Tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

TÓM TẮT

Thời gian qua, vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việt Nam(Agribank)đã và đang phát huy được vai trò của nó.

Qua đó, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn nhận trên thực tế thì trong thời gian qua, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tại

Agribank đang bộc lộ một số bất cập, làm cho đồng vốn vay chưa thực sự phát huy được hết hiệu

quả của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng đầu tư vốn tín dụng cho

nông nghiệp, nông thôn tại Agribank, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao

hiệu quả cho vay trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

pdf 9 trang phuongnguyen 3900
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  Việt Nam
43
Tín dụng cho . . .
TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN 
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Vũ Văn Thực*
TÓM TẮT
Thời gian qua, vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việt Nam(Agribank)đã và đang phát huy được vai trò của nó. 
Qua đó, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. 
Tuy nhiên, nhìn nhận trên thực tế thì trong thời gian qua, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tại 
Agribank đang bộc lộ một số bất cập, làm cho đồng vốn vay chưa thực sự phát huy được hết hiệu 
quả của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng đầu tư vốn tín dụng cho 
nông nghiệp, nông thôn tại Agribank, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao 
hiệu quả cho vay trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Từ khóa: Agribank, tín dụng, nông nghiệp, nông thôn
THE CREDIT DEVELOPS AGRICULTURE AND RURAL AT VIETNAM 
BANK FOR AGRICULTUREAND RURAL DEVELOPMENT.
ABSTRACT 
Last time, the credit capital invests for the agricultural and rural sector at Vietnam Bank 
for Agriculture and Rural Development (Agribank) which has been promoting its role. Thereby, 
it contributed to alter the appearance of the agricultural and rural areas in Vietnam. However, it 
is recognized in recent years, the credit for agriculture and rural areas has been exposing some 
shortcomingsat Agribank as well as the loan which have not really been promoting its effectiveness. 
The objective of this study is to assess the generalization of investment creditstatus for agriculture 
and rural development at Agribank, and propose solutions to expand and enhance the efficiency 
lending in this area in the future. 
Keywords: Agribank, credit, agriculture, rural
* TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Tân Bình
44
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. Đặt vấn đề
 Ở nước ta, dân số sống trong khu vực nông 
nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 70% dân số 
và khu vực này cũng đang tạo ra phần lớn sản 
phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu chung 
đất nước. Do đó, phát triển nông nghiệp, nông 
thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt 
quan tâm, điều đó được thể hiện qua nhiều 
chính sách ưu đãi của nhà nước tập trung vào 
khu vực này. Những năm gần đây, hệ thống 
ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu 
tiên nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông 
nghiệp, nông thôn với mức tăng trưởng trung 
bình khoảng trên 10%/năm, trong đó Agribank 
luôn là ngân hàng dẫn đầu trong việc đầu tư 
tín dụng cho khu vực này. Tuy đã gặt hái được 
những kết quả nhất định, song cho đến nay, 
tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng 
được nhu cầu của người dân và chưa phát 
huy hiệu quả như mong đợi, cần phải có bước 
chuyển quyết liệt để tạo ra bước đột phá trong 
thời tới, đây là vấn đề có tính bức thiết đối với 
Agribank trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng tín dụng cho phát triển 
nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt 
Nam, có mạng lưới rộng với 2.200 chi nhánh 
và phòng giao dịch được phủ sóng đến các 
huyện trong cả nước, thời gian qua Agribank 
luôn chú trọng đến việc mở rộng cho vay trong 
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, điều đó được 
thể hiện qua dư nợ cho vay trong lĩnh vực này 
luôn chiếm khoảng 70% trong tổng dư nợ cho 
vay trong toàn hệ thống và dư nợ cho vay tăng 
trưởng đều qua các năm. Dưới đây là dư nợ 
cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank 
trong giai đoạn vừa qua:
 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Mức tăng, 
giảm
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm
(%)
Dư nợ Mức 
tăng, 
giảm
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%)
Dư nợ Mức 
tăng, 
giảm
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%)
Trồng trọt 18.838 3.860 25,77 23.700 4.862 25,8 28.195 4.495 18,97
Chăn nuôi 43.031 7.078 19,69 54.759 11.728 27,25 68.862 14.103 25,75
Khác 139.798 (71.639) (33,88) 242.450 102.652 73,43 281.928 39.478 16,28
Tổng cộng 201.667 (60.701) (23.14) 320.909 119.242 59,13 378.985 58.076 18,1
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay nông 
nghiệp, nông thôn tăng trưởng đều qua các 
năm, đây là nguồn vốn đáng kể góp phần phát 
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong 
giai đoạn vừa qua, cụ thể: năm 2011, dư nợ 
cho vay nông nghiệp nông thôn trong toàn 
hệ thống đạt 201.667 tỷ đồng, giảm 60.701 
tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm 23,14%, 
trong đó: dư nợ cho vay trồng trọt là 18.838 
tỷ đồng, tăng 3.860 tỷ đồng so với năm 2010, 
tỷ lệ tăng 25,77%, dư nợ cho vay chăn nuôi 
là 43.031 tỷ đồng, tăng 7.078 tỷ đồng so với 
năm 2010, tỷ lệ tăng 19,69% và dư nợ cho vay 
khác 139.798 tỷ đồng, giảm 71.639 tỷ đồng so 
với năm 2010, tỷ lệ giảm 33,88%; năm 2012, 
dư nợ cho vay nông nghiệp đạt 320.909 tỷ 
đồng, tăng 119.242 tỷ đồng so với năm 2011, 
tỷ lệ tăng 59,13%, trong đó: dư nợ cho vay 
45
Tín dụng cho . . .
trồng trọt là 23.700 tỷ đồng, tăng 4.862 tỷ đồng 
so với năm 2011, tỷ lệ tăng 25,8%, dư nợ cho 
vay chăn nuôi là 54.759 tỷ đồng, tăng 11.728 tỷ 
đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 27,25%, dư nợ 
cho vay khác là 242.450 tỷ đồng, tăng 102.652 
tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 73,43%; 
năm 2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông 
thôn đạt 378.985 tỷ đồng, tăng 58.076 tỷ đồng 
so với năm 2012, tỷ lệ tăng 18,1%, trong đó: 
dư nợ cho vay trồng trọt là 28.195 tỷ đồng, 
tăng 4.495 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
18,97%, dư nợ cho vay chăn nuôi đạt 68.862 
tỷ đồng, tăng 14.103 tỷ đồng so với năm 2012, 
tỷ lệ tăng 25,75% và dư nợ cho vay khác là 
281.928 tỷ đồng, tăng 39.478 tỷ đồng so với 
năm 2012, tỷ lệ tăng 16,28%.
Biểu đồ 1: dư nợ cho vay nông nghiệp theo đối tượng vay vốn
 Đơn vị tính: tỷ đồng
 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Cũng như cho vay đối với các ngành kinh tế khác, rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn là một yếu tố không thể loại trừ, điều đó được thể hiện qua số dư nợ xấu qua 
các năm ở bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: nợ xấu phân theo đối tượng vay vốn
 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ 
xấu
Mức 
tăng
Tỷ lệ 
tăng
(%)
Nợ 
xấu
Mức 
tăng
Tỷ lệ 
tăng 
(%)
Nợ 
xấu
Mức 
tăng
Tỷ lệ 
tăng (%)
Trồng trọt 214 (87) (28,9) 212 (2) (0,93) 286 74 34,9
Chăn nuôi 466 (98) (17,4) 486 20 4,3 600 114 23,46
Khác 891 195 28 960 69 7,74 859 (101) (10,52)
Tổng cộng 1.571 10 6,64 1.658 87 5,54 1.745 87 5,25
 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2 cho chúng ta thấy, xét về số tuyệt 
đối, nợ xấu cho vay trong lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn tăng qua các năm, cụ thể: 
năm 2011, nợ xấu tăng 10 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 
6,64%, trong đó nợ xấu cho vay trồng trọt 
giảm 87 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 28,9%, nợ xấu 
cho vay chăn nuôi giảm 98 tỷ đồng so với 
năm 2010, tỷ lệ giảm 17,4%, trong khi đó nợ 
xấu cho vay khác tăng 195 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 
28%; năm 2012, nợ xấu cho vay nông nghiệp 
46
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
tăng 87 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,54%, trong đó: 
nợ xấu cho vay trồng trọt giảm 2 tỷ đồng, tỷ 
lệ giảm 0,93%, nợ xấu cho vay chăn nuôi tăng 
20 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 4,3% và nợ xấu cho vay 
khác tăng 69 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,74%; năm 
2013, nợ xấu cho vay trồng trọt tăng 74 tỷ 
đồng, tỷ lệ tăng 34,9%, nợ xâu cho vay chăn 
nuôi tăng 114 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,46%, 
trong khi đó nợ xấu cho vay khác giảm 101 tỷ 
đồng, tỷ lệ giảm 10,52%. 
