Tín dụng cho tái canh cây cà phê tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng

TÓM TẮT:

Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ hai cả nước, đây là một loại cây giúp nhiều người dân

sống trên địa bàn có cuộc sống tốt hơn, bên cạnh đó cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa

phương. Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi trên địa bàn là rất lớn, do đó cần tái canh để nâng cao năng suất, chất

lượng sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả tái canh cây cà phê cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải

pháp về vốn đang là một trong những bài toán khó đối với người trồng cà phê trên địa bàn. Bài viết này sẽ trình

bày khái quát thực trạng tín dụng cho tái canh cây cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng) trong thời gian qua, trên cơ sở nguyên nhân hạn

chế, tác giả đề xuất các giải pháp về tín dụng ngân hàng cho tái canh cây cà phê trên địa bàn Lâm Đồng trong

thời gian tới.

pdf 7 trang phuongnguyen 3400
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng cho tái canh cây cà phê tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín dụng cho tái canh cây cà phê tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng

Tín dụng cho tái canh cây cà phê tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 176 
TÍN DỤNG CHO TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG 
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG 
 TS. Vũ Văn Thực 
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Agribank 
TÓM TẮT: 
Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ hai cả nước, đây là một loại cây giúp nhiều người dân 
sống trên địa bàn có cuộc sống tốt hơn, bên cạnh đó cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa 
phương. Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi trên địa bàn là rất lớn, do đó cần tái canh để nâng cao năng suất, chất 
lượng sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả tái canh cây cà phê cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải 
pháp về vốn đang là một trong những bài toán khó đối với người trồng cà phê trên địa bàn. Bài viết này sẽ trình 
bày khái quát thực trạng tín dụng cho tái canh cây cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 
Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng) trong thời gian qua, trên cơ sở nguyên nhân hạn 
chế, tác giả đề xuất các giải pháp về tín dụng ngân hàng cho tái canh cây cà phê trên địa bàn Lâm Đồng trong 
thời gian tới. 
Từ khóa: Lâm Đồng, tái canh cây cà phê 
ABSTRACT: 
Lam Dong province is a coffee area ranks second in the country, this is a plant helped many people living 
in the area have a better life, besides also bring significant revenues to the budget local policy. Currently, old 
coffee trees area in the province is very large, so need replanting to improve productivity and product quality. 
To implement effective replanting coffee trees require synchronization solutions, including measures of capital 
is one of the difficult problem for coffee growers in the province. This article presents an overview of the status 
of credit for tree replanting coffee at Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development- Lam Dong 
Branch (Agribank Lam Dong) in recent years, on the basis of human limitations, the authors propose solutions 
on bank credit for replanting coffee in Lam Dong province in the coming time. 
Keywords: Lam Dong, replanting coffee trees 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, hàng năm đem lại nguồn thu 
ngoại tệ lớn cho đất nước; đây cũng là loại cây đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách 
nhà nước, cũng như góp phần nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của người dân. Tuy 
nhiên, hiện nay ngành cà phê đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: xuất 
khẩu thô nên giá trị không cao, chưa thâm nhập thị trường khó tính; sản xuất manh mún, chất 
lượng sản phẩm chưa cao; đặc biệt hiện nay có một diện tích không nhỏ cà phê già cỗi, chất 
lượng con giống thấp dẫn đến năng suất, chất lượng kém Do đó, vấn đề tái canh cây cà phê 
đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các địa phương vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Lâm 
Đồng nói riêng. Theo số liệu tổng hợp từ cơ quan chức năng, ở tỉnh Lâm Đồng diện tích cây 
cà phê già cỗi trên 20 năm chiếm 12%, từ 10-20 năm chiếm 73%, dưới 10 năm chiếm 15%; 
có khoảng 20.000 ha cà phê đang bị sâu bệnh nặng phải phá bỏ, trồng mới. Đây là vấn đề lớn 
cần phải có kế hoạch và giải pháp hữu hiệu để tái canh cà phê hiệu quả, không làm giảm sút 
về sản lượng và chất lượng sản phẩm. Do đó, ngoài các vấn đề về giống, kỹ thuật chăm sóc, 
thị trường, qui hoạch vùng tái canh thì bài toán về vốn, trong đó vốn tín dụng ngân hàng 
đang là một trong những vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 
2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TẠI 
AGRIBANK LÂM ĐỒNG 
2.1. Thực trạng cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 177 
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở Nam Tây Nguyên, có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản 
xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di 
Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê và chè. Là tỉnh có 
diện tích trồng cà phê đứng thứ 2 của cả nước sau Đắc Lắc, hiện nay toàn tỉnh có khoảng trên 
140.000 ha cà phê, hàng năm cho sản lượng bình quân khoảng 400.000 tấn/năm. Đây là loại 
cây giúp cho nhiều người dân trên địa bàn xóa đói, giảm nghèo, trong đó có nhiều hộ gia đình 
đã và đang làm giàu từ chính loại cây trồng này. Không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo, 
nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc sống trên địa bàn, 
cây cà phê còn góp phần vào ổn định trật tự, an toàn xã hội, cũng như nâng cao trình độ dân 
trí của người dân trên địa bàn. Dưới đây là diện tích, sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm 
Đồng giai đoạn 2012-2015: 
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng cà phê ở tỉnh Lâm Đồng (2012-2015) 
Năm 
Diện tích Sản lượng 
Diện tích 
(ha) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%) 
Sản 
lượng 
(Tấn) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm(%) 
2012 140.030 365.923 
2013 141.751 1.721 1,22 382.954 17.031 4,65 
2014 142.484 733 0,52 398.377 15.423 4,03 
2015 144.146 1.662 1,17 407.604 9.227 2,32 
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng[4] 
 Bảng 2.1 cho thấy: diện tích và sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng 
trưởng nhanh trong những năm vừa qua, cụ thể: Năm 2013, diện tích cà phê trên địa bàn là 
141.751 ha, tăng 1.721 ha so với năm 2012, tỷ lệ tăng 1,22%, sản lượng đạt được 382.954 
tấn, tăng 17.031 tấn so với năm 2012, tỷ lệ tăng 4,65%. Năm 2014, diện tích cà phê trên địa 
bàn là 142.484 ha, tăng 733 ha so với năm 2013, tỷ lệ tăng 0,52%, sản lượng đạt được 
398.377 tấn, tăng 15.423 tấn so với năm 2013, tỷ lệ tăng 4,03%. Năm 2015, diện tích cà phê 
trên địa bàn là 144.146 ha, tăng 1.662 ha so với năm 2014, tỷ lệ tăng 1,17%, sản lượng đạt 
được 407.604 tấn, tăng 9.227 tấn so với năm 2014, tỷ lệ tăng 2,32%. 
Theo số liệu tổng hợp từ cơ quan chức năng, hiện tại ở tỉnh Lâm Đồng có diện tích cà 
phê già cỗi trên 20 năm chiếm 12%, từ 10-20 năm chiếm 73%, dưới 10 năm chiếm 15%; 
ngoài ra còn có khoảng 20.000 ha cà phê đang bị sâu bệnh nặng phải phá bỏ, trồng mới. Nhu 
cầu vốn để trồng mới và tái canh toàn tỉnh khoảng 4.500 tỷ đồng, với tổng nhu cầu vốn như 
vậy thì các nông hộ trên địa bàn không thể có đủ nguồn vốn tự có để đầu tư mà chủ yếu dựa 
vào nguồn vốn vay, trong đó Agribank Lâm Đồng là ngân hàng chủ lực giải quyết nhu cầu 
vốn vay cho các nông hộ. Theo tính toán của các chuyên gia, dự tính 23.000 ha cà phê tái 
canh, khi cho thu hoạch sẽ đạt 3.100 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chiết khấu, hiệu suất hoàn vốn 
đạt khoảng 24%. Mặc dù chỉ số tạm tính còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả kinh tế của dự án là 
rất cao. Về hiệu quả xã hội, 114.000 hộ dân tái canh cà phê sẽ khấm khá, tích cực xây dựng 
nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị - xã hội ở Lâm Đồng và Tây Nguyên [3]. 
