Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ
TÓM TẮT
Ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian qua có những bước phát triển
đáng kể về nhiều phương diện. Sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống
các điểm, khu du lịch trong vùng đã thu hút ngày càng đông đảo lao động tham gia vào
ngành này. Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung
Bộ” đã tập trung đánh giá các tiêu chí: số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động và công
tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và so sánh các tiêu chí với cả nước cũng như các
vùng du lịch khác. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực du lịch của vùng Bắc Trung Bộ
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 106 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ Trịnh Thị Phan1 TÓM TẮT Ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian qua có những bước phát triển đáng kể về nhiều phương diện. Sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống các điểm, khu du lịch trong vùng đã thu hút ngày càng đông đảo lao động tham gia vào ngành này. Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ” đã tập trung đánh giá các tiêu chí: số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động và công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcvà so sánh các tiêu chí với cả nước cũng như các vùng du lịch khác. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. Từ khóa: Bắc Trung Bộ, thực trạng phát triển, nhân lực du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Trung Bộ là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Bắc Trung Bộ có tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng và đạt đƣợc kết quả tích cực ở nhiều phƣơng diện: thu hút lƣợng khách lớn làm gia tăng tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; từ đó đã kéo theo sự phát triển của nguồn nhân lực. Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ” thông qua phân tích các chỉ tiêu số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả lao động của đội ngũ trong giai đoạn 2000 - 2015, đề xuất một số định hƣớng phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng trong giai đoạn tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ 2.1.1. Số lượng nhân lực Tốc độ phát triển du lịch nhanh chóng những năm gần đây đã thu hút đông đảo lao động tham gia vào lĩnh vực này. Trên quy mô cả nƣớc, năm 2000 có số lao động trực tiếp là 150.000 ngƣời, đến 2010 đã tăng lên 490.000 ngƣời và năm 2015 có khoảng 555.000 ngƣời lao động trong lĩnh vực du lịch (tăng 3,7 lần sau 15 năm) [6]. Trong xu thế đó, lao động ngành du lịch của Bắc Trung Bộ cũng có bƣớc tăng trƣởng khá. Năm 2000, toàn vùng chỉ có 8.650 lao động, đến 2005 con số tăng lên xấp xỉ 2 lần, đạt 17.040 ngƣời; tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 đạt 14,5%/năm, cao hơn mức trung bình cả nƣớc tới 3,3 điểm phần trăm (cả nƣớc là 11,2%). 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 107 Giai đoạn 2006 - 2015, đội ngũ lao động đƣợc tăng cƣờng nhanh chóng do nhu cầu phát triển nhằm duy trì tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách. Đến năm 2010, ngành du lịch Bắc Trung Bộ đã thu hút hơn 46,7 nghìn lao động trực tiếp, chiếm 9,8% tổng số lao động trên toàn quốc, tăng trƣởng 22,4% giai đoạn 2005 - 2010. Tính đến tháng 12 năm 2015, tổng số lao động toàn vùng là hơn 72,1 nghìn ngƣời, chiếm tỉ lệ 11,6% so với số lao động toàn ngành trên cả nƣớc. Hơn nữa, số lƣợng lao động tham gia gián tiếp và hƣởng lợi từ hoạt động du lịch trong vùng thƣờng lớn hơn gấp 2 lần lao động trực tiếp. Điều này chứng tỏ hiệu quả xã hội của ngành du lịch đối với vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập là rất lớn. Tuy nhiên, số lƣợng lao động ngành du lịch chỉ chiếm chƣa đến 2% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. Hơn nữa quy mô lao động toàn vùng còn khá khiêm tốn so với các vùng khác trong cả nƣớc: chỉ bằng 73,1% quy mô lao động vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và 44,8% quy mô của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Duyên hải Đông Bắc (DHĐB). Số lƣợng lao động du lịch phân bố không đều