Xét về số tương đối thì nợ xấu cho vay 
trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần trong 
giai đoạn vừa qua, cụ thể: nợ xấu cho vay 
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn năm 
2011 là 0,78% trên tổng dư nợ cho vay nông 
nghiệp nông thôn, năm 2012 giảm xuống còn 
0,52% trên tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, 
nông thôn và năm 2013 còn 0,46% trên tổng 
dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.Tỷ lệ 
nợ xấu phân theo ngành, nghề: năm 2012, tỷ lệ 
nợ xấu ngành trồng trọt là 0,9%, giảm so với 
năm 2011 là 0,24%; ngành chăn nuôi là 0,9%, 
giảm so với năm 2011 là 0,18% và ngành khác 
là 0,4%, giảm so với năm 2011 là 0,24%; năm 
2013, tỷ lệ nợ xấu cho vay ngành nông nghiệp 
là 1,01%, tăng so với năm 2012 là 0,11%, 
ngành chăn nuôi là 0,87%, giảm so với năm 
2012 là 0,03% và ngành khác là 0,3%, giảm so 
với năm 2012 là 0,1%. So với dư nợ xấu của 
toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực 
nông nghiệp, nông thôn tương đối thấp so với 
tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế, cụ thể theo số 
liệu thống kê vào ngày 6/2011 thì nợ xấu của 
Agribank là 6,67% nhưng tính đến thời điểm 
31/12/2013, mức nợ xấu này đã giảm xuống 
còn 5,8% (Thanh Ngọc, năm 2013).
Biểu đồ 2: nợ xấu cho vay nông nghiệp, nông thôn phân theo đối tượng vay
 Đơn vị tính: %
 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Với chiến lược lấy địa bàn nông thôn làm 
chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ, 
trong những năm qua, Agribank đã không 
ngừng mở rộng qui mô cho vay trong lĩnh vực 
nông nghiệp, nông thôn, điều đó không những 
được thể hiện ở dư nợ không ngừng tăng lên 
mà còn thể hiện thông qua số lượng khách 
hàng luôn tăng trưởng qua các năm, cụ thể: 
năm 2011, số lượng khách hàng còn dư nợ 
tại Agribank là 3.261.553 khách hàng, giảm 
404.052 khách hàng so với năm 2010, tỷ lệ 
giảm 11,02%, trong đó, khách hàng cá nhân 
giảm 404.454 khách hàng, tỷ lệ giảm 16,7%, 
khách hàng là tổ chức tăng 402 khách hàng, tỷ 
lệ tăng 0,6%; năm 2012, tổng số khách hàng 
còn dư nợ tại chi nhánh là 3.282.681 khách 
hàng, tăng 21.128 khách hàng so với năm 
2011, tỷ lệ tăng 0,65%, trong đó: khách hàng 
cá nhân, hộ gia đình tăng 19.806 khách hàng, 
tỷ lệ tăng 0,62%, khách hàng là tổ chức tăng 
47
Tín dụng cho . . .