Theo đề án tái canh cà phê tại các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 được 
ban hành theo Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn và dự thảo Kế hoạch thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn 
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Agribank Lâm Đồng xây 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 178 
dựng mục tiêu đầu tư vốn thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê giai đoạn 2016-2020 là 
1.765,5 tỷ đồng để tái canh, cải tạo giống cà phê trên diện tích 16.250 ha, trong đó đầu tư để 
trồng tái canh là 997,5 tỷ đồng trên diện tích 6.650 ha, đầu tư để ghép cải tạo là 768 tỷ đồng 
trên diện tích 9.600 ha.[6] 
2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng cho tái canh cây cà phê tại Agribank Lâm Đồng 
 Thực tế cho thấy, giai đoạn 2013 -2015, nhu cầu vốn cho tái canh hàng năm là rất lớn, 
trong khi nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác còn hạn chế thì nguồn vốn tài trợ từ nguồn vốn 
của Agribank Lâm Đồng là rất quan trọng, góp phần vào tái canh cây cà phê có hiệu quả theo 
định hướng của cơ quan chức năng(xem bảng 2.2) 
Bảng 2.2: Nguồn vốn cho tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai 
đoạn 2013-2015) 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Năm 
2015 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm(%
) 
Tổng nhu cầu vốn cần 
thiết cho tái canh 
1.021 1.858 837 82 1.550 (308) (16,6) 
Nguồn vốn tự có, 
nguồn khác 
306 558 252 82,4 465 (93) (16,7) 
Nguồn vốn tín dụng 
ngân hàng 
715 1.300 585 81,8 1.085 (215) (16,5) 
 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng[4] 
Hình 2.1. Nguồn vốn cho tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng(giai đoạn 
2013-2015) 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
 Bảng 2.2 cho thấy, tổng nhu cầu vốn cho tái canh cây cà phê trên địa bàn tình Lâm 
Đồng năm 2014 là 1.858 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 837 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 82%, trong 
đó: nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác là 558 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ 
lệ tăng 82,4%; nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng là 1.300 tỷ đồng, tăng 585 tỷ đồng so với 
năm 2013, tỷ lệ tăng 81,8%. Năm 2015, tổng nhu cầu vốn cho tái canh cây cà phê trên địa 
bàn Lâm Đồng là 1.550 tỷ đồng, giảm 308 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ giảm 16,16%, 
trong đó: nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác là 465 tỷ đồng, giảm 93 tỷ đồng so với năm 
2014, tỷ lệ giảm 16,7%; nguồn vốn tín dụng là 1.085 tỷ đồng, giảm 215 tỷ đồng so với năm 
2014, tỷ lệ giảm 16,5%. 
0
500
1000
1500
2000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng nguồn vốn 
Nguồn vốn tự có và nguồn khác 
Nguồn vốn vay Agribank Lâm 
Đồng 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 179 
 Giai đoạn 2016-2020, theo tính toán của cơ quan chức năng, hàng năm có khoảng 
7.000 ha- 8.000 ha cây cà phê cần tái canh. Do đó, nhu cầu vốn cần cho tái canh cây cà phê 
trong giai đoạn này là rất lớn, mỗi năm nhu cầu vốn cần cho tái canh khoảng trên 1.000 tỷ 
đồng, trong khi nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác còn hạn chế thì nguồn vốn vay từ 
Agribank Lâm Đồng vẫn sẽ là nguồn vốn chủ đạo (xem bảng 2.2) 
 Bảng 2.3: guồn vốn cần thiết cho tái canh cây cà phê ở Lâm Đồng (giai đoạn 2016-
2020) 
Chỉ tiêu 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Năm 
2018 
Năm 
2019 
Năm 
2020 
Diện tích cần tái canh (Ha) 7.015 7.615 7.000 8.050 7.356 
Tổng nhu cầu vốn cần thiết 
cho tái canh (Tỷ đồng) 
1.006 1.094 1.006 1.156 1.056 
Nguồn vốn tự có, nguồn 
khác (Tỷ đồng) 
201 219 201 231 211 
Nguồn vốn tín dụng ngân 
hàng (Tỷ đồng) 
805 875 805 925 845 
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng[4] 
 Bảng 2.3 cho thấy: diện tích cây cà phê cần cho tái canh và nguồn vốn cho tái canh 
giai đoạn 2016 -2020 là rất lớn, cụ thể: năm 2016, diện tích cà phê cần tái canh là 7.015 ha, 
