Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành

TÓM TẮT

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng phát

triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn

tài chính đa dạng, phong phú. Nếu như ở giai

đoạn đầu của phát triển kinh tế xanh, nguồn tài

chính nhà nước giữ vai trò chi phối thông qua

các quy định khuyến khích, ưu đãi thì khi sang

giai đoạn phát triển kinh tế xanh theo chiều

sâu, sản phẩm tín dụng xanh. Tức là nguồn vốn

phục vụ cho phát triển kinh tế xanh được cung

ứng bởi các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu này

chỉ ra các nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu

phát triển kinh tế xanh dựa trên nền tảng chính

sách, pháp luật hiện hành. Từ đó đánh giá hiện

trạng quy định, thực tiễn thực thi và biện pháp

khắc phục bất cập, hạn chế trong thực thi chính

sách, pháp luật nguồn tài chính phục cho phát

triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay.

pdf 15 trang phuongnguyen 5800
Bạn đang xem tài liệu "Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành

Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 
Trang 55 
Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt 
Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và 
thực tiễn thi hành 
 Viên Thế Giang 
Trường Đại học Kinh tế TP HCM - Email: vienthegiang@gmail.com 
(Bài nhận ngày 30 tháng 10 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 11 tháng 02 năm 2017) 
TÓM TẮT 
Phát triển kinh tế xanh là xu hướng phát 
triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn 
tài chính đa dạng, phong phú. Nếu như ở giai 
đoạn đầu của phát triển kinh tế xanh, nguồn tài 
chính nhà nước giữ vai trò chi phối thông qua 
các quy định khuyến khích, ưu đãi thì khi sang 
giai đoạn phát triển kinh tế xanh theo chiều 
sâu, sản phẩm tín dụng xanh. Tức là nguồn vốn 
phục vụ cho phát triển kinh tế xanh được cung 
ứng bởi các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu này 
chỉ ra các nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu 
phát triển kinh tế xanh dựa trên nền tảng chính 
sách, pháp luật hiện hành. Từ đó đánh giá hiện 
trạng quy định, thực tiễn thực thi và biện pháp 
khắc phục bất cập, hạn chế trong thực thi chính 
sách, pháp luật nguồn tài chính phục cho phát 
triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Pháp luật, nguồn tài chính, phát triển kinh tế xanh, tín dụng xanh. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kinh tế xanh là nền kinh tế sạch, thân thiện 
với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để 
giảm thiểu biến đổi khí hậu; kinh tế xanh là nền 
kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít 
nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp 
sinh thái, đổi mới công nghệ; kinh tế xanh là 
nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm 
nghèo và phát triển công bằng[3]. Kinh tế xanh 
được xây dựng dựa trên các sáng kiến phát 
triển bền vững tại nhiều quốc gia và nhằm mục 
đích xác định nguồn lực sạch hơn để tăng 
trưởng, bao gồm nắm bắt cơ hội để phát triển 
các ngành công nghiệp và công nghệ xanh mới, 
thay đổi cấu trúc liên quan đến việc chuyển đổi 
sang nền kinh tế xanh, xem nền kinh tế xanh 
như một mô hình phát triển mới, trong đó phát 
triển kinh tế và bền vững môi trường củng cố 
lẫn nhau [10]. 
Ở Châu Âu, Chiến lược Châu Âu 2020 đã 
thành lập các mục tiêu hiệu lực thi hành cho 
việc tích hợp, tự do hóa và giảm thiểu carbon 
của hệ thống cung cấp điện Châu Âu và các 
mục tiêu đầy tham vọng về hiệu suất năng 
lượng. Năm 2010, Bộ Chính sách năng lượng 
của Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm bốn 
sáng kiến lớn để bảo đảm tăng trưởng xanh. Tại 
Trung Quốc, Chính phủ đã và đang thực hiện 
Chiến lược phát triển mới: phát triển kinh tế 
xanh nhằm hướng tới duy trì nền kinh tế tăng 
trưởng ổn định và bền vững, đề cao chất lượng 
tăng trưởng. Chiến lược phát triển mới của 
Trung Quốc chuyển từ phương thức phát triển 
kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q2 - 2017 
Trang 56 
thức phát triển kinh tế tiết kiệm tài nguyên, bao 
gồm: phát triển năng lượng tái tạo; phát triển 
các ngành công nghệ tiên tiến; chính sách và 
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; thành 
lập đặc khu kinh tế xanh. Hàn Quốc khẳng định 
tăng trưởng xanh là mục tiêu quốc gia, thông 
qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 
2009 - 2013. Ủy ban quốc gia về Khoa học và 
Công nghệ Hàn Quốc đã thông qua Kế hoạch 
Nghiên cứu và Phát triển toàn diện về công 
nghệ xanh, theo đó tăng 2 lần khoản chi cho 
nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh năm 
2012 lên khoảng 15 triệu USD tập trung vào 27 
lĩnh vực công nghệ chính như dự đoán biến đổi 
khí hậu và xây dựng mô hình, tấm năng lượng 
mặt trời điện quang, tái sử dụng rác thải, lưu 
giữ carbon...[3]. 
Tại Việt Nam, quan điểm phát triển bền 
vững cũng đã được thể hiện xuyên suốt trong 
các Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại 
nhiều kỳ đại hội Đảng, trong đó đáng chú ý là 
Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15 - 11 - 2004 
của Bộ Chính trị, nhằm tăng cường công tác 
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24 - 
NQ/TW ngày 3 - 6 - 2013 về chủ động ứng phó 
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài 
nguyên và bảo vệ môi trường, tại Hội nghị lần 
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. 
Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 
qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Đảng ta 
nhận định: kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều 
rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều 
sâu; thiếu bền vững1. Nhận thức lý luận về 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều hạn 
chế, bất cập như: Chưa có chiến lược tổng thể 
phát triển các ngành công nghiệp2, có biểu hiện 
1 Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành trung ương – 
Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý 
luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015, tr.73. 
2 Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành trung ương – 
Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý 
ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên3, việc 
quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên 
nhiên còn lỏng lẻo và gây lãng phí nghiêm 
trọng. Những khiếm khuyết trong quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bộc lộ sự phát 
triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã 
hội và môi trường4. 
Thể chế hóa quan điểm phát triển bền vững 
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 
nhiều văn bản để cụ thể hóa, triển khai các 
quan điểm phát triển bền vững của Đảng như: 
Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg của Thủ 
tướng Chính phủ về "Định hướng chiến lược 
phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình 
nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 
1032/QĐ - TTg ngày 27 - 9 - 2005 Thủ tướng 
Chính phủ về thành lập Hội đồng Phát triển bền 
vững Quốc gia, sau đó là Ban Chỉ đạo/Hội 
đồng phát triển bền vững; Quyết định số 
432/QĐ - TTg ngày 12 - 4 - 2012 của Thủ 
tướng Chính phủ về “Chiến lược Phát triển bền 
vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”; Quyết 
định số 1393/QĐ - TTg ngày 25 - 9 - 2012 về 
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho 
thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050”; 
Quyết định số 339/QĐ - TTg ngày 19 - 2 - 
2013 phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh 
tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo 
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng 
lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”; Quyết 
định số 1250/QĐ - TTG ngày 31 - 7 - 2013 phê 
duyệt “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh 
học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; 
luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015, tr. 83. 
3 Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành trung ương – 
Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý 
luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015, tr.84. 
4 Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành trung ương – 
Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý 
luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015, tr.89. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 
Trang 57 
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 
năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến 
lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến 
năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về 
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 
Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg ngày 02 - 
12 - 2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu 
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 
(NTP);Quyết định số 2139/QĐ - TTg ngày 05 - 
12 - 2011 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về 
biến đổi khí hậu (VCCS); Quyết định số 
1474/QĐ - TTg ngày 05 - 10 - 2012 phê duyệt 
Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí 
hậu giai đoạn 2012 - 2020 (NAP). 
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới, chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế theo phát triển kinh tế xanh 
là xu hướng tất yếu. Chiến lược quốc gia về 
tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2050 Ban hành kèm theo Quyết 
định số 1393/QĐ - TTg ngày 25 - 9 - 2012 của 
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh khẳng định 
quan điểm phát triển theo hướng tăng trưởng 
xanh5. Để bảo đảm tăng trưởng xanh, tiến tới 
nền kinh tế các - bon thấp, làm giàu vốn tự 
nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát 
triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng 
khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ 
tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển 
5 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 
2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành kèm theo Quyết 
định số 1393/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 của Thủ tướng 
Chính phủ nhấn mạnh các quan điểm: 
- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát 
triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, 
bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược 
quốc gia về biến đổi khí hậu. 
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp 
phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống 
vật chất và tinh thần của người dân. 
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, 
phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, 
giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng 
môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. 
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công 
nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam. 
- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, 
các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh 
nghiệp và tổ chức xã hội. 
kinh tế - xã hội cần tập trung làm tốt các mục 
tiêu cụ thể là: i) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể 
chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành 
hiện có và khuyến khích phát triển các ngành 
kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài 
nguyên với giá trị gia tăng cao; ii) Nghiên cứu, 
ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên 
tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên 
thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà 
kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi 
khí hậu; iii) Nâng cao đời sống nhân dân, xây 
dựng lối sống thân thiện với môi trường thông 
qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công 
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào 
vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. 
Một trong những nhiệm vụ của Bộ Tài 
chính được thể hiện trong Chiến lược quốc gia 
về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2050 Ban hành kèm theo Quyết 
định số 1393/QĐ - TTg ngày 25 - 9 - 2012 của 
Thủ tướng Chính phủ là: chủ trì, phối hợp với 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm 
quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí 
cho việc triển khai thực hiện chiến lược tại các 
Bộ, ngành theo quy định hiện hành; phối hợp 
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính 
sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các 
tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế 
xanh ở Việt Nam. 
Với vai trò là đạo luật “quy định về hoạt 
động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt 
động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước 
ngoài”, Luật Đầu tư 2014 đã dành nhiều quy 
định thể hiện yêu cầu phát triển bền vững của 
hoạt động đầu tư kinh doanh như: Nhà nước có 
chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận 
lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư 
kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh 
tế; hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công 
nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên 
cứu và phát triển; sản xuất vật liệu mới, năng 
lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q2 - 2017 
Trang 58 
tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 
30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng là 
những ngành nghề ưu đãi đầu tư. 
Để thực hiện được thành công quan điểm, 
mục tiêu tăng trưởng xanh ở nước ta đòi hỏi 
phải huy động được nguồn tài chính phục vụ 
cho quan điểm, mục tiêu tăng trưởng xanh. Sự 
kết hợp hài hòa giữa nguồn tài chính nhà nước, 
sản phẩm tín dụng xanh của tổ chức tín dụng, 
nguồn tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn đầu 
tư nước ngoài và sự đồng thuận của toàn xã hội 
vì mục tiêu tăng trưởng xanh là giải pháp cơ 
bản cần được triển khai để huy động nguồn tài 
chính bảo đảm cho tăng trưởng xanh ở nước ta 
hiện nay. 
2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH NGUỒN TÀI 
CHÍNH PHỤC VỤ CHO VIỆC THỰC THI 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
XANH Ở VIỆT NAM 
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều 
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; 
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành 
phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan 
trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể 
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác 
và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến 
khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh 
nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản 
xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các 
ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước 