giữa các tỉnh trong vùng. Trƣớc năm 2010, số lƣợng lao động tập trung nhiều ở ba tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An; giai đoạn 2010 - 2015 đánh dấu sự vƣơn lên nhanh chóng của đội ngũ lao động du lịch tỉnh Quảng Trị với số lƣợng tăng đột biến. Đây là những địa phƣơng có lịch sử khai thác và phát triển du lịch khá sớm; số lƣợng và quy mô các cơ sở lƣu trú, các hãng lữ hành, nhà hàng, khu vui chơi nhiều. Riêng Thanh Hóa và Quảng Trị có số lƣợng lao động chiếm tỷ lệ đông nhất với 35% (Quảng Trị) và 25,7% (Thanh Hóa). Thực tế, đây là kết quả chƣa tách số lao động thời vụ và lao động phổ thông chƣa qua đào tạo - lực lƣợng chiếm khá lớn trong cơ cấu lao động của địa phƣơng. Bảng 1. Lao động trực tiếp ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2015 Đơn vị tính: Người Tên tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thanh Hóa 10.500 12.900 14.300 15.000 16.460 18.500 Nghệ An 5.702 6.352 6.372 7.076 7.492 7.492 Hà Tĩnh 2.570 2.791 2.987 3.365 3.522 3.766 Quảng Bình 1.892 2.179 2.473 3.050 3.200 4.100 Quảng Trị 18.000 18.700 23.800 25.000 25.055 25.235 Thừa Thiên-Huế 8.100 9.600 10.800 11.200 12.500 13.000 BẮC TRUNG BỘ 46.764 52.522 60.732 64.690 68.230 72.100 Nguồn: Sở VH – TT – DL các tỉnh Bắc Trung Bộ Lao động trong ngành du lịch ở Bắc Trung Bộ có cơ cấu giới tính, cơ cấu lĩnh vực hoạt động tƣơng tự nhƣ cơ cấu chung toàn ngành du lịch. Lao động trong khu vực quản lý Nhà nƣớc và sự nghiệp ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin, đơn vị sự nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Trung bình cả nƣớc đội ngũ này chỉ chiếm 1,9% TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 108 tổng số lao động trực tiếp toàn ngành. Nhân lực kinh doanh du lịch chiếm đa số với 98,1%. Về cơ cấu giới tính, lao động nữ ở độ tuổi 20 - 30 chiếm tỉ lệ lớn trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch; nam giới chiếm tỉ lệ thấp hơn và thƣờng có độ tuổi cao hơn. Đây là lĩnh vực có cơ cấu lao động theo độ tuổi khá trẻ và nữ chiếm số đông hơn so với nhiều ngành kinh tế khác do tính chất đặc thù. 2.1.2. Chất lượng nhân lực Đội ngũ lao động du lịch của Bắc Trung Bộ có chất lƣợng ngày một nâng cao. Tỉ trọng lao động có trình độ đại học trở lên tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây: từ 12,5% (2005) tăng lên 19,9% (2015). Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm số đông và cơ cấu ổn định. Lao động đƣợc đào tạo ngoài ngành có tỉ trọng tƣơng đối lớn nhƣng xu hƣớng giảm dần từ 26,7% năm 2005 xuống còn 20,7% năm 2015. Đặc biệt lƣu ý, lao động du lịch Bắc Trung Bộ chƣa qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá lớn tuy có tỉ trọng giảm (Bảng 3). Đây là đội ngũ lao động hợp đồng theo thời vụ ở các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa. Sự có mặt của nhóm lao động này tuy khắc phục đƣợc tình trạng quá tải của du khách vào mùa du lịch song lại ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng phục vụ và hình ảnh của du lịch địa phƣơng. Đội ngũ lao động quản lý có tỉ lệ chuyên môn cao nhất trong số các lĩnh vực của ngành du lịch. Họ đóng vai trò nghiên cứu, đào tạo, làm dự án phát triển du lịch, chuyển giao khoa học kỹ thuật Đa số cán bộ quản lý Nhà nƣớc ở các địa phƣơng đều đƣợc đào tạo chuyên ngành văn hóa du lịch, quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn tỉ lệ lớn đƣợc đào tạo chính quy. Bảng 2. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch phân theo trình độ, giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: % Trình độ 2005 2010 2015 Đại học và trên đại học 12,5 18,6 19,9 Cao đẳng, trung cấp 29,5 31,6 31,6 Đào tạo khác 26,7 22,3 20,7 Chƣa qua đào tạo 31,4 27,% 27,9 Tổng số 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ số liệu các sở VH - TT - DL Trình độ ngoại ngữ của lao động du lịch trong vùng có tỉ lệ cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Số lao động có ngoại ngữ tốt thƣờng tập trung ở đội ngũ hƣớng dẫn viên, đặc biệt hƣớng dẫn viên quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, vùng có 1170 hƣớng dẫn viên quốc tế có thẻ đang hoạt động, chiếm 9,5% so với tổng số hƣớng dẫn viên quốc tế hoạt động