Tài chính vi mô của ngân hàng chính sách xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững tại Việt Nam
TÓM TẮT
Trong những thập kỷ gần đây, hoạt động
tài ch́nh vi mô trên thế gíi đang phát trỉn
nhanh chóng, góp phần mang đến thành công
trong cuộc chiến xóa đói nghèo. Tại Việt Nam,
thực hiện Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm
nghèo, Ngân hàng Ch́nh sách xã hội (Vietnam
Bank for Social Policies - VBSP) được thành
lập năm 2002 v́i mục đ́ch đ̉ thực hiện ch́nh
sách t́n dụng ưu đãi đối v́i ngừi nghèo. Bằng
khoản vay t́n dụng nh̉, điều kiện tiếp cận phù
hợp, VBSP đã giúp hàng triệu hộ nghèo được
tiếp cận các khoản vay, qua đó, nhiều ngừi
đã thoát kh̉i đói nghèo và nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên do không v̀ mục đ́ch lợi nhuận nên
VBSP rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi,
chưa thu hút được khoản tiết kiệm nh̉ từ ngừi
nghèo như các mô h̀nh tài ch́nh vi mô cho
ngừi nghèo thành công trên thế gíi. Bài viết
sẽ đánh giá những thành công và những hạn chế
c̉a VBSP trong hoạt động tài ch́nh vi mô nhằm
thực hiện ch́nh sách xoá đói nghèo bền vững tại
Việt Nam, qua đó, đề xuất một số hàm ý ch́nh
sách cho quá tr̀nh phát trỉn VBSP.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài chính vi mô của ngân hàng chính sách xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững tại Việt Nam
44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM MICROFINANCE OF VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES TO SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION PROGRAMMES IN VIETNAM Nguyễn Thế Bính(*), Phạm Anh Thủy(**) (*) TS, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, 36 Tôn hất Đạm, Q.1, TP.Hồ Chí Minh - ĐT: 0989959497 – Email: ntbinh05@gmail.com. (**) TS, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, 36 Tôn hất Đạm, Q.1, TP.HCM. TÓM TẮT Trong những thập kỷ gần đây, hoạt động tài ch́nh vi mô trên thế gíi đang phát trỉn nhanh chóng, góp phần mang đến thành công trong cuộc chiến xóa đói nghèo. Tại Việt Nam, thực hiện Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Ch́nh sách xã hội (Vietnam Bank for Social Policies - VBSP) được thành lập nĕm 2002 v́i mục đ́ch đ̉ thực hiện ch́nh sách t́n dụng ưu đãi đối v́i ngừi nghèo. Bằng khoản vay t́n dụng nh̉, điều kiện tiếp cận phù hợp, VBSP đã giúp hàng triệu hộ nghèo được tiếp cận các khoản vay, qua đó, nhiều ngừi đã thoát kh̉i đói nghèo và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên do không v̀ mục đ́ch lợi nhuận nên VBSP rất khó khĕn trong việc huy động tiền gửi, chưa thu hút được khoản tiết kiệm nh̉ từ ngừi nghèo như các mô h̀nh tài ch́nh vi mô cho ngừi nghèo thành công trên thế gíi. Bài viết sẽ đánh giá những thành công và những hạn chế c̉a VBSP trong hoạt động tài ch́nh vi mô nhằm thực hiện ch́nh sách xoá đói nghèo bền vững tại Việt Nam, qua đó, đề xuất một số hàm ý ch́nh sách cho quá tr̀nh phát trỉn VBSP. Từ khoá: Tài chính vi mô; Ngân hàng chính sách xã hội; Giảm nghèo ABSTRACT In recent decades, microinance activities all over the world have been developing very fast and contributing to the success of hunger eradication and poverty reduction. In Vietnam, in order to implement National Strategy on hunger eradication and poverty reduction, Vietnam Bank for Social Policies – VBSP) was established in 2002 to perform preferential credit policies for the poor. With small credit loans and suitable approach, VBSP has helped millions of poor families to get access to loans, escape from poverty and increase their income. However, VBSP has a lot of dificulties in mobilizing deposits due to its non-proit aim and has yet to draw small savings from the poor like successful microinance models for the poor in the world. This article will evaluate VBSP’s successes and limitations in microinance activities to implement sustainable policies on hunger eradication and poverty reduction in Vietnam and propose a number of policies for VBSP’s growth. Key words: Vietnam Bank for Social Policies; Microinance; Poverty Reduction 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài chính vi mô (TCVM) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công cuộc giảm nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của TCVM về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng trong những nĕm qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho công cuộc giảm nghèo. Vai trò của TCVM đối với giảm nghèo cũng 45 Tài chính vi mô của ngân hàng . . . được khẳng định thông qua các nghiên cứu lý thuyết (Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003). Tầm quan trọng của tài chính vi mô đã được khẳng định trong thực tế thông qua giải thưởng Nobel Hòa bình nĕm 2006 đã được trao cho Giáo sư Mohamet Yunus - người sáng lập ra Grameen Bank - ngân hàng vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Banglades. Tại Việt Nam, trong suốt gần ba thập kỷ qua, TCVM đã và đang khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo được tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và phù hợp. Trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức có quy mô và địa bàn hoạt động rộng khắp. Được thành lập nĕm 2002, là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào trợ cấp “Cho vay theo chính sách xã hội” dành cho các hộ người nghèo. Với mức độ bao phủ 100% các xã trên toàn quốc, kể từ ngày thành lập, đã có trên 23,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp 3,2 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần giúp tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm từ 26% (nĕm 2003) xuống còn khoảng 7,8% (nĕm 2014). Dù bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khĕn nhưng các chương trình cho người nghèo được vay vốn ưu đãi vẫn đang được NHCSXH tiếp tục hoàn thiện và tĕng cường để việc thoát nghèo của người dân thực sự bền vững. Với cách tiếp cận về tài chính vi mô của Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) trong xây dựng Chiến lược tổng thể để tĕng cường khả nĕng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô của người nghèo và người thu nhập thấp cho Việt Nam(1), các quy chuẩn xác định người nghèo và tiêu chí giảm nghèo được sử dụng tại các chương trình mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam, nghiên cứu đánh giá những đóng góp của NHCSXH trong cung cấp tài chính vi mô góp phần giảm nghèo (1) Ngân hàng Thế gíi (2007), Việt Nam: Xây dựng Chiến lược tổng th̉ đ̉ tĕng cừng khả nĕng tiếp cận dịch vụ tài ch́nh vi mô [c̉a ngừi nghèo] - Tĕng cừng phạm vi, hiệu quả và t́nh bền vững tại Việt Nam cũng như gợi ý những chính sách nhằm thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới. 2. TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO ĐÓI TẠI VIỆT NAM Tài chính vi mô bao gồm các dịch vụ tài chính gửi tiền, tín dụng, bảo hiểm, chuyển tiền cho những hộ nghèo, có thu nhập thấp, và những doanh nghiệp của họ, trong đó, tín dụng vi mô là hình thức phổ biến nhất. Việc cấp tín dụng vi mô cho người nghèo, một hình thức tín dụng đã trở nên phổ biến từ những nĕm 1980 theo kiểu một hệ thống tín dụng được cung cấp thông qua việc sử dụng các công cụ thay thế vật thế chấp để cấp và thu hồi những khoản vay vốn lưu động ngắn hạn cho những doanh nghiệp vi mô nghèo theo mô hình thành công của Ngân hàng Grameen tại Banglades mà cha đẻ của nó là GS. Mohamet Yunus, người được trao giải Nobel Hòa bình nĕm 2006. Tại Việt Nam có hàng trĕm tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc ba khu vực: Khu vực chính thức (gồm, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn); khu vực bán chính thức (gồm, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội) và khu vực phi chính thức (các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí vay nặng lãi)(2). Tài chính vi mô cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng (cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục tài chính cho khách hàng lập ngân sách và tiết kiệm, hỗ trợ tài chính kịp thời cho khách hàng gặp khó khĕn), giúp người nghèo hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, như từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tĕng thu nhập hộ gia đình. (2) Nhóm công tác Tài ch́nh vi mô (2013), Tài ch́nh vi mô - Quy định ch́nh sách cho Tài ch́nh vi mô tại Việt Nam, số 19 46 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với nĕng suất lao động thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Tài chính vi mô có khả nĕng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù, vốn vay của tài chính vi mô không lớn như ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì những khoản vay này