(Điều 53, Hiến pháp 2013). Được sống trong 
môi trường trong lành là quyền của con người, 
đồng thời bảo vệ môi trường cũng là nghĩa vụ 
của con người (Điều 43, Hiến pháp 2013). 
Hiến pháp 2013 đã có nhiều quy định thể 
hiện quan điểm phát triển nền kinh tế xanh. 
Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo vệ môi 
trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững 
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên 
nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, 
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ 
môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng 
mới, năng lượng tái tạo (Điều 63, Hiến pháp 
2013). 
Để bảo đảm quyền được sống trong môi 
trường trong lành cũng như phát triển nền kinh 
tế thị trường Việt Nam theo hướng tăng trưởng 
xanh, pháp luật đã có nhiều quy định bảo đảm 
nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ 
môi trường. Luật bảo vệ môi trường quy định 
đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ 
môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ 
môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần 
theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo 
vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu 
tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong 
bảo vệ môi trường (Khoản 5, Điều 5, Luật bảo 
vệ môi trường 2014), ưu đãi, hỗ trợ về tài 
chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi 
trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện 
với môi trường (Khoản 5, Điều 5, Luật bảo vệ 
môi trường 2014) là một trong những chính 
sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đã có 
nhiều nội dung bảo đảm nguồn tài chính cho 
phát triển kinh tế xanh. 
Từ quy định của pháp luật hiện hành, nguồn 
tài chính bảo đảm cho thực thi chính sách phát 
triển kinh tế xanh bao gồm: 
Thứ nhất, nguồn tài chính nhà nước. Nguồn 
tài chính nhà nước được quy định trong Luật 
Ngân sách nhà nước và Luật bảo vệ môi 
trường. Theo đó, Luật Ngân sách nhà nước quy 
định chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường 
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương 
(Điểm I, Khoản 3, Điều 36, Luật Ngân sách 
nhà nước 2015) và ngân sách địa phương 
(Điểm h, Khoản 2 ,Điều 38, Luật Ngân sách 
nhà nước 2015). Theo quy định tại Khoản 1, 
Điều 147, Luật Bảo vệ môi trường 2014, chi 
hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm: 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 
Trang 59 
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, 
quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định 
mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật 
môi trường, chương trình,  ... sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn 
nước ngoài hỗ trợ cho phát triển kinh tế xanh 
thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn, điều 
kiện để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn hỗ 
trợ phát triển kinh tế xanh, đồng thời giám sát 
chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn nước 
ngoài hỗ trợ để tránh sử dụng sai mục đích 
hoặc lạm dụng việc chuyển đổi sang phát triển 
kinh tế xanh để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ 
nước ngoài. 
3.3. Pháp luật về cấp tín dụng hiện hành 
mới chỉ tập trung vào các điều kiện cấp tín 
dụng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn 
đã cấp cho khách hàng mà chưa quan tâm 
đến việc định hướng xây dựng nguồn vốn tín 
dụng cho tăng trưởng xanh 
Với vai trò là trung gian tài chính, các tổ 
chức tín dụng đóng vai trò cung cấp nguồn vốn 
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của 
các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cũng như 
các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khi thực 
hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thường rất quan 
tâm đến khả năng thu hồi vốn để bảo đảm an 
toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ 
chức tín dụng. Do vậy, khi thẩm định hồ sơ tín 
dụng, các tổ chức tín dụng tập trung vào việc 
đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông 
qua việc đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư, 
thời gian thu hồi vốn, biện pháp và tài sản bảo 
đảm tiền vay Các quy định về cấp tín dụng 
chưa có quy định bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi 
trường đối với khách hàng có nhu cầu cấp tín 
dụng17. 
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 
17 Xem cụ thể tại: 
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 
ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN 
ngày 31-12-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sửa 
đổi 2005, 2007, 2011). 
- Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25-6-2015 của Ngân 
hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng. 
- Nghị định 39/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và 
hoạt động của công ty tài chính. 
