy hố đào bằng phụt vữa Jet Grouting bằng 
phần mềm plaxis, kết quả chuyển vị ngang của 
tƣờng vây đƣợc phân tích, so sánh theo phƣơng 
pháp RAS và phƣơng pháp EMS sẽ trình bày 
trong (Hình 4), (Hình 5). 
Sau khi xử lý bằng phƣơng pháp phụt vữa áp 
lực cao trong các trƣờng hợp Ir=5%, 10%, 15%, 
20% chuyển vị ngang của tƣờng vây (cách đỉnh 
tƣờng 10m) theo phƣơng pháp RAS tƣơng ứng 
là 74.1mm, 71.8mm, 68.7mm, 67.3mm tức là đã 
giảm tƣơng ứng 11.5%, 14%, 18%, 19.7%. Còn 
đối với phƣơng pháp EMS, chuyển vị ngang 
giảm tƣơng ứng là 71.1mm, 67.8mm, 67mm, 
66mm tức là đã giảm tƣơng ứng 15%, 19%, 
20%, 21.2%. 
Việc mô phỏng mô hình RAS trong phần 
mềm Plaxis mất khá nhiều thời gian so với 
phƣơng pháp EMS. Để xem xét sự làm việc 
giữa hai phƣơng pháp RAS và EMS ở (Hình 5), 
(Hình 5), ứng với từng tỷ lệ phụt vữa Ir=5%, 
10%, 15%, 20%, ta so sánh các biểu đồ (Hình 
6), (Hình 7), (Hình 8), (Hình 9) nhằm tìm ra 
phƣơng pháp mô phỏng cho kết quả tƣơng đối 
chính xác và nhanh nhất. 
Qua việc mô phỏng cọc bằng hai phƣơng 
pháp, phƣơng pháp vật liệu riêng biệt (RAS) và 
phƣơng pháp vật liệu quy đổi tƣơng đƣơng 
(EMS), ta nhận thấy kết quả chuyển vị lớn nhất 
của tƣờng vây có sai lệch giữa hai phƣơng 
pháp khi phụt vữa áp lực cao. Tuy nhiên kết 
quả sai lệch này không đáng kể, nên có thể 
quan niệm rằng cọc và đất làm việc nhƣ một 
khối đồng nhất để thuận tiện trong quá trình 
tính toán thiết kế. 
Các sự cố thƣờng gặp khi thi công hố đào 
trong vùng đất yếu thƣờng gặp là: mất ổn định 
thành (mái) hố đào, lún bề mặt đất xung quanh 
hố đào, đẩy trồi đáy hố đào, hƣ hỏng kết cấu 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 17 
móng và các bộ phận ngầm đã xây dựng bên 
trong hố đào và các công trình lân cận hố đào. 
Mà nguyên nhân chủ yếu gây sự cố là sự dịch 
chuyển của các lớp đất yếu từ bên ngoài vào 
phía trong hố đào, hạ mực nƣớc ngầm, tăng áp 
lực nƣớc dƣới đáy hố đào. 
Hình 6. Chuyển vị 
tường vây đào -14m 
(Ir=5%) 
Hình 7. Chuyển vị 
tường vây đào -14m 
(Ir=10%) 
Hình 8. Chuyển vị tường 
vây đào -14m (Ir=15%) 
Hình 9. Chuyển vị 
tường vây đào -14m 
(Ir=20%) 
Bên cạnh vấn đề ảnh hƣởng chuyển vị ngang 
của tƣờng vây đến độ ổn định của công trình, thì 
việc xem xét độ lún của đất xung quanh hố đào 
cũng cần đƣợc quan tâm trong quá trình thi 
công. Kết quả phân tích, so sánh độ lún xung 
quanh hố đào theo phƣơng pháp phần tử hữu 
hạn sẽ đƣợc nêu ra sau đây. 
Khi so sánh độ lún xung quanh hố đào theo 
phƣơng pháp RAS và EMS với các tỷ lệ phụt 
vữa khác nhau sẽ đƣợc trình bày trong 
(Hình 9), (Hình 10). 
Lún bề mặt hố đào cũng đƣợc cải thiện khi 
xử lý nền, điều này hết sức cần thiết cho sự an 
toàn các công trình lân cận khi thi công hố đào. 
Độ lún xung quanh hố đào khi chƣa xử lý là 
97.5mm cách mép tƣờng vây 4.5m. Sau khi xử 
lý đất bằng bơm phụt tính toán theo RAS với 
các tỷ lệ Ir=5%, 10%, 15%, 20% thì độ lún xung 
quanh hố đào tƣơng ứng 86.6mm, 81mm, 
73.9mm, 71.6mm tức là giảm 11%, 17%, 24%, 
26%. Khi xử lý đất bằng bơm phụt tính toán 
theo EMS với các tỷ lệ Ir=5%, 10%, 15%, 20% 
thì độ lún xung quanh hố đào tƣơng ứng 80.6mm, 
77.2mm, 75.7mm, 72.7mm tức là giảm 17%, 20%, 
23%, 25%. 