nhu cầu vốn cho tái canh là 1.006 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác đáp 
ứng được 201 tỷ đồng, nhu cầu vốn vay là 805 tỷ đồng. Năm 2017, diện tích cây cà phê cần 
tái canh là 7.615 ha với tổng nhu cầu vốn cần thiết dùng cho tái canh là 1.094 tỷ đồng, trong 
đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác là 219 tỷ đồng, nhu cầu vốn tín dụng là 875 tỷ đồng. 
Năm 2018, diện tích cây cà phê cần tái canh là 7.000 ha với tổng nhu cầu vốn cần thiết dùng 
cho tái canh là 1.006 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác là 201 tỷ đồng, 
nhu cầu vốn tín dụng là 805 tỷ đồng. Năm 2019, diện tích cây cà phê cần tái canh là 8.050 ha 
với tổng nhu cầu vốn cần thiết dùng cho tái canh là 1.156 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có 
và nguồn vốn khác là 231 tỷ đồng, nhu cầu vốn tín dụng là 925 tỷ đồng. Năm 2020, diện tích 
cây cà phê cần tái canh là 7.356 ha với tổng nhu cầu vốn cần thiết dùng cho tái canh là 1.056 
tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác là 211 tỷ đồng, nhu cầu vốn tín dụng là 
845 tỷ đồng. Số liệu trên cho thấy, nhu cầu vốn cần thiết cho tái canh giai đoạn 2016-2020 
còn rất lớn, trong khi nguồn vốn tự có và nguồn khác còn hạn chế, vì thế nguồn vốn tín dụng 
ngân hàng vẫn là nguồn vốn chủ lực đáp ứng cho nhu cầu tái canh cây cà phê trên địa bàn 
trong những năm tiếp theo. 
3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ 
 - Diện tích đất nông nghiệp trồng cà phê được định giá theo giá đất của Ủy ban nhân 
dân tỉnh nên khó có khả năng đảm bảo nợ vay theo qui định. Ngoài ra, một số diện tích trồng 
cà phê chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đủ điều kiện thế chấp 
theo qui định của pháp luật. 
- Theo quy trình tái canh 2 năm cải tạo đất, 3 năm trồng kiến thiết cơ bản thì cây cà phê 
mới cho thu hoạch, trong khi đó ngân hàng cho vay với thời gian là 7 năm là chưa thực sự 
phù hợp với khả năng trả nợ khách hàng. 
 - Lãi suất cho vay còn khá cao, chưa hấp dẫn đối với hộ có ý định tái canh cây cà phê. 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 180 
 - Đa số người dân trồng cà phê là những hộ chuyên canh, thu nhập chính dựa vào cây 
cà phê, diện tích trồng cà phê chỉ đủ ăn, lo cho con cái đi học, đặc biệt là các hộ ở vùng sâu, 
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Do đó, việc qui định phải có 25% vốn tự có tham gia vào dự 
án sẽ gây khó khăn cho một bộ phận khách hàng. 
 - Một bộ phận người dân nếu chặt bỏ cây cà phê để tái canh sẽ không có hoặc không 
đủ nguồn thu để đảm bảo đời sống trong thời gian cây chưa cho thu hoạch, cho nên không 
mạnh dạn tái canh, mặc dù vườn cây thực sự già cỗi, cho thu hoạch kém. 
- Chưa qui hoạch diện tích trồng cà phê; thủ tục vay còn rườn rà như xin giấy xác nhận 
đủ điều kiện tái canh, nằm trong quy hoạch trồng càphê được tỉnh phê duyệt, tuân thủ chặt 
chẽ quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành 
- Giải pháp kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hiện sản xuất cà phê ở Lâm 
Đồng chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ với hơn 85% tích đều do các nông hộ trực tiếp quản lý, sản xuất. 
- Nhiều địa phương còn có diện tích trồng cà phê chưa được cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất dẫn đến việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế 
chấp không thể thực hiện được. 
- Chưa có liên kết giữa người sản xuất, tiêu thụ cà phê, điệp khúc mất mùa được giá, 
được giá mất mùa luôn là ám ảnh của người nông dân. 
- Công tác tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích của tái canh cây cà phê vẫn chưa 
được chú trọng đúng mức. 
4. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHO TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK LÂM 
ĐỒNG 
Một là, giải pháp về tài sản đảm bảo tiền vay: theo qui định hiện hành, 1 ha cà phê tái 
canh ngân hàng cho vay 150 triệu đồng, nhưng mức vay không vượt quá 75% giá trị tài sản 
thế chấp, trong khi giá đất trồng cà phê tại một số vùng do nhà nước quy định chỉ có trên, 
dưới 60 triệu đồng/ha. Do đó, Agribank Lâm Đồng cần định giá đất nông nghiệp theo giá thị 
