Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

TÓM TẮT

Bê tông cốt phi kim là bê tông sử dụng các loại

cốt sợi GFRP, PP, PE và nhiều loại sợi phi kim

khác. Các loại sợi này có tính bền kiềm, không hút

nước và không bị ăn mòn; có độ bền kéo cao hơn

nhiều so với cốt thép; giúp bê tông giảm co ngót,

giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả

năng chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng

độ bền cho bê tông. Do đó, việc sử dụng cốt phi

kim trong bê tông thay thế cho cốt thép sẽ đảm bảo

khả năng chống ăn mòn, tăng bền vững cho kết cấu

công trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giải pháp

bê tông đúc sẵn cốt phi kim như: Hào kỹ thuật,

hố ga thu nước, chân kè bảo vệ đê, sông ngòi, bờ

biển. góp phần tăng cường hiệu quả, đồng bộ và

tính bền vững cho các công trình hạ tầng kỹ thuật

đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường nhằm phòng

chống thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu

pdf 6 trang phuongnguyen 7940
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 7 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI <<
TÓM TẮT
Bê tông cốt phi kim là bê tông sử dụng các loại 
cốt sợi GFRP, PP, PE và nhiều loại sợi phi kim 
khác. Các loại sợi này có tính bền kiềm, không hút 
nước và không bị ăn mòn; có độ bền kéo cao hơn 
nhiều so với cốt thép; giúp bê tông giảm co ngót, 
giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả 
năng chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng 
độ bền cho bê tông. Do đó, việc sử dụng cốt phi 
kim trong bê tông thay thế cho cốt thép sẽ đảm bảo 
khả năng chống ăn mòn, tăng bền vững cho kết cấu 
công trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giải pháp 
bê tông đúc sẵn cốt phi kim như: Hào kỹ thuật, 
hố ga thu nước, chân kè bảo vệ đê, sông ngòi, bờ 
biển... góp phần tăng cường hiệu quả, đồng bộ và 
tính bền vững cho các công trình hạ tầng kỹ thuật 
đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường nhằm phòng 
chống thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu.
I. GIỚI THIỆU
BUSADCO là một trong các Doanh nghiệp 
Khoa học và Công nghệ đầu tiên của Việt Nam 
(năm 2009) với trên 50 công trình khoa học và 
công nghệ (KH&CN). BUSADCO được Cục Sở 
hữu trí tuệ cấp 18 bằng độc quyền sáng chế; giải 
pháp hữu ích, 28 Quyết định chấp nhận đơn hợp 
lệ giải pháp hữu ích và 62 đăng ký kiểu dáng công 
nghiệp; Bộ Xây dựng cấp 9 chứng nhận công nghệ 
phù hợp cho phép ứng dụng trên toàn quốc và 
xuất khẩu; Bộ KH&CN cho phép nâng cấp 18 tiêu 
chuẩn cơ sở BUSADCO thành Tiêu chuẩn quốc 
gia (TCVN); Hội Bê tông Việt Nam công bố 2 
TCVCA. BUSADCO là đơn vị tiên phong nghiên 
cứu ứng dụng thành công cốt phi kim trong xây 
ỨNG DỤNG BÊ TÔNG CỐT SỢI PHI 
KIM TRONG XÂY DỰNG ĐỒNG BỘ 
HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 
ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN, BẢO VỆ MÔI 
TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 
VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
|| TS. Hoàng Đức Thảo, AHLĐ
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thoát nước và Phát triển 
đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, 
nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên 
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các sản phẩm 