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đòi hỏi các 
tổ chức tín dụng tập trung phát triển và đa 
dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, 
đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh 
toán với chất lượng cao và mạng lưới phân 
phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, 
kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân 
hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển hệ 
thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích 
được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế 
trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu 
quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng 
thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện 
đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm 
lượng công nghệ cao. Định hướng chiến lược 
này cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng các sản 
phẩm tín dụng gắn với công nghệ cao. Định 
hướng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho phát 
triển xanh hay xây dựng sản phẩm tín dụng 
xanh dường như vẫn còn là khoảng trống trong 
chiến lược phát triển ngành ngân hàng. Sự 
thiếu vắng định hướng chiến lược hỗ trợ các 
doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh làm 
ảnh hưởng đáng kể đến việc cung ứng nguồn 
vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xanh ở Việt 
Nam. Nói cách khác, việc các tổ chức tín dụng 
tham gia vào việc cung ứng nguồn vốn tín dụng 
cho phát triển kinh tế xanh là phương thức thực 
hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương 
mại [18], gắn hoạt động cung ứng nguồn vốn 
với việc bảo vệ môi trường và cung ứng sản 
phẩm hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi 
trường. 
Để góp phần thu hút các tổ chức tín dụng 
vào việc cung cấp sản phẩm tín dụng xanh 
chúng tôi kiến nghị: 
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần có 
hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức tín dụng xây 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q2 - 2017 
Trang 66 
dựng mô hình ngân hàng xanh18 và xây dựng lộ 
trình xây dựng mô hình ngân hàng xanh, trong 
đó tập trung thiết lập các sản phẩm tín dụng 
xanh làm trọng tâm nhằm tạo lập cơ sở pháp lý 
cho việc cung cấp nguồn vốn tín dụng cho các 
dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thân thiện với 
môi trường [9]. Theo đó, cần bổ sung thêm 
điều kiện để được cấp tín dụng là “đảm bảo các 
yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, các tổ 
chức tín dụng xây dựng các sản phẩm tín dụng 
tài trợ cho các doanh nghiệp cung cấp sản 
phẩm thân thiện với môi trường, các dự án đầu 
tư sử dụng công nghệ cao, sử dụng ít nhiêu liệu 
hóa thạch. 
Thứ hai, liên Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà 
nước xây dựng chính sách ưu đãi về thuế cho tổ 
chức tín dụng cung ứng sản phẩm tín dụng 
xanh như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi 
cung ứng sản phẩm tín dụng xanh. 
3.4. Thay đổi hành vi tiêu dùng - sự đóng 
góp của cộng đồng thông qua việc thực hiện 
tiêu dùng bền vững là giải pháp mang tính 
lâu dài bảo đảm nguồn tài chính cho phát 
triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam 
18 Nguyễn Thị Minh Huệ, Trần Thị Thanh Tú trong nghiên 
cứu “Vai trò và các sản phẩm của ngành ngân hàng hướng 
tới phát triển và đầu tư xanh (ngân hàng xanh)” cho rằng 
mô hình Ngân hàng xanh 5 cấp độ, cụ thể là: Cấp độ 1: 
Thực hiện các hoạt động phụ, bằng cách tài trợ cho các sự 
kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng (hầu hết 
các ngân hàng đều đang ở cấp độ này); Cấp độ 2: Tách 
bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó, 
ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh 
riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục 
các sản phẩm ngân hàng truyền thống; Cấp độ 3: Hoạt 
động kinh doanh có hệ thống, trong đó, hầu hết các quy 
trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc 
“xanh”, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ 
trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác độ: con người, quy trình, 
nguyên tắc và mục đích; Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng hệ 
sinh thái tầm chiến lược, hoạt động ngân hàng xanh không 
chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở 
rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng, hay 
toàn hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu 
tố xã hội – môi trường và tài chính và Cấp độ 5: Sáng kiến 
cân bằng hệ 4 sinh thái chủ động, trong đó, các hoạt động 
ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện 
một cách chủ động, có mục đích, chứ không phải là hoạt 
động ứng phó sự thay đổi bên ngoài như sáng kiến tầm 
chiến lược ở cấp độ 4. 
Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng hàng 
hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ 
bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong 
khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và 
các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và 
chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và 
không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của 
các thế hệ mai sau” (Chiến lược quốc gia về 
tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2050). Đây là xu hướng tiêu 
dùng cần được khuyến khích. Để bảo đảm tiêu 
dùng bền vững cần xem xét đối với cả nhà sản 
xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đáp ứng tiêu 
chuẩn tiêu dùng bền vững và hành vi của người 
tiêu dùng. 
Đối với người kinh doanh, việc sản xuất, 
kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích 
tìm kiếm lợi nhuận. Để có được lợi nhuận tối 
đa đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ cung ứng phải 
được tiêu dùng với chi phí kinh doanh là thấp 
nhất. Trong khi đó, để có thể thực hiện sản xuất 
xanh, các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn 
lớn, công nghệ sản xuất hiện đại điều này sẽ 
làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và cũng 
kéo theo giá cả của hàng hóa dịch vụ đáp ứng 
tiêu chuẩn. 
Đối với người tiêu dùng, khi tiêu dùng hàng 
hóa, dịch vụ, người tiêu dùng còn phải cân 
nhắc đến tính hợp lý của việc tiêu dùng với 
mức thu thập, khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch 
vụ đáp ứng tiêu dùng bền vững. Người tiêu 
dùng khó có thể đáp ứng tiêu chí tiêu dùng bền 
vững nếu các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáp 
ứng tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững có giá cả 
cao. 
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có 
sự tham gia hỗ trợ từ phía Nhà nước theo 
hướng: 
Áp dụng mức suất thuế giá trị gia tăng 0% 
đối với sản phẩm sử dụng ít hơn tài nguyên 
thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 
Trang 67 
giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong 
chu trình sống và không làm tổn hại tới việc 
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. 
Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho 
các doanh nghiệp tham gia hệ thống phân 
phối hàng hóa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng 
bền vững bằng chính sách hỗ trợ tiền thuê 
đất để xây dựng mạng lưới đại lý, cửa hàng 
hàng cung cấp sản phẩm tiêu dùng bền 
vững. 
4. KẾT LUẬN 
Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh 
tế xanh ở nước ta được quy định trong nhiều 
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các 
quy định pháp luật hiện hành chưa thể hiện rõ 
những nguồn tài chính được sử dụng trực tiếp 
phục vụ cho phát triển kinh tế xanh mà chủ yếu 
là quy định về nguồn tài chính phục vụ cho sự 
nghiệp/ hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy 
nhiên, nguồn tài chính phục vụ cho sự nghiệp 
bảo vệ môi trường chủ yếu được sử dụng cho 
các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường 
hoặc khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi 
trường. 
Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh 
tế xanh ở Việt Nam hiện nay được thiết kế lồng 
ghép vào các chương trình phát triển một số 
ngành nghề được nhìn nhận là “sạch”, thân 
thiện với môi trường; là một trong những biện 
pháp khuyến khích, biện pháp ưu đãi từ phía 
Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia 
chương trình sản xuất, kinh doanh “sạch”, thân 
thiện với môi trường mà chưa được thể chế hóa 
trong một khuôn khổ pháp luật thống nhất. Sự 
thiếu thống nhất trong các văn bản pháp luật sẽ 
gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng quy 
định này vào trong thực tiễn, nhất là khả năng 
tạo ra sự tùy tiện cho cơ quan quản lý nhà nước 
trong việc phê duyệt dự án, xác định nội dung 
biện pháp ưu đãi 
Một trong những nguồn tài chính quan 
trọng cho phát triển kinh tế xanh là nguồn vốn 
tín dụng được cung ứng từ các tổ chức tín dụng 
- trung gian dẫn chuyển nguồn vốn trong nền 
kinh tế. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện 
hành chưa có quy định cụ thể về tín dụng xanh, 
kế hoạch phát triển sản phẩm tín dụng xanh ở 
các khía cạnh hoạch định chiến lược, xây dựng 
kế hoạch kinh doanh của các tổ chức tín dụng. 
Thực tế này được minh chứng bằng sự lệ thuộc 
vào nguồn tài chính nhà nước trong phát triển 
kinh tế xanh, đồng thời, việc thúc đẩy doanh 
nghiệp chuyển sang sản xuất kinh doanh theo 
hướng tăng trưởng xanh chưa được quan tâm 
thích đáng. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tối đa hóa 
lợi nhuận doanh nghiệp với lợi ích quốc gia, lợi 
ích cộng đồng trong thực tiễn sản xuất kinh 
doanh chưa được quan tâm giải quyết triệt để. 
Đây là những lực cản to lớn cần phải tập trung 
khắc phục thì mới có thể chuyển đổi nền kinh 
tế nước ta theo hướng phát triển kinh tế xanh 
một cách bền vững. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q2 - 2017 
Trang 68 
Finance for green economic growth in 
Vietnam - Policy, legal frameworks and 