trường, nhận đảm bảo tài sản bằng hình thức tài sản hình thành từ vốn vay từ chính cây cà 
phê, máy móc thiết bị phục vụ cho tái canh cây cà phê và các tài sản khác theo qui định của 
pháp luật. Đặc biệt, hiện nay pháp luật hiện hành không cấm cho vay không có tài sản đảm 
bảo. Do đó, Agribank Lâm Đồng cần mạnh dạn mở rộng cho vay không có tài sản đảm bảo 
đối với những khách hàng có đủ điều kiện theo qui định để cho vay. 
Hai là, tăng thời hạn cho vay: theo qui định, thời hạn cho vay là 7 năm chưa thực sự 
hợp lý, bởi vì theo qui trình tái canh, khi tái canh phải có 2 năm luân canh cây ngắn ngày để 
trừ nấm bệnh, 3 năm trồng, chăm sóc cây cà phê từ đó mới cho thu hoạch. Như vậy, 
Agribank Lâm Đồng cần nghiên cứu kéo dài thời gian cho vay từ 10-15 năm hoặc dài hơn 
nữa cho phù hợp với khả năng trả nợ vốn vay của khách hàng. 
Ba là, về lãi suất cho vay : để thực hiện tốt chủ trương chính sách tái canh, phù hợp với 
hiệu quả của cây cà phê tái canh, Agribank Lâm Đồng cần có chính sách ưu đãi về lãi suất 
cho vay hơn nữa, kiến nghị nhà nước có chính sách cấp bù lãi suất đối với hộ vay tái canh cây 
cà phê. Trường hợp rủi ro cần có chính sách miễn giảm lãi, khoanh nợ, dãn nợ cho hộ trồng 
cà phê, từ đó khuyến khích hộ nông dân mạnh dạn vay vốn cho tái canh. 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 181 
Bốn là, vốn tự có tham gia vào dự án: nhiều hộ trồng cà phê, nhất là vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa không có khả năng tài chính, không có hoặc không đủ 
vốn tự có để tham gia vào dự án theo quy định, vì thế Agribank cần có qui định riêng về mức 
vốn tự có tham gia vào dự án tái canh cây cà phê, có thể qui định vốn tự có bằng không, tức 
là cho vay 100% nguồn vốn cho tái canh. 
Năm là, giải pháp về nguồn vốn cho vay: ngoài nguồn vốn ưu đãi từ tái cấp vốn từ ngân 
hàng nhà nước, chi nhánh cần chủ động tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp, thời hạn dài 
như: chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình, dự án, kể cả nguồn vốn 
FDI, ODA, nguồn vốn ký quỹ của nhà đầu tư để tăng khả năng cân đối vốn tại chỗ và có điều 
kiện hạ thấp lãi suất cho vay tái canh cà phê trên địa bàn. 
Sáu là, giải quyết đồng thời vừa cho vay tái canh vừa cho vay mục đích khác để giúp 
cho các nông hộ ổn định cuộc sống: để đảm bảo kỹ thuật, đất phải trồng cây ngắn ngày khác 
hoặc để trống sau 2 năm mới trồng cây cà phê và trong 3 năm sau khi trồng cây mới cho thu 
hoạch. Do đó, trong thời gian này, Agribank Lâm Đồng cần tài trợ vốn cho các hộ tái canh để 
trồng các loại cây trồng khác hoặc cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao độngđể đảm 
bảo đời sống cho hộ trong thời gian tái tái canh. 
Bảy là, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, giấy tờ vay vốn: một trong những nguyên nhân mà 
các nông hộ chưa mặn mà vay vốn để tái canh là thủ tục hồ sơ giấy tờ rườm ra, phức tạp. Do 
đó, Agribank Lâm Đồng cần giảm thủ tục hồ sơ, giấy tờ, chỉ cần giấy xác nhận của Ủy ban 
nhân dân xã là hiện hộ vay đang có diện tích cà phê cần tái canh nằm trong vùng qui hoạch 
thay vì là các giấy tờ như: xin giấy xác nhận đủ điều kiện tái canh, nằm trong quy hoạch 
trồng cà phê được tỉnh phê duyệt, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển Nông thôn ban hành 
Tám là, qui hoạch diện tích trồng cà phê: tỉnh cần rà soát lại quy hoạch diện tích trồng 
cà phê trên địa bàn tỉnh, từ đó sớm phê duyệt quy hoạch tái canh cây cà phê trên địa bàn, đưa 
ra được lộ trình tái canh từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo của tỉnh. Bên cạnh đó, cần 
đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ lợi ích từ 
việc tái canh cà phê, đồng thời có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các hộ tái canh cà phê. Qui 
hoạch diện tích trồng cà phê sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở để cho vay, hơn thế nữa còn 
giúp cho người dân vừa có diện tích tái canh, vừa có diện tích thu hoạch cà phê gối nhau để 
bảo đảm cuộc sống. 
Chín là, xây dựng chuỗi liên kết: liên kết giữa người trồng, chế biến trong chuỗi giá trị 