và Bản đồ phân khúc thị trường được minh họa ở 
Hình 1 và Hình 2.
Giải pháp bê tông cốt phi kim thay thế cốt thép 
cho các công trình phòng chống thiên tai và ứng 
phó với biến đổi khí hậu là lựa chọn phù hợp với 
tình hình Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay. 
BUSADCO đã được giao chủ trì thực hiện đề tài: 
“Ứng dụng giải pháp bê tông cốt phi kim nhằm 
tăng cường tính bền vững cho các công trình kè 
chắn sóng ven biển ở khu vực đồng bằng Sông Cửu 
Long dưới tác động của biến đổi khí hậu” thuộc 
Chương trình Tây Nam Bộ. Ngoài ra, BUSADCO 
còn được giao phối hợp thực hiện đề tài: “Nghiên 
cứu đánh giá tổng thể quá trình xói lở và dự báo 
diễn biến bờ biển đồng bằng Sông Cửu Long phục 
vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển 
bền vững vùng ven biển”; đề tài: “Nghiên cứu giải 
pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống 
xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu 
Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng”; đề tài: 
“Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích 
hợp phòng chống xói lở, ổn định bờ biển đoạn từ 
Sóc Trăng đến mũi Cà Mau”.
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ VẬT 
LIỆU BÊ TÔNG PHI KIM
>> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
8 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Vật liệu FRP - Fiber Reinforced Polymer: là một 
dạng vật liệu composite được chế tạo từ các vật liệu 
sợi, trong đó có các loại vật liệu sợi thường được 
sử dụng là sợi carbon CFRP, sợi thủy tinh GFRP 
(Hình 3), sợi aramid AFRP, sợi Poly Propylene 
(Sợi PP-Hình 4), sợi Poly Ethylenne...
Đặc tính của các loại sợi này là có cường độ chịu 
kéo rất cao, mô đun đàn hồi rất lớn, trọng lượng 
nhỏ, khả năng chống mài mòn cao, cách điện, chịu 
nhiệt tốt, bền theo thời gian Các dạng FRP dùng 
trong xây dựng thường có các dạng như: FRP dạng 
sợi phân tán, FRP dạng tấm, FRP dạng thanh, FRP 
dạng cáp, FRP dạng vải, dạng cuộn Trong kết 
cấu sử dụng cốt FRP dạng thanh gai, sửa chữa và 
gia cố công trình xây dựng thường dùng các loại 
FRP dạng tấm và dạng vải.
Về đặc tính kỹ thuật: Cốt sợi GFRP, PP và nhiều 
loại sợi phi kim khác có tính bền kiềm, không hút 
nước và không bị ăn mòn; có độ bền kéo lớn hơn 
nhiều so với cốt thép; giúp bê tông giảm co ngót, 
giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả 
năng chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng 
độ bền cho bê tông. Đảm bảo khả năng bền vững 
cho kết cấu công trình có khả năng chống ăn mòn 
trong môi trường nước mặn đã được ứng dụng 
rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới
Việc nghiên cứu ứng dụng các loại cấu kiện bê 
tông cốt phi kim để xây dựng các công trình bảo vệ 
bờ biển, cửa sông tại Việt Nam hiện nay có nhiều 
thuận lợi do Việt Nam đã có một số Tiêu chuẩn 
quốc gia như TCVN 11109:2015 - Cốt composit 
Polyme [1]; TCVN 11110:2015 - Cốt composit 
Polyme dùng trong kết cấu bê tông và địa kỹ thuật 
[2]. Hiện cũng đã có nhiều Tiêu chuẩn nước ngoài 
để tham khảo. Các tiêu chuẩn đáng lưu ý như sau:
Tiêu chuẩn của Hiệp hội bê tông 
Hình 1. Các sản phẩm KH&CN tiêu biểu của Công ty Hình 2. Bản đồ phân khúc thị trường
Hoa Kỳ (Americal Concrete Institute): 
ACI 440: ACI 440.1R-06 [3], ACI 
440.3R-12 [4]; ACI 440.5-08 [5]; 
ACI 440.6-08 [6].
Tiêu chuẩn Nga: GOST 31938-2012 [7]; CTO 