Hình 10. Chuyển vị mặt đất quanh hố đào khi chưa 
xử lý và xử lý đáy hố bằng phương pháp RAS 
Hình 11. Chuyển vị mặt đất quanh hố đào khi chưa 
xử lý và xử lý đáy hố bằng phương pháp EMS 
 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 8
4. KẾT LUẬN 
Đánh giá ảnh hƣởng của cọc JGPs dùng xử 
lý đất dƣới đáy hố đào, tác giả tiến hành khảo 
sát với các tỷ lệ xử lý mặt đất là Ir = 5%, 10%, 
15%, 20%, chuyển vị tƣờng vây tại vị trí nguy 
hiểm nhất giảm tƣơng ứng 11.5%, 14%, 18%, 
19.7% theo phƣơng pháp RAS, còn theo 
phƣơng pháp EMS chuyển vị ngang giảm tƣơng 
ứng 15%, 19%, 20%, 21.2%. 
Theo phƣơng pháp RAS với các tỷ lệ Ir=5%, 
10%, 15%, 20% thì độ lún xung quanh hố đào 
giảm lần lƣợt với tỷ lệ 11%, 17%, 24%, 26%. 
Khi xử lý đất bằng bơm phụt tính toán theo 
EMS độ lún xung quanh hố đào giảm lần lƣợt 
với tỷ lệ 17%, 20%, 23%, 25%. 
Trên kết quả phân tích chuyển vị tƣờng vây 
trong từng trƣờng hợp khác nhau về lƣợng vữa 
phụt vào đất Ir=5%, Ir=10% , Ir=15%, Ir=20%, 
tỷ lệ Ir=10% đƣợc chọn là hợp lý nhất. 
Qua việc mô phỏng cọc bằng hai phƣơng 
pháp, phƣơng pháp vật liệu riêng biệt (RAS) và 
phƣơng pháp vật liệu quy đổi tƣơng đƣơng 
(EMS), ta nhận thấy kết quả chuyển vị lớn nhất 
của tƣờng vây có sai lệch giữa hai phƣơng 
pháp khi phụt vữa áp lực cao. Tuy nhiên kết 
quả sai lệch này không đáng kể, nên có thể 
quan niệm rằng cọc và đất làm việc nhƣ một 
khối đồng nhất để thuận tiện trong quá trình 
tính toán thiết kế. 
5. KIẾN NGHỊ 
Ngoài phân tích trên mô hình 2D, cần xét 
thêm mô hình phân tích 3D để kiểm tra sự chính 
xác của mô hình, từ đó góp phần tìm ra phƣơng 
pháp tính có độ chính xác cao, phục vụ cho quá 
trình tính toán, áp dụng sau này. 
Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có quy trình hóa 
phù hợp về chỉ tiêu, thông số vữa phụt áp lực 
cao cho các phƣơng pháp và đối tƣợng địa tầng 
phụt thích hợp. Vì vậy, việc lựa chọn các thông 
số để đƣa vào thiết kế cần đƣợc xem xét cẩn 
thận, có thể dựa trên kinh nghiệm của công trình 
tƣơng tự đã thi công. Bên cạnh đó, việc kết hợp 
với quan trắc thực tế để có thể hiệu chỉnh kịp 
thời các thông số thiết kế, làm tài liệu tham 
khảo cho các công trình sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. M.P.Moseley and K.Kirsch, “Ground 
Improvement”, chƣơng 5 – Jet grouting. 
[2]. Trần Nguyễn Hoàng Hùng. “Ứng dụng 
công nghệ phụt vữa cao áp xử lý & gia cố nền.” 
Hội thảo khoa học, TP.HCM, Việt Nam, 2013. 
[3]. Bruce, D.A (1994), “Jet Grouting”, 
Ground Control and Improvement, edited by 
Xanthakos, PP., Abramson, L.W. and Bruce, 
D.A., John Willey & Sons, New York, pp. 
580 – 683. 
[4]. Lý Hữu Thắng, Trần Nguyễn Hoàng 
Hùng, “Đánh giá bước đầu về ứng dụng công 
nghệ phụt vữa cao áp (Jet Grouting) trong điều 
kiện Việt Nam”, tạp chí xây dựng 2012 
[5]. Chu, E.H. (2005), “Turbulent fluid jet 
excavation in cohesive soil with particular 
application to Jet Grouting”, D.S. thesis, 
Massachusetts Institute of Technology, 457 pp. 
[6]. Nguyễn Quốc Dũng, “Hƣớng dẫn thiết 
kế thi công cọc đất xi măng theo công nghệ Jet 
Grouting”, (2014) 
[7]. Woo, S. M. (1990). “Use of ground 
improvement in deep excavation sites for 
protection of building in Taiwan.” Proc., 9 th 
Asian Regional conf. on Soil Mech, and 
found. Engrg., Panellist Rep., Bangkok, 
Thailand, 9-14. 
Người phản biện: PGS.TS ĐÀO VĂN TOẠI 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_giai_phap_xu_ly_dat_yeu_duoi_day_ho_dao_de_on_dinh.pdf