enforcement 
 Vien The Giang 
University of Economics Ho Chi Minh City - Email: vienthegiang@gmail.com 
ABSTRACT 
Green economic growth is an inevitable 
trend and requires a rich and diversified 
source of capital. Instead of government 
finance which take the forms of promoting and 
preferential policies in the beginning phase, 
green credit products (e.g. capital provided by 
credit institutions) plays an important role in 
the in-depth development phase of green 
economic growth. This studies suggests that the 
finance for green economic growth depends on 
the current policy and legal frameworks, 
thereby evaluating the current situation of 
regulations, practical enforcement and remedy 
for shortcomings and limitations in the 
enforcement of policies and law on finance for 
green economic growth in Vietnam. 
Key words: Laws, finance, green economic development, green credit. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 
thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 
2050 Ban hành kèm theo Quyết định số 
1393/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 của Thủ 
tướng Chính phủ. 
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp 
hành trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết 
(2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý 
luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới 
(1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, tr.73-89. 
[3]. Kim Ngọc, Nguyễn Thị Kim Thu (2015), 
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế 
giới, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam 
số 5(90), tr.9-17. 
[4]. Kim Ngọc, Phát triển kinh tế xanh ở 
Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt 
Nam (2013),  
/noidung/tintuc/Lists/chinhtrikinhte/View
_Detail.aspx?ItemID=114, truy cập ngày 
1/2/2013. 
[5]. Kim Ngọc, Trần Thị Minh Tuyết (2016), 
Phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản và hàm 
ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Khoa 
học xã hội Việt Nam số 3(100), tr.26-36. 
[6]. Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14-1-
2009 của Chính phủ Về ưu đãi, hỗ trợ 
hoạt động bảo vệ môi trường. 
[7]. Nghị định 39/2014/NĐ-CP của Chính phủ 
về tổ chức và hoạt động của công ty tài 
chính. 
[8]. Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Xuân 
Trung (2012), Kinh tế xanh trong đổi mới 
mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền 
kinh tế Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề 
kinh tế và chính trị thế giới, số 3/2012. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 
Trang 69 
[9]. Nguyễn Thị Minh Huệ, Trần Thị Thanh 
Tú (2015) trong nghiên cứu “Vai trò và 
các sản phẩm của ngành ngân hàng hướng 
tới phát triển và đầu tư xanh (ngân hàng 
xanh)”, truy cập tại 
0tro%20cua%20Ngan%20hang%20xanh
%20huong%20toi%20phat%20trien%20v
a%20dau%20tu%20xanh.pdf, ngày truy 
cập 2/8/2016. 
[10]. Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Một số 
vấn đề về tăng trưởng xanh ở Việt Nam, 
Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà 
Nội, tập 31, số 5, tr.109. 
[11]. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối 
với khách hàng ban hành kèm theo Quyết 
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-
12-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà 
nước (sửa đổi 2005, 2007, 2011). 
[12]. Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2-
8-2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối 
với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển 
sạch. Dự án đầu tư theo cơ chế phát triển 
sạch. 
[13]. Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 
20-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ về 
việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên 
liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 
năm 2020”. 
[14]. Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24-
3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ 
chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh 
khối tại Việt Nam. 
[15]. Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29-
6-2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ 
chế hỗ trợ phát triển các dự án diện gió tại 
Việt Nam. 
[16]. Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25-6-
2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định 
về bảo lãnh ngân hàng. 
[17]. Trần Ngọc Ngoạn, Hà Huy Ngọc (2014), 
Kinh nghiệm xây dựng chính sách thúc 
đẩy tăng trưởng xanh của một số quốc gia 
và vùng lãnh thổ trên thế giới, Tạp chí 
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 
số 8(220), tr.34-43. 
[18]. Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương 
(2013), Trách nhiệm xã hội của ngân hàng 
thương mại: Một số vấn đề lý luận và thực 
tiễn ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 15, 
tr.34-39. 

File đính kèm:

  • pdftai_chinh_cho_phat_trien_kinh_te_xanh_o_viet_nam_khuon_kho_c.pdf