HOCTPOЙ 2.6.9-2103 [8]
Tiêu chuẩn Canada (Cannadian Codes): Hiệp 
hội tiêu chuẩn Canada (CSA) S806-02 [9] 
Song song với việc hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn 
cấp Quốc gia, đây là thời điểm rất thích hợp để 
triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng vào thực 
tiễn.
Trên thế giới, cốt sợi phi kim được phát triển và 
sử dụng từ năm 1970 tại Mỹ. Năm 1982 dùng làm 
cầu cho xe cơ giới tại Trung Quốc. Năm 1986 lần 
đầu được dùng làm cầu cho người đi bộ tại Trung 
Quốc. Sản lượng FRP trên toàn thế giới trước năm 
1998: 675 tấn và từ năm 1998-2002: 2.094 tấn. 
Tại Việt Nam, hiện nay đang ngày càng có nhiều 
công ty triển khai sản xuất cốt FRP phục vụ cho 
xây dựng. Một vài công trình đã được triển khai 
thi công bằng cốt FRP như: Công ty xây dựng 99 
Bộ Quốc phòng; XN Xây lắp 1- Công ty KD phát 
triển nhà Hà Nội; Công ty Vinaconex 3 và Công ty 
X59 Bộ Quốc Phòng.
III. Phương pháp và kết quả nghiên cứu ứng 
dụng
BUSADCO đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng 
rộng rãi vật liệu bê tông cốt sợi vào các lĩnh vực 
xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, 
nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên 
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Trong các nghiên cứu của mình, BUSADCO 
đã áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 
thông qua việc tính toán thiết kế, sản xuất thử sản 
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 9 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI <<
Bê tông cốt thép thường Bê tông cốt sợi phi kim
Về kỹ thuật:
- Cốt thép thường bị ăn mòn do tác động của 
môi trường.
- Có độ bền kéo thấp; bê tông dễ bị co ngót, dễ 
hình thành các loại vết nứt, khả năng chống thấm 
thấp.
- Có trọng lượng riêng cao.
- Thi công lắp đặt khó khăn phức tạp.
Về kinh tế:
- Giá thành thép cao, chịu ảnh hưởng biến động 
giá lớn
Về xã hội:
- Gây ô nhiễm môi trường do phải sử dụng tài 
nguyên khai thác quặng và nhà máy luyện gang 
thép.
Về kỹ thuật: 
- Cốt sợi GFRP, PP và nhiều loại sợi Polyme khác có tính bền kiềm, 
kháng muối và hóa chất không bị ảnh hưởng của ăn mòn axit, muối 
và hầu hết các loại hóa chất.
- Có độ bền kéo lớn hơn nhiều so với cốt thép; giúp bê tông giảm 
co ngót, giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả năng 
chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng độ bền cho bê tông.
- Có trọng lượng riêng nhẹ.
- Dễ dàng thi công lắp đặt.
Về kinh tế:
- Giá các loại cốt sợi Polyme rẻ hơn so với các loại thép và có 
nguồn cung cấp ổn định
Về xã hội:
- Thân thiện với môi trường 
- Tận dụng kết hợp được với nguồn nguyên vật liệu trong nước
Bảng 1: So sánh giữa bê tông cốt thép thường và bê tông cốt sợi phi kim 
 Hình 4. Cốt sợi phân tán PP
Bảng 2: Đặc tính chịu kéo cốt FRP và cốt thép.
Tên Cốt thép Cốt GFRP
Cường độ kéo (MPa) 483 - 690 483 - 1600
Mô đun đàn hồi x 103 (Mpa) 200 35 - 51
Biến dạng dẻo (%) 0.14 - 0.25 N/A
Độ dãn dài (%) 6 - 12 1.2 - 3.1
Bảng 3: Hệ số dãn nở vì nhiệt (x 10-6/oC)
Cốt thép Cốt GFRP
Phương Dọc 11.7 6.0 – 10.0
Phương Ngang 11.7 21.0 – 23.0
Bảng 4: So sánh giá tham khảo quy đổi về tiết diện có cùng 
khả năng chịu lực giữa cốt sợi GFRP và cốt thép
Hình 3. Cốt sợi thanh GFRP 
>> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
10 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