đến được với người nghèo trong thời điểm cần thiết nhất, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chỉ tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói. Một khảo sát mới đây được Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam(3) tiến hành nhằm đánh giá mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam cho thấy, 90% đối tượng khảo sát bày tỏ sự hài lòng của mình khi vay vốn tại các tổ chức Tài chính vi mô vì sự thuận tiện và phù hợp với nhu cầu bản thân họ; 95,3% người được hỏi cho rằng, muốn được vay vốn từ tổ chức này. Những con số trên chứng tỏ nhu cầu vay vốn của nhiều dân nghèo từ các tổ chức tài chính vi mô là rất lớn. Trong những nĕm qua, với với sự đóng góp của các dịch vụ tài chính vi mô, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc thực hiện đồng loạt các chương trình trọng điểm, duy trì mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2010 (áp dụng chuẩn nghèo cũ): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (nĕm 2005) xuống còn 18,1% (nĕm 2006); 14,75% (nĕm 2007); 12,1% (nĕm 2008); 11,3% (nĕm 2009) và 9,45% (nĕm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo giảm xuống còn 37%. Đối với giai đoạn 2010 - 2014 (áp dụng chuẩn nghèo mới): Tỷ lệ hộ nghèo cả (3) Nhóm Công tác Tài ch́nh vi mô Việt Nam (MFWG) (2011), Tài ch́nh vi mô v́i giảm nghèo tại Việt Nam: Kỉm định và so sánh, NXB Thống kê; nước đã giảm từ 14,2% (nĕm 2010) xuống còn 11,76% (nĕm 2011) và 9,6% (nĕm 2012), nĕm 2013 còn khoảng 7,6%-7,8%, nĕm 2014 còn khoảng 5,8%-6%(4). Đặc biệt, ngày 16/6/2013, tại Italia, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức Sự kiện đặc biệt “Công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo” cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 3. TÀI CHÍNH VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI NHCSXH VIỆT NAM Thực hiện chủ trương xây dựng chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, thông qua việc mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp, nĕm 1993 Chính phủ Việt Nam đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay. Sau hai nĕm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo(5) (NHNNg), đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Ngân hàng Phục vụ người nghèo thiết lập kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo (4) Ngân hàng thế gíi (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam nĕm 2012; Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 (2014), Báo cáo giảm nghèo nĕm 2014 và kế hoạch nĕm 2015. (5) Quyết định số 525/QĐ-TTg, ngày 31/8/1995 c̉a Th̉ tứng Ch́nh ph̉ về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ ngừi nghèo 47 Tài chính vi mô của ngân hàng . . . công ĕn việc làm, tĕng thu nhập và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo. Nĕm 2002, thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, đồng thời cĕn cứ vào chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Chính phủ đã ban hành Quyết thành lập NHCSXH(6) trên cơ sở tổ chức lại NHNg nhằm tập trung các nguồn vốn ngân sách tài trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cụ thể là cho vay hộ nghèo, tạo việc làm, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khĕn NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả nĕng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trĕm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Sau hơn 12 nĕm hoạt động, NHCSXH với tổng nguồn vốn đạt trên 141.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 136.000 tỷ đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,42%/tổng dư nợ. Vốn chính sách đã góp phần giúp hơn 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động, trong đó trên 104 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, xây dựng được 6,6 triệu công trình nước sách, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ 3,3 triệu học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khĕn (6) Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002 c̉a Th̉ tứng Ch́nh ph̉ về việc thành lập NHCSXH được vay vốn học tập, xây dựng được 484 nghìn cĕn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ, trên 102 nghìn ngôi nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng đồng bằng Sông Cửu Long(7) Về tín dụng vi mô cho người nghèo, tổng dư nợ của NHCSXH tính đến 