trên cả nƣớc, thấp hơn vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ tới 12,3 điểm phần trăm (Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 21.8% số lƣợng toàn quốc). Tốc độ gia tăng đội ngũ hƣớng dẫn viên quốc tế đạt 11,1%/năm giai đoạn 2012 - 2016 [7]. Trong số đó, hƣớng dẫn thông thạo tiếng Anh có số lƣợng đông nhất với 680 ngƣời (58,1%), tiếng Pháp đứng thứ hai với 212 ngƣời (18,1%) và 125 ngƣời thông thạo tiếng Trung (10,7%) xếp thứ 3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 109 Đáng chú ý là vùng Bắc Trung Bộ có số hƣớng dẫn viên dùng tiếng Thái cao nhất cả nƣớc với 86 ngƣời trên tổng số 192 hƣớng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ này ở Việt Nam (44,8%). Điều này phản ánh thực tế về việc vùng đón khách từ Thái Lan, Lào cũng nhƣ mở nhiều tour gửi khách đến vùng khá tấp nập những năm gần đây. Bảng 3. Số lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch vùng Bắc Trung Bộ năm 2015 Đơn vị tính: Người Địa phƣơng Quốc tế Nội địa Thanh Hóa 32 108 Nghệ An 59 95 Hà Tĩnh 13 13 Quảng Bình 101 94 Quảng Trị 96 18 Thừa Thiên - Huế 869 267 Tổng số 1170 595 Tỉ lệ so với cả nước 9,5% 7,5% Nguồn: Tổng hợp từ nguồn [7] Thừa Thiên Huế, Quảng Bình là các địa phƣơng có số lƣợng hƣớng dẫn viên quốc tế đông nhất vùng, riêng hai tỉnh này chiếm 82,9% tổng số; tiếp theo là Quảng Trị. Các địa phƣơng này hàng năm đón lƣợng khách quốc tế theo tour rất lớn và có nhu cầu sử dụng hƣớng dẫn viên để tìm hiểu, khám phá các giá trị di sản cũng nhƣ các di tích lịch sử - cách mạng. Mặc dù chất lƣợng đội ngũ nhân lực có nhiều chuyển biến song vẫn tồn tại những hạn chế: tỷ lệ lao động trong các cơ sở lƣu trú, nhà hàng có tỉ lệ lớn chƣa đƣợc đào tạo bài bản dẫn đến còn thiếu kỹ năng và tính chuyên nghiệp. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học; khả năng sáng tạo chƣa đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, nền kinh tế tri thức phát triển với tốc độ nhanh đòi hỏi đội ngũ nhân lực du lịch trong vùng cần nâng cao hơn nữa khả năng làm việc, hợp tác cũng nhƣ chủ động, sáng tạo trong chuyên môn, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng của ngành một cách bền vững. 2.1.3. Hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực Hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ bƣớc đầu đƣợc cải thiện thể hiện qua chỉ tiêu năng suất lao động bình quân toàn vùng. Năm 2000, năng suất lao động bình quân của ngành du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 58,6 triệu đồng/ngƣời, đến năm 2005 đạt mức 79,7 triệu đồng/ngƣời, tăng 21,1 triệu đồng/ngƣời trong vòng 5 năm và tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 đạt 6,3%. Giai đoạn 2010 - 2015, chỉ tiêu này tăng đột biến với tốc độ tăng trƣởng cao, đạt 24,7%/năm: từ 89,2 triệu đồng/ngƣời (2010) lên 286,6 triệu đồng/ngƣời (2015), cao gấp 3,6 lần năng suất lao động xã hội trung bình cả nƣớc năm 2015 [8]. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 110 Bảng 4. Năng suất lao động bình quân ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ Đơn vị tính: Triệu đồng/người/năm Tên tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thanh Hóa 114,3 174,0 178,3 203,3 224,2 279,7 Nghệ An 175,9 347,6 399,3 483,5 523,3 608,7 Hà Tĩnh 91,1 91,7 135,0 123,3 87,0 106,2 Quảng Bình 79,3 288,1 402,8 613,3 1069,1 1170,7 Quảng Trị 11,2 50,6 44,1 48,0 50,7 57,4 Thừa Thiên - Huế 170,5 172,6 204,6 218,0 216,6 229,6 Toàn vùng 89,2 151,2 160,6 191,7 224,5 268,6 Nguồn: Tính toán từ số liệu các Sở VH – TT – DL Hiệu quả lao động du lịch khá chênh lệch giữa các địa phƣơng và có tốc độ tăng trƣởng không đồng đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn 2000 - 2010, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa là những địa phƣơng có năng suất lao động du lịch cao hơn các tỉnh còn lại; trong đó Thừa Thiên Huế gấp 150 lần năng suất toàn vùng. Giai đoạn 2010 – 2015 Quảng Bình vƣơn lên đứng đầu về năng suất lao động ngành du lịch: tăng nhanh chóng từ 79,3 triệu đồng/ngƣời năm 2010 lên tới 1170,7 triệu đồng/ngƣời; cao gấp 4,3 lần mức trung bình toàn vùng, gấp 1,9 lần địa phƣơng xếp thứ 2 là Nghệ An. So sánh năng suất lao động du lịch vùng Bắc Trung Bộ với cả nƣớc và một số vùng khác cho thấy vùng này chỉ bằng 49% năng suất lao động du lịch cả nƣớc, bằng 58% khu vực ĐBSH và DHĐB, chỉ bằng 74% vùng DHNTB (số liệu năm 2015) (Hình 1). Hình 1. Năng suất lao động bình quân ngành du lịch một số vùng và cả nƣớc [4][6] 2.