1.322 khách hàng, tỷ lệ tăng 1,95%; năm 2013, 
tổng số khách hàng còn dư nợ tại Agribank là 
3.610.247 khách hàng, tăng 327.566 khách 
hàng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 9,98%, trong 
đó, khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tăng 
328.022 khách hàng, tỷ lệ tăng 10,2% và khách 
hàng là tổ chức giảm 456 khách hàng, tỷ lệ 
giảm 0,66%. Với số dư nợ và số lượng khách 
hàng tăng quan các năm, Agribank đã góp phần 
đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội vùng 
nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn 
định trật tự xã hội vùng nông thôn ở Việt Nam.
Bảng 3: số lượng khách hàng vay tại Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam 
 Đơn vị tính: khách hàng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số khách 
hàng
Mức tăng
Tỷ lệ 
tăng
(%)
Số khách 
hàng
Mức 
tăng
Tỷ lệ 
tăng 
(%)
Số khách 
hàng
Mức tăng
Tỷ lệ 
tăng (%)
Cá nhân, 
hộ gia đình
3.193.650 (404.454) (16,7) 3.213.456 19.806 0,62 3.541.478 328.022 10,2
Tổ chức 67.903 402 0,6 69.225 1.322 1,95 68.769 (456) (0,66)
Tổng cộng 3.261.553 (404.052) (11,02) 3.282.681 21.128 0,65 3.610.247 327.566 9,98
 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3. Nguyên nhân hạn chế cho vay nông 
nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, nguồn vốn chưa đáp ứng được 
nhu cầu vay vốn của khách hàng: hiện nay, 
nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất 
kinh doanh và tiêu dùng ở địa bàn nông thôn 
đang còn rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn huy 
động, đặc biệt là nguồn huy động trung, dài 
hạn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của 
khách hàng. 
Thứ hai, nhiều nhu cầu vay vốn chưa đáp 
ứng: hiện nay, ngoài nhu cầu vay vốn đáp ứng 
cho sản xuất kinh doanh, còn có nhu cầu vay 
tiêu dùng, vay để bù đắp tài chính thiếu hụt, 
vay đầu tư đường xá, kênh mương nội đồng; 
nhu cầu vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị 
phục vụ cho sản xuất tập trung thì chưa được 
quan tâm hoặc nguồn vốn vay chưa đáp ứng 
được nhu cầu, dẫn đến hạn chế trong quá trình 
đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 
Thứ ba, thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức 
tạp: hiện nay bộ hồ sơ cho vay còn khá nhiều 
các giấy tờ cũng như qua nhiều khâu xét duyệt 
khác nhau, chẳng hạn như: phải xác nhận qua 
phường, xã trên giấy đề nghị vay vốn; hồ sơ 
đảm bảo tiền vay vừa phải công chứng, vừa 
đăng ký giao dịch đảm bảo; giải ngân còn qua 
nhiều khâu xét duyệtlàm cho khách hàng 
ngại tiếp cận với ngân hàng để vay vốn, nhiều 
khi có nhu cầu khách hàng đi vay ở bên ngoài 
cho nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Thứ tư, mạng lưới giao dịch còn hạn chế, 
đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa: mặc dù là một 
ngân hàng có mạng lưới khá rộng nhưng ở 
một số địa phương (đặc biệt là vùng sâu, vùng 
xa) vẫn chưa có chi nhánh, phòng giao dịch, 
việc đi lại chưa thuận tiện làm cho một bộ 
phận không nhỏ khách hàng ở vùng sâu, vùng 
xa ngại đến giao dịch với ngân hàng.
Thứ năm, chưa chú trọng cho vay qua các 
doanh nghiệp thu mua sản phẩm từ nông dân 
48
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
dưới hình thức ứng trước vốn cho nông dân 
sản xuất kinh doanh và hình thức cho vay bù 
đắp tài chính. 
Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát 
còn có những bất cập: công tác kiểm tra kiểm 
soát còn có những bất cập, điều đó được thể 
hiện qua nhiều khoản vay không đủ điều kiện 
nhưng vẫn được giải ngân, chỉ khi doanh 
nghiệp, cá nhân vỡ nợ hoặc cơ quan ngoài 
ngành vào thanh tra, kiểm tra mới phát hiện 
ra, điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đền tài 
chính, cũng như uy tín của ngành. 
Trên đây là những nguyên nhân chính 
dẫn đến hạn chế cho vay nông nghiệp, nông 
thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
4. Một số khuyến nghị nhằm mở rộng 
và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với nông 
nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
4.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và 
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Một là, xây dựng đề án đầu tư cho lĩnh 
vực nông nghiệp, nông thôn: để nắm bắt 
nhu cầu về vốn, cũng như ý kiến của các 
doanh nghiệp, người dân trong lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn thì Agribank cần tổ chức 
xây dựng một đề án tổng thể để mở rộng và 
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực 
này. Nội dung đề án phải xây dựng cho được 
tổng nhu cầu vay vốn trong giai đoạn trước 
mắt và tương lai, khả năng đáp ứng của các tổ 
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn, vốn đầu tư của nhà nước 
và các nguồn vốn khác và nhu cầu vốn vay tại 
các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở những 
tồn tại, nguyên nhân, đề án đưa ra giải pháp 
cần thiết để đầu tư mở rộng và nâng cao hiệu 
quả hoạt động tín dụng tại Agribank trong 
một giai đoạn cụ thể.
Hai là, đẩy mạnh huy động vốn: hiện nay, 
nhu cầu vay vốn ở khu vực nông nghiệp, nông 
thôn còn rất lớn, trong khi đó nguồn vốn huy 
động tại Agribank chưa đáp ứng được nhu cầu 
tăng trưởng dư nợ, đặc biệt là vốn trung, dài 
hạn. Do đó, để có đủ nguồn vốn đáp ứng được 
nhu cầu tăng trưởng dư nợ, Agribank cần 
tăng cường huy động vốn bằng cách đưa ra 
nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau với 
lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với cung 
cầu vốn trên thị trường, phát triển thêm nhiều 
sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn liền 
với nhu cầu của khách hàng để thu hút khách 
hàng, đổi mới phong cách giao dịch. Bên cạnh 
đó, để động viên, khuyến khích các chi nhánh 
trên địa bàn đô thị tăng cường huy động vốn 
đưa về cho vay khu vực nông nghiệp, nông 
thôn, Agribank nghiên cứu hoàn thiện cơ chế 
trả phí điều hòa vốn nội bộ để khuyến khích 
các chi nhánh trên địa bàn đô thị tăng cường 
huy động vốn chuyển về khu vực nông thôn để 
mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, 
nông thôn, mức phí điều hòa vốn cao hơn phí 
điều hòa vốn thông thường đối với các nguồn 
vốn ngoài chỉ tiêu kế hoạch, mức phí này có 
thể thay đổi theo từng thời kỳ dựa trên căn cứ 
nhu cầu sử dụng vốn ở khu vực nông nghiệp, 
nông thôn theo nguyên tắc vào mùa cao điểm 
sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn vay lớn thì 
trả phí cao và ngược lại, có như vậy sẽ từng 
bước đáp ứng được nhu cầu về vốn ở vùng 
nông thôn.
Ba là, mở rộng mạng lưới giao dịch, 
chú trọng đến cho vay thông qua các tổ lưu 
động:tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch ở 
các vùng địa bàn nông thôn có đông dân cư để 
cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói 
chung, cho vay nông nghiệp, nông thôn nói 
riêng. Bên cạnh đó, Agribank cần phát triển 
hơn nữa hình thức cho vay theo tổ lưu lưu 
49
Tín dụng cho . . .
động để đáp ứng cho các hộ nông dân trên các 
địa bàn vùng sâu, vùng xa, đây chính là những 
đối tượng đang có nhu cầu vay vốn với lãi 
suất phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế gia 
đình. Tại những địa bàn mà đa số người dân 
có trình độ dân trí thấp, ngoài việc lập hồ sơ 
vay vốn, cán bộ Agribank nên có hướng dẫn 
cụ thể cho người dân lập phương án vay vốn, 
cách thức sử dụng vốn vay đúng mục đích, 
hợp lý, hiệu quả, từ đó giúp họ quản lý dòng 
tiền phù hợp, cũng như quản lý được rủi ro.