xuất khẩu cà phê và ứng dụng khoa học công nghệ ở các mức độ khác nhau trong sản xuất 
chế biến cà phê xuất khẩu để phát triển bền vững. 
Mười là, tích cực tuyên truyền đến với người dân trồng cà phê: thường xuyên tổ chức 
hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và để người trồng cà phê học tập kinh nghiệm lẫn 
nhau, sớm rút ra các phương pháp trồng, chăm sóc cho cây cà phê tốt nhất. Tích cực tuyên 
truyền, vận động để người dân nhận thấy cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh từ 20 năm tuổi 
trở lên là không hiệu quả, cần phải trồng tái canh nhằm góp phần phát triển bền vững ngành 
cà phê ở tỉnh Lâm Đồng. 
Mười một là, thành lập quĩ bình ổn cà phê: thời gian đầu tư dài, trong khi đó không 
biết giá cà phê sau khi thu hoạch là bao nhiêu, có đảm bảo lợi nhuận cho người trồng cà phê 
hay không cũng là một trong những vấn đề quan tâm của người trồng cà phê. Do đó, nhà 
TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 182 
nước cần xây dựng quỹ bình ổn giá cà phê để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng, cũng như 
đảm bảo được khả năng thanh toán nợ khi đến hạn cho người tái canh cây cà phê. 
Mười hai là, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với các hộ tái canh cây cà phê: 
hiện nay, hầu hết hộ trồng cà phê đều là những hộ độc canh cây cà phê, do đó trong thời gian 
tái canh cây cà phê, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông hộ như: chính sách việc làm, 
xen canh cây ngắn ngày, hỗ trợ lãi suất như miễn, giảm lãi trong thời gian cây chưa cho thu 
hoạch từ đó giúp người trồng cà phê giảm bớt khó khăn cũng như mạnh dạn tham gia tái canh 
cây cà phê hơn. 
Mười ba là, về giống cà phê: cần tập trung nghiên cứu ra những giống cà phê mới có 
năng suất cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tích cực phối hợp với các ban ngành tổ chức các 
buổi hội thảo chuyển giao khoa học, công nghệ để người trồng cà phê học hỏi kinh nghiệm và 
rút ra những phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất. 
Mười bốn là, đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: nhiều diện tích đất 
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu dẫn đến việc xác định giá trị tài sản bảo đảm 
và thực hiện hợp đồng thế chấp rất khó khăn. Do đó, các địa phương trên địa bàn cần rà soát, 
đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho các hộ trồng cà 
phê khi dùng tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. 
Tóm lại: tái canh cây cà phê là vấn đề có tính cấp thiết ở tỉnh Lâm Đồng nhằm giúp 
cho hộ trồng cà phê đang có diện tích già cỗi, năng suất chất lượng kém cải tạo cho năng 
suất, chất lượng cao hơn, từ đó giúp cho người nông dân có cuộc sống tốt hơn, mặt khác sẽ 
gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng nông thôn mới theo định hướng 
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để tái canh cây cà phê thực sự có hiệu quả thì 
cần có nhiều giải pháp, trong đó nguồn vốn tín dụng từ Agribank Lâm Đồng, ngân hàng chủ 
lực trong đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân là hết sức quan trọng. 
Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng tín dụng cho tái canh cây cà phê tại Agribank Lâm 
Đồng, phân tích nguyên nhân hạn chế trong đầu tư tín dụng từ đó đề xuất các giải pháp tín 
dụng ngân hàng đối với tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hy vọng rằng những 
giải pháp được đề xuất nếu được triển khai, áp dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần tái canh 
cây cà phê trên địa bàn có hiệu quả trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Viết Chung(2015). Agribank chủ lực đầu tư nguồn vốn tái canh cây cà phê. Báo Tiền 
Phong 
[2]. Lê Thủy(2015). Tái canh cây cà phê: Không dễ. Kinh tế và Dự báo 
[3]. Hà Hữu Nết(2013). Tín dụng tái canh cây cà phê ở Lâm Đồng. Thời báo Ngân hàng 
[4]. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng(2015). Báo cáo 
cho vay tái canh cây cà phê. 
[5].  
[6]. 
canh-cay-ca-phe-.html 
[7]. 
20141231180700541.htm 

File đính kèm:

  • pdftin_dung_cho_tai_canh_cay_ca_phe_tai_chi_nhanh_ngan_hang_non.pdf