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vùng Bắc Trung Bộ có 25 cơ sở có chƣơng trình đào tạo du lịch ở các trình độ khác nhau, trong đó có 2 cơ sở đào tạo chuyên sâu (Cao đẳng nghề Du lịch Huế và Trung cấp du lịch miền Trung ở Nghệ An); còn lại đa số là các khoa trực thuộc. Chƣơng trình đào tạo đầy đủ các bậc, đặc biệt có các chƣơng trình liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, các chƣơng trình liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thừa Thiên 0 100 200 300 400 500 600 BTB DHNTB ĐBSH & DHĐB Cả nước 151.2 258.451 320.844 265.306 268.6 360.162 461.023 544.887 2011 2015 Triệu đồng/ngƣời TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 111 Huế là địa phƣơng tập trung nhiều hơn cả các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo du lịch trong toàn vùng. Trong số đó, khoa Du lịch trƣờng Đại học Huế và trƣờng Cao đẳng Nghề du lịch Huế có cơ sở vật chất và chƣơng trình đào tạo đƣợc đánh giá cao. Trong những năm qua, năng lực đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dƣỡng của hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ từng bƣớc đƣợc nâng cao. Chƣơng trình, đề cƣơng, giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo các học phần, môn học đƣợc biên soạn đầy đủ và đảm bảo chất lƣợng. Đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên các cơ sở gia tăng nhanh về số lƣợng và đƣợc chuẩn hóa với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở đào tạo trong vùng Bắc Trung Bộ, chƣơng trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết, thực hành chiếm tỷ lệ thấp; cơ sở vật chất, kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, thiếu đồng bộ; nhiều trƣờng chƣa có hoặc chƣa đủ phòng thực hành cho các môn nghiệp vụ nhƣ buồng bàn, lễ tân; liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp còn hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến một lƣợng lớn học viên sau khi ra trƣờng vẫn thiếu nhiều kỹ năng, các cơ sở sử dụng lao động vẫn cần đào tạo bổ sung. Nhƣ vậy, trƣớc sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu lao động du lịch cả về số lƣợng và chất lƣợng, các cơ sở đào tạo trong vùng khó có thể đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực thiếu hụt, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ đã luôn đƣợc quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, rèn nghề đối với từng lĩnh vực cụ thể; đƣa lao động ra nƣớc ngoài học tập, bồi dƣỡng Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cũng đã có nhiều hoạt động kết nối để tổ chức các hội thi tay nghề cho nhân viên tại các cơ sở lƣu trú và nhà hàng du lịch; tổ chức đào tạo ngắn hạn đối với đội ngũ thuyết minh, lao động địa phƣơng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa 2.2. Đánh giá chung về nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ 2.2.1. Những lợi thế Nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ gia tăng nhanh chóng về số lƣợng, có cơ cấu độ tuổi và ngành nghề hợp lý, đảm bảo cơ bản nhu cầu phát triển ngành du lịch trong vùng. Chất lƣợng nhân lực du lịch đƣợc nâng lên đáng kể: tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ đƣợc cải thiện đáng kể, đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách và nâng cấp chất lƣợng dịch vụ du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch cũng nhƣ điểm, khu du lịch trong vùng. Nguồn nhân lực tập trung ở một số địa phƣơng có tốc độ phát triển du lịch nhanh chóng, có các sản phẩm du lịch đặc thù với độ hấp dẫn cao và khả năng khai thác tốt. Năng suất lao động du lịch vùng Bắc Trung Bộ tăng khá nhanh, góp phần thu hút lao động có trình độ cao vào ngành này. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cơ bản nguồn cung nhân lực có trình độ cho vùng. Các cơ sở đào tạo chú trọng đến chất lƣợng đào tạo, đa dạng chƣơng trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng nhân lực. Công tác rèn nghề, bồi dƣỡng chuyên TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 112 môn, nghiệp vụ đƣợc đa dạng hóa về hình thức, cách thức tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trƣớc những yêu cầu mới về phát triển du lịch. 2.2.2. Những hạn chế và thách thức Chất lƣợng nhân lực du lịch chậm cải thiện: Tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo, nhân lực có chất lƣợng cao, nhân lực đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ còn thấp so với các ngành khác trong vùng, so với chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch của cả nƣớc cũng nhƣ các vùng du lịch khác, vì thế chất lƣợng dịch vụ du lịch còn hạn chế. Cơ cấu nhân lực theo lãnh thổ còn bất hợp lý, một số địa phƣơng có quy mô nhân lực nhỏ bé; đặc biệt nhân lực tập trung ở phía Đông của vùng (đồng bằng và ven biển), phía Tây giàu tiềm năng du lịch song đội ngũ nhân lực mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển các điểm, khu du lịch ở khu vực này. Năng suất lao động bình quân còn thấp so với các vùng du lịch lân cận và cả nƣớc. Điều này ảnh hƣởng đến khả năng thu hút lao động có trình độ cao vào ngành du lịch. Các cơ sở đào tạo còn hạn chế về khâu thực hành, rèn nghề; một số cơ sở chƣa có phòng thực hành nghề cho sinh viên du lịch; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, nặng về lý thuyết. Bởi vậy, chất lƣợng nhân lực mới tuyển dụng còn hạn chế. 2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Bắc Trung Bộ Du lịch Bắc Trung Bộ cần thúc đẩy nhiều giải pháp để phát triển hơn nữa quy mô nhân lực toàn ngành, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, thay đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp xu thế và nhu cầu phát triển du lịch, giảm sự chênh lệch về phân bố nguồn nhân lực giữa các địa phƣơng trong vùng. Bắc Trung Bộ cần tập trung nâng cao chất lƣợng lao động du lịch trong vùng: nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề, kỹ năng mềm và khả năng thích ứng với sự thay đổi của yêu cầu công việc. Yêu cầu đặt ra trƣớc nhất là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ lao động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sự phát triển du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của các địa phƣơng cũng nhƣ toàn vùng. Từ đó thôi thúc đội ngũ lao động tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Vùng cần tăng cƣờng năng lực của Nhà nƣớc đối với công tác đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch. Các địa phƣơng trong vùng Bắc Trung Bộ cần có quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch cho từng thời kỳ, qua đó định hƣớng đúng đắn cho các đơn vị đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Nhiệm vụ này góp phần quan trọng đối với công tác quy hoạch phát triển các loại hình du lịch; tác động tới công tác tổ chức, sắp xếp và cơ cấu các sơ sở dịch vụ du lịch; đồng thời đƣa ra đƣợc chỉ tiêu đối với từng chức danh nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ở các địa phƣơng. Tổ chức thƣờng xuyên và có hiệu quả các cuộc thi tay nghề ở quy mô khác nhau (nhƣ nghề lễ tân, nghề hƣớng dẫn, quản trị hay đầu bếp) để tôn vinh những ngƣời lao động giỏi và thúc đẩy phong trào thi đua trong đội ngũ lao động. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 113 Bắc Trung Bộ cần rà soát và bổ sung quy hoạch đối với mạng lƣới các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý trong cơ cấu đào tạo. Chú trọng đào tạo nghề, quan tâm đến việc thực hành nghề của học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động cho các vị trí công việc khác nhau trong ngành du lịch. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo kết hợp với bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, khả năng ngoại ngữ; tăng cƣờng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch du lịch địa phƣơng, với các hiệp hội Du lịch, hiệp hội Khách sạn để thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng tuyển dụng. Thƣờng xuyên khảo sát và lấy ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng đối với chất lƣợng sinh viên, học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nhằm điều chỉnh chƣơng trình thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo. Quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ bồi dƣỡng và tập huấn ngắn hạn đội ngũ nhân lực thời vụ tại các khu du lịch biển trong vùng. Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động trong hệ thống các doanh nghiệp du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ, cần có chính sách ƣu tiên và khuyến khích lao động giỏi, lao động địa phƣơng có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; cần tuyển dụng đội ngũ thuyết minh viên giỏi làm việc tại các khu di tích lịch sử, danh thắng xếp hạng quốc gia. Đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng đối với các hƣớng dẫn viên du lịch, đặc biệt là hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế. Sở du lịch hoặc Sở VH - TT - DL các địa phƣơng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội du lịch, dƣới sự quản lý hƣớng dẫn của Tổng cục Du lịch để xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch vận dụng cho điều kiện thực tế của Bắc Trung Bộ. Thu hút đầu tƣ và hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các địa phƣơng. Giải pháp tăng năng suất lao động du lịch vùng Bắc Trung Bộ cần đƣợc thực hiện theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, định vị thƣơng hiệu du lịch vùng và các địa phƣơng trong vùng; nâng cao chất lƣợng dịch vụ lƣu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí, bán hàng lƣu niệm để tăng khả năng chi tiêu của du khách. 3. KẾT LUẬN Đội ngũ nhân lực đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững ngành du lịch, là nhân tố then chốt thúc đẩy ngành đạt mục tiêu chiến lƣợc đề ra. Nguồn nhân lực du lịch Bắc Trung Bộ đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu trong việc gia tăng quy mô, cải thiện chất lƣợng, chuyển dịch trong cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và năng suất lao động bình quân tăng trƣởng khá. Tuy nhiên, để khắc phục những tồn tại về cơ cấu lao động chƣa qua đào tạo, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cũng nhƣ nâng cao hơn nữa năng suất lao động bình quân; ngành du lịch Bắc Trung Bộ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ: nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với du lịch, phát triển có quy hoạch đối với hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trong vùng; đa dạng công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ; có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với lao động giỏi; chú trọng các biện pháp nâng cao năng suất lao động du lịch toàn vùng. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên) (2014), Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Quyết Thắng (2011), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. [4] Tổng cục du lịch (Trung tâm thông tin du lịch) (2013), Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch, giai đoạn 2000 - 2012, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội. [5] Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (đồng chủ biên) (2017), Địa lý du lịch và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [6] Tổng cục du lịch Việt Nam (2015), Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, [7] Tổng cục du lịch Việt Nam, Cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch, tourism.gov.vn/index.php/cat/95. [8] Tổng cục Thống kê, Thống kê năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT IN THE NORTH CENTRAL TOURISM Trinh Thi Phan ABSTRACT The tourism sector of the North Central has considerably developed in many aspects for the last few years. Development in facilities, a system of travel spots has attracted more and more labor force working in this sector. The study human resources development in the North Central tourism " has focused on evaluating the criteria of quantity, quality, labor efficiency, training, human resource development, etc and compared with other areas. Based on that, the study proposes some solutions to improve the quality and efficiency of tourism human resources in the North Central. Keywords: North Central, development situation, human resources for tourism.
File đính kèm:
- thuc_trang_phat_trien_nguon_nhan_luc_du_lich_vung_bac_trung.pdf