Bốn là: mở rộng hình thức cho vay theo tổ, 
nhóm chịu trách nhiệm chung: đây là hình thức 
mà Agribank đã triển khai khá lâu, tuy nhiên 
vẫn chưa phát huy được hiệu quả của nó. Thời 
gian tới, tại những địa bàn đông dân cư, nhu cầu 
vay vốn của các nông hộ không nhiều, Agribank 
cần mở rộng cho vay theo tổ nhóm thông qua 
hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên 
để thành lập tổ vay vốn, qui định rõ nghĩa vụ, 
quyền lợi của từng hội viên trong tổ khi vay vốn 
và nghĩa vụ trả nợ vay tại ngân hàng; trả hoa 
hồng phí cho các tổ trưởng tổ vay vốn và gắn 
trách nhiệm đối với tổ trưởng trong việc đôn đốc 
thu hồi nợ gốc, lãi của các tổ viên. Ưu điểm của 
hình thức này là giảm chi phí đi lại, đơn giản 
hóa được thủ tục giấy tờ vay, cũng như giảm 
được chi phí của ngân hàng.
Năm là, mở rộng cho vay bù đắp tài 
chính: thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, 
cá nhân và hộ gia đình đã bỏ vốn rất nhiều 
cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh 
của mình, tuy nhiên sau đó thiếu hụt vốn để 
tiếp tục đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất 
kinh doanh. Do đó, các chi nhánh Agribank 
trên cả nước cần nghiên cứu hỗ trợ vốn cho 
các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân vay 
bù đắp phần tài chính mà các doanh nghiệp, 
hộ gia đình cá nhân đã bỏ ra để đầu tư, có 
như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hộ gia 
đình, cá nhân bổ sung vốn kịp thời để đầu tư 
phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Sáu là, đơn giản hóa qui trình, thủ tục vay 
vốn: hoàn thiện công tác thẩm định phương 
án, dự án vay vốn, tinh giản quá trình xét 
duyệt đơn xin vay, giảm thời gian xé duyệt 
tối đa là 5 ngày xuống 2 ngày cho vay ngắn 
hạn, tối đa là 5 ngày đối với cho vay trung và 
dài hạn thay vì 5 ngày đối với cho vay ngắn 
hạn, 10 ngày đối với cho vay trung hạn và 15 
ngày đối với cho vay dài hạn theo qui định 
hiện hành của Agribank; hợp lý hóa bộ máy 
thu hồi nợ, bên cạnh đó cần đôn đốc cử cán 
bộ tín dụng đi sâu, đi sát với các hộ nông dân, 
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong 
lĩnh vực nộng nghiệp, nông thôn để nắm bắt 
nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của 
khách hàng để quản lý vốn vay cho tốt hơn.
Bảy là, đa dạng hóa phương thức cho vay; 
định kỳ hạn nợ hợp lý, khoa học hơn: ngoài các 
phương thức cho vay hiện nay, Agribank cần 
nghiên cứu mở rộng phương thức cho vay lưu 
gốc đối với một số loại cây trồng như cà phê, 
cao su, ca cao, bên cạnh đó cần định kỳ hạn 
trả nợ dựa trên chu kỳ ngân quĩ, tức là phải xác 
định rõ được thời điểm bỏ tiền ra để trả các chi 
phí cho quá trình sản xuất kinh doanh và dòng 
tiền thu về được sau khi bán hàng hóa dịch vụ 
khi thu tiền về; đối với kỳ hạn trả lãi cũng vậy, 
phải định kỳ hạn trả lãi khi người vay có dòng 
tiền thu về cụ thể, không nên định kỳ hạn thu 
lãi một cách tùy tiện như nhiều chi nhánh đang 
thực hiện như hiện nay.