phẩm, thử nghiệm, kiểm tra và điều chỉnh lại thiết 
kế. Cấp phối bê tông cốt sợi và thử nghiệm trên 
sản phẩm do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo 
lường Chất lượng 3 thực hiện.
Thông qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, 
BUSADCO đã đề xuất Hội Bê tông Việt Nam 
ban hành tiêu chuẩn TC.VCA 009:2015 - Cấu 
kiện kè bê tông cốt sợi đúc sẵn bảo vệ bờ sông, 
hồ và đê biển tại Quyết định số 10/QĐ-BTVN 
ngày 08/5/2015 (Xây dựng trên cơ sở TCCS của 
BUSADCO) - sử dụng vật liệu bê tông cốt sợi 
phân tán Polypropylene. Bộ Xây dựng đã có văn 
bản số 223/BXD-KHCN ngày 21/4/2015 về việc: 
triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công 
nghệ năm 2015; gửi Hội Bê tông Việt Nam, cho 
phép xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam cho Cấu kiện 
lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển (vật liệu 
bê tông cốt sợi phân tán PP), gồm 2 phần: Yêu cầu 
kỹ thuật và phương pháp thử; Thi công và nghiệm 
thu.
Công nghệ sản xuất cấu kiện đúc sẵn ví dụ như: 
Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển 
bằng bê tông cốt sợi phân tán của Busadco đã 
được nghiên cứu hoàn chỉnh, được Bộ Khoa học 
và Công nghệ thẩm định và cho phép ứng dụng 
rộng rãi trên toàn quốc tại Giấy xác nhận số: 5184/
BKHCN-GXNTĐ ngày 31/12/2015; Bộ Xây dựng 
có chủ trương xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tại 
văn bản số 223/BXD-KHCN ngày 21/4/2015.
3.1. Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây 
dựng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến 
đổi khí hậu:
- Tại tỉnh Thái Bình: Dự án xây dựng thí điểm kè 
và nâng bãi trồng cây chắn sóng đê biển số 6 đoạn 
từ K33+020 đến K35+760 xã Đông Minh và đê 
biển số 5 đoạn từ K22+300 đến K23+300 xã Nam 
Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hạng mục: 
Kè với cao trình +1.80m, tổng chiều dài 4km.
- Tại tỉnh Thái Bình: Dự án nắn tuyến đê biển 
số 8 từ K26+700 - K31+700 kết hợp giao thông, 
huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. Hạng mục: Kè 
với cao trình +2.50m, tổng chiều dài 4.7km.
- Tại Thái Bình: Dự án Quảng trường Thái Bình 
xây dựng tượng đài Bác Hồ với nông dân, hạng 
mục: Hồ chứa nước với cao trình +0.5m, tổng 
chiều dài 464.4m. 
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án Bệnh viện 
Hồng Đức cơ sở II - Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh - 
Hạng mục: Kè bờ sông Sài Gòn, cao trình +1.86m, 
chiều dài xây dựng L=60m. Khởi công xây dựng 
vào ngày 16/11/2015.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án Nâng cấp, 
xây dựng đê biển Cần Giờ, H. Cần Giờ, TP. HCM. 
Hạng mục: Kè biển, cao trình thiết kế +4.20, tổng 
chiều dài 11km. (Tư vấn Viện KHTL Miền Nam 
lựa chọn công nghệ này đang đề xuất với Chủ đầu 
tư H. Cần Giờ).
- Công trình thí điểm kè bao tại Rạch Nước Lên 
với cao trình +2.20m, chiều dài 15m; cao trình 
đáy sông -4.00m. Hoàn thành vào ngày 2/12/2015 
(Văn bản số 1704/UBND-QLDA ngày 14/4/2016 
của UBND thành phố HCM về kết quả thí điểm sử 
dụng sản phẩm công nghệ “Cấu kiện lắp ghép bảo 
vệ bờ sông, hồ và đê biển”; theo đó UBND thành 
phố HCM có chỉ đạo: Căn cứ vào địa chất, địa 
hình, khí tượng, thuỷ văn và yêu cầu công năng sử 
dụng của từng công trình cụ thể, Chủ đầu tư, Tư 
vấn thiết kế xem xét quyết định lựa chọn ứng dụng 