30/6/2014 đạt 126.666 tỷ đồng, gấp trên 18 lần so với thời điểm thành lập (nĕm 2002), tốc độ tĕng trưởng bình quân hàng nĕm đạt 29,4%. Hiện có gần 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, tĕng hơn 4 triệu khách hàng so với thời điểm thành lập với dư nợ bình quân hơn 18 triệu đồng/khách hàng (tĕng hơn 15 triệu đồng/khách hàng). Dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ là 9.796 tỷ đồng với hơn 422 nghìn khách hàng còn dư nợ. Với mức độ bao phủ 100% các xã trên toàn quốc, kể từ ngày thành lập, đã có trên 23,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp 3,2 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần giúp tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm từ 26% (nĕm 2003) xuống còn khoảng 7,8% (nĕm 2014); thu hút, tạo việc làm cho trên 10 triệu lao động, trong đó trên 102 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 3.236 nghìn học sinh sinh viên được vay vốn học tập...(8). Mặc dù vậy nhu cầu về tài chính vi mô hiện nay còn chưa được đáp ứng, thống kê cũng cho thấy, dù được Nhà nước hỗ trợ về nguồn lực tài chính song NHCSXH cũng chỉ giúp được khoảng 50% số hộ nghèo tiếp cận tài chính vi mô. Trong khi đó, hoạt động của nhóm bán chính thức còn manh mún, dàn trải... Một vấn đề đặt ra hiện nay (7) Ngân hàng ch́nh sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thừng niên 2009 - 2013 (8) Ngân hàng ch́nh sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thừng niên 2009 - 2013 48 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đối với NHCSXH là theo cơ chế hoạt động, suốt những nĕm qua, ngân hàng đều nhận được sự trợ cấp của nhà nước. Mặt khác, người nghèo vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất thấp, dao động từ 0 - 10,8%/nĕm, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tại các NHTM, do vậy, NHCSXH rất khó khĕn trong việc huy động tiền gửi. Bên cạnh đó, cho vay người nghèo vẫn là hoạt động TCVM giúp giảm nghèo đói mà NHCSXH đang triển khai mà chưa tập trung nhiều đến tiết kiệm vi mô của người nghèo. 4. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Đối với NHCSXH. Để thực hiện thành công Chiến lược giảm nghèo, NHCSXH cần tận dụng tối đa sức mạnh của hệ thống toàn quốc và sự gắn kết với các cơ quan đoàn thể. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH trong thời gian tới là: nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH hướng tới bền vững về hoạt động và tài chính, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Chính phủ cho hoạt động. Do vậy, giải pháp ngắn hạn của NHCSXH tập trung vào các vấn đề như: Cải tiến và đơn giản hóa các sản phẩm tín dụng, hướng tới mục tiêu thu hồi vốn nhanh hơn; áp dụng chính sách định giá tín dụng hợp lý, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, mở rộng và trang trải các chi phí thanh khoản, các khoản lỗ tín dụng dự kiến; hoàn thiện việc cung cấp các sản phẩm khác, đặc biệt các sản phẩm huy động tiết kiệm nhằm xử lý vấn đề nguồn vốn, chuyển tiền kiều hối, sản phẩm thu chi hộ, hỗ trợ tài chính khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khôi phục làng nghề truyền thống, tham gia một số công đoạn của hoạt động bảo hiểm vi mô.... Tại cấp trung ương, chuẩn bị báo cáo phân tích khe hở kỳ hạn theo tháng để đảm bảo kỳ hạn nguồn và tài sản phù hợp với nhau, và nếu có khe hở âm, cần đề xuất giải pháp tìm các nguồn vốn sẵn có để xử lý khe hở nhằm ngĕn chặn rủi ro thanh khoản tiềm ẩn. Về trung và dài hạn: hoàn thiện cơ chế tài chính theo hướng ổn định, tạo thế chủ động cho NHCSXH; tích cực chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang thực hiện cơ chế tự bù đắp chi phí hoạt động sớm; có thể xem xét tới lựa chọn chuyển đổi NHCSXH thành đơn vị tài chính vi mô “bán buôn” để tận dụng lợi thế với các tổ chức bán lẻ là các Tổ chức Tài chính vi mô. Tài chính vi mô có rất nhiều hoạt động, không chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng mà còn các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội vậy nhưng đến nay, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn tài chính vi mô với tín dụng vi mô. Mặt khác, việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải là một hoạt động từ thiện. Đặc trưng của tài chính vi mô là thực hiện hai chức nĕng: Chức nĕng xã hội là giúp đỡ những người nghèo; chức nĕng kinh tế là phải thu đủ bù chi, tự nuôi sống mình để tồn tại và phát triển. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô cũng như tĕng cường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả Đối với Nhà nước. Cần xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô như: Hoàn thiện vĕn bản quy phạm pháp luật; ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp; chính sách thuế, phí phù hợp; phát triển hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng chuyên nghiệp; Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô thuận lợi cho tài chính vi mô phát triển, trọng tâm là chính sách lãi suất, lãi suất phải đủ bù đắp được chi phí hoạt động, tình trạng mất vốn, lạm phát của tài chính vi mô trong quá trình mới thành lập. Còn trong quá trình hoạt động, khi các tổ chức tài chính vi mô theo đuổi các mục tiêu xã hội, Chính phủ xem xét miễn thuế giá trị gia tĕng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thêm vào đó, cần phải bổ sung điều chỉnh những chính sách tài chính vi mô cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sao cho phù hợp thiết thực hiệu quả và khả thi. 49 Tài chính vi mô của ngân hàng . . . 5. KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng, tài chính vi mô tại Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lớn cho chiến lược xoá đói nghèo. Tiềm nĕng phát triển dịch vụ tài chính này cũng tương đối thuận lợi bởi nhận được sự ủng hộ về mặt chính sách từ Chính phủ, bên cạnh đó, nĕng lực và khả nĕng tiềm tàng của các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đa dạng và chuyên nghiệp, cộng với nhu cầu ngày càng tĕng đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tuy vậy, những khó khĕn và thách thức cho sự phát triển tài chính vi mô trong thời gian tới tại Việt Nam còn rất lớn. Để tĕng cường hiệu quả của tài chính vi mô, tác động tốt tới vấn đề giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Cả khách hàng, nhà quản lý và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô đều cần nỗ lực nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức Với NHCSXH, hành trình của nguồn vốn tín dụng ưu đãi vì an sinh xã hội ở nước ta đã tròn 20 nĕm, kể từ nĕm 1995 do NHNg - tiền thân của NHCSXH đảm nhận đã thu được những thành tựu nổi bật là tập trung huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, đồng thời vừa mở rộng, vừa tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Thành tựu này được các đại biểu Quốc hội Việt Nam nhận xét là một “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam. ghi nhận của NHCSXH trong hơn 12 nĕm qua. Điều này đã góp phần vào mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. AFD, BMZ, DFID và WB, “Thực hiện tĕng trưởng v̀ ngừi nghèo – nghiên cứu trừng hợp Việt Nam”; [2]. Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 (2014), Báo cáo giảm nghèo nĕm 2014 và kế hoạch nĕm 2015; [3]. Ban công tác tài chính vi mô (2014), Báo cáo về tài chính vi mô nĕm 2014; [4]. Bộ KH&ĐT (2007), Tĕng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam – Thành tựu, thách thức và giải pháp, Hà Nội; [5]. Đào Vĕn Hùng (2005), Phát trỉn hoạt động Tài ch́nh vi mô ở Việt Nam, NXB Lao Động - Xã hội; [6]. Ngân hàng chính sách xã hội, Thôn tin và Đặc san Ngân hàng Ch́nh sách Xã hội Việt Nam từ số 55 (2011) đến số 67 (2014); [7]. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thừng niêm các nĕm 2008 – 2013 [8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Hệ thống các tổ chức t́n dụng Việt Nam, t́nh đến ngày 01/12/2014; [9]. Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) (2011), Tài ch́nh vi mô v́i giảm nghèo tại Việt Nam: Kỉm định và so sánh, NXB Thống kê; [10]. Nhóm công tác Tài chính vi mô (2013), Tài ch́nh vi mô – Quy định ch́nh sách cho Tài ch́nh vi mô tại Việt Nam, số 19. [11]. Ngân hàng thế giới – WB (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam nĕm 2012; [12]. UNDP (11/2009), Rà soát tổng quan các chương tr̀nh dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội; [13]. UNDP (2010), Ch́nh sách công nghiệp c̉a Việt Nam – Thiết kế ch́nh sách đ̉ phát trỉn bền vững; [14]. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), Xoá đói giảm nghèo, Trung tâm Thông tin - Tư liệu;
File đính kèm:
- tai_chinh_vi_mo_cua_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_voi_chuong_t.pdf