Tám là, đa dạng hóa mục đích cho 
vay:hiện nay, các chi nhánh Agribank trên cả 
nước đang chú trọng đến cho vay phục vụ sản 
xuất nông nghiệp, các đối tượng cho vay khác 
như hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp và 
những khách hàng khác ở nông thôn nhưng 
không làm nông nghiệp chưa được chú trọng 
50
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
đúng mức. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay, 
hoạt động phi nông nghiệp đang dần chiếm tỷ 
trọng khá lớn trong nền kinh tế ở nông thôn. 
Do đó, Agribank cần chú trọng hơn trong việc 
cho vay các đối tượng khác như kinh doanh, 
dịch vụ và phục vụ nhu cầu đời sống như 
chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, làm 
nhà, học hành, cưới xin, ma chay, trả nợ từ 
đó sẽ cải thiện được đời sống vật chất cũng 
như tinh thần của người dân vùng nông thôn.
Chín là, tăng cường cho vay các doanh 
nghiệp và nông dân thông qua cho vay theo 
chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, 
chế biến làm trung tâm: Agribank nghiên cứu 
dành phần vốn nhất định để cho vay ưu đãi 
đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 
trong các ngành hàng có khả năng tài chính, 
tiềm năng thị trường, có vùng nguyên liệu, 
có hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân 
và là các ngành được nhà nước qui hoạch, ưu 
tiên phát triển. Về mục đích sử dụng tiền vay, 
Agribank cần chú trọng hơn cho các doanh 
nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, 
giống, vật tư, thiết bị cho nông dân có hợp đồng 
bán nông sản cho các doanh nghiệp thu mua. 
Mười là, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán 
bộ: tiếp tục đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán 
bộ nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện 
hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như sát thực 
với điều kiện thực tiễn của các địa phương. 
Agribank cần xây dựng và triển khai đề án 
đạo tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, trong đó 
chú trọng đào tạo nghiệp vụ thẩm định, phân 
tích tình hình tài chính, kỹ năng giao tiếp 
khách hàng, luật pháp; kết hợp đào tại các cơ 
sở giáo dục đào tạo và đào tạo tại chỗ để nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội 
ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên 
bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức cán bộ, 
đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, từ đó sẽ 
xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp 
vụ chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp tốt và có 
tư cách đạo đức tốt để phục vụ khách hàng 
ngày một tốt hơn.
Mười một là, thực hiện tốt chính sách 
thi đua khen thưởng: để mở rộng và nâng 
cao hiệu quả tín dụng cho nông nghiệp, nông 
thôn, thiết nghĩ Agribank cần xây dựng riêng 
cơ chế thi đua khen thưởng riêng cho những 
cá nhân có thành tích trong toàn hệ thống về 
cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông 
thôn để động viên kịp thời những tổ chức, cá 
nhân có thành tích mở rộng và nâng cao hiệu 
quả tín dụng trong lĩnh vực này.
Mười hai là, tăng cường kiểm tra, giám 
sát vốn vay: thực tế cho thấy, đa số người dân 
sống ở nông thôn có trình độ dân trí thấp, do 
đó việc sử dụng vốn vay nhiều khi không 
đúng mục đích dẫn đến hiệu quả của phương 
án, dự án chưa đạt được kết quả như mong 
đợi, hoặc chưa đưa ra được kế hoạch trả nợ 
phù hợp dẫn đến khoản vay nhiều khi thanh 
toán không đúng thời hạn làm cho nợ quá hạn, 
nợ xấu phát sinhĐể hạn chế được điều đó, 
chi nhánh ngân hàng nơi cho vay cần tăng 
cường kiểm tra, giám sát trước, trong và sau 
khi cho vay, có như vậy sẽ giảm thiểu được 
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho nông 
nghiệp, nông thôn.