công nghệ này phù hợp).
- Đã phê duyệt thiết kế cơ sở; đang thiết kế bản 
vẽ thi công Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu 
vực thành phố Hồ Chí Minh – tổng chiều dài tuyến 
kè công nghệ Busadco là 22,72 km.
3.2. Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây 
dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hào kỹ thuật BTCT thành mỏng đúc sẵn sử dụng 
các vách ngăn để tạo ra các ô rãnh để bố trí lắp đặt 
phù hợp các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, đảm 
bảo các yêu cầu về an toàn, khả năng chống thấm 
nước, chống xâm thực, chống ăn mòn, khả năng 
chịu lực cao được sản xuất với chi phí thấp.
Tại địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án xây 
dựng Hào Kỹ thuật phục vụ ngầm hóa các công 
trình hạ tầng kỹ thuật tuyến đường Trần Hưng 
Đạo; Dự án xây dựng Hào Kỹ thuật phục vụ ngầm 
hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật tuyến đường 
Thùy Vân; Dự án cải tạo nâng cấp đường hẻm 239 
Lê Hồng Phong (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Trần 
Bình Trọng) thành phố Vũng Tàu; Dự án cải tạo 
vỉa hè đường Lương Thế Vinh; Dự án Nâng cấp 
cải tạo đường Hồ Quý Ly; Dự án Nâng cấp cải tạo 
đường Bình Giã - thành phố Vũng Tàu; Dự án 
đường Võ Văn Kiệt - Thành phố Bà Rịa.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án khu nhà 
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 11 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI <<
thấp tầng thuộc khu dân cư phía Nam đại lộ Đông 
Tây (Khu II) trong khu đô thị mới Thủ thiêm - Khu 
2, Quận 2; Dự án Đầu tư Nâng cấp, cải tạo đường 
Nguyễn Huệ; Dự án Nâng cấp cải tạo đường Trần 
Não - Quận 2.
- Tại tỉnh Đồng Nai: Dự án di chuyển và đầu tư 
xây dựng Xí nghiệp liên hợp Z751.
- Tại tỉnh Quảng Ngãi: Dự án đầu tư xây dựng 
công trình đường Lê Thánh Tôn (đoạn đường Đinh 
Tiên Hoàng đến Ngã Tư Ba La). 
- Tại tỉnh Nam Định: Dự án xây dựng khu tái 
định cư thôn Phúc Trọng xã Mỹ Xá và khu Bãi 
Viên xã Lộc Hòa; Dự án nâng cấp đô thị thành phố 
Nam Định 
- Tại tỉnh Thái Bình: Dự án Khu Trung tâm y tế 
tỉnh Thái Bình.
- Tại tỉnh Hưng Yên: Dự án khu đô thị Ecopark.
3.3. Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây 
dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông 
thôn, bảo vệ môi trường:
- Công trình xây dựng bê tông hóa kênh cấp III 
và nâng cấp các công trình thủy lợi xây dựng nông 
thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Bình.
- Địa điểm ứng dụng khác: Tại tỉnh BR - VT; 
Đồng Nai; Bình Định; Nghệ An.
3.4. Ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim trong xây 
dựng dân dụng và công nghiệp:
- Công trình nhà ở và nhà cao tầng do các 
Công ty Xây dựng 99 Bộ quốc phòng, Công ty 
Vinaconex 3 và Công ty X59 Bộ Quốc Phòng thi 
công xây dựng.
3.5. Mặt hạn chế khi ứng dụng cốt sợi GFRP 
trong thiết kế, thi công công trình:
Hình 6. Ứng dụng kết cấu đúc sẵn - Chân kè bê tông cốt 
sợi PP tại phường Hoàng Diệu, tỉnh Thái Bình.
Hình 5. Ứng dụng kết cấu đúc sẵn - Chân kè bê tông cốt 
sợi PP tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Không thể gia công cốt sợi GFRP tại công 
trường đòi hỏi phải tăng cường việc chuẩn bị, tính 
toán định hình ngay tại dây chuyền sản xuất, làm 
tăng chi phí đầu tư.
- Đối với những cấu kiện cần liên kết bẻ cong 
hoặc chuyển góc thì cốt phi kim GFRP phải đặt 