4.2. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà 
nước và cơ quan ban, ngành khác
Một là, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống 
chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông 
nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng tăng 
tỷ trọng chi ngân sách đầu tư cho khu vực nông 
nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là đầu 
tư cơ sở hạ tầng, công nghệ và giáo dục đào tạo; 
nên xem xét đầu tư cho cơ giới hóa, tự động 
hóa và bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm 
gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp. 
51
Tín dụng cho . . .
Bên cạnh đó, cần thực hiện phân bổ ngân sách 
nhà nước sao cho bảo đảm hài hòa được lợi ích 
của các địa phương có điều kiện phát triển công, 
thương nghiệp và dịch vụ với các địa phương 
thuần nông, sao cho đảm bảo hài hòa giữa lợi 
ích phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng 
và phát triển kinh tế nói chung.
Hai là, nhằm khuyến khích các doanh 
nghiệp trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn, nhà nước cần có chính 
sáchưu đãi về cho thuê đất, các loại thuế 
nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào 
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là 
các dự án đầu tư có hàm lượng khoa học công 
nghệ cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch 
và những dự án mang tính chiến lược để đẩy 
mạnh xuất khẩu, dự án đầu tư vào các vùng 
khó khăn, vùng sâu, vùng xa và dự án có liên 
quan đến an ninh quốc phòng.
Ba là, nghiên cứu phát triển các loại hình 
hình thức bảo hiểm nông nghiệp, trước mắt 
nghiên cứu triển khai bảo hiểm tại vùng nông 
nghiệp sản xuất tập trung, như: lúa, thủy sản, 
cà phê, cao suở các vùng đồng bằng sông 
Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
bảo hiểm nông nghiệp, một mặtsẽ giúp cho 
người sản xuất nông nghiệp giảm thiểu được 
thiệt hạikhi rủi ro xảy ra, mặt khác giúp cho 
các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn trong việc 
đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này, từ đó sẽ góp 
phần thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông 
thôn phát triển.
Bốn là, nâng cao công tác quản trị điều hành 
và giám sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là có 
sự tham gia giám sát của người dân nhằmtránh 
đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham ô tham 
nhũng tại các dự án đầu tư cho phát triển nông 
nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước.
Năm là, xem lại chính sách đất đai, trên cơ 
sở cho phép người dân có thể tích tụ ruộng đất 
với diện tích với qui mô lớn để có thể ứng dụng 
khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản 
xuất, từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp 
có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu 
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sáu là, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ 
lãi suất và các chính sách ưu đãi khác đối với các 
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và những 
vùng nông thôn đang khó khăn nhằm giảm giá 
thành sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh của sản 
phẩm nông nghiệp trên trường quốc tế, cũng 
như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật 
tự vùng nông thôn, từng bước đưa nông nghiệp, 
nông thôn ở nước ta phát triển.
Tóm lại: với trên 70% dân số đang sinh 
sống vùng nông thôn thì việc mở rộng và nâng 
cao hiệu quả tín dụng cho nông nghiệp, nông 
thôn là một trong những bước đi đúng đắn, phù 
hợp đối với chiến lược phát triển của Agribank, 
cũng như phù hợp với chủ trương, đường lối, 
chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong 
khuôn khổ bài báo này, tác giả đã trình bày một 
cách khái quát thực trạng dư nợ cho vay nông 
nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trên cơ sở 
những nguyên nhân tồn tại, tác giả đề xuất một 
số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu 
quả tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn 
trong thời gian tới. Hy vọng rằng những giải 
pháp đã đề xuất nếu được triển khai, áp dụng sẽ 
góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín 
dụng đối với lĩnh vực này trong thời gian tới.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Mạnh Cường(2014). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới và 
phát triển. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
[2]. Thảo Nguyên(2013). Đầu tư cho nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng. Báo 
Dân Trí.
[3].Thanh Ngọc(2013). Có một xu hướng ngược ở Agribank. Petrotimes.
[4]. Ngô Việt Hương(2013). Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế và Dự báo.
[5]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 
(2011-2013).

File đính kèm:

  • pdftin_dung_cho_phat_trien_nong_nghiep_nong_thon_tai_ngan_hang.pdf