hàng gia công riêng theo từng cấu kiện, hoặc nếu 
sử dụng cốt sợi phân tán thì những cấu kiện trong 
thi công dân dụng không vượt được nhịp các khẩu 
độ lớn.
IV. KẾT LUẬN
Bê tông cốt sợi phi kim có nhiều ưu điểm so với 
bê tông cốt thép thông thường không những về độ 
bền, đảm bảo khả năng chống ăn mòn, tăng bền 
vững cho kết cấu công trình mà còn thuận tiện hơn 
trong thi công, đáp ứng yêu cầu cho cấu kiện bê 
tông thành mỏng đúc sẵn.
BUSADCO bước đầu đã triển khai nghiên cứu 
Hình 7. Ứng dụng kết cấu đúc sẵn - Chân kè bê tông cốt 
sợi PP tại dự án kè bệnh viện Hồng Đức - TP HCM
>> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
12 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
và ứng dụng thành công các sản phẩm cấu kiện bê 
tông đúc sẵn cốt sợi GFRP, sợi PP và các loại sợi 
phi kim khác vào công trình trong xây dựng đồng 
bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo 
vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó 
với biến đổi khí hậu. 
Việc ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim góp phần 
bổ sung, đa dạng hóa ngành công nghệ vật liệu 
trong nước và tiên phong ứng dụng công nghệ 
mới tiên tiến trên thế giới; cụ thể, các sản phẩm 
KH&CN được hình thành từ kết quả nghiên cứu 
của đề tài đã ứng dụng công nghệ vật liệu mới:
- Bê tông thành mỏng đúc sẵn: do BUSADCO 
nghiên cứu phát triển
- Bê tông thành mỏng cốt sợi GFRP, sợi PP: 
ứng dụng vật liệu mới cốt sợi GFRP, sợi PP 
- là công nghệ tiên tiến trên thế giới; sản xuất 
trên dây chuyền công nghệ bê tông thành mỏng 
BUSADCO.
- Tạo động lực phát triển ngành sản xuất vật 
liệu cốt sợi GFRP trong nước để ứng dụng trong 
các công trình xây dựng nói chung và các công 
trình xây dựng.
Bê tông cốt sợi phi kim còn nhiều ứng dụng 
khác, đặc biệt trong lĩnh vực cấu kiện đúc sẵn. Các 
nghiên cứu và ứng dụng của BUSADCO đã nêu 
chỉ là bước đầu, trên các sản phẩm cụ thể. Trong 
tương lai gần, các ứng dụng mới cần được nghiên 
cứu sâu hơn, đặc biệt liên quan đến ứng suất và 
biến dạng của kết cấu trong quá trình làm việc thực 
tế.
H.Đ.T
Hình 9. Phối cảnh các loại sản phẩm Hào kỹ thuật
Hình 10. Hình ảnh thi công lắp đặt tại đường 
Nguyễn Huệ - Tp. Hồ Chí Minh
Hình 11. Sản phẩm kênh, mương Bê tông cốt sợi tại 
tỉnh Vĩnh Phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TCVN 11109:2015, Cốt composit Polyme.
[2]. TCVN 11110:2015, Cốt composit Polyme dùng trong kết cấu bê tông và địa kỹ thuật.
[3] ACI 440.1R-06, Guide for the Design and Construction of Structural Concrete Reinforced with FRP Bars.
[4] ACI  440.3R-12, Guide Test Methods for Fiber-Reinforced Polymers (FRPs) for Reinforcing or Strengthening 
Concrete Structures.
[5] ACI 440.5-08, Specification for Construction with Fiber-Reinforced Polymer Reinforcing Bars.
[6] ACI 440.6-08, Specification for Carbon and Glass Fiber-Reinforced Polymer Bar Materials for Concrete 
Reinforcement.
[7] GOST 31938-2012, Fiber-Reinforced Polymer Bar For Concrete Reinforcement - General Specifications
[8] CTO HOCTPOЙ 2.6.9-2103, Áp dụng trong xây dựng kết cấu bê tông và kết cấu địa kỹ thuật cốt sợi phi 
kim loại» Moskva 2014
[9] S806-12, Design and construction of building structures with fibre-reinforced polymers.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_be_tong_cot_soi_phi_kim_trong_xay_dung_dong_